Đáp: Vì gieo duyên thì
chỉ có duyên nối tiếp duyên, không có người gieo cũng không có người được gieo.
Cho nên đủ nhân đủ duyên thì tự ngộ.
Còn đốn ngộ thì có chủ
thể đốn, và đó chính là tự ngã. Vì vậy mà càng đốn người thì tự ngã càng dày là
vậy đó. Vì có chủ thể đốn, có tự ngã xen vào trong tiến trình ấy cho nên thấy
sự giác ngộ của người khác là do mình, nhờ mình, nên khởi ý hỉ hả, vui mừng,
đắc ý. Hỉ hả vui mừng đắc ý ấy chính là nhân A Tu La.
Vì có chủ thể đốn, có
tự ngã xen vào trong tiến trình ấy nên khi thấy người không ngộ theo đúng ý
mình thì khởi ý sân hận, buồn bã. Sân hận buồn bã cũng chính là nhân A Tu La.
Còn bậc giác ngộ chỉ
gieo duyên, không có chủ thể gieo, không có tự ngã xen vào, cho nên việc ngộ
hay chưa ngộ là do nhân duyên, chẳng có gì để hỉ hả vui mừng hay buồn bã sân
hận cả.
Bài liên quan: ĐỐN NGỘ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét