Đáp: Vì gieo lầm
nhân A Tu la nên rơi vào cảnh giới A Tu La. Thế nào là gieo lầm nhân?
Nhiệm vụ của Bồ tát là
gieo duyên, chứ không phải thay đổi nhân duyên. Người tu do nhầm giữa gieo
duyên với thay đổi nhân duyên nên càng hành càng dính chặt vào cảnh giới A Tu
la.
Thế nào là gieo duyên? Gieo
duyên giống như những giọt nước tí tách tí tách từng giọt từng giọt một. Khi
nào đủ nhân đủ duyên thì cái ly nước đầy. Ly đầy hay ly vơi là do nhân duyên
tạo thành chẳng do chủ ý của bồ tát. Bồ tát chỉ có nhiệm vụ gieo duyên thôi. Ly
đầy, nghĩa là sự thay đổi mà có diễn ra thì cũng không lấy đó làm vui làm mừng
vì mình mà đã có sự thay đổi. Tâm vui mừng ấy chính là tâm A Tu la. Ly mãi vẫn
chưa đầy thì vẫn không lấy đó là buồn, hay nổi giận vì mãi mà cái ly chưa đầy.
Tâm buồn hay sân ấy cũng là tâm A Tu la. Ly đầy hay vơi đều là do đã đủ hay
chưa đủ nhân duyên, đâu có liên quan đến mình đâu mà lấy việc đầy vơi của ly
làm niềm vui hay nỗi buồn hoặc sân hận ngay nơi mình.
Thế nào là thay đổi
nhân duyên? Mọi sự xảy ra đều do đủ nhân đủ duyên, chẳng do chủ ý của ai cả.
Thật ra chủ ý cũng chỉ là một duyên cho một sự việc nào đó thôi, chẳng phải là
tất cả. Tâm A Tu La là tâm muốn thay đổi tất cả theo đúng chủ ý của mình. Cho
rằng chủ ý của mình mới là trung tâm, mới là cái quan trọng nhất, mà không nhận
ra nó chỉ một duyên trong tiến trình nhân quả mà thôi. Biến một duyên trở thành
cái nổi trội nhất nên dễ dẫn tới trạng thái mừng rỡ khi việc diễn ra đúng ý
mình, và buồn bã sân hận khi việc không diễn ra đúng ý mình.
Càng tu càng rơi vào
cảnh giới A Tu la là vậy.
Cách luận giải của chị quả là độc đáo!!!
Trả lờiXóa