Đáp: Vì thời kì đầu
những người đi theo Đức Phật đa phần là Bà La Môn hoặc giai cấp cao, có tri
thức. Đã là Bà La môn thì họ tự có giới luật chặt chẽ của Bà La môn, biết quy
tắc và cách thức tu hành, hoặc là người có căn cơ chín muồi. Cho nên Đức Phật
chỉ cần nói một/vài bài kinh thì họ có thể giác ngộ; khi họ giác ngộ rồi thì họ
không giữ giới mà các giới tự giữ. Càng về sau tăng đoàn càng đông đúc và có
người thuộc mọi căn cơ và giai tầng khác nhau tham gia, cho nên phải đề ra giới
luật để có sự thống nhất cho toàn thể. Nếu không thì mỗi người hành xử một kiểu
theo đúng sự hiểu biết của chính mình thì sẽ gây rối loạn cho một tập thể đông
như vậy. Đó là lý do mà giới luật ra đời.
Nói cách khác thì người
có căn cơ vững rồi thì không cần giới luật chế định, giới luật xuất phát từ bên
trong, các giới tự giữ. Nếu không thì phải có cái để điều tiết họ lại. Vì vậy
mà giới luật được gọi là điều học, nghĩa là cái đến từ bên ngoài, không phải là
cái phát xuất từ bên trong.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét