Như đã nói, thói quen chính là
tập khí/quán tính. Đi theo sự dẫn dắt của thói quen thì ấy chính là MÊ. Dừng
lại, không theo thói quen nữa thì đó chính là TỈNH. MÊ hay TỈNH như hai mặt của
một bàn tay.
Hành giả khi tu tập bất kì
pháp môn nào thì cũng có thể TỈNH hoặc MÊ. Vì sao?
Ví dụ những pháp môn như ngồi
thiền, tụng kinh, trì chú, niệm Phật.
Ngồi thiền như một thói quen
thì đó chính là Mê.
Tụng kinh như một thói quen
thì đó chính là Mê.
Trì chú như một thói quen thì
đó chính là Mê.
Niệm Phật như một thói quen
thì đó chính là Mê.
Đó là lý do thường các hành
giả cứ hành hoài mà không thấy mình tiến bộ, riết rồi chán, rồi sanh nghi, rồi
từ bỏ pháp hành mình đang theo và tìm pháp hành khác. Theo pháp hành khác như
một thói quen rồi lại sinh chán rồi lại bỏ. Cứ vậy mà xoay vần mãi trong các
pháp hành.
Cho nên hành pháp gì không
quan trọng, quan trọng là đừng hành như một thói quen, luôn tỉnh thức thì dù
hành pháp gì, dù niệm ai, dù trì chú gì, dù thiền kiểu gì thì trước sau gì cũng
sẽ giác ngộ thôi hà.
Cho nên vấn đề cốt lỏi của
việc hành pháp không phải nằm ở việc nên theo tôn giáo nào, nên theo tông phái
nào, nên theo thầy nào,…mà vấn đề cốt lõi chính là TỈNH THỨC.
Thế nào là TỈNH THỨC khi hành
pháp?
Khi ngồi thiền thì mỗi lần
ngồi là mỗi lần mới, từ lúc ngồi xuống, đến lúc xếp chân, đến lúc quán niệm,
lúc nào cũng là lần đầu tiên làm. Đối với người hằng quán hơi thở thì sau một
thời gian việc quán hơi thở cũng sẽ trở thành thói quen, vậy là rơi vào Mê, đã
rơi vào Mê thì càng hành càng Mê là vậy đó. Hãy dừng chạy theo thói quen. Lần
nào thấy hơi thở cũng là lần đầu tiên thấy.
Khi niệm Phật thì niệm riết
một thời gian, việc niệm trở thành thói quen, thì đó cũng chính là Mê. Mỗi lần
niệm là mỗi lần mới, mỗi lần niệm là mỗi lần niệm lần đầu.
Khi trì chú cũng vậy. Mỗi lần
trì chú là mỗi lần làm việc ấy đầu tiên.
Tất cả các pháp hành mà rơi
vào thói quen thì thường đi kèm những ảo tưởng, ảo giác, cho nên dễ thấy cảnh
giới này cảnh giới nọ. Khi thấy cảnh giới thì tự cho mình tinh tấn. Thật ra
không phải vậy. Đó là dấu hiệu cho thấy mình rơi vào thói quen hay còn gọi là
MÊ. Nên nhớ: Trụ đâu thì về đó.
Người TỈNH THỨC làm gì cũng là
lần đầu tiên làm, không rơi vào thói quen nên không thấy cảnh giới gì cả, không
trụ vào đâu, mọi việc cứ thuận theo sự sanh diệt của nhân duyên. Không bám
không dính không trụ vào đâu thì không về đâu cả. Hay nói cách khác là: KHÔNG
ĐẾN CŨNG KHÔNG ĐI, cứ NHƯ NHƯ theo mọi sanh diệt của nhân duyên đó vậy.
Dấu hiệu cho thấy hành giả rơi
vào thói quen khi hành pháp:
Thứ nhất là thấy cảnh giới
Thứ hai là thấy chán, hổng
thấy tiến bộ gì cả.
Cứ tiếp tục mãi thì rơi vào
TẨU HỎA NHẬP MA là điều tất nhiên. Cho nên bất cứ ai cũng có thể bị tẩu hỏa
nhập ma khi hành theo thói quen.
Túm lại, hành pháp gì không
quan trọng, niệm ai cũng được, trì gì cũng không sao, thiền thế nào cũng đúng, …..Nhưng
nên nhớ: dù làm gì, niệm gì, trì gì, thì đó cũng là lần đầu tiên mình làm, lần
đầu tiên mình niệm, lần đầu tiên mình tụng,….. Hằng như vậy thì bắt buộc phải
giác ngộ thôi, không có đường nào khác cả.
Gieo nhân Tỉnh Thức thì gặt
quả Giác Ngộ, đó là việc thuận Nhân Quả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét