Trung đạo nghĩa là sống
thuận thiên nhiên.
“Người sống thuận đất;
đất thuận trời, trời thuận đạo, đạo thuận thiên nhiên.”
Lối sống thuận thiên
nhiên là lối sống theo đúng quy luật tuần hành của vũ trụ trời đất. Không cần
biết đến khái niệm Trung Đạo người ta vẫn có thể sống được như vậy. Vì khi
không thuận thiên nhiên mà tìm cách chống lại thiên nhiên thì phải bị quả báo.
Các nước phương Tây
phát triển đề cao tinh thần CHINH PHỤC, cái gì cũng chinh phục, cũng cải tổ,
cũng thay đổi cho hợp với chủ ý của mình. Và họ đã phải trả giá. Trả giá xong
thì dần khôn ra nên họ bắt đầu lối sống trung đạo, thuận theo thiên nhiên mà
sống.
Còn các nước phương
Đông đề cao tinh thần sống thuận thiên nhiên nhưng khi hội nhập quốc tế thì
thấy các nước phương Tây giàu có về vật chất của cải nên lòng tham phát sinh và
dần đi vào lối sống CHINH PHỤC mà người phương Tây bắt đầu từ bỏ.
Túm lại, lối sống Trung
đạo là lối sống thuận thiên nhiên, vì sống thuận thiên nhiên nên không làm gì
tổn hại đến thiên nhiên cả, và người sống trung đạo rất có ý thức bảo vệ môi trường. Chưa ai tách rời khỏi
thiên nhiên mà có thể giác ngộ cả. Vì giác ngộ chính là sống trung đạo, mà sống
trung đạo là sống thuận theo thiên nhiên, mà sống thuận theo thiên nhiên thì
không hề có công thức gì cả, cứ thiên nhiên biến đổi như thế nào thì thay đổi
theo thế ấy. Khi có thể sống được như vậy thì mới thấy VÔ THƯỜNG chính là một
vẻ đẹp của cuộc sống, nhờ có vô thường mà cuộc sống này mới tươi đẹp đến như
vậy.
Túm của túm cái ý,
người có thể sống trung đạo hay còn gọi là sống thuận thiên nhiên là người thấm
nhuần lý vô thường, vì vậy mà thấy được vẻ đẹp của vô thường.
Rất hay và hữu ích!
Trả lờiXóa