Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2017

Thế nào là CƯỚC CĂN ĐIỂM ĐỊA?

Cước căn điểm địa nghĩa là chân lúc nào cũng ở trên mặt đất.
Thế nào là chân lúc nào cũng ở trên mặt đất?
·       Đó là luôn biết mình nói gì, luôn biết mình nghĩ gì, luôn biết mình làm gì. Hằng biết như vậy thì gọi là cước căn điểm địa.
·       Đó là đứng ở chỗ nào chỉ nói ở chỗ nấy, không nói quá chỗ đứng của mình. Nói quá chỗ đứng thì bị hổng chân. Hổng chân thì cước căn không điểm địa đó vậy. Còn gọi là ảo tưởng/điên đảo tưởng.

Vì những lý do này và để cho thiền sinh luôn cước căn điểm địa mà các trường thiền thường có quy định: Luôn giữ im lặng, không được nói chuyện với ai, ngoại trừ nói chuyện với chính mình và nói với chính thiền sư dạy thiền. Ngoài ra còn có quy định: không được đọc bất cứ sách vở nào cả. Vì khi đọc sách vở thì dễ bị ghim kiến thức và từ đó sanh ra ảo tưởng, rồi khi ngồi thiền ảo tưởng rằng mình đã làm được, mình đã chứng được những cái mình chưa thực sự làm được, những cái mình chưa thật sự chứng được.

Đặc biệt nhất là việc chứng từ sơ thiền đến tứ thiền, không nên biết trước các tầng chứng này. Rất dễ rơi vào ảo tưởng. Cho nên không nên đọc trước, khi thiền thì chỉ biết thiền, thấy gì thì trình lại cho thiền sư dạy thiền biết. Thiền sư dạy thiền chỉ ghi nhận chứ họ cũng chẳng cho mình biết mình đang ở tầng chứng nào đâu. Vì như thế sẽ sanh ngã mạn.

Túm cái ý lại, hằng ở trong trạng thái cước căn điểm địa để đối trị lại cái Ta luôn ảo tưởng và thường tạo ảo giác là như vậy đó.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét