Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Lợi ích thọ trì ngũ giới của Phật tử tại gia

********************
Trong Tăng chi bộ kinh, đức Phật dạy có những lợi ích của người giữ học giới như sau:

1) Dạn dĩ, tự tin khi đi vào đám đông
2) Ngủ cũng được an vui
3) Thức cũng được an vui
4) Tâm không bấn loạn lúc hấp hối
5) Sau khi thân hoại mệnh chung, sanh làm chư thiên.

Quả báo của người giữ giới, sẽ có đầy đủ tứ chi, trong gia đình quyền lực giàu có, đạo đức, mới sanh ra là được hưởng phước liền. Qúy vị biết khi thọ trì giữ giới chư tăng thường tụng đọc: Các chúng sanh được sanh về cõi trời cũng nhờ giữ giới, các chúng sanh được giàu sang cũng nhờ giữ giới, các chúng sanh giải thoát nhập Niết bàn cũng nhờ giữ giới. Bởi các cớ ấy, nên quý thiện tín, phải ráng thọ trì giới luật cho được trong sạch, đừng có lấm nhơ’’ .

(Đại Đức Thiện Minh)

Cổ quái! Cổ quái!

Câu chuyện như sau:

Vào thời vua Lương Võ Ðế thì Phật Giáo hết sức hưng thạnh. Lúc bấy giờ có một vị tên là Chí Công, là một người đã giác ngộ rồi (Minh Nhãn Thiện Tri Thức). Ngài có thể biết được tiền nhân hậu quả mọi sự. Thời bấy giờ Phật Giáo đi tới chỗ các Thầy chỉ đi tụng niệm cho người đời. Gia đình nào có chuyện vui chuyện buồn gì cũng mời các Thầy tới tụng kinh kiết tường, tụng chú kiết tường. Có lần, một nhà giàu nọ làm đám cưới cho con gái nên mới mời ngài Chí Công tới để tụng kinh cầu phước. Bởi vì Phật Pháp không ra ngoài pháp thế gian, nên Tổ Sư cũng tùy thuận theo phong tục của người đời mà đáp ứng. Vừa đặt chân tới nhà, Ngài liếc nhìn và nói rằng:

"Cổ quái! Cổ quái! 
Cháu lấy bà ngoại, 
Con gái ăn thịt mẹ, 
Con trai đập da bố, 
Heo, dê ngồi nơi ghế, 
Họ hàng nấu trong nồi, 
Chúng sanh lại tưng bừng, 
Ta thấy thật là khổ!"

Ngài Chí Công nói: "Thật là 'cổ quái'!" Chuyện gì mà cổ quái? Ðó là cháu lấy bà ngoại của mình! Bởi vì khi đứa cháu vừa mới sinh thì bà ngoại nó bịnh. Lúc gần chết bà cầm tay thằng cháu này, nói rằng bà sợ không có ai lo lắng cho thằng nhỏ, tương lai ai là người giúp nó để thành gia lập nghiệp? Do vậy, lúc bà ngoại thở hơi cuối cùng thì tay vẫn nắm thằng cháu, quyến luyến không đành. Bà ngoại xuống âm phủ gặp vua Diêm La, mới khóc lóc cầu xin: "Diêm La Vương ơi! Xin Ngài ban cho tôi một việc: ỞƯ thế gian tôi có một đứa cháu nhỏ dại không ai săn sóc, xin Ngài cho tôi về lo cho nó được không? Vua Diêm La từ bi vô cùng, mới đáp lời thỉnh cầu, nói rằng: "Ðược, tốt lắm! Bà về lại trần gian săn sóc thằng nhỏ đi. Bà là bà ngoại của nó, bây giờ bà trở về làm vợ của nó, được chăng?"

Bà đó không thể làm chủ được nghiệp báo của mình cho nên đầu thai lên dương thế làm con gái. Ðứa con gái này lớn lên rồi lấy thằng cháu đó. Thật là cải đầu hoán diện, đổi mặt đổi mày mà thôi, như thử mặc bộ y phục mới không ai nhận biết được cả. Chỉ có Ngài Chí Công biết được chuyện đó, nên nói: "Cổ quái! Cổ quái! Cháu lấy bà ngoại."

Ngài Chí Công lại thấy đứa con gái nhỏ đang ăn miếng thịt heo nên nói rằng: "Con gái ăn thịt mẹ." Là vì mẹ đứa con gái này vốn làm đủ thứ ác nghiệp nặng nề nên chết rồi thì hóa kiếp làm heo; nay bị đồ tể giết, bị nấu làm món ăn ngon và bây giờ đứa con gái này ăn thịt mẹ của mình.

Khi Ngài thấy ở nơi sau vườn có đứa con trai đang cao hứng đập cái trống bằng da lừa, Ngài mới nói rằng: "Con trai đập da bố." Nghĩa là bố của thằng nhỏ này vì tạo nghiệp báo cho nên mới đầu thai làm con lừa, chết rồi bị người ta lột da làm trống; bây giờ đứa nhỏ này chẳng biết cha nó là miếng da làm thành trống, nên chỉ biết vui mừng thì đánh trống mà thôi.

Ngài Chí Công lại đi xuống nơi dãy ghế ngồi, nhìn qua thì thấy những kẻ ngồi đó toàn là trâu, bò, dê,... hồi xưa bị người ta ăn thịt, bây giờ biến thành người, làm bà con thân thuộc với nhau. Những loại thịt ở trong nồi đều là những bà con quyến thuộc của họ, nên ngài Chí Công nói rằng: "Quý vị tới đây tiệc tùng hết sức vui vẻ, hân hoan để chúc mừng ông chủ nhà làm đám cưới cho con. Sự thật, ta thấy thật là khổ! Người nào cũng ở trong luân hồi hỗ tương vay trả quả báo, tàn sát lẫn nhau, ăn thịt lẫn nhau; đó là nỗi khổ khó nói cho hết được." st

Câu chuyện như sau:

Vào thời vua Lương Võ Ðế thì Phật Giáo hết sức hưng thạnh. Lúc bấy giờ có một vị tên là Chí Công, là một người đã giác ngộ rồi (Minh Nhãn Thiện Tri Thức). Ngài có thể biết được tiền nhân hậu quả mọi sự. Thời bấy giờ Phật Giáo đi tới chỗ các Thầy chỉ đi tụng niệm cho người đời. Gia đình nào có chuyện vui chuyện buồn gì cũng mời các Thầy tới tụng kinh kiết tường, tụng chú kiết tường. Có lần, một nhà giàu nọ làm đám cưới cho con gái nên mới mời ngài Chí Công tới để tụng kinh cầu phước. Bởi vì Phật Pháp không ra ngoài pháp thế gian, nên Tổ Sư cũng tùy thuận theo phong tục của người đời mà đáp ứng. Vừa đặt chân tới nhà, Ngài liếc nhìn và nói rằng:

"Cổ quái! Cổ quái! 
Cháu lấy bà ngoại, 
Con gái ăn thịt mẹ, 
Con trai đập da bố, 
Heo, dê ngồi nơi ghế, 
Họ hàng nấu trong nồi, 
Chúng sanh lại tưng bừng, 
Ta thấy thật là khổ!"

Ngài Chí Công nói: "Thật là 'cổ quái'!" Chuyện gì mà cổ quái? Ðó là cháu lấy bà ngoại của mình! Bởi vì khi đứa cháu vừa mới sinh thì bà ngoại nó bịnh. Lúc gần chết bà cầm tay thằng cháu này, nói rằng bà sợ không có ai lo lắng cho thằng nhỏ, tương lai ai là người giúp nó để thành gia lập nghiệp? Do vậy, lúc bà ngoại thở hơi cuối cùng thì tay vẫn nắm thằng cháu, quyến luyến không đành. Bà ngoại xuống âm phủ gặp vua Diêm La, mới khóc lóc cầu xin: "Diêm La Vương ơi! Xin Ngài ban cho tôi một việc: ỞƯ thế gian tôi có một đứa cháu nhỏ dại không ai săn sóc, xin Ngài cho tôi về lo cho nó được không? Vua Diêm La từ bi vô cùng, mới đáp lời thỉnh cầu, nói rằng: "Ðược, tốt lắm! Bà về lại trần gian săn sóc thằng nhỏ đi. Bà là bà ngoại của nó, bây giờ bà trở về làm vợ của nó, được chăng?"

Bà đó không thể làm chủ được nghiệp báo của mình cho nên đầu thai lên dương thế làm con gái. Ðứa con gái này lớn lên rồi lấy thằng cháu đó. Thật là cải đầu hoán diện, đổi mặt đổi mày mà thôi, như thử mặc bộ y phục mới không ai nhận biết được cả. Chỉ có Ngài Chí Công biết được chuyện đó, nên nói: "Cổ quái! Cổ quái! Cháu lấy bà ngoại."

Ngài Chí Công lại thấy đứa con gái nhỏ đang ăn miếng thịt heo nên nói rằng: "Con gái ăn thịt mẹ." Là vì mẹ đứa con gái này vốn làm đủ thứ ác nghiệp nặng nề nên chết rồi thì hóa kiếp làm heo; nay bị đồ tể giết, bị nấu làm món ăn ngon và bây giờ đứa con gái này ăn thịt mẹ của mình.

Khi Ngài thấy ở nơi sau vườn có đứa con trai đang cao hứng đập cái trống bằng da lừa, Ngài mới nói rằng: "Con trai đập da bố." Nghĩa là bố của thằng nhỏ này vì tạo nghiệp báo cho nên mới đầu thai làm con lừa, chết rồi bị người ta lột da làm trống; bây giờ đứa nhỏ này chẳng biết cha nó là miếng da làm thành trống, nên chỉ biết vui mừng thì đánh trống mà thôi.

Ngài Chí Công lại đi xuống nơi dãy ghế ngồi, nhìn qua thì thấy những kẻ ngồi đó toàn là trâu, bò, dê,... hồi xưa bị người ta ăn thịt, bây giờ biến thành người, làm bà con thân thuộc với nhau. Những loại thịt ở trong nồi đều là những bà con quyến thuộc của họ, nên ngài Chí Công nói rằng: "Quý vị tới đây tiệc tùng hết sức vui vẻ, hân hoan để chúc mừng ông chủ nhà làm đám cưới cho con. Sự thật, ta thấy thật là khổ! Người nào cũng ở trong luân hồi hỗ tương vay trả quả báo, tàn sát lẫn nhau, ăn thịt lẫn nhau; đó là nỗi khổ khó nói cho hết được." st



Người yêu muôn thuở

*************************
Ba Tư Nặc là đức vua trị vì vương quốc Kosala một quốc gia hùng cường ở Ấn Độ, trong thời Phật còn tại thế.

Đức vua có một vị Hoàng phi xinh đẹp tên là Mạt Lợi, mỹ nhân này là một Công chúa của dòng họ Thích Ca, được vua Ba Tư Nặc đặc biệt sủng ái.

Một hôm nhà vua hỏi nàng Mạt Lợi:

- Trên đời này ái khanh yêu ai nhất?

- Muôn tâu…dĩ nhiên là thiếp quý Bệ hạ nhất.

- Trẫm cũng đoán là khanh sẽ trả lời như vậy. Mạt Lợi mỉm cười:

- Muôn tâu, nếu Thánh thượng cho phép thần thiếp sẽ nói khác đi một tí, nhưng xác thật hơn.

- Ái khanh cứ nói!

- Muôn tâu, người mà thần thiếp yêu quý nhất chính là thần thiếp.

- Sao? Mình lại yêu mình? Trẫm không hiểu ái khanh muốn nói gì?

- Tâu Bệ hạ! Vì có ái trong tự ngã của mình nên thần thiếp mới yêu thương Bệ hạ…Vì Bệ hạ là người đem lại hạnh phúc cho cái tự ngã này.

- Trẫm đồng ý điều đó, nhưng vẫn chưa hiểu rõ ý của ái khanh.

- Muôn tâu, thần thiếp xin mạn phép nêu ra một câu hỏi: “Trên đời này Bệ hạ yêu quý ai nhất?”.

- Ái khanh chứ còn ai nữa!

- Nhưng giã sử như thần thiếp lại đi yêu thương chiều chuộng, ve vuốt một người đàn ông khác thì Bệ hạ sẽ tính sao… Muôn tâu, thần thiếp chỉ giả dụ vậy thôi!

- À… À… Trẫm sẽ, trẫm sẽ…

- Nghĩa là Bệ hạ sẽ nổi trận lôi đình và chém đầu thần thiếp ngay lập tức?

- Ái khanh rắc rối thật!

- Muôn tâu, có đúng thế không ạ?

- À…À…

- Đúng… phải không Bệ hạ!

- Ờ…Ờ…Có lẽ đúng như vậy.

- Thế thì…Bệ hạ đã hiểu rõ câu đáp của thần thiếp rồi chứ?

Nhà vua im lặng giây lâu rồi lặng lẽ gật đầu:

- Có lẽ, khanh nói đúng, mình chỉ yêu thương có mình mà thôi.

Hôm sau, đức vua xa giá đến Kỳ Viên thăm Phật và trình bày tự sự câu chuyện đối đáp giữa vua và Hoàng phi Mạt Lợi. Đức Phật đã xác nhận ý kiến của Hoàng phi Mạt Lợi kệ trong kinh Phật tự thuyết:

Tâm ta đi cùng khắp

Tất cả mọi phương trời

Cũng không tìm thấy được.

Ai thân hơn tự ngã.

Và Đức Thế Tôn cũng nhắn nhủ luôn đức vua Ba Tư Nặc cùng số thính chúng đang hiện diện:

Tự ngã đối mọi người

Quá tham ái như vậy

Vậy ai yêu tự ngã

Chớ hại tự ngã người!

Như Thủy
*************

Chú giải :

Tự ngã : cái tôi, cái ta ...



TẠI AI ?

* * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Xưa, có một nhà tu, trên đường hành đạo, ông gặp một khách bộ hành có dáng điệu dị thường. Ông chăm chú nhìn và hỏi y: 
- Ngươi là ai? 
Người ấy đáp: 
- Quỷ sa tăng.
Nhà tu cau mặt:
- A, chính ra mi là tên khốn khiếp chuyên làm những điều đốn mạt trên thế gian này đó à?
Con quỷ mỉm cười:
- Ai cũng nghĩ như thế, nhưng thật ra, tôi chính là người nhận chịu tất cả tội lỗi mà thế nhân gây ra rồi đổ cho tôi. Nếu ngài không tin, chúng ta hãy làm một cuộc thí nghiệm vậy.

Tu sĩ bằng lòng. Sa tăng bèn vào tiệm mua một ít mật, phết lên cánh cửa tiệm rồi lánh sang cửa hàng đối diện.
Ngay tức khắc, một bầy ruồi kéo đến bu kín cả cánh cửa. Vài chú nhện vội sà xuống bắt ruồi và một con chim leo xuống bắt nhện.
Vừa hay, một viên quan đi săn cỡi ngựa đi ngang, tay cầm một con chim ưng. Chim ưng liền bay ra, liệng cánh định bắt chú chim nhỏ. Chủ quán thấy chim ưng, ngỡ là diều hâu, sợ nó hại đàn gà của mình, liền chộp lấy quả cân, ném chết chim. Viên quan nổi giận, quất roi vào người chủ quán. Ðám con chủ quán bênh cha, đánh viên quan bị trọng thương, bọn tuần dinh liền bao vây cuộc ẩu đả…

Quỷ sa tăng bèn bảo nhà tu:
- Thế ngài đã rõ rồi chứ? Tôi chỉ là kẻ phết mật lên cánh cửa, còn tất cả chuyện khác là do con người gây ra. Bao giờ cũng vậy, hễ gây nên một lỗi lầm là loài người của ngài liền đổ lỗi cho tôi.

Kẻ thù hại kẻ thù
Oan gia hại oan gia
Không bằng tâm niệm tà
Gây hại cho tự nhân
ST

HIẾU THẢO VỚI CHA MẸ

°•°•••°•°•••°•°•••°•°•••°•°•••°•°•••°•°•••°•°•

Hiếu thảo với Cha Mẹ có 4 phần :
● Hiếu tâm,
● Hiếu dưỡng,
● Hiếu hạnh,
● Hiếu đạo.



1* Hiếu tâm là như thế nào ?
_ Là sự yêu thương, tôn kính chân thành từ lòng mình vì nghĩ đến sự vất vả sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

2* Hiếu dưỡng là như thế nào ?
_ Là chăm sóc cha mẹ về vật chất.
Thí dụ :
● Đỡ đần công việc, lo miếng ăn, thức uống, áo quần, nhà cửa...
● Cha mẹ đau ốm thì lo thuốc men, chăm sóc.
● Cha mẹ qua đời thì lo tang chế chu đáo.

3* Hiếu hạnh là như thế nào ?
_ Là làm cho cha mẹ hãnh diện vì những đức hạnh tốt đẹp của con.
Thí dụ :
● Học hành chăm ngoan được được được nhà trường khen ngợi.
● Hiền lành, hòa nhã với mọi người, tiếng lành được cha mẹ biết.
● Cứu giúp người nghèo khổ, cha mẹ thơm lây.

4* Hiếu đạo là như thế nào ?
_ Là hướng dẩn cha mẹ đi vào đường thánh thiện, để đời này và đời sau cha mẹ được nhiều phước báo, không đọa lạc vào đường khổ.
Thí dụ :
● Khuyên cha mẹ tin luật nhân quả tội phước, đừng làm điều ác.
● Khuyên cha mẹ quy y Tam bảo, niệm Phật, giữ giới, bố thí, phóng sinh...
● Nếu cha mẹ đã biết tu rồi, thì người con hổ trợ thêm điều kiện tốt để cha mẹ tiến bộ.

Thí dụ :
● Phụ giúp việc nhà cho cha mẹ đi chùa, niệm Phật, thọ Bát quan trai, hoặc đưa tiền cho cha mẹ cúng dường, làm từ thiện.
● Khi cha mẹ qua đời thì cầu siêu cho cha mẹ chứ không làm đám tang rình rang, giết thịt ăn nhậu, như thế cha mẹ càng thêm tội, càng mau đọa địa ngục.
■ Tóm lại, trong 4 phần báo hiếu, có thể nói hiếu đạo là quan trọng nhất.
ST

Khó, Dễ Trong Đời

(Thích Tánh Tuệ)

DỄ là nói chẳng nghĩ suy
KHÓ là cẩn trọng những gì nói ra.

DỄ làm đau đớn người ta
KHÓ sao hàn gắn bao là vết thương!

DỄ là biết được Vô thường
KHÓ, lòng cứ vẫn tơ vương cuộc trần,

DỄ là độ lượng bản thân
KHÓ sao dung thứ tha nhân lỗi lầm!

DỄ là vong phụ ân thâm
KHÓ, câu tình nghĩa ngàn năm dạ hoài..

DỄ là phạm những điều sai
KHÓ, tâm học hỏi những ai hơn mình,

DỄ cho kẻ khác niềm tin
KHÓ là luôn giữ chính mình thẳng ngay.

DỄ là nói những điều hay
KHÓ thay Sống tựa trình bày ngữ ngôn.

DỄ là suy tính thiệt, hơn..
KHÓ lùi một bước nhịn nhường lẫn nhau.

DỄ là sống vội, sống mau
KHÓ dừng chân lại thở sâu, biết là...

DỄ là hứa hẹn, ba hoa..
KHÓ lời tín nghĩa thiệt thà một khi.

DỄ là gieo rắc thị phi
KHÓ là nội quán, tự tri lại mình

DỄ là chiến thắng, quang vinh
KHÓ lòng khiêm hạ, thấy mình nhỏ nhoi.

DỄ xin địa chỉ mọi người
KHÓ mà tìm được chỗ ngồi trong tim.

DỂ biết nói, khó biết im
KHÓ cùng ánh sáng, dễ tìm bóng đêm.

DỄ vụng chân ngã xuống thềm
KHÓ vùng đứng dậy vượt lên chính mình

DỄ biết trời đất rộng thênh
KHÓ là biết được '' ngôi đền tự tâm ''

DỄ vui sáu nẻo thăng, trầm
KHÓ lần ngán ngẩm âm thầm hồi hương.

DỂ khi mất cảm thấy buồn
KHÓ, trong hữu Phúc biết thương, giữ gìn.

DỄ là vun quén quanh mình
KHÓ, tình trải rộng ánh nhìn vị tha.

DỄ cho ngày tháng đi qua 
KHÓ là tỉnh thức trong ta vài giờ..

DỄ Sinh, dễ Tử mơ hồ..
KHÓ khi đối diện nấm mồ Tuệ tri!..

DỄ là viết những lời thi
KHÓ rằng mơ ước đời ni vẹn toàn.

Thôi, chừ tìm cái bồ đoàn
Dễ là ngồi xuống, Khó hàng phục tâm.

Dầu sao cũng quyết một lần
Bằng không khó, dễ.. lần khân nối dài...

Xin tất cả những người con gái trẻ,

Xin tất cả những người con gái trẻ,
Đừng u mê mà để phạm lỗi lầm
Nào đâu biết khi phạm giới tà dâm
Là bị đọa đến trăm ngàn ức kiếp.

Bỏ con thơ mà lòng không hối tiếc,
Tội lỗi thay ôi một kiếp con người
Bao thai nhi miệng chưa hé nụ cười
Chưa biết nói với người một tiếng Mẹ.

Chưa nhìn thấy bầu trời đẹp như thế,
Đã chết đi vì thể diện cuộc đời
Sao con đói con lạnh quá Mẹ ơi
Đừng bỏ con chơi vơi trong bể khổ.

Khi con chết đâu có được siêu độ
Phải lang thang không có chỗ nương vào
Mẹ có biết con căm hận biết bao
Vì sĩ diện Mẹ nào đâu có hiểu.

Đêm con ngủ đâu có một tấm chiếu,
Anh chị con thì có thiếu gì đâu
Lời thai nhi kể lại quá u sầu
Người phụ nữ xin mau mau tỉnh ngộ.

Đừng cả tin mà để mình phải khổ,
Đừng thấy tiền mà hé lộ u mê
Đừng tham danh mà phải chịu não nề
Đừng tham ái mà phải mê phải mộng.

Cuộc đời này có có lại không không,
Chẳng có gì mà phải mong phải nhớ
Khi duyên đến hoa tự nhiên hé nở
Kiếm tìm chi mơ mộng ở dương trần.

Rồi cả đời phải hối hận ăn năn,
Được cái gì ngoài tấm thân tàn tạ
Được cái gì sau những lần sa ngã
Chớp mắt thôi là đã hết cuộc đời.

Thân dù đẹp rồi cũng rời nhân thế,
Quay lại đi khi bạn còn có thể
Sám hối đi cho thân thể thanh nhàn
Tỉnh ngộ đi cho tâm được bình an.

Bạn sẽ thấy thế gian là giả tạo,
Nếu bạn biết Phật là nơi Chánh đạo
Thì bạn đâu gánh phiền não Ta Bà
Giờ đã hiểu vẫn chưa là quá chậm.

Bởi Phật pháp vốn thậm thâm vi diệu,
A Di Đà ôi danh hiệu từ bi
Khi ta niệm sẽ tan đi bao tội lỗi
Cứu đời mình về đến cõi Lạc Bang.

Nhìn trăng khuya giữa núi hoang lồng lộng,
Chợt thấy mình vừa tỉnh giấc mộng sâu
Kể từ nay ta quyết chí hồi đầu
Xin con trẻ từ bi...tha thứ tội.
Nam Mô A Di Đà Phật
__Phật tử Nguyễn Văn Thông cảm tác_

Hãy đọc và ngẫm ...

Có một vị Hoà Thượng sống rất đạo đức và thánh thiện. Một ngày nọ, sau khi Thiền toạ ông ngỏ ý với Phật Tổ xin được thế chỗ của Ngài trong chính điện. Phật Tổ gật đầu nhưng với một điều kiện: Đó là phải tuyệt đối im lặng. Vị hoà thượng đồng ...ý.

Thế là sau đó mọi sự diễn ra đúng như vậy. Và mọi người đến chánh điện đều không hay biết điều gì đã xãy ra…
Hàng đoàn người hành hương đến viếng chùa, nhưng không ai để ý thấy sự thay đổi…
Dù nghe biết bao lời cầu xin đáng kinh ngạc, vị hòa thượng vẫn không nói tiếng nào, vẫn giữ lời hứa, im lặng lắng nghe lời mọi người kể lể, tâm sự và cầu xin…

Một hôm, có một lão nhà giàu đến lễ Phật, khi ra về lão bỏ quên túi tiền ở lại. Sau đó, có một người nghèo đến cầu xin Chư Phật lại quỳ đúng vào cái chỗ của lão nhà giàu ấy…và ông đã trông thấy túi tiền… Ông ta mừng rỡ tạ ơn Trời Phật đã giúp ông trong cơn khốn khó và cầm túi tiền ra về… Lúc đó, vị Hòa Thượng ở trên cao muốn bảo người nghèo đừng lấy tiền không phải của mình, nhưng ông phải giữ lời hứa nên đành im lặng… Sau đó, lại có một anh thanh niên sắp đi du ngoạn trên một chuyến tàu, đến cầu xin Đức Phật ban ân phúc để chuyến du hành được an toàn, và anh ta lại quỳ đúng vào ngay cái chỗ ấy… Khi anh ta vừa đứng lên rời khỏi chính điện thì… liền lúc ấy lão nhà giàu quay trở lại… Lão tìm kiếm mãi mà không thấy túi tiền đâu, bèn nghi ngờ cho anh thanh niên đã lấy cắp… Anh thanh niên không biết chuyện gì xảy ra, rồi hai bên bắt đầu cãi vã lớn tiếng…

Vị Hoà Thượng trên cao đã chứng kiến tất cả… Thấy vậy, ông buộc miệng lớn tiếng: “Này lão nhà giàu kia, hãy dừng lại! Không phải như thế đâu!”. Rồi, vị Hoà Thượng bước xuống kể lại đầu đuôi mọi sự và giải thích cho hai người chuyện gì đã xảy ra … Sau đó, lão nhà giàu đã đi tìm người nghèo và nhận lại được túi tiền, còn anh thanh niên thì cảm ơn rồi ra về…

Khi chính điện trở lại sự thanh vắng, Phật Tổ mới hiện ra và bảo vị Hoà Thượng: “Con hãy xuống ngay, con không xứng đáng thay thế chỗ của Ta, vì con đã không giữ tuyệt đối im lặng như lời con đã hứa”. Vị Hoà Thượng cúi đầu phân trần: “Lạy Phật! Nhưng con làm sao có thể im lặng trước sự việc như vậy”…

Nghe xong, Phật Tổ dạy: “Con ơi! Con biết không, lão nhà giàu ấy không thiếu gì tiền. Thật ra, ông ta sẽ dùng số tiền ấy để thõa mãn những thú vui đầy dục vọng và những âm mưu độc ác… Còn với số tiền này sẽ đủ cho người nhà nghèo vượt qua cơn hoạn nạn. Về người thanh niên trẻ kia, con biết không: Nhờ được lão nhà giàu giữ lại, khiến cho anh ta trễ mất chuyến tàu, và nhờ đó mạng sống của anh thanh niên đã được cứu vì chiếc tàu ấy sẽ bị đắm… Tất cả mọi việc diễn ra tự nhiên trong nhân quả đan xen ở mỗi con người và sự sắp xếp, an bài tự nhiên của trời đất con à!”…
Vị Hòa Thượng cúi đầu im lặng và gương mặt ông như sáng hơn trong sự liễu ngộ của chính mình…

Câu chuyện nghe qua có vẻ như chuyện đùa, nhưng có luân lý thật sâu sắc. Trong đời sống, chúng ta thường nghĩ rằng sự suy nghĩ và hành động của mình là hay nhất. Nhưng sự việc thường không như vậy. Sự thật là tất cả mọi hoàn cảnh, dù tốt hay xấu, luôn luôn là sự an bài tốt nhất cho chúng ta. Và chỉ khi hiểu được điều này, chúng ta mới vui vẻ đón nhận tất cả trong mọi hoàn cảnh, và luôn an vui ngay cả trong nghịch cảnh.

Chúng ta phải luôn cảm tạ Ngài mỗi lần Ngài cho chúng ta cơ hội để học hỏi nhanh nhất, để hiểu ra Chân lý, để xóa tan tất cả những đau khổ của mình; bởi vì sự thật sẽ cho chúng ta tự do. Nếu không biết điều này, chúng ta sẽ luôn luôn lo lắng. Chúng ta sẽ luôn cảm thấy không vui và hỏi: "Tại sao có sự đau khổ? Tại sao người ta bị khó khăn? Tại sao có thiên tai?..." Rồi bởi vì không biết, chúng ta luôn cố gắng tìm cách chăm sóc tất cả mọi việc dù nhỏ nhặt nhất. Nhưng chúng ta không bao giờ có thể chăm sóc được tất cả, bởi vì mọi việc đều theo sự sắp xếp của vũ trụ, và chúng ta chỉ là một phần tử nhỏ trong vũ trụ mà thôi! Hãy để thiên ý luôn được tự nhiên thực hiện, không phải ý của chúng ta… Chỉ có vậy thôi!
ST

Chân lý cuộc sống.


Có một người đàn ông nhiều năm đi khắp nơi chỉ để tìm chân lý của cuộc sống. Một ngày kia khi đi qua một làng nhỏ, ông gặp được nhà thông thái và được chỉ dẫn rằng hãy đi tới ngã tư của con đường mặt, sẽ tìm thấy những gì đang tìm kiếm.

Tràn đầy hy vọng, người đàn ông đi như chạy đến ngã tư để tìm và ông thấy ở đó chỉ có ba cửa hàng. Một cửa hàng bán những miếng kim loại, một cửa hàng bán gỗ và cửa hàng còn lại bán những sợi dây rất mảnh. Chẳng có gì và chẳng có ai có vẻ liên quan đến chân lý mà ông đang đi tìm.

Thất vọng, người đàn ông quay lại gặp nhà thông thái và hỏi nhưng chỉ nhận được một câu trả lời: “ Rồi anh sẽ hiểu”.

Tức giận vì nghĩ mình bị lừa như một thằng ngốc, người đàn ông chán nản quay trở về nhà không tiếp tục đi tìm kiếm nữa.

Nhiều năm trôi qua, ký ức của thời gian đi tìm kiếm chân lý đã gần như mờ nhạt cho đến một đêm. Đêm ấy, khi đang đi dạo dưới ánh trăng ông bỗng nghe thấy âm thanh của tiếng đàn dây vọng đến, đó thật sự là thứ âm nhạc tuyệt vời và nó được chơi một cách đầy cảm hứng. Ông đi theo tiếng đàn và nhìn thấy dưới gốc cây một người trẻ tuổi đang chơi đàn một cách say mê, những ngón tay anh như đang nhảy múa trên những dây đàn. 

Trong phút chốc người đàn ông bàng hoàng nhận ra, chiếc đàn dây chính là được ghép lại từ những miếng kim loại, những mảnh gỗ và những sợi dây rất mảnh mà ông đã từng nhìn thấy trong ba cửa hàng bán năm nào mà ông đã nghĩ rằng nó không có ý nghĩa gì đặc biệt cả.

Cuối cùng người đàn ông đã hiểu ra chân lý của cuộc sống mà ông luôn đi tìm kiếm bấy lâu nay: Con người chúng ta được ban tặng cho mọi thứ chúng ta cần, và nhiệm vụ của chúng ta là phải biết cách lắp ráp và sử dụng chúng thành những thứ có ý nghĩa và giúp ích cho cuộc sống. Tất cả đều không có nghĩa lý gì khi là những mảnh riêng biệt.
ST

Hãy trân trọng cái mình nắm trong tay.

Có một phú ông vô cùng giàu có. Hễ thứ gì có thể dùng tiền mua được là ông mua về để hưởng thụ. Tuy nhiên, bản thân ông lại cảm thấy không vui, không hề hạnh phúc.

Một hôm, ông ta nảy ra một ý tưởng kỳ quặc, đem tất cả những đồ vật quý giá, vàng bạc, châu báu cho vào một cái bao lớn rồi đi chu du. Ông ta quyết định chỉ cần ai có thể nói cho ông làm thế nào để hạnh phúc thì ông sẽ tặng cả bao của cải cho người đó.

Ông ta đi đến đâu cũng tìm và hỏi, rồi đến một ngôi làng có một người nông dân nói với ông rằng nên đi gặp một vị Đại sư, nếu như Đại sư cũng không có cách nào thì dù có đi khắp chân trời góc bể cũng không ai có thể giúp ông được.

Cuối cùng cũng tìm gặp được vị Đại sư đang ngồi thiền, ông ta vui mừng khôn xiết nói với Đại sư: "Tôi chỉ có một mục đích, tài sản cả đời tôi đều ở trong cái bao này. Chỉ cần ngài nói cho tôi cách nào để được hạnh phúc thì cái bao này sẽ là của ngài".

Lúc ấy trời đã tối, màn đêm sắp buông xuống, vị Đại sư nhân lúc ấy liền tóm lấy cái túi chạy đi. Phú ông sợ qua, vừa khóc vừa gọi đuổi theo: "Tôi bị lừa rồi, tâm huyết của cả đời tôi".

Sau đó vị Đại sư đã quay lại, trả cái bao lại cho phú ông. Phú ông vừa nhìn thấy cái bao tưởng đã mất quay về thì lập tức ôm nó vào lòng mà nói: "Tốt quá rồi!". Vị Đại sư điềm tĩnh đứng trước mặt ông ta hỏi: "Ông cảm thấy thế nào? Có hạnh phúc không?" - "Hạnh phúc! Tôi cảm thấy mình quá hạnh phúc rồi!".

Lúc này, vị Đại sư cười và nói:
"Đây cũng không phải là phương pháp gì đặc biệt, chỉ là - Con Người đối với tất cả những thứ mình Có đều cho rằng sự tồn tại của nó là Đương Nhiên - cho nên - Không cảm thấy hạnh phúc. - 
Cái Mà Ông Thiếu........ Chính Là Một Cơ Hội Mất Đi.!
Ông Đã Biết Thứ Mình Đang Có Quan Trọng Thế Nào Chưa?
Kỳ thực cái bao ông đang ôm trong lòng với cái bao trước đó là một, bây giờ ông có còn muốn đem tặng nó cho tôi nữa không?".

Câu chuyện thú vị này đã khiến tôi chợt nhận ra bản thân mình trong đó. Bạn liệu có phát hiện ra rằng, khi mất đi hoặc thiếu thứ gì đó bạn sẽ luôn nhớ về nó, nhưng khi có được rồi thì lại dễ dàng coi nhẹ, thậm chí nhìn mà không thấy nó?

Nếu từng yêu, bạn sẽ hiểu được điều đó. Mối tình đầu...
Đối phương gọi điện hỏi thăm bạn, tặng quà cho bạn đều khiến bạn vui rất lâu. Tuy nhiên, một khi bạn đã xác lập mối quan hệ hoặc kết hôn thì tất cả sẽ biến mất hoặc tất cả đều biến thành điều hiển nhiên. Và khi đó là chuyện đương nhiên, liệu bạn còn trân trọng nó nữa?

Con người luôn quan tâm, hoài niệm thứ đã mất song lại không biết trân trọng những thứ mình đang có, đang sống trong hạnh phúc mà không biết mình hạnh phúc. Có lẽ, đó chính là bất hạnh lớn nhất của con người và cũng là nguyên do khiến hạnh phúc cứ mãi vô hình.

Ông trời cho ta khả năng nhìn thấy thì sẽ sắp xếp cho ta những bài học về sự mất đi, mất đi để có thể nhìn thấy. Nhìn thấy hạnh phúc mình đang nắm giữ!
ST

LÀM VIỆC LÀ TỌA THIỀN

***********
Làm việc chính là tọa thiền. Ngài nói với chúng ta ý nghĩa của tọa thiền, “tọa” là lấy cái ý bất động, không phải thật bảo bạn một ngày từ sớm đến tối ngồi ở đó. Bạn ngồi ở đó thì ai hầu bạn, phước báo của bạn bao lớn? Phật dạy người phước huệ song tu, bạn ngồi ở đó hưởng phước thì làm sao được? Bạn phải biết được tu phước.

“Tọa” là ý bất động, không phải thân bất động, mà là tâm bất động, đây gọi là tọa. “Thiền” là không dính mắc, không dính mắc là thiền, không động tâm là tọa. Cho nên thân có thể động, thân một ngày từ sớm đến tối làm việc, bận rộn đến quên hết tất cả, trong lòng thì không hề có khởi tâm động niệm. Bản lĩnh này cao, tâm địa vĩnh viễn thanh tịnh. Không luận làm bất cứ công việc gì, công việc có khổ hơn, công việc có nặng nề hơn, họ làm ra đều là nhẹ nhàng, đều là rất thư thái.

Phật thuyết Vô Lượng Thọ giảng giải - tập 31 - PS Tịnh Không

Gốc của khổ vui là gì?

__________________________________________
Từ xưa đến nay, những bậc hiền trí đều giác ngộ được thân và tâm là gốc của sự khổ, vui.

Luận Phân biệt công đức có chép lại câu chuyện như sau:
“Có một vị Tỳ-kheo tu tập thiền quán trong vùng chôn cất tử thi. Một đêm nọ trong lúc vị Tỳ-kheo đang quán bất tịnh nơi các tử thi thì từ đâu xuất hiện một con quỷ đói. Con quỷ trông thật gớm ghiếc đi đến một cái xác chết và đánh lên cái xác chết đó với vẻ căm giận, vị Tỳ-kheo trông thấy thế hỏi:
- Tại sao lại đánh Ngươi lại đánh cái xác chết đó?
Con quỷ đáp:
- Cái xác này làm khổ tôi như vầy nên tôi đánh nó.
- Ngươi nói thế nghĩa là sao? Vị Tỳ-kheo ngạc nhiên hỏi.
- Cái xác này là thân xác của tôi lúc còn sống. Vì nó mà tôi tạo tác biết bao ác nghiệp để bây giờ phải chịu khổ thế này.
Nghe con quỷ nói thế, vị Tỳ-kheo bảo:
- Sao không đánh tâm của ngươi, đánh cái xác nào có ích gì?

Một lúc sau có một thiên nhân đến rải hoa trời Mạn-đà-la lên một cái xác khác. Vị Tỳ-kheo ngạc nhiên hỏi:
- Vì cớ gì rải hoa lên cái xác hôi thối ấy?
Vị thiên nhân đáp:
- Tôi nhờ cái xác này mà được sinh lên cõi trời. Cái xác này là bạn lành của tôi, cho nên tôi đến rải hoa báo đáp.
Vị Tỳ-kheo hỏi:
- Sao lại nhờ cái xác này mà được sinh thiên?
Vị thiên nhân đáp:
- Cái xác này là thân xác của tôi lúc còn sống. Nhờ có nó mà tôi tu phước, tạo nhiều thiện nghiệp, nên sau khi chết được sinh lên cõi trời.
Vị Tỳ-kheo lại nói:
- Sao chẳng đem hoa rải trong tâm mình, lại đi rải lên cái xác hôi thối? Tâm mới là cái gốc tạo thiện ác chứ đâu phải cái xác thân kia. Sao lại bỏ gốc tìm ngọn vậy !?”.

Nhờ có thân mà chúng ta có thể tạo nghiệp thiện hoặc ác, từ đó nghiệp dẫn dắt chúng ta vào đường vui hoặc khổ. Tuy nhiên, cái thân chỉ là công cụ, là phương tiện, còn động cơ tạo nghiệp, nguồn gốc bộ máy vận hành tạo nghiệp chính là tâm ý của con người. Tâm ý chỉ đạo cho thân hành động. Tâm ý sinh khởi ý niệm thiện thì dẫn dắt thân hành động thiện; tâm ý sinh khởi ý niệm ác thì dẫn dắt thân hành động ác. Trong câu chuyện trên, vị Tỳ-kheo khai thị cho con quỷ biết rằng chính vì cái tâm tạo ác nghiệp mà nó phải bị đọa làm loài ngạ quỷ. Vị Tỳ-kheo cũng chỉ cho vị thiên nhân kia biết chính nhờ cái tâm biết tạo thiện nghiệp, khéo tu tập mà được sinh lên cõi trời.

Đức Phật dạy: “Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu nói hoặc làm với tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo. Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu nói hoặc làm với tâm thanh tịnh, sự vui sẽ theo nghiệp kéo đến như bóng theo hình” (Kinh Pháp cú 1, 2). Trong kinh Di giáo, Đức Phật cũng dạy: “Tâm là chủ của năm căn, thế nên các ngươi phải khéo chế phục tâm mình”. Chế phục tâm mình như thế nào? Đó là: “Không làm các điều ác, chăm làm các điều lành, giữ tâm ý trong sạch” (Kinh Pháp cú 183). 

Người tu học Phật làm các việc như tụng kinh, niệm Phật, hành thiền, bố thí, trì giới, nhẫn nhục v.v… dùng nhiều pháp môn phương tiện chẳng qua là để chế phục tâm mình, không để cho tâm mình đi hoang, không để cho tâm mình rơi vào các pháp bất thiện. Nếu không chế phục tâm mình, không lấy tâm làm nền tảng tu tập thì dù có làm bao nhiêu việc cũng không thể xem là việc làm công đức, thực hành bao nhiêu pháp môn cũng không thành tựu Phật đạo, dễ rơi vào ma sự. Người tu học Phật phải biết tâm là gốc, tâm là căn bản, phải dụng tâm chứ không phải dụng công, phải chế phục tâm mình bằng cách hướng tâm đến các thiện pháp, hướng tâm đến Nhơn đạo, Thiên đạo, Thinh văn đạo, Duyên giác đạo, Bồ-tát đạo, Phật đạo, những con đường đưa đến an lạc hạnh phúc chân thật.

Trong kinh Bát đại nhân giác, điều giác ngộ thứ nhất của bậc đại nhân là: “Tâm là nguồn sinh ra các việc ác bất thiện, thân là rừng chứa các nghiệp, tội”. Có thể nói thân như con trâu, tâm như người chăn. Người chăn cột mũi con trâu, dắt con trâu đi đâu thì con trâu đi đó, dắt con trâu vào chỗ lúa mạ thì con trâu sẽ ăn lúa mạ làm hại ruộng đồng; dắt con trâu vào chỗ cỏ cây hoang dại, lùm bụi thì con trâu ăn cỏ cây hoang dại. Cũng vậy, nếu tâm con người hướng đến điều thiện lành, tâm dẫn dắt thân con người làm điều thiện lành thì sinh ra công đức, phước báo. Các công đức, phước báo đó sẽ vun bồi cho báo thân đời này và đời sau được tốt đẹp. Nếu tâm con người hướng đến điều ác, bất thiện sẽ dẫn dắt thân làm điều ác, tổn hại các công đức, phước lành thì bao nhiêu tội lỗi, nghiệp chướng sẽ chồng chất cho thân gánh chịu. Thân đời này và những đời sau sẽ thừa hưởng tất cả nghiệp báo mà mình đã tạo.

Tuy tâm là nguồn gốc sinh ra các điều thiện và cũng là nguồn gốc sinh ra các điều ác, bất thiện; tâm dẫn dắt, thúc đẩy thân tạo nghiệp tốt hay xấu để rồi chiêu cảm quả báo hạnh phúc hay khổ đau, nhưng tâm chúng sinh thường hướng về điều ác, bất thiện nhiều hơn hướng về điều thiện, chính vì thế chúng sinh khổ nhiều hơn vui.

Chính vì chúng sinh để cho tâm mình trở thành nguồn sinh ra điều xấu ác, để cho tâm dẫn dắt, thúc đẩy thân tạo các nghiệp bất thiện, cho nên thân phải chịu nhiều khổ đau, như lời cảnh tỉnh và sách tấn của Tổ Quy Sơn: “Vì nghiệp mà thọ thân, cho nên chưa khỏi khổ lụy về thân” (Quy Sơn cảnh sách). Cái khổ về thân (hình lụy) ở đây là đói, khát, lạnh, nóng, đau yếu bệnh tật, già nua, chết chóc, lo lắng não phiền v.v… Nói cách khác là đã mang thân thì phải chịu khổ vì thân. Trong khi tâm là nguồn động cơ tạo nghiệp thì thân là phương tiện tạo nghiệp dẫn đến muôn sự khổ. Trong quá khứ nhiều đời nhiều kiếp cho đến bây giờ, thân tạo ra vô số nghiệp để rồi không ngừng thọ lãnh quả báo khổ đau, thân trở thành nơi cất chứa biết bao cái khổ. Khi đã mang thân thì không ai tránh khỏi cái khổ của sinh, già, bệnh, chết, khổ não ưu phiền v.v… Dù thế, khi mang thân con người vẫn không ngừng tạo nghiệp để rồi tiếp tục gánh lấy khổ đau. Con người vẫn tham lam, sân hận, đố kỵ, ganh ghét, thù hằn… từ trong quan hệ giữa cá nhân với cá nhân cho đến phạm vi gia đình, cộng đồng, xã hội, dân tộc, quốc gia và thế giới.

Tuy nhiên trong kinh Tương ưng V, Đức Phật hỏi các thầy Tỳ-kheo như sau:
“Này các Tỳ-kheo, ví như có một người ném một khúc gỗ có một lỗ hổng vào biển lớn. Tại đó có con rùa mù sau một trăm năm nổi lên một lần. Các ông nghĩ thế nào, con rùa mù ấy sau một trăm năm nổi lên một lần có thể chui đầu vào khúc cây có một lỗ hổng hay không?
Các thầy Tỳ-kheo trả lời:
- Bạch Thế Tôn, sau một thời gian dài, năm khi mười họa may ra có thể được.
Đức Phật dạy:
- Này các Tỳ-kheo, Ta tuyên bố rằng con rùa mù ấy sau một trăm năm nổi lên một lần có thể chui đầu vào khúc gỗ có một lỗ hổng ấy còn dễ hơn, mau hơn một chúng sinh bị rơi vào đọa xứ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh) được trở lại làm người. Vì sao? Vì ở đó không có pháp hành, chánh hạnh, thiện nghiệp, phước nghiệp. Ở đó chỉ có ăn thịt lẫn nhau và những chúng sinh yếu bị ăn thịt”.

Qua đoạn kinh trên, Đức Phật đã cho chúng ta biết rằng, tuy thân là phương tiện tạo nghiệp ác, bất thiện dẫn đến muôn vàn nỗi khổ niềm đau, là nơi cất chứa nhiều tội nghiệp, nhưng thân cũng là phương tiện để tu tập, để tạo tác các nghiệp thiện lành đem lại an lạc hạnh phúc cho con người. Có được thân người là có được diễm phúc lớn lao, có được cơ hội để làm thăng hoa đời sống của mình nếu như biết nhận thức thân người khó có được, thân người là phương tiện tốt cho sự cải tạo, xây dựng, tiến tu. Nhờ có thân người, nhờ sinh trong cõi người mà có được điều kiện xây dựng nền tảng cho những đời sống cao hơn trong tương lai. Ngược lại nếu như vô phước, nhiều tội nghiệp phải sinh vào cõi địa ngục, ngạ quỷ hay súc sinh thì không có được những điều kiện, cơ hội để làm thăng hoa đời sống của mình, tiến đến những đời sống cao thượng nhiều an vui.

Từ xưa đến nay, những bậc hiền trí đều giác ngộ được thân và tâm là gốc của sự khổ, vui. Nỗ lực cải tạo, hoàn thiện bản thân theo chiều hướng tốt đưa đến an lạc, hạnh phúc cho đời sống hiện tại và tương lai là điều cần phải luôn quan tâm phấn đấu. Chúng ta phải luôn ghi nhớ lời Đức Phật: “Trong chính cái thân nhỏ bé này cùng với tâm và trí giác, Như Lai công bố, thế gian, sự khởi phát của thế gian, sự chấm dứt của thế gian và con đường dẫn đến sự chấm dứt ấy” (Kinh Tăng nhất A-hàm). Mới hay, sự kiến tạo nên chúng sinh và thế giới không thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu ngoài cái thân con người nhỏ bé này với tâm và trí giác.
ST

Tín tâm cúng dường Tăng Bảo

Trong Kinh, đức Phật dạy rằng “Khi cúng dường tứ sự đến cho một vị tỳ-khưu, hai vị tỳ-khưu, cận sự nam nữ đừng nghĩ đến cá nhân vị ấy mà cứ khởi tâm cúng dường Tăng, cúng dường Tăng Bảo thì phước báu ấy sẽ rất toàn hảo, rất thanh tịnh”


Cúng dường là một trong những pháp phổ quát nhất trong Phật giáo. Đức Phật và Thánh đệ tử là những ruộng phước tối thắng cho chư thiên và loài người tín tâm cúng dường, làm xuất sinh vô lượng phước báu thấm nhuần khắp nơi.

Tuy nhiên, nay là thời mạt pháp, cách thời đức Phật hơn 2.550 năm, còn đâu những Thánh Tăng làm ruộng phước tốt cho những ai tín tâm cúng dường? Đức Phật, bậc Chánh Đẳng, Chánh Giác đã nhìn thấu suốt mọi sự từ quá, hiện đến vị lai. Với tình thương vô biên, Đấng Thiện Thệ đã chỉ dạy cặn kẽ và lưu truyền lại nhân gian những bài pháp quý báu. Cúng dường Tăng Bảo. Bài viết này tập trung khai triển luận điểm "tín tâm cúng dường Tăng Bảo".

1. Tăng phạm hạnh hoặc đang thực hành phạm hạnh
Cúng dường cho tăng phạm hạnh và tăng đang thực hành phạm hạnh quả phước vô cùng to lớn không thể nghĩ bàn như lời Phật dạy trong Kinh: “Quả thật là ân đức Tăng quá lớn. Ai cúng dường đến Tăng ấy, quả phước trổ sanh sẽ vô lượng vô biên như cát của con sông Đại Hằng” [2]. Nhưng cúng dường như thế nào là đúng pháp. Trong Kinh Tiểu Bộ - Tập II – Thiên Cung Sự (Tạng Pali), Đức Phật lưu tâm chúng ta đến hiệu lực của tín tâm và phước điền của người nhận cúng dường như trong phẩm Lâu Đài Nữ Giới, chuyện thứ nhất sau đây:

Tín tâm cúng dường Tăng Bảo
“Một thời đức Thế Tôn trú tại Sàvatthi (Xá Vệ), ở Jetavana (Kỳ Viên) trong tinh xá ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc). Sau khi vua Pasenadi (Ba Tư Nặc), nước Kosala (Kiều Tát La), đã cúng dường suốt bảy ngày lễ vật vô thượng lên Tăng chúng với đức Phật đứng đầu, nhà đại phú Anàthapindika đã cúng dường suốt ba ngày phù hợp với lễ vật của nhà vua; và đại đệ tử nữ, cư sĩ Visàkhà (Tỳ Xá Khư) cũng cúng dường đại lễ vật như thế, tin đổn về sự cúng dường vô thượng được truyền đi khắp cõi Jambudìpa (Diêm Phù Ðề): "Phải chăng bố thí cúng dường chỉ đặc biệt phát sinh kết quả lớn khi đó là sự bố thí hào phóng với lễ vật cao sang như vậy, hay đúng hơn, đó là sự bố thí cúng dường tùy theo phương tiện của mình?". Khi Tăng chúng nghe lời bình luận này, chư vị trình lên đức Thế Tôn. Ðức Thế Tôn bảo:
"Không phải chỉ nhờ hiệu lực của tặng vật mà việc bố thí cúng dường đặc biệt phát sinh kết quả lớn, song đúng hơn, do hiệu lực của tín tâm và phước điền của những người nhận được vật cúng dường. Vì vậy, dù chỉ nhỏ bằng một nắm thóc hay một tấm giẻ, một tọa cụ bằng cỏ lá hay một hạt đậu trong nước tiểu hôi thối của trâu bò, được cúng dường với lòng thành cho một người xứng đáng nhận lễ vật cũng sẽ có đại kết quả, đại vinh quang và công đức thấm nhuần khắp nơi" [3].

Như vậy, vật cúng dường không quan trọng, quan trọng nhất là người cúng dường phải có lòng thành kính dâng lên, dù chỉ là ‘hạt đậu trong nước tiểu hôi thối của trâu bò’, cho những vị tỳ kheo đang thực hành phạm hạnh, sẽ gặt hái những quả phước vô cùng to lớn.

2. Tăng hành trược hạnh, ác giới
Tuy nhiên, trong thời mạt pháp, không tránh khỏi một số tăng phá giới, không còn thanh tịnh nữa. Vì thế, một số phật tử quan ngại về việc cúng dường cho các vị tăng ấy. Đức Phật đã nhìn thấu rõ vấn nạn này và giải nghi trong Kinh Một Cuộc Đời Một Vầng Nhật Nguyệt như sau:

“Tôn giả Upāli chợt hỏi:
- Đại đức Ānanda chỉ nói đến chư tỳ-khưu phạm hạnh hoặc chư tỳ-khưu đang thực hành phạm hạnh; còn nếu là tỳ-khưu hư hỏng, xấu xa, dễ duôi, buông lung, hành trược hạnh, ác giới… bị các vị đồng phạm hạnh chê cười thì đâu phải là ruộng phước, bạch đức Tôn Sư?

Đức Phật nói:
- Nếu vị tỳ-khưu ấy còn tăng tướng, còn trong phẩm mạo sa-môn thì vị ấy vẫn là ruộng phước đấy, này Upāli!
- Đệ tử chưa hiểu.
- Ông hãy nghe đây! Khá nhiều vị tỳ-khưu trong giáo hội hiện nay của Như Lai bị hư hỏng, khuyết tật về giới, nhưng họ vẫn đang trên con đường tu tập, vẫn ăn mỗi ngày một bữa, vẫn cắt móng tay, vẫn cạo râu tóc, vẫn không trang điểm, vẫn không thoa dầu thơm, vật thơm, vẫn xa lánh đàn ca xướng hát, vẫn không tích luỹ vàng bạc, của cải, vẫn đầu trần chân đất ôm bát xin ăn, vẫn không mặc y sang trọng, vẫn không nằm giường cao, gối êm, vẫn không ở nhà cao cửa rộng, vẫn không có năm món ngũ dục xa hoa, vẫn không nằm ngủ với vợ và chơi đùa với con, vẫn làm lễ sám hối mỗi tháng hai lần, vẫn cho giới đến hai hàng cư sĩ, vẫn nói đạo, thuyết pháp, vẫn truyền giới luật cho sa-di và tỳ-khưu… Chỉ như vậy thôi thì hàng cư sĩ tại gia có ai làm được, dẫu là bậc thánh cư sĩ cũng không làm được; cho nên họ vẫn xứng đáng là ruộng phước cho chư thiên và loài người đấy, này Upāli!
- Đúng vậy, đệ tử đã hiểu. Tuy nhiên, còn tội lỗi của vị ấy, nghiệp xấu ác của vị ấy thì sao, thưa Tôn Sư?
- Hãy để cho Tăng xử. Ai làm nấy chịu. Quả nghiệp xấu xa của vị ấy thì hãy để cho nhân quả công minh nó làm việc, này Upāli!”
- Thưa vâng!
- Không kể phàm, không kể thánh, bất cứ ai còn tăng tướng, phẩm mạo sa-môn thì tất cả đều ở trong Tăng Bảo ba đời: Hiện tại, quá khứ và vị lai. Tăng Bảo bao giờ cũng gồm chư thánh phàm tăng quá khứ, chư thánh phàm tăng hiện tại, chư thánh phàm tăng vị lai, này Upāli! Một vài vị, năm bảy vị, một số cá nhân tỳ-khưu thì có thể hư hỏng, xấu xa, ác giới, nhơ bợn nhưng Tăng Bảo thì không, Tăng Bảo thì luôn luôn mỹ toàn, thanh tịnh, này Upāli!
- Đệ tử hiểu rồi.

Tôn giả Ānuruddha lại hỏi:
- Vậy thì khi cúng dường tứ sự đến cho một vị tỳ-khưu, hai vị tỳ-khưu, cận sự nam nữ đừng nghĩ đến cá nhân vị ấy mà cứ khởi tâm cúng dường Tăng, cúng dường Tăng Bảo thì phước báu ấy sẽ rất toàn hảo, rất thanh tịnh, có phải vậy không, thưa Tôn Sư?
- Đúng vậy!
- Tăng Bảo thì luôn luôn thanh tịnh! Hay lắm! Cả một biển lớn thanh tịnh! Tôn giả Ānanda tán thán! Tuyệt vời thay! Cao thượng thay là ruộng phước cho chư thiên và loài người!” [4]

Qua bài pháp trên, rõ ràng Đức Phật nhấn mạnh đến tín tâm cúng dường của chư Phật tử tại gia và khuyên chúng ta nên khởi tâm cúng dường Tăng Bảo chứ đừng nghĩ đến cá nhân tỳ kheo nào cả. Đức Thích Tôn ân cần dạy bảo: ‘Đừng nghĩ đến những việc xấu ác của cá nhân tỳ kheo nào và hãy để cho Tăng xử và luật nhân quả quyết định.” Trong khi đó, phước báo của người cúng dường tín tâm vẫn đơm hoa, kết quả thơm ngọt. Trong Kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên, Đức Phật kể lại một câu chuyện như sau:
“Năm thầy Tỳ - kheo kia xét thấy chủ nhân hết lòng trọng đãi, mới cùng nhau bàn rằng:"Tuy đặng chủ nhân tùy nghi cúng dường mỗi ngày giàu to nhưng tính đến năm nghèo như cái năm đói rét, thì không có thể giúp cho người được giàu vui; vậy bọn ta phải ra phương tiện để tìm kiếm tiền của, dành dụm thời sau mà hưởng cái sự vui ngũ dục".

Bàn như thế rồi, liền cùng nhau thay đổi, sai một người đi dạo trong các làng xóm, rao nói với mọi người, xướng cái lời như thế này:
"Bốn thầy Tỳ - kheo kia, yên ở một chỗ vắng lặng giữ gìn giới cấm dứt hẳn rượu thịt, không ăn hành tỏi đáng bậc phạm hạnh; tu thiền chỉ quán chứng nghiệp vô lậu; tu hành không bao lâu sẽ thành quả A la hán, thật là bậc Vô thượng phước điền trong thiên hạ".

Mọi người nghe lời ấy rồi, đua nhau xúm lại mang đến đủ thứ tiền tài ẩm thực, cung kính cúng dường, như thế nhiều năm. Còn nữ nhân Đề Vi một lòng kính tin, cứ việc tùy nghi cúng dường hoan hỷ không chán. Mãn kiếp trọn đời được sanh lên cõi trời Hóa Lạc.

Còn năm vị Tỳ - kheo kia, chuyên làm việc xảo ngụy, vì tâm tà trược, nên khi phước hết mạng chung, sanh vào địa ngục; tám nghìn ức kiếp chịu cái quả báo rất khổ. Tội địa ngục hết rồi phải chịu thân ngạ quỷ, ly mỵ, vọng lượng, lần lựa như thế trải qua tám nghìn kiếp; tội ngạ quỷ hết rồi, lại chịu cái thân lục súc sanh, để đền trả của cúng dường đời trước cho chủ nhân.
Nhân duyên nghiệp báo, hoặc làm lạc đà, lừa, trâu, ngựa, tùy theo chủ nhân chỗ thọ phước gì thì thường đem sức lực để đền trả cho chủ nhân, lần lựa như thế cũng đến tám nghìn đời; tội súc sanh hết rồi tuy đặng thân người, nhưng các căn ám độn, nam cũng không phải nam, nữ cũng không phải nữ, gọi đó là Thạch nữ: Từ đây sắp về sau, trải qua trong tám nghìn năm, thường đem sức lực đền trả cho chủ nhân, đến nay chưa hết."

Phật bảo vua rằng: "Đề Vi khi đó là Hoàng hậu đây vậy. Ông Biện Tài khi đó là Mục Liên đây vậy. Còn năm thầy Tỳ - kheo, tức là năm người bọn Phiến Đề La theo hầu hạ khiêng kiệu cho bà Hoàng hậu hôm nay đây".
Vua bạch Phật rằng: "Theo như lời của Đức Thế Tôn nói thì nhơn có năm người, mà nay thì chỉ thấy có bốn người khiêng kiệu còn một người nữa ở chỗ nào.

Phật bảo vua rằng: "Còn một người nữa, người ấy thường ở trong cung quét dọn cầu xí, tức là người đổ phân đó vậy".

Hoàng hậu nghe rồi rùng mỉnh rởn ốc, ôm lòng kinh sợ, liền đứng dậy làm lễ Phật, đứng hàu chắp tay mà bạch Phật rằng: "Thưa đức Thế Tôn! Như lời của đức Thế Tôn nói, té ra bọn Phiến Đề la là nhân duyên thầy của con đời trước, lòng con thiệt rất lo sợ, sợ là sợ phạm tội nghịch. Sở dĩ vì sao? Vì luận người là bậc thầy, thì phải cung kỉnh đầu đội lễ bái mới phải lẽ vậy. Mà nay trở lại sai khiêng kiệu không khác gì trâu ngựa. Vì nhân duyên đó nên lòng con rất lo sợ, cúi xin Phật thương xót dạy con sám hối".

Phật bảo Hoàng hậu rằng: "Bởi Hoàng hậu có phước đức, vốn không có tội lỗi cớ sao nghi sợ. Chúng sanh tánh khác, hạnh nghiệp không giống nhau, làm lành thì hưởng phước, làm ác thọ tai ương. Hoàng hậu đời trước nhất tâm thanh tịnh tin ưa làm phước, nhân duyên phước đức như thế, bởi bao nhiêu đời trước sanh ra thường gặp Minh sư, tin thọ lời giáo huấn, gặp lành làm lành gặp phước làm phước, cho đến ngày nay hưởng phước tự nhiên gặp Phật ra đời, là vì nhờ phước đức nhân duyên đời trước. Lại nghe Chánh pháp như thuyết tu hành, do nhân duyên đó nên không có tội lỗi chi.” [5].

Kết luận: Đừng lo nghĩ gì cả. Hãy thanh tịnh tâm ý của mình khi cúng dường Tăng Bảo sẽ sản sinh phước báu vô lượng như Đề Vi Hoàng hậu vậy.
ST