Đốn ngộ nghĩa là khi
nào đủ nhân đủ duyên thì tự ngộ, chứ chẳng cần phải có ai đốn cả. Vì mỗi người
chỉ có thể tự đốn chính mình mà thôi. Còn nghĩ rằng mình ngộ rồi cần đốn cho
người khác ngộ thì đó chính là ảo tưởng. Vì không ai đốn giùm ai, không ai ngộ
giùm ai, mỗi người tự đốn tự ngộ.
Bắt chước Phật/Tổ đi
đốn người này người nọ thì đó chính là điên đảo tưởng. Vì Phật/Tổ chẳng có đốn
hay hóa độ cho ai cả. Họ chỉ gieo duyên và khi đủ duyên thì mọi người tự ngộ.
Túm lại, bản chất của
đốn ngộ là tự đốn chính mình và tự ngộ khi đủ duyên.
.............................
.............................
Nói tiếp về Đốn Ngộ.
Tự cho rằng mình ngộ
rồi và đi đốn cho người khác ngộ theo thì đây chính là cái ngộ giả. Vì là ngộ
giả nên mới khởi ý cần đốn cho người khác ngộ. Vì sao lại vậy? Vì không ai nhờ
người khác đốn mà có thể giác ngộ cả. Sự giác ngộ đến là do đủ nhân đủ duyên,
và cái được gọi là đốn chỉ một duyên trong tiến trình giác ngộ ấy mà thôi. Cũng
như một cái ly khi đã đầy rồi thì chỉ cần một giọt nước cuối cùng thì ly ấy
tràn. Vậy cái giọt nước ấy chỉ là một trong số vô vàn giọt nước giúp cho cái ly
ấy tràn mà thôi. Cũng như nước đã đun đến 99 độ rồi, chỉ cần 1 độ cuối cùng thì
sôi. Vậy cái 1 độ cuối cùng ấy chỉ là 1 trong số 100 độ để làm cho nước ấy sôi
mà thôi.
Cái được gọi là đi đốn
người thật ra là do tự thân chưa ngộ cho nên mới cần đốn người. Mục đích của
việc đốn người là để cho bản thân mình tự ngộ thông qua việc đốn ấy, chứ không
phải do mình ngộ rồi mới đi đốn.
Nên nhớ người thật sự
giác ngộ không đốn ai cả, mà chỉ góp vào những giọt nước giúp cho cái ly tràn,
chỉ góp vào những độ giúp cho nước sôi mà thôi. Những cái góp ấy chính là GIEO
DUYÊN.
Thiệt là hay và đúng là đã trải nghiệm luôn rùi đó !!!
Trả lờiXóaNhững vị đắc tứ định vô sắc thì mới hay đốn ngộ cho người chị à!
Trả lờiXóa