Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

Hỏi – đáp về Ma

Hỏi: Có ma thiệt không vậy?

Đáp: Có chứ. Vì có nhiều thế giới khác nhau cùng tồn tại trong một khoảng không gian, nên tình cờ trong một lúc nào đó tâm mình tương ưng với một thế giới nào đó thì mình sẽ ở trong thế giới ấy, có khi chỉ là thoáng qua rất ngắn. Cho nên ngay tại căn phòng mình đang ngồi, ngôi nhà mình đang ở đồng thời có nhiều gia đình cùng sống ở những chiều không gian khác nhau, đó là lý do thỉnh thoảng sao mình có cảm giác mình hổng có một mình dù mình ở nhà một mình. Việc đó là bình thường thôi hà.

Giống như thế giới của con kiến là không gian 2 chiều gọi là 2D, còn thế giới con người là không gian 3 chiều gọi là 3D. Con kiến không có khả năng nhìn ngửa lên để thấy cái ở trên đầu nó, cho nên nếu mình cầm con kiến giỡ hổng lên trên thì đối với nó mình đang thi triển phép thần thông và mình là thần linh của nó vậy đó. Còn có những thế giới thuộc không gian 4D, 5D, 6D, 7D, 8D, 9D, 10D, …………….. Vậy là đối với mình những người thuộc những thế giới ấy là thần linh, vì họ làm được những việc mà mình không làm được, y như mình là thần linh của con kiến vậy đó. Khi nào trạng thái tâm của mình tương ưng những thế giới ấy thì mình tự thân trải nghiệm được thôi hà.

Hỏi: Vị trí của những thế giới ấy ở đâu?
Đáp: Ở ngay tại vị trí mình đang ngồi đây nè, chứ hổng có ở đâu xa đâu. Chỉ cần điều chỉnh trạng thái tâm thì mình có thể ra vào những thế giới ấy được thôi hà.

Cho nên cái được gọi là Ma thực ra là người ở thế giới khác. Cứ ai thuộc thế giới khác thì mình gán luôn cho từ Ma. Rồi tự mình nhát mình luôn, vì nói đến Ma là nói đến cái gì đó rất ghê, rất bí ẩn, rất kì lạ.

Hỏi: Vậy có hiện tượng Ma nhập thiệt không?
Đáp: Có. Vì khi tâm mình tương ưng thì bị nhập thôi.

Hỏi: Vậy làm sao để không bị ma nhập?
Đáp: Các tông phái và tôn giáo khác nhau đều có dạy, đó là trạng thái nhất tâm, còn gọi là chánh niệm, tùy mỗi tông phái và tôn giáo mà họ có cách chánh niệm khác nhau. Ví dụ, chánh niệm vào một danh hiệu Phật/Chúa/ Thánh/ Bồ tát, chánh niệm vào một câu chú như Om Mani Padme Hum, chánh niệm vào một dấu hiệu nào đó,….Túm lại tất cả những phương tiện này đều là để cho mình luôn ở trạng thái “tâm ở trong thân.” Vì khi sợ, tâm mình phóng ra ngoài, chạy theo cái hình tượng Ma mà mình nhìn thấy, lúc ấy mình không có chánh niệm, tâm rời khỏi thân rồi, giống như thành mà không có phòng thủ nên thành bị chiếm đóng vậy đó. Cho nên gặp bất kì hiện tượng nào mà tâm luôn ở trong thân thì ma không thể nhập, giống như thành mà luôn phòng thủ thì địch chẳng thể chiếm thành vậy đó.

Túm lại, dù niệm gì, trì chú gì đi chăng nữa thì mục đích cũng là giữ tâm luôn ở trong thân, thân đâu thì tâm đấy, thì chẳng có ma quỷ gì nhập được đâu.

Hỏi: Vì sao khi thấy Ma mình lại sợ dữ vậy?
Đáp: Vì mình bị giật mình, vì mình thấy lạ, vì mình sợ bị giết hại, mình sợ thân thể mình bị hủy hoại, mình sợ mình bị giết bị làm tổn thương. Và để đối trị lại những cái sợ này thì những câu niệm hay câu thần chú được dạy để đè cái sợ xuống, không cho tâm tán loạn theo nỗi sợ, tâm luôn được thu về. Bậc giác ngộ thì không cần câu niệm hay câu chú để đối trị vì tâm họ luôn ở trong thân, không bị tán loạn. Còn chưa giác ngộ thì cần có phương tiện để thu tâm về, để tâm không bị phóng ra ngoài.


Câu chuyện mà Ngài Anan bị Ma Đăng Già thâu phục bằng thần chú cũng vậy đó. Lúc đó Ngài Anan mới nhập dòng chưa phải là A La Hán, tâm bị phóng ra ngoài, hay còn gọi là bị tán loạn theo lời nói và hình bóng mỹ nhân, do vậy mà câu chú của mẹ Ma Đăng Già mới điều khiển được Ngài Anan. Còn bậc giác ngộ tâm luôn ở trạng thái thu vào trong, không phóng ra, thì không có thần chú hay bất kì điều gì có thể điều khiển được họ cả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét