Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

Tâm Gương

Cái được gọi là Tâm gương thật ra nó là vầy nè mọi người. Đó là một cái gương và cái gương này không phải để soi người. Cái gương không thể thấy bất cứ điều gì ngoại trừ chính nó thì đấy là tâm gương. Cái gương còn thấy bất kì điều gì ngoải nó thì đó trở thành tâm phán xét chứ không phải tâm gương.

Thế nào là cái gương chỉ có thể nhìn thấy chính nó?

Một cái gương rất trong thì tất cả những gì đi ngang qua cái gương đều để lại những tín hiệu, và những tín hiệu ấy tác động lên cái gương. Cái gương nhận biết sự tương tác của các tín hiệu ấy mà thấu được tất cả. Và để nhận biết tất cả tín hiệu thì cái gương chỉ có thể thấy chính nó. Vì chỉ thấy chính nó mà nó thâu tóm được tất cả tín hiệu. Vì thâu tóm được tất cả mà không gì ra ngoài cái biết của chính nó. Và vì chỉ thấy chính nó mà những cái thấy cái biết ấy là thật thấy thật biết không có sự xen vào của cái Ta ảo tưởng. Chỉ cần cái gương ấy trong một khắc nhìn thấy sự vật bên ngoài chính nó thì nó mất dấu những tín hiệu ấy ngay. Vì mất dấu tín hiệu nên nó không biết, vì nó không biết nên cái Ta ảo tưởng mới chen vào tạo ra cái biết giả, cái biết giả ấy chính là ảo tưởng do cái TA tạo ra chẳng phải là cái thật thấy thật biết đó vậy.


Người có tâm gương không có nghĩa là không nói chuyện với ai không làm gì cả mà thật ra họ mới là người năng nổ hoạt động và làm việc hiệu quả hơn người khác gấp bội lần. Vì mọi cái họ thấy họ biết đều là sự thật, không phải là cái do ảo tưởng tạo ra.

.........
Hỏi Đáp về Tâm Gương



Hỏi: Tâm gương trong bài viết có giống bài thơ về tâm gương của Thần Tú không.

Đáp: Không hề giống. Cách dùng từ thì giống nhưng lại chỉ về hai sự việc khác nhau. Thấy giống là cái thấy của người thấy không hề liên quan đến bài viết đó vậy.

Hỏi: Khác nhau thế nào?
Đáp: Khi nào đến đó thì tự biết đó vậy. Nhưng cơ bản là cái tâm gương trong bài viết của Thần Tú có chủ thể lau chùi nên đó là TU. Trong bài viết, tâm gương không có chủ thể, nên đó là trạng thái tự nhiên chứ không phải là TU

Hỏi: Tâm gương trong bài viết rằng người hằng quay lại thì đấy là tâm gương và người ấy rất năng nổ hoạt động và làm việc rất hiệu quả. Vì sao hằng quay lại lại năng nổ cho được?

Đáp: Vì thấy gì cũng thật. Do đó là thật thấy, không có ảo tưởng xen vào, nên mọi suy nghĩ, lời nói và hành động đều dựa trên cái thật mà làm mà nói mà nghĩ. Nếu dựa trên cái ảo tưởng thì phải làm đi làm lại nhiều lần thì mới đến cái thật, nên năng lượng tiêu tốn. Còn làm cái gì chính xác cái đó thì làm việc hiệu quả là vậy đó.

Nói tiếp về Tâm Gương

Hằng quay lại chỉ thấy chính mình thì không thể phạm giới, các giới tự giữ, không thể nói lời nặng nhọc, vì bản chất của tâm gương là nhẹ nhàng thanh thoát nên lời nói cũng nhẹ nhàng thanh thoát. Chỉ cần trong một khắc nào đó, quay ra để phán xét thì trong lời nói có độ nặng liền đó. Cái này mỗi người tự quán sát thì sẽ tự thấy thôi hà. Khi thấy lời nói của mình nặng nề thì biết rằng lúc ấy nó mang đầy sự phán xét dù ý thức không hề muốn hay không hề biết. Nhân là tâm gương thì quả là lời nói thanh thoát. Chứ không phải là cái Ta tạo tác ra lời thanh thoát. Lời thanh thoát là kết quả tự nhiên của một Tâm Gương, không dính gì đến cái muốn hay cái Ta tạo tác cả. Lời nói do cái Ta tạo tác dù là ái ngữ thì vẫn có độ nặng nào đó vậy.


3 nhận xét:

  1. Em đọc qua bốn năm lần mà không xen vào được một lời nào cả !!? chị ơi!!! TÂM GƯƠNG! TÂM GƯƠNG! TÂM GƯƠNG!

    Trả lờiXóa
  2. Có phải tâm gương là chân tâm hông chị Quỳnh !!!

    Trả lờiXóa
  3. Cái tâm liễu liễu thường tri hiện ra soi sáng tâm tạo tác và tâm phán xét là tâm gương đó mà...

    Trả lờiXóa