Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

Tu có nhiều giai đoạn.

Khi đến giai đoạn nào cũng có thể hành theo đúng như giai đoạn nấy thì gọi là thuận duyên.

Ví dụ, có người đến giai đoạn phải xa lánh thế gian hay còn gọi là lánh đời. Đến giai đoạn lánh thì lánh thôi, đó là thuận duyên.

Nhưng do nhân đã gieo từ trước nên đến giai đoạn lánh chẳng thể lánh được. Đó là nhân gì? Nhân phán xét chê cười người lánh đời. Nhân khuyến khích đồng tình với việc cản trở bồ tát bố thí pháp. Khi bồ tát bố thí pháp, có người cản trở ví dụ nói rằng thôi đừng thuyết nữa vì hổng ai nghe, thôi nói tào lao quá chẳng có ích cho ai,…..Và mình đồng tình với những điều ấy chỉ bằng khởi ý thôi cũng đã gieo nhân cản trở bồ tát thí pháp rồi. Còn nhân chê cười người lánh đời là do mình chưa đến giai đoạn lánh đời nên mình thấy người ta làm rồi mình phê phán chê bai hoặc đồng tình ủng hộ với những ý kiến chê bai. Vậy là gieo nhân cản trở người tu đến giai đoạn lánh đời.

Gieo nhân nào thì gặt quả đó. Vì gieo những nhân cản trở một cách trực tiếp hay gián tiếp thì khi mình đến giai đoạn tu phải lánh đời mình chẳng thể lánh được, luôn xảy ra việc này việc nọ khiến cho mình chẳng thể dùng phương tiện lánh đời để chèo chống qua giai đoạn nấy.

Đó là lý do mà: Mỗi người chỉ có tự thấy chính mình mà thôi (nghĩa là phán xét chính mình). Cái thấy của mình về người chính là ảo tưởng của cái ta bản ngã của mình (hằng gieo nhân phán xét người thì thọ quả sanh tử.) 

1 nhận xét: