Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2018

Nếu muốn vào nơi hoang vắng để tu thì……

Ở Việt Nam có nhiều cách lắm nè! Cái này tôi chỉ nói lý thuyết thôi chứ tôi chưa tự thân thực hiện ở Việt Nam đâu nha!

Thứ nhất là đi giữ am/cốc giùm cho người khác, Ví dụ ở một số nơi như núi Sam có hàng ngàn am/cốc được xây dựng mà chủ am/cốc có khi chỉ ở đó vài tháng/năm nên phần lớn thời gian là số am/cốc đó bị bỏ hoang. Chỉ cần có người quen giới thiệu hoặc tự thân đến nơi đó làm quen rồi lâu ngày thành mối, thành người giữ am/cốc quanh năm suốt tháng. Có thể luân phiên nha. Thời gian này giữ am này, khi chủ am lên tịnh tu thì chuyển qua am/cốc khác. Coi như cả đời toàn sống vào việc giữ am/cốc cho người khác. Vậy cũng được, đâu có sao. Ai có duyên thì cũng nên thử.

Thứ hai, một số nơi có núi đồi, bà con nông dân làm nương rẫy trên núi cao. Đã là núi cao thì dĩ nhiên là ít người mò đến, ngoại trừ vài người bất bình thường như người yêu thích sự yên tĩnh. Do ít ai ở lại đó ban đêm nên nếu mình ở lại đó sẳn đuổi khỉ giùm họ vào ban đêm thì họ sẽ trả ơn bằng cách cung cấp thức ăn cho mình. Vậy là vừa được an tĩnh một mình vừa giúp cho người khác vừa có cái ăn. Có ai muốn thử không? Ví dụ núi Bà Đen Tây Ninh.

Thứ ba, tôi có hướng dẫn trong blog Thichdibui rồi đó. Sắm một chiếc xe đạp (cũ cũng chả sao) rồi chở thêm lều cùng dụng cụ làm bếp, cứ thế mà đi khắp Việt Nam thôi. Muốn cho yên tâm bà con nơi mình dừng chân thì tốt nhất là đem theo chứng minh thư cùng với giấy xác nhận là người tốt của địa phương (không phải là tù trốn trại hay tội phạm gì cả), có thể lên công an phường xin cái giấy xác nhận này, cùng cái giấy tạm vắng nữa thì cứ thế mà đi thôi. Nếu lười biếng (giống tôi) thì mang theo cái chứng minh thư cũng được rồi. Đi đến đâu thì chìa giấy ra đến nấy. Nên mang theo nhiều bản photo của chứng minh thư để có gì trình ra rồi giữ bản gốc. Bản gốc mà bị mất thì phải quay trở lại địa phương để làm thì xem như là chuyến đi bị gián đoạn rồi.
Làm vậy đỡ cho bà con khu vực mình đến bị hoảng hồn trong giai đoạn đầu vì dù sao mình cũng là người lạ mừ. Có sẳn phương tiện đi lại (xe đạp), chỗ ngủ di động (lều) và bếp nấu thì mình cứ lóc ca lóc cóc mà đạp xe khắp chốn thôi. Chỉ đi vòng vòng Việt Nam thì không phải lo nghĩ vấn đề visa hộ chiếu chi cho mệt. Cứ vừa đi vừa ngắm cảnh sơn thủy. Nơi nào thích thì ở lại lâu lâu. Nói vậy chứ có nhiều nơi hợp duyên với mình lắm đó. Có khi đến một cái rồi ở luôn cả vài năm cũng hổng chừng.

Ngoài ra ở Việt Nam đang có phong trào xây dựng rừng thiền như các nước Phật giáo Nam tông hoặc làng thiền/làng yoga/làng sống gần gũi thiên nhiên/làng sống lối sống thời nguyên thủy nghĩa là hái lượm,……….. (mấy cái này nhiều nước trên thế giới có lắm rồi, Việt Nam đang lẹt đẹt đi sau họ thôi). Hiện tại tôi cũng không biết nơi nào tốt mà chỉ đích danh cụ thể cho mọi người biết đâu nha. Cho nên mọi người cứ học mấy cái kỹ năng đi bụi rồi thì lóc ca lóc cóc mà lên đường thôi, nơi nào hợp thì ở, không thì thôi, có chi mà ngại. Khôn thì sống, dại thì chết. Chết rồi thì lại tái sanh thôi hà hihi.

P.s 1 Muốn sống sót thì học trước những kỹ năng sinh tồn khi ở ngoài đường, khi ở nơi hoang dã hay ở rừng rú ao hồ, ngoài ra còn duyên số nữa, chưa đến số chết thì cũng chẳng chết được đâu mà lo, còn đến số rồi thì cứ bình thản mà đi chết thôi, có chi mà ngại!

P.s 2 Trước khi đi có thể scan mấy cái giấy tờ quan trọng cùng bằng cấp này nọ xong rồi tự gửi email cho mình luôn. Biết đâu trên bước đường phiêu bạt mình cần đến nó thì sao.

P.s 3 Một khi đã chuẩn bị tốt rồi thì ra đi với tâm thế là “đi luôn hổng có về.” Tôi không có ủng hộ tạng người nhảy cóc đâu nha, nhảy ra rồi nhảy vào, nhảy tới rồi nhảy lui, hổng có quyết đoán gì cả. Đó là lý do khi nào đi thì tôi đi luôn một mạch, chưa bao giờ liên hệ người nhà, hễ bước chân đi một cái là vắng bặt tin tức, hổng ai biết tôi đang ở đâu làm gì cả. Chỉ có thể đọc blog mà biết thôi. Nhưng tôi hổng viết nhật kí trên blog nữa nên tôi đi đâu ở đâu làm gì thì chỉ có người bản địa nơi tôi ở mới biết, người nhà bạn bè người thân chẳng ai có bất kì tin tức nào cả, riết rồi họ cũng quen. Hễ tôi đi rồi thì khi nào về tôi tự xuất hiện trước mặt họ, khỏi báo trước, khỏi chờ đợi chi cho mệt, hổng thấy tôi xuất hiện nữa thì thôi. Vậy đó. Tàn nhẫn lạnh lùng riết rồi thấy cũng bình thường thôi. Cho nên mấy người đem chuyện tình cảm mà nói với tui thì tui thấy mắc cười quá hà. Do họ chưa từng trải nghiệm sự vô cảm tàn nhẫn lạnh lùng của tôi đấy thôi! Muốn đi thì ngoắc đầu đi cái một, khỏi nói tiếng nào luôn hihihihi, hễ đi thì đi rất là trường kì kháng chiến. Quen vậy rồi!

Vì tôi đi theo kiểu trường kì kháng chiến, thời gian đi tính bằng năm nên tôi chỉ toàn hướng dẫn người khác đi theo kiểu này, còn đi theo kiểu nhảy cóc thì tôi chả biết đường đâu mà hướng dẫn.

Còn việc chuẩn bị trang bị thế nào thì tôi có hướng dẫn quá trời trên blog Thichdibui rồi; ngoài ra mọi người nên google tự tìm hiểu thêm thông tin cập nhật từ vô số nguồn thông tin miễn phí khác. Phải tự mình năng động mà tìm kiếm thông tin, đó là bước khởi đầu cho một chuyến đi thành công! Chúc may mắn!!!

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

Nấu canh chua với xoài

Như tôi đã nói rồi nha mọi người, thức ăn đến từ cây chứ không phải đến từ siêu thị hay chợ, cho nên chỉ cần có cây xanh thì có thức ăn. Nhờ phát hiện ra điều này mà tôi thường xuyên được ăn sơn hào hải vị mà không phải tốn tiền gì cả. Ví dụ một món sơn hào hải vị của tôi là canh chua nấu bằng xoài. Cách nấu như sau:

Tôi sử dụng bếp củi nên chỉ cần đi một vòng là gom đủ nhiên liệu nấu lại rồi. Lá khô là vật liệu bắt lửa rất tuyệt!
Xoài hơi hờm hờm thì hái xuống, gọt bỏ vỏ, rồi bào mỏng cho vào nồi nước, bắt nồi nước lên bếp nấu cho sôi, mục đích là để ra nước chua.
Hoa chuối thì sau một đêm ngâm nước muối thì rửa sạch cho ra rổ.
Khi nước xoài sôi thiệt sôi thì cho hoa chuối vào nấu.
Vậy là có vị chua cho nồi canh chua rồi nha mọi người. Muốn có vị ngọt mà không dùng đường thì lột vài trái chuối sứ chín rục cho vào nồi, chất ngọt từ chuối chín rục có thể thay đường.
Vậy là ra vị chua chua ngọt ngọt.
Ớt hái trên cây xuống, cắt nhỏ cho vào nồi cho có vị cay. Tôi hái nguyên một rổ nhỏ ớt luôn nè. Ớt bỏ hột không cay gì hết trơn. Cho quá trời ớt vào nồi luôn.
Rồi nêm một ít muối.
Vậy là có nồi canh chua vừa chua vừa ngọt vừa cay ăn thơm thiệt là thơm nha mọi người!
Thông báo là sau khi nấu xong nồi canh chua dành cho cả chục người ăn này thì tôi khỏi nấu cơm luôn. Tôi ăn nguyên nồi canh trong 1 ngày là no muốn chết luôn hì.

Đó, tôi nói rồi. Thức ăn đến từ cây là vậy đó. Xoài, hoa chuối, chuối chín và ớt. Tại làm biếng chứ nếu cho thêm một ít rau thơm vào nữa thì nồi canh càng hấp dẫn, nhưng tôi làm biếng quá, với lại nồi canh đầy tràn rồi còn chỗ nào để cho rau thơm vào nữa đâu hihi.
P.s Tùy ý muốn ăn chua nhiều hay ít mà cho xoài vào. 

Bởi vì tôi đã từng là thiền sư!

Có người thấy tôi viết bài kể chuyện này chuyện nọ, rồi kể về các kiểu thiền hay các trải nghiệm tùm lum tùm la, cái ao ước: Chụy ơi, làm sao để em được như chụy!

Trả lời: Hổng biết luôn. Cái gì cũng vậy, phải đủ nhân đủ duyên thì nước tự sôi. Vậy làm sao để đủ nhân đủ duyên? Lại một câu sến súa nói hoài luôn nè: Thấy cái gì phù hợp với mình thì mình làm, nghĩa là thấy cái gì cần làm thì làm, thấy pháp môn nào/tông phái nào/tôn giáo nào/thầy nào hợp với mình thì mình theo, theo đến khi nào không thấy hợp nữa thì tìm pháp môn khác/tông phái khác/tôn giáo khác/thầy khác mà theo. Khi mình đã thấy cái ấy thật sự hợp rồi thì mình cứ việc theo thôi, ai nói gì, kệ họ, ai chỉ trích phỉ báng gì, cũng kệ họ luôn. Chỉ có tự mình mới có thể biết được điều ấy có hợp với mình hay không mà thôi. Thường xuyên tự quán sát chính mình thì sẽ tự nhận ra. Khi biết rằng cái đó hợp với mình rồi thì úm ba la thường niệm thần chú này đi nha: Ai nói gì, kệ họ. Tui làm gì, kệ tui! Hihi Chính vì vậy mới có câu: Khi đã tìm được môi trường hay pháp môn phù hợp rồi thì dù có bị chửi mắng đánh đuổi cỡ nào cũng nhất định không đi. Bám quyết liệt. Cái này tăng ni tu theo Bắc tông hay nói nè, câu nguyên gốc là gì tôi quên rồi nhưng đại ý là vậy đó.
Khi hết duyên rồi thì pháp môn ấy/tôn giáo ấy/thầy ấy không còn hợp với mình nữa, khi ấy thì tìm cái khác mà theo. Còn khi chưa hết duyên, nghĩa là chưa duyên cùng tận với pháp môn ấy mà nghe lời người khác bỏ ngang rồi quay trở lại chỉ trích phỉ báng chính cái pháp môn từng cưu mang mình thì trước sau gì cũng phải quay lại với pháp môn ấy để trả cho xong món nợ mà thôi.

Còn mọi người thắc mắc là sao tôi chỉ bước vô trường thiền có một cái, chỉ trong thời gian ngắn thôi mà tôi trải nghiệm tùm lum tùm la vậy, trong khi người ta thiền hết năm này đến năm nọ mà vẫn vậy. Rồi có người nói hổng biết kiếp trước có phải là học trò của tôi không mà sau khi tôi đăng bài kể chuyện tùm lum nên họ mới đi tìm hiểu về đạo Phật.

Đơn giản là vầy nè! Tôi thiền trong nhiều kiếp lắm rồi, tôi đã từng là thiền sư mừ, gieo duyên tùm lum tùm la rồi, nên ai nghe tôi nói mà hiểu thì cũng đã có duyên với tôi rồi đó. Bởi, tôi từng là thiền sư, làm thiền sư miết nên giờ ghét, hổng thèm làm nữa, đi bụi cho vui hehehehe. Chẳng những tôi từng là thiền sư mà còn là thiền sư danh tiếng lẫy lừng, vang danh một cõi, có thể thuyết pháp như mây trôi nước chảy, rồng bay phượng cuốn. Giỏi vậy mà vẫn……. hổng đắc đạo nổi. Thấy gớm chưa hehehehehe.

Thấy tôi lẫy lừng thí gớm chưa mọi người! Vậy mà chẳng những không đắc đạo mà còn thường xuyên rơi vào cõi Atula. Ở mãi miết trong đó đến độ sống lâu lên lão làng luôn hihi.

Ngoài ra còn chuyện này nữa. Hổng biết từ lúc nào, từ lúc tôi có thể ý thức được việc ấy thì nó đã là thế này: Trên đời này tôi rất là sợ ngứa, vì sợ ngứa nên rất sợ bị muỗi chích, muỗi chích mà ngứa ngáy, phải đưa tay gảy thì tôi luôn nghĩ tưởng đến một chuyện rất là rùng mình, rất thì thấy ớn. Đó là: cứ bị ngứa phải đưa tay gảy thì tự nhiên trong đầu lại hiện lên cảnh hầm phân. Cứ ngứa là đi kèm với phân, rất là rùng rợn, cảnh tượng lúc ấy giống như tôi đang đứng trong hầm phân và bị mấy con côn trùng nhỏ li ti châm chích vào người nên rất là ngứa ngáy khó chịu. Cho nên tôi cực kì sợ ngứa, cứ ngứa mà gảy thì luôn thấy cảnh hầm phân, thế là nổi hết da gà da vịt vì nó rất là ghê mọi người biết không vậy? Nếu không phải cảnh hầm phân thì nó luôn là cái gì đó rất là kinh tởm chẳng hạn như máu mủ ghẻ chóc. Cái ngứa của tôi luôn liên quan đến những cảnh ghê rợn vậy đó. Lúc nào mà bị ngứa gảy hoài là tôi ăn cơm hết vô luôn vì lúc nào cũng thấy hầm phân thì làm sao mà ăn cơm. Đến mức tôi nghĩ rằng trước sau gì tôi cũng chết vì những bệnh gì liên quan đến ngứa, nếu vậy thì cái chết rất là kinh khủng, mà nếu tôi vượt qua được sự kinh khủng sự ghê tởm ấy thì xem như tôi mới qua ải. Tôi luôn có cảm giác như vậy đó nha mọi người. Nghĩa là xem như kiếp này số tôi đã định là phải chết vì bệnh ngứa để cho tôi qua ải ngay tại lúc chết.

Nhưng mà chuyện tương lai thì không ai có thể biết một cách chắc chắn ngay cả Phật toàn giác cũng chẳng thể biết. Vì nhân duyên thay đổi như thế nào thì đâu ai biết. Cho nên người ta chỉ có thể ước lượng tương lai chứ không ai (kể cả Phật toàn giác) nói chắc chắn về một việc sẽ xảy ra. Chuyện của tôi cũng vậy đó.

Duyên đưa đẩy, cái tôi vào trường thiền ở Sri Lanka nha mọi người. Lần đầu tiên bước chân vào trường thiền, nhưng cái gì cũng quen thuộc, kể cả thời khóa biểu. Cái tôi trải qua đủ thứ trải nghiệm tại trường thiền này. Tự nhiên một hôm trong lúc trình pháp với thiền sư, cái tôi tự nhiên thấy ra điều này và khi thấy ra là nói cho thiền sư nghe luôn. Tôi thấy sao tất cả mọi thứ tôi đều biết hết trơn rồi, tôi biết mà không cần ai chỉ dạy hết, nhưng lạ một cái là tất cả những gì tôi biết giống như những mảng rời rạc, như một bức tranh ghép mà từng mảng rời rạc nhau không liên kết thành một bức tranh hoàn chỉnh được. Tôi thấy mọi thứ giống như tôi từng làm như vậy, tôi từng trải qua như vậy, hoàn toàn hổng có gì mới cả. Nhưng cái mới duy nhất là sau một thời gian ở trường thiền và đúng cái lúc trình pháp ấy thì toàn thể các mảnh ghép đã được xâu chuỗi và liền mạch tạo thành một bức tranh toàn vẹn, từng mảnh ghép nằm đúng vị trí hết rồi. Tất cả mọi thứ mà tôi biết trước đây chỉ là những đoạn, những miếng rời rạc nhưng bây giờ chúng xâu chuỗi lại hết, từ trên xuống dưới liền mạch nhau, thẳng tắp y như có một sợi dây đi ngang qua và nối tất cả mọi thứ lại. Tôi ngạc nhiên ghê luôn!

Sau trải nghiệm ở trường thiền Sri Lanka thì tôi mới đủ duyên mà bước chân vào trường thiền của Goenka. Rồi sau trải nghiệm ở trường thiền Goenka thì tôi bắt đầu mày mò lên mạng vào các diễn đàn Phật Pháp xem người ta làm gì trên đó. Rồi tự nhiên một hôm tôi đặt câu hỏi về nỗi sợ ngứa và cảnh hầm phân mỗi khi gảy ngứa. Hổng ai biết gì hay có thể trả lời được, ngoại trừ một người. Người này trả lời ngắn gọn vài câu nhưng tôi như bừng tỉnh cơn mê vậy đó mọi người. Hầm phân chính là những cái ghim của tôi trong tâm thức và tôi dùng những cái ghim ấy để chỉ trích phán xét người khác. Cho nên tôi phải chịu đựng cảnh ấy mỗi khi bị ngứa phải gảy. Sau khi được khai thị điều ấy, hiểu được nguyên do nỗi thống khổ của mình thì cho đến tận hôm nay tôi không còn thấy cảnh hầm phân mỗi khi ngứa phải gảy nữa nha mọi người. Bây giờ chỉ thấy ngứa chỉ thấy gảy thôi chứ hết thấy cảnh hầm phân ghê rợn nữa rồi. Vậy là tôi không còn phải chết vì bệnh ngứa để qua cái ải này nữa rồi nha, qua ải trước khi chết rồi nè hehehehe. Người khai thị cho tôi điều này cũng là người khai thị cho tôi về nhị nguyên luôn nha mọi người! Phải đủ duyên thì mới lãnh thọ được lời khai thị, nếu không thì chỉ toàn là chửi bới phỉ báng thôi hà! Và chính vì đã đủ duyên nên tôi tự nhiên mới mò mò lên Facebook rồi đặt câu hỏi một cách vu vơ rồi được khai thị một cách ngon ơ và gọn hơ luôn vậy đó hehehehe.
Bởi, tôi nói rồi thiện tri thức luôn hiện diện, Bất thối Bồ tát khắp nơi để gieo duyên, cho nên chỉ cần có tâm chân thật cầu đạo thì đủ nhân đủ duyên tự nhiên vào guồng luôn.

Túm lại, quay lại mục đích chính của bài viết: Ý tôi muốn nói ở đây là nếu những cái tôi trải qua mà mọi người thấy lạ lẫm ngộ nghĩnh vì mọi người chưa trải qua bao giờ thì điều ấy cũng dễ hiểu thôi. Bởi vì tôi từng là thiền sư rồi nha! Những cái ấy tôi từng trải qua hết rồi, bây giờ chỉ là trải nghiệm lại để xâu chuỗi liền một mạch mà thôi. Đơn giản hơm hihi!

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

Vì sao Thích Ca nói “Cái Ta nói ra chỉ là nắm lá trong lòng bàn tay?”

Nguyên câu là: Cái Ta biết như rừng, còn cái Ta nói ra chỉ là nắm lá trong lòng bàn tay.
Nguyên cả đời ổng chỉ nói về Tứ Diệu đế và Bát Chánh đạo thôi nha mọi người. Ngoài vấn đề này ra ổng chả thèm nói gì nữa cả. Biết sao không? Nói chi cho mệt. Đứa nào thông được Tứ Điệu Đế và Bát Chánh Đạo thì đứa ấy thành thánh rồi. Đã thành thánh rồi thì theo duyên đưa đẩy, tự nhiên họ sẽ biết làm gì tiếp theo, đâu cần ai chỉ dạy hướng dẫn gì nữa đâu. Lúc ấy họ chỉ có đi theo sự vận hành của Nhân Quả thôi. Còn đứa nào chưa thấu được Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo thì buộc nó phải thấu cho nên nói hoài, nói miết, nói ra rả, còn sống ngày nào là còn nói ngày nấy, nói cho thủng lỗ tai nó luôn, cho bỏ tật nghe hoài mà hổng thủng nè hihi! Cho nên cả đời ổng chỉ nói về Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo, ngoài ra ổng đâu thèm nói gì nữa là như vậy đó nha mọi người.
Công nhận ông Thích Ca ổng thiệt là mắc cười hahahahaha.
Ta nói rồi đó nha bây: “Cái Ta nói ra chỉ là nắm lá trong lòng bàn tay thôi.” Đứa nào thông được nắm lá nầy thì đứa ấy sẽ thấy được cả khu rừng. Cho nên Ta đâu cần nói cả khu rừng chi cho mệt vậy.

Sự giác ngộ là giống nhau nhưng con đường giác ngộ của từng người thì không ai giống ai cả. Do thời đó hổng có lưu truyền bằng chữ viết nên không ai biết các vị tỳ kheo giác ngộ như thế nào nhưng tôi đảm bảo với mọi người rằng có bao nhiêu vị tỳ kheo thì có bấy nhiêu cách giác ngộ chứ hổng phải cứ có một kiểu rồi ai cũng rập khuôn y chang đâu nha. Nhưng dù giác ngộ bằng con đường gì thì khi đến đúng chỗ giác ngộ ấy thì ai cũng thấy như nhau. Cho nên chỉ có người giác ngộ mới biết người giác ngộ nhưng con đường giác ngộ thì chỉ ai đi con đường ấy thì mới biết, còn người đi đường khác thì không bao giờ biết được là vậy đó.

Sau khi giác ngộ rồi thì tất cả các bậc giác ngộ đều làm công việc giống nhau, đó là gieo duyên, nghĩa là nhỏ từng giọt từng giọt vào ly nước, khi nào ly đầy tràn thì đấy là việc của Nhân Quả, không phải việc của họ. Nếu thật sự nắm được điều này (mà người thường thì làm sao mà nắm, chỉ có bậc giác ngộ mới nắm được thôi chớ hihi!) thì sẽ hiểu được sự ra đời của tất cả tôn giáo tông phái pháp môn là thế nào và sự thịnh suy của từng tông phái/pháp môn ấy luôn nha!

Mỗi bậc giác ngộ, do duyên và do hạnh nguyện, mà họ sẽ làm những công việc khác nhau, không ai giống nhau để hoàn thành cái được gọi là nhiệm vụ gieo duyên. Ví dụ: Ông Thích Ca ổng chỉ có nhiệm vụ thuyết pháp thôi chứ hổng có nhiệm vụ lưu truyền kinh sách, nên ổng gieo duyên bằng cách ra rả thuyết Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo suốt. Ông Anan có duyên với việc truyền bá kinh điển nên ổng phải làm cái nhiệm vụ ấy. Đáng lẽ Thích Ca làm điều này thì sẽ chính xác và dễ hơn là Anan đấy chứ. Nhưng Thích Ca ứ thèm làm vì hổng phải là việc của ổng, ổng hổng có gieo duyên bằng con đường này. Còn Anan thì gieo duyên bằng con đường truyền bá kinh sách nên Anan làm. Thế thôi. Tất cả các bậc giác ngộ đều làm những công việc khác nhau để gieo duyên, không ai làm giống ai cả.

Mọi người thử chú ý điều này nha, phải có sự chú ý và quán sát cao thì mới có thể thấy đấy nhá! (Hù phát cho mọi người tập trung hehehe) Đó là tất cả các tông phái và pháp môn khi được thành lập bởi một vị thầy nào đó thì rất thịnh vào thời vị ấy, nhưng khi vị ấy viên tịch hay “từ chức” lui vào hậu trường thì pháp môn ấy dần dần tàn rụi hoặc phải chuyển sang hướng khác. Cái này tôi có giải thích trong bài Tục “Để của cho con” nói về cuộc sống đời thường rồi, còn bài này là nói về sự lưu truyền của tông phái và pháp môn. Đó là:
Một bậc đắc đạo là do họ đi con đường ấy làm những việc ấy, và những điều họ làm thì phù hợp với họ, hợp cả nhân lẫn duyên, đúng thời điểm, giọt nước tràn ly thì Bùm, họ giác ngộ. Khi giác ngộ rồi thì nhiệm vụ của họ là gieo duyên, và họ chỉ có thể gieo duyên thông qua con đường họ đã đi, đã tự thân trải nghiệm. Cho nên họ thành lập tông phái/pháp môn/môn phái để công việc gieo duyên của họ có thể rộng khắp. Tất cả ai chạm được đến pháp môn ấy đều là được bậc giác ngộ ấy gieo duyên. Vì vậy đối với bậc thật sự giác ngộ và với tâm nguyện gieo duyên như vậy thì khi họ nói/thuyết giảng về pháp môn (nghĩa là về con đường họ đã đi) thì họ luôn nói sự thật, vì đúng là họ đã đi như vậy. Vì đó là sự thật nên những gì họ nói họ làm có sức lay động có sức cảm phục người nên pháp môn/tông phái họ thành lập cực kì thịnh vào thời của họ là vậy đó. Hiểu hơm?

Nhưng sau đó thì sao? Sau khi họ viên tịch hoặc chưa cần họ viên tịch, chỉ cần họ chuyển giao việc thuyết pháp hoặc mọi công việc khác cho đệ tử thì tông phái ấy từ từ đi sang hướng khác hoặc lụi tàn theo năm tháng hoặc phải đối đầu với vô vàn tai tiếng. Có người giải thích là do pháp môn mở rộng quá nên khó kiểm soát nên bị tai tiếng. Đúng y như vậy đó nha. Nhưng chỉ cần bậc giác ngộ ấy hay còn gọi là vị sáng lập ấy có thể đứng ra một cái thì mọi thứ có thể chấn chỉnh dễ dàng vì họ toàn nói điều họ đã trải, còn gọi là điều chân thật. Nhưng khi họ không còn đó nữa thì đảm bảo có vô số hướng khác nhau, có ngay sự chia rẽ. Cái này chẳng những trong đạo mà trong lịch sử quốc gia hay trong cuộc sống đời thường hoặc trong công ty công sở hiện tại thì việc chia rẽ vẫn hằng diễn ra đấy chứ. Nhưng ở đây tôi chỉ nhấn mạnh đến việc nói về các tông phái và pháp môn thôi nha mọi người!

Biết sao có sự chia rẽ hay tàn lụi không mọi người?
Bởi sự giác ngộ thì giống nhau nhưng con đường giác ngộ thì không ai giống ai. Bậc đạo sư sáng lập tông phái ấy giác ngộ bằng con đường ấy nhưng những đệ tử chỉ có thể được gieo duyên chứ không ai đi y chang con đường ấy mà có thể giác ngộ được cả. Đệ tử mà muốn giác ngộ như ổng thì buộc phải tự đi con đường riêng của mình, không thể đi theo bóng của ông thầy mà giác ngộ. Con đường của ổng không thể nào giống con đường của mình thì làm sao mình đi theo bóng của ổng mà mình giác ngộ được chớ! Vì không thể giác ngộ bằng cách đi theo bóng thầy, cho nên đệ tử chỉ có thể thọ lãnh duyên do thầy mình gieo rồi phải tự đi con đường của riêng mình, không bao giờ có thể lập lại con đường của thầy mà có thể giác ngộ y như ổng (ngoại trừ những trường hợp vô cùng đặc biệt). Khi một đệ tử thật sự đạt được sự giác ngộ y như ông thầy thì đệ tử phải tách ra và thành lập tăng đoàn riêng của chính mình. Vì sao?
Vì vị giác ngộ mới này chỉ có thể gieo duyên qua con đường do chính mình đã đi chứ có đi được con đường của thầy đâu mà phải đi theo tăng đoàn của ổng nữa. Một bậc giác ngộ nói gì ra cũng là nói điều thật, cũng là nói cái do mình tự thân trải qua nên họ không thể tiếp quản tăng đoàn của thầy vì họ không đi đường ấy thì biết gì mà tiếp quản. Nếu buộc phải tiếp quản thì họ buộc phải thay đổi toàn bộ để phù hợp với con đường họ đã đi, trải nghiệm họ đã nếm. Đó là lý do tăng đoàn sau khi được tiếp quản phải có sự chia rẽ hoặc thay đổi là vậy. Còn nếu không thay đổi được thì vị giác ngộ mới này phải tách riêng ra và tự lập tông phái/môn phái/pháp môn/tăng đoàn riêng cho thích ứng với con đường mình đi.
Con đường giác ngộ không ai giống ai nên một tông phái phải chia rẽ sau khi vị thầy sáng lập viên tịch là vậy. Còn nếu tông phái ấy vẫn y chang vậy không chia rẽ hay thay đổi gì cả, đảm bảo với mọi người rằng vị đệ tử tiếp quản chưa giác ngộ nên mới có thể làm y chang thầy mình được. Do chưa giác ngộ nên dù có làm y chang hay không y chang thì những gì người chưa giác ngộ nói chỉ là do ảo tưởng mà ra nên từ từ tăng đoàn rồi cũng lụi tàn theo năm tháng mà thôi.
Tất cả các tông phái/tôn giáo/pháp môn mà tôi từng hành qua hay từng ở chung họ thì cho đến giờ này khi tôi quán sát lại tôi thấy đều xảy ra y chang như nãy giờ tôi nói. Nghĩa là:
- Khi một đệ tử thật sự giác ngộ thì họ phải lập tông phái riêng cho hợp với con đường họ đi chứ không thể đi rập khuôn con đường của thầy mình.
- Chỉ có đệ tử chưa giác ngộ mới có thể rập khuôn y chang thầy. Tăng đoàn rơi vào tay người chưa giác ngộ thì trước sau gì cũng tàn lụi.

Cho nên có một số vị luyến tiếc những tăng đoàn vang danh một thời. Tôi nói: Có gì đâu mà tiếc? Nếu thấy tăng đoàn chia cắt thì đó là việc đáng mừng, vì điều ấy nghĩa là có đệ tử đắc đạo nên tạo ra tăng đoàn mới cho riêng mình. Nếu thấy đệ tử tiếp quản y khuôn thì có khi tăng đoàn đang đi xuống vì vị đệ tử ấy chưa đắc đạo.

Đảm bảo có người điên cái đầu, vì sao thấy tôi nói cái gì cũng khác với Thích Ca hết vậy hihi. Thích Ca nói ai làm tăng đoàn chia rẽ thì người ấy phạm 1 trong 5 trọng tội không thể tha thứ được. Còn ở đây tôi lại nói tăng đoàn chia rẽ thì ấy là có đệ tử đắc đạo. Đúng thiệt tôi là Quỷ Vương nha mọi người hahahaha!
Lời Thích Ca nói thì đúng với thời đại của Thích Ca, đúng với nhân duyên ấy. Thích Ca còn tại thế, Thích Ca đang trụ trì tăng đoàn nên Thích Ca nói vậy. Sau khi Thích Ca nhập Niết Bàn, mấy ông thánh A La Hán làm trái lời ổng liền đấy chứ. Biết trái sao không? Đó là tụ tập lại để Kết tập Kinh điển hehehe. Ông Thích Ca không cho ghi chép lại kinh điển, nhưng ổng vừa nằm xuống một cái thì mấy ông đệ tử của ổng kết tập kinh điển luôn ngay tích tự hahahahaha. Vui không mọi người! Bởi vậy tôi nói rồi, ai làm nhiệm vụ nấy. Thích Ca làm nhiệm vụ của Thích Ca, còn những vị kia họ làm nhiệm vụ của họ đấy thôi. Kẻ nào bám chặt vào lời Thích Ca thì kẻ ấy không bao giờ giác ngộ. Vì vậy Thích Ca mới không cho chép kinh. Mỗi một bài kinh chỉ tương ưng với một loại người, một loại căn cơ nào thôi. Người hợp căn cơ khi nghe bài kinh ấy thì có thể hành theo, người không hợp căn cơ thì bài kinh ấy trở thành thuốc độc, càng uống thì càng trúng độc. Cho nên ổng cực kì nghiêm khắc không cho ai ghi chép lại lời ổng khi ổng còn tại thế. Nhưng do duyên đưa đẩy nên cái ông Anan với trí nhớ cực tốt mới làm thị giả của ổng mới nhớ hết tất cả các bài pháp của ổng, để khi ổng vừa nằm xuống một cái là Anan chép kinh lại hết hehehehe. Vậy Anan có “phạm thượng” có làm trái ý đạo sư không? Không. Vì đó là nhiệm vụ của Anan, Anan làm nhiệm vụ của mình, còn Thích Ca thì làm nhiệm vụ của Thích Ca.


Cho nên cái câu “Làm tăng đoàn chảy máu là một trọng tội” là đúng đối với người phàm, tham danh tham lợi khoái chỉ huy lãnh đạo, còn đối với bậc giác ngộ thì việc lập tăng đoàn mới không giống tăng đoàn của thầy thì đó là việc gieo duyên chứ chả có phạm tội gì cả. Y như Anan, sau khi Thích Ca viên tịch, thì lập tăng đoàn chuyên chép kinh là vậy đó hihi.

Thật ra để cho bài viết sống động và dễ hình dung hơn tôi có thể lấy ví dụ về những tăng đoàn/ pháp môn đang hiện diện để minh họa cho lời nói của mình, nhưng mà làm vậy chi? Ai đủ căn cơ hiểu bài viết này thì tự thấy ra thôi hà. Còn ai không đủ căn cơ thì sẽ dễ bị ghim rồi sanh ra ác cảm hoặc có ý nghĩ tiêu cực với những tăng đoàn/pháp môn/tôn giáo ấy. Cho nên ai thấy thì thấy, còn không thấy thì thôi hehehe. Điều này không chỉ diễn ra với các tông phái của Phật giáo mà ở tất cả các tôn giáo khác luôn đó nha mọi người.

Cho nên có người than vãn: Trùi ui sao mà có nhiều pháp môn/tông phái quá, biết theo cái nào đây vậy trời!
Đáp: Có nhiêu đó mà nhiều cái gì, còn vô số cái mới sẽ từ từ xuất hiện cho mà xem. Nhưng mà cái mới càng xuất hiện thì chứng tỏ càng có nhiều vị đắc đạo nên mở pháp môn gieo duyên, vậy thì ta càng được gieo nhiều duyên nên ta càng khoái chứ than cái gì mà than hihi
Ai không biết, khi thấy những pháp môn mới xuất hiện thì sợ hãi co cụm rồi chửi bới đả kích từa lưa. Biết sao không? Vì họ sợ họ bị lay chuyển bởi những cái mới. Cho nên sự đả kích xuất phát từ nỗi sợ. Có gì mà phải sợ, cứ cái mới xuất hiện thì ta khoái chứ sợ gì mà sợ, biết đâu cái ấy hợp duyên mình thì sao! Khi mình để nỗi sợ thống lĩnh hay nghe người này người kia nói rồi hăng say đả kích phỉ báng, thì có khi mình đang tự ngăn đường đi của mình đấy thôi.

Túm lại, có một câu sến súa nói hoài luôn cho thủng màng nhỉ nè: Thấy pháp môn nào, tông phái nào, tôn giáo nào, thầy nào hợp với mình thì mình theo. Theo miết theo hoài đến khi nào hết thấy hợp nữa thì kiếm pháp môn khác, tông phái khác, tôn giáo khác, thầy khác mà theo hihi. Sống được vậy, có phải sướng hơm? Ôm chặt có một cái cột rồi nhắm tịch mắt lại chửi bới đả kích chi cho phiền não vậy hihi. Thấy Thích Ca ra rả Tứ Diệu Đế Bát Chánh đạo cái có người lầm tưởng rằng ôm chặt cái này sẽ giác ngộ nên tìm cách học thuộc lòng luôn nha mọi người. Trùi ui, học thuộc đến mức, chạm nhẹ cái thôi là xả ra nguyên bài, nhưng căn cơ chưa đủ nên dù thuộc lòng tất cả kinh điển thì cũng chẳng biết làm sao mà hành. Do không biết hành ra sao nên tưởng tượng rằng mình đang hành. Cái ấy là do tưởng tượng mà ra chứ có hành gì đâu. Chưa đủ căn cơ để hành Tứ Diệu Đế và Bát Chánh đạo mà cứ ôm chặt lấy điều ấy rồi dùng nó để đả phá chỉ trích mà không biết rằng: Chỉ cần mình xả ra một cái, có khi phải ôm lấy một pháp môn khác, tông phái khác hành qua một cái cho cái chỗ kẹt của mình bung ra. Khi chỗ kẹt bung ra rồi thì tự nhiên vào guồng thôi, hành như không hành, khi ấy tự nhiên hành, đâu cần tưởng tượng làm cái gì. Nhưng do mình sợ bị lung lay nên mình ôm chặt cái không phải của mình (cái gì không hợp căn cơ thì cái ấy không phải của mình) rồi mình tự bít kín hết tất cả mọi con đường dẫn đến chỗ hợp với mình hơn. Việc này chỉ làm kéo dài con đường đi đến giác ngộ của mình thôi nha mọi người. Đâu phải muốn hành Tứ Diệu Đế và Bát Chánh đạo là hành được đâu, phải đủ duyên, phải đủ căn cơ mới vào được chớ. Mà duyên thì người ta gieo từa lưa nhưng mình nhắm mắt bịt tai hổng thèm tiếp nhận gì cả hihi. Ôm kinh Phật đọc miết thì không hiểu kinh nói gì đâu, có khi phải đọc kinh điển của các tôn giáo khác, hiểu được những kinh điển ấy rồi thì khi đọc trở lại kinh Phật thì tự nhiên thấy sao giống như ông Thích Ca ổng nói cho mình mình nghe thôi vậy đó, nghĩa là mọi thứ đều trơn tru thấu đáo đến không ngờ, vậy mà sao trước đó cứ phải vắt chân lên trán miết mà vẫn không hiểu.

Bởi, tôi nói rồi, thời Thịnh pháp đang quay trở lại, Bất thối Bồ tát khắp nơi, mình được trợ duyên rất nhiều mà mình hổng biết đấy thôi. Lý do là do ôm chặt pháp môn quá hà, nới ra tí cho pháp môn có chỗ thở thì tự nhiên mọi thứ lại vào guồng một cách không ngờ luôn đấy hihi!

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2018

Hướng dẫn tăng ni cách rời bỏ tăng đoàn.

Hehehehe công nhận tôi “vĩ đại” ghê hơm! Thay vì hướng dẫn người ta cạo đầu đi tu thì tôi hướng dẫn người ta cách bỏ tu đi bụi hihi.

Như tôi đã viết trong bài Đời là trường thiền lớn nhất này nè, việc tu trải qua vô số giai đoạn. Mỗi một giai đoạn cần có môi trường và pháp môn thích hợp. Do vậy mà mỗi người tăng/ni tự quán sát bản thân mình để xem mình đến giai đoạn nào rồi. Khi đến giai đoạn cần phải cởi bỏ áo cà sa để trở lại cuộc sống cư sĩ thì cứ mạnh dạn mà làm. Vì việc giác ngộ ngay trong kiếp sống này quan trọng hơn sĩ diện rất nhiều. Khi mình thấy rõ rằng mình buộc phải làm vậy thì cứ việc mà làm, đứa nào nhiều chuyện nói này nói nọ thì cứ việc chửi cha nó cho tôi nha mọi người (hổng dám chửi thẳng thì chửi trong bụng) Mình chửi cha thiên hạ rồi thì mình thấy khoái, mình thấy khoái rồi thì mình hổng bị nó làm ảnh hưởng đến mình nữa.

Nhưng nên nhớ: bất cứ việc gì cũng cần có giai đoạn chuyển tiếp hay còn gọi là chuyển giao hay còn gọi là chuẩn bị. Việc bỏ áo cà sa ra đời cũng phải trải qua giai đoạn chuyển giao, giai đoạn này càng được chuẩn bị kỹ thì mình càng đỡ bị sốc khi phải thay đổi 180 độ như vậy. Cái gì cũng phải từ từ, cái gì cũng phải có sự chuẩn bị về cả tâm lẫn sinh lý nha mọi người. Ví dụ trải nghiệm của tôi về việc này đi nha! Tôi luôn có giai đoạn chuyển giao trước khi chuyển chứ hổng có làm đột ngột đâu nha mọi người!
Thứ nhất, trước khi tôi trở thành 1 chiến binh quả cảm (nói cho sang vậy thôi, chứ nói trần trụi thì thành kẻ du mục, kẻ lê la, kẻ ăn chực ở nhờ,………) thì tôi phải trải qua các giai đoạn sau:
1. Tôi phải quen với việc sống một mình
2. Tôi mỗi năm được nghỉ phép vài tuần hoặc 1 tháng và tôi dùng cái nghỉ phép ấy để đi ngắn hạn (nghĩa là chỉ đi vài tuần hoặc 1 tháng thôi) rồi về làm việc tiếp, và tôi chỉ đi một mình, không đi với ai cả (nếu mọi người không quen đi một mình thì lúc đầu có thể đi theo tour rồi đi cùng nhóm bạn rồi sau đó thì tự đi một mình) 
3. Khi tôi quyết định bỏ việc để đi dài hạn đi trường kỳ kháng chiến thì tôi lúc đầu vẫn ở nhà trọ, vẫn lệ thuộc vào các phương tiện giao thông công cộng,…
4. Khi ở Mông Cổ, tôi học cách trở thành dân du mục từ các du mục người Mông Cổ.
Phải qua 4 bước chuẩn bị như vậy thì tôi mới trở thành chiến binh quả cảm được đấy chứ! Thời đó tôi hổng có biết mà đọc blog cũng chẳng có ai viết blog kỹ và chi tiết cho tôi đọc để mà bắt chước nên tôi toàn là tự mài mò mà làm không đấy chứ. Bây giờ mọi người được trợ duyên quá lớn rồi nên chẳng cần phải qua 4 bước dài lê thê vậy đâu. Nguyên cái blog Thichdibui của tôi hướng dẫn kỹ càng chi tiết lắm rồi.

Thứ hai là tôi chuyển sang cuộc sống tối giản cũng không có đột ngột thình lình mà cũng phải có bước chuyển giao kỹ càng. Ví dụ, đầu tiên tôi tiêu xài như một du khách ………ki bo, rồi từ từ tôi học cách ít lệ thuộc vào tiền bạc (vì nếu chỉ toàn lệ thuộc vào tiền bạc thì tôi không thể đi lâu như vậy, phải quay về khi gần hết tiền nhưng tôi chẳng thích quay về nên tôi không còn cách nào khác mà phải tự mài mò học cách sống ít lệ thuộc vào tiền bạc để không phải chi tiêu tiền bạc để không phải hết tiền mà quay về). Học được cách ít lệ thuộc vào tiền bạc thì tôi xài ít tiền nhưng rồi cũng phải lệ thuộc vào người khác. Xong tôi phải đến giai đoạn không lệ thuộc vào tiền cũng như không lệ thuộc vào người khác mà buộc phải lệ thuộc vào thiên nhiên vào tự nhiên để sinh tồn. Nơi nào có cây xanh nơi ấy có sự sống bởi vì thức ăn đến từ cây chứ đâu phải đến từ siêu thị hay từ tủ lạnh đâu nè! Cái bước chuyển giao tư tưởng từ thức ăn đến từ cây không phải đến từ siêu thị hay tủ lạnh cực kì khó. Thật ra đó là điều tự nhiên nhưng tôi sanh ra và lớn lên ở thành phố quen với việc kiếm tiền xài tiền và tiêu tiền vào những nhu cầu cũng như tham muốn nên cái tư tưởng thức ăn đến từ cây trở nên xa lạ mất rồi. Từ một việc đơn giản và vô cùng tự nhiên mà khi nói ra ai cũng hiểu cũng biết thậm chí còn có thể cười chế giễu người nói cho đến việc thực sự làm được điều ấy không hề dễ đâu nha mọi người, phải trải qua một bước chuyển giao vô cùng đồ sộ ấy chứ. Cho nên nói thì dễ mà làm thì không có dễ là vậy.

Thứ ba, tôi là người sợ độ cao và dễ bị sốc không khí loãng nên tôi lên núi bằng cách đi bộ cùng xe đạp chất đầy hành lý. Tôi thích ứng với sự thay đổi độ cao một cách từ từ, nhích từng chút một chứ hổng có đột ngột như việc lên núi bằng máy bay, cáp treo hay xe buýt, xe máy, nên tôi lên xuống độ cao mấy ngàn mét mà vẫn tỉnh bơ như cây cơ chứ hổng có quặt quẹo nhức đầu chóng mặt ói lên ói xuống vì sự thay đổi quá nhanh quá đột ngột. Tôi lên núi xuống núi bằng cách đi bộ thì khỏe re nhưng tôi mà đi bằng xe thì chỉ cần cao độ vài trăm mét thôi là tôi đủ sốc rồi đó mọi người, chóng mặt khó chịu vô cùng. Cho nên nói gì thì nói tôi vẫn thích tự leo lên rồi tự leo xuống các quả núi và quả đồi. Vì khi tự leo như vậy thì cơ thể có sự chuyển giao từ từ và thích ứng dần với sự thay đổi, mà cái gì cũng vậy, một khi đã thích ứng rồi thì tự nhiên như người bản xứ thôi.

Túm lại, ý tôi muốn nói là trước khi chuyển đổi bất cứ điều gì thì cũng cần có giai đoạn chuyển giao (transition), hổng có làm đột ngột, dễ bị sốc và bị nản lắm nha mọi người! Làm đột ngột thì dễ thôi nhưng quan trọng là chỉ trong thời gian ngắn rồi sau đó cũng quay về lối cũ chứ chẳng thể sống vì điều đó được đâu nha. Tôi trải qua rồi tôi mới biết đấy. Cái gì mà mình làm đột ngột là cái ấy do sự ham muốn nhất thời, do trào lưu, do phong trào chứ không phải là cái thật sự mình cần làm, không phải là cái mình khao khát và quyết tâm làm cho bằng được. Cái mình khao khát quyết tâm làm cho bằng được thì cái ấy cần có sự chuyển giao kỹ càng để khi làm rồi thì không dễ buông nó ra, mà bám lấy nó một cái dai dẳng và trường kì.

Đó là lý do tôi viết bài này. Khi tôi xúi mọi người rời bỏ tăng đoàn khi mình cảm thấy mình cần phải bước ra để trải nghiệm thay vì cứ ru rú trong khuôn viên chùa thiền viện tăng đoàn thì mọi người cần phải qua bước chuyển giao sau đây:
Đầu tiên và quan trọng nhất là cần phải thực sự biết rằng mình đã đến giai đoạn cần có sự thay đổi ấy chưa hay đấy chỉ là ham muốn, chỉ là cảm xúc nhất thời. Ví dụ gây lộn với ai đó rồi ghét hổng thèm ở, muốn ra ngoài cho rồi. Người mà đã có sự chuẩn bị đủ thì cái gây lộn với ai đó chỉ là giọt nước cuối cùng làm cho tràn ly thôi, còn người chỉ do ham muốn nhất thời thì dù ly nước chưa đầy nhưng tức quá nên cũng bỏ đi luôn. Hai trường hợp này là không giống nhau đâu nha mọi người!
Để biết mình thực sự có muốn lột áo ra đời hay không thì cần phải trải qua các cuộc kiểm tra và thử nghiệm để xem đấy là cái ý muốn thật sự hay nhất thời. Kiểm tra bằng cách nào?
Tùy hoàn cảnh và điều kiện của mỗi người. Có thể kiểm tra bằng cách: Tìm mọi cơ hội để tiếp xúc với bên ngoài, có thể là chân trong chân ngoài, có thể là bắt chước các vai trò của cư sĩ thay vì tu sĩ, có thể là xin đi học ở bên ngoài, có thể tìm cách sống thử cuộc sống khất thực ở những nơi mình có thể làm một cách hợp pháp,….. Tìm cách tập cho mình từ bỏ bớt sự lệ thuộc vào chùa vào thiền viện vào tăng đoàn. Thử sống mà không có những cái ấy xem mình chịu nổi hay không. Con người ta có xu hướng dễ duôi, thấy chỗ nào thoải mái sung sướng thì khoái nên bám dính và hổng muốn cái cực khổ khó nhọc. Cho nên sống bám vào chùa thiền viện và tăng đoàn dễ hơn là tự sống bên ngoài. Chính cái sự dễ duôi này làm cho người ta phải sống lây lất mãi trong các môi trường ấy mà không dám bước ra. Ngay cái việc nhỏ như vậy mà còn không đủ ý chí để làm thì làm sao mà đủ ý chí cho sự giác ngộ. Nên nhớ sự giác ngộ chẳng bao giờ đi cùng với sự dễ duôi sung sướng thoải mái cả. Sự giác ngộ đi cùng với kẽm gai và dây thép chứ chẳng đi cùng với hoa đâu nha. Người chưa bao giờ dám bước chân trần trên con đường đầy gai góc thì chẳng bao giờ có thể chạm được vào giác ngộ cả bởi vì giác ngộ nằm trên con đường đầy gai chứ không nằm trên con đường êm ái đầy hoa thơm mật ngọt. Cho nên ngay cả việc nhỏ xíu xìu xiu là buông bỏ sự lệ thuộc vào tăng đoàn mà còn không làm được thì lấy gì mà giác ngộ. Và để có thể buông bỏ như vậy cần có sự chuẩn bị, sự chuyển giao.

Có một cách để chuyển giao hiệu quả. Đó là xin bỏ áo cà sa, trở lại làm cư sĩ nhưng vẫn sống sinh hoạt trong chùa chứ không ra ngoài chùa. Đây là bước học cách từ bỏ sự quỳ lạy cúng dường kính trọng của Phật tử. Có ai thèm lạy cư sĩ đâu nè! Cho nên nếu ngay từ đầu không thể đùng cái bỏ ra đời sống thì nên làm cư sĩ sống ngay tại chùa trong một khoảng thời gian nào đó. Ăn ở làm việc cho chùa với tư cách cư sĩ không phải tu sĩ. Đó là cách rất hay để từ bỏ dần sự lệ thuộc vào chùa. Nếu ngại làm việc ở chùa mình từng tu thì đi vùng khác nơi khác mà tìm chùa rồi ở. Tôi thấy cách này hay và an toàn cho ai đã ở trong chùa trường kì kháng chiến quá rồi, hổng biết làm sao mà ra đời nè! Khi ở chùa với tư cách cư sĩ một thời gian cho đủ lông đủ cánh, thật sự cứng cáp rồi thì rời chùa để mà dấn thân vào cuộc sống thôi. Mọi người thấy tôi xúi cách này hay hơm?

Còn một cách khác, đó là vẫn mặc áo cà sa nhưng xin chuyển qua môi trường khác, môi trường nào mà có đi khất thực. Học cách phải bước chân ra khỏi cổng để lê la xin ăn khất thực. Dần dần đủ cứng cáp rồi thì trả áo và tự sống thôi.
Làm tu sĩ xin ăn dễ hơn là làm cư sĩ đấy nha! Nhưng mà cái gì khó mà vẫn làm được thì mới mau tiến bộ đấy chứ. Cho nên lựa cái khó mà làm thì mới hy vọng giác ngộ ngay trong kiếp sống này, còn không thì cứ mơ đi cưng!
Ngoài ra, cái gì cũng có hai mặt nha mọi người, lợi và bất lợi. Tu sĩ thì dễ xin ăn hơn nhưng không thể hòa mình vào cuộc sống dễ dàng, vì một sự ngăn cách vô hình. Làm cư sĩ thì khó xin ăn hơn nhưng lại có khả năng hòa mình vào cuộc sống nhanh hơn. Có thể thay đổi y phục theo văn hóa bản địa vùng miền, có thể trở thành người địa phương dễ dàng hơn tu sĩ nhiều.

Túm lại, làm gì cũng cần có bước chuyển giao/chuẩn bị kỹ càng thì mới lâu dài và bền bĩ, nếu không chỉ là tham muốn nhất thời theo kiểu ăn xổi ở thì mà thôi.

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi????

Có mấy cha nhiều chuyện (giống tôi) thấy tôi cứ đi bụi và dụ mọi người đi bụi miết nên hát “Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi, đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt.”

Đáp nè: Hổng biết ai mới đang đi loanh quanh nha hahaha?! Người mà chân bước đi chỗ này chỗ nọ chưa chắc là họ đang đi. Còn người mà ở một chỗ không di chuyển chưa chắc là họ không đi hehehehe.
Cái đi ở đây giống như câu chuyện Phật Thích ca thâu phục tên Vô Não vậy đó. Vô Não rượt theo ổng để chém nhưng rượt hoài cũng không đến được chỗ của ổng nên bực quá nói: Ta bảo ông dừng lại, sao ông không chịu dừng? Ông Phật trả lời: Ta đã dừng lâu rồi chỉ có ngươi là chưa chịu dừng mà thôi.
Ở cố định một chỗ để cho an cư lạc nghiệp, chưa chắc người đó đã dừng. Còn người suốt ngày đi loanh quanh chỗ nọ chỗ kia, nơi này nơi nọ, chưa chắc là người ấy đang đi hehehehehehe.

Cho nên đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt thực ra nghĩa là vầy nè: Cứ mãi chạy theo dục vọng làm chi cho đời mỏi mệt vậy hử? Bao nhiêu năm rồi thực ra là bao nhiêu kiếp rồi cứ chạy miết theo dục vọng vẫn chưa thấy mệt ư?
Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi, đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt nghĩa là bao nhiêu kiếp rồi sao chưa chịu dừng, cứ mãi chạy rong chi cho khổ vậy hehehehehe.
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt nghĩa là hết ngày rồi lại đêm, hết đêm rồi lại ngày, ấy là sự xoay vần của vụ trụ, ấy là điều bình thường của tự nhiên.
Dọi xuống trăm năm một cõi đi về nghĩa là dù chúng ta có sanh ra hay chết, rồi lại sanh ra rồi lại chết đi thì điều ấy cũng đâu có ảnh hưởng gì đến tự nhiên, đúng thời điểm thì mặt trời vẫn mọc, đúng thời điểm thì mặt trời lặn và mặt trăng mọc,……..
Cho nên chúng ta cứ mãi bị kéo lê theo dục vọng, chạy miết theo tham muốn từ năm này qua năm nọ mà vẫn chưa thấy mệt hay sao? Dù chúng ta có chạy theo dục vọng gì đi chăng nữa, dù dục vọng ấy có lớn lao vĩ đại thế nào đi chăng nữa thì cũng chẳng ảnh hưởng đến tự nhiên chẳng ảnh hưởng gì đến quy luật tuần hoàn của vũ trụ cả, ban ngày mặt trời vẫn mọc, và ban đêm thì mặt trăng lại xuất hiện. Vũ trụ trời đất vẫn cứ theo quy luật mà vận hành, còn kẻ lữ khách thì cứ mãi mê mõi mệt chạy theo dục vọng từ năm này qua năm nọ từ kiếp này qua kiếp khác mãi chẳng chịu dừng. Đời mỏi mệt thì chỉ có mình mãi mê chạy rong nên mỏi mệt thôi chứ vạn vật và tự nhiên vẫn cứ thế mà xoay chuyển mà vận hành.

Cho nên ai vẫn đang chạy rong thì cứ lẩm nhẩm hát đi nha: "Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi, đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt, trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt, dọi xuống trăm năm một cõi đi về... "

Bản thân mình còn đang đi loanh quanh thì tự quay về mà thấy biết và giải quyết điều đó ngay nơi chính mình, chứ không phải nhìn thiên hạ rồi phán xét xem ai đang đi loanh quanh. Nhiều chuyện quá hà hehehehehe

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2018

Đời là trường thiền lớn nhất!

Cả thế giới này đều là trường thiền của mình. Đi đâu cũng là thiền, làm gì cũng là thiền, chỗ nào cũng là thiền. Do mình lăng xăng quen thói nên mình không nhận ra điều ấy mà thôi. Chính vì mình không thể nhận ra điều đó nên buộc phải có những cái được gọi là trường thiền hay rừng thiền ra đời để cho mình tập quen dần với cuộc sống thiền mọi lúc mọi nơi. Nhưng mà sống trong trường thiền hay rừng thiền cũng chỉ một giai đoạn nào đó thôi, nếu sống hoài trong đó thì xem như mình chỉ mới sống được có một lát cắt của cuộc sống hà. Vậy mình phải tái sanh dài dài để trải qua các lát cắt khác thì mới có thể giác ngộ được chớ. Còn người giác ngộ từ trường thiền là do họ đã trải qua rồi chứ đâu phải chưa bao giờ trải qua tự nhiên thiền cái là giác ngộ. Biết sao tôi biết vậy không? Vì tôi từng sống miên man trong các trường thiền trong vô số kiếp nên tôi mới biết rõ vậy đó.

Đời là trường thiền lớn nhất. Ai học thiền được từ trường đời thì có thể học thiền được ở bất kì trường thiền nào. Mà thực ra trường đời luôn dạy mình các phương pháp thiền nhưng do mình chưa bao giờ bị buộc phải ở trong những hoàn cảnh mà các phương pháp thiền tự nhiên lộ diện nên mình không thể hình dung ra đấy thôi. Bởi vậy mới nói: Ai cũng là những kẻ học đạo không thầy. Bởi vì 84 ngàn pháp môn mình đều có sẳn hết rồi nè, tùy hoàn cảnh tình huống mà từng pháp môn lộ dần ra cho mình thấy. Làm sao để cho các pháp môn tự lộ diện? Đó là tự đẩy mình vào các tình huống hoàn cảnh khác nhau, đặc biệt vào những tình huống hoàn cảnh được xem là khốc liệt, nghĩa là ảnh hưởng đến sự sống còn của mình, khi ấy hổng cần thầy gì cả, tự nhiên mình biết thiền thôi hà. Có người hỏi: Vậy chết rồi sao? Thì tái sanh trở lại chứ có chết luôn đâu mà sợ. Hoặc chết hoặc giác ngộ, chọn đi nha hehehehehe.

Bởi ai bảo tôi lập trường thiền này nọ thì tôi nói rằng: Ủa, lập chi, có sẳn trường thiền cực lớn rồi nè. Đó là trường đời. Và đó là con đường đi của tôi mừ, nên tôi chỉ có thể hướng dẫn người khác cái mà tôi đã tự thân trải qua, tự thân trải nghiệm, chưa trải qua thì biết gì mà hướng dẫn chớ. Và tôi đã trải nghiệm bằng cách trở thành chiến binh quả cảm, buộc phải lâm vào các tình huống hoàn cảnh khác nhau cho tất cả các cảm thọ đã tìm ẩn phải trồi dậy hết mức có thể, bởi ai mà đọc blog Thichdibui của tôi từ những ngày đầu thì sẽ thấy, tôi bộc lộ hết các cảm xúc đấy chứ, chửi bới tè le, sân si ngút trời, chỉ toàn là muốn oánh lộn không thôi. Nhưng mà đó là những bài học mà trường đời muốn tôi trải qua đấy chứ. Tất cả những cảm thọ phải có cơ hội lộ diện, phải có cơ hội bộc phát, phải có cơ hội phát khởi thì mình mới nhận biết nó, nhận biết nó rồi thì mới có thể mở được móc xích ấy trong chuỗi Thập Nhị Nhân Duyên. Nếu không thì mở bằng cách nào? Chẳng lẽ ngồi tưởng tượng, mà ngồi tưởng tượng thì cũng chẳng ra vì chưa bao giờ trải qua thì làm sao mà tưởng tượng. Cho nên để phá móc xích Thọ trong Thập Nhị Nhân Duyên thì phải trải qua tất cả mọi cung bậc cảm xúc, tất cả những cảm thọ khác nhau. Làm sao để trải qua? Bằng cách đi bụi, chỉ có cách này mới có thể luôn ở trong môi trường mới, luôn ở nơi xa lạ, cùng người xa lạ, luôn phải đối đầu với cái mới cái lạ, cái mới cái lạ bên ngoài cũng là cái mới cái lạ ở bên trong, nghĩa là những cái mà nếu mình chưa bao giờ đi thì chẳng bao giờ nó có cơ hội lộ ra cho mình thấy nên mình phải đi cho nó lộ. Nó lộ ra rồi thì mình mới biết là nó tồn tại nếu không mình cứ tưởng là mình xong rồi, là mình diệt được Tham Sân Si rồi. Diệt cái con khỉ chứ diệt. Cái này tôi bị rồi nên tôi biết rõ lắm nè! Lúc tôi ở trường thiền ở Sri Lanka, tôi miên mật cao độ, cái tôi cũng trải qua đủ thứ trải nghiệm này nọ, cái tôi tưởng mình hết sân rồi. Hahaha vui quá, ta hết sân rồi vì mình không thấy bực mình trước những việc bất như ý, tâm lúc nào cũng ổn định thăng bằng, hổng có dậy sóng ba đào như trước đây. Vui quá vui quá nhưng mà sao tôi vẫn nghi là tôi bị cái bản ngã nó lừa quá hà, cái tôi xin sư phụ rời trường thiền thử xem sao. Sư phụ hỏi: Tại sao? Tôi nói: Tại ở đây hổng ai làm con sân được cả nên con ra ngoài kiếm thử coi có ai đủ bản lãnh làm con nổi sân không? Sư phụ cười hả hả hả. Cái tôi đi thiệt nha mọi người! Cái gì tới thì cũng phải tới. Vừa bước chân ra khỏi trường thiền là tôi gây lộn rồi, khỏi cần đi đâu xa hahahaha. Cái này gọi là Ước gì được nấy nè! Cái tôi ngạc nhiên ghê luôn! Ủa sao nó đến dễ vậy ta, vậy sao lúc ở trường thiền làm mọi cách mà nó vẫn không đến được. Bây giờ thì tôi biết rồi nè: Không khí tĩnh lặng nên trường thiền đè nó xuống hổng cho nó ngóc đầu dậy nên nó đâu có cơ hội mà trỗi dậy nhưng mà nó tức quá nên nuôi chí phục thù một cách âm thầm chứ nó không hề tan biến đâu nha mọi người. Vì nó nuôi chí phục thù một cách âm thầm lặng lẽ nên vừa ra khỏi trường khí lặng lẽ của trường thiền là nó xung phong oánh tôi tơi bời, cho bỏ tật áp đảo nó bằng không khí trường thiền. Vậy là tôi biết rồi nha! Ở trong trường thiền, ôi ta hết sân rồi, vừa bước ra khỏi cổng thì gây lộn chửi lộn tè le hahahaha. Bởi ai chỉ toàn ở chùa ở trường thiền rừng thiền, cái thấy sao mình từ bi quá hà, hổng có nổi sân gì dù cũng tiếp xúc người này người nọ từ thế giới bên ngoài, tưởng là mình giác ngộ rồi nha. Chưa đâu cưng, cưng bị bản ngã nó lừa cưng đó. Chỉ cần cưng xách đít bước ra khỏi vùng an toàn của chùa, thiền viện, của tăng đoàn thì chụy đảm bảo là cưng chửi lộn còn giỏi hơn người đời nữa đó hehehe. Kiếp này không dám làm thì kiếp sau cũng phải trải qua mà thôi, chẳng ai trốn được cả. Bởi tôi có viết bài nói rằng cư sĩ tại gia dễ giác ngộ hơn tu sĩ là vậy. Tu sĩ bị cái áo cà sa khoác lên người y như núi Ngũ Hành Sơn đè Tề Thiên Đại Thánh vậy đó mọi người. Do khoác cà sa nên phải giữ thể diện, hổng dám chửi lộn, hổng dám bực mình, hổng dám phá giới vì sợ bị oánh giá. Những cái hổng dám này chính là núi Ngũ Hành sơn đè cái con khỉ Tham Sân Si quậy quọ bên trong mình đấy thôi. Cho nên khi nào thấy giai đoạn khoác áo đủ rồi, cần có sự thay đổi, thì mạnh dạn lột áo trả áo lại cho nhà chùa, bước ra mà trải nghiệm cuộc sống. Càng  lê la khoác áo thì càng kéo dài tiến trình giác ngộ của chính mình mà thôi. Giai đoạn này cư sĩ dễ giác ngộ hơn tu sĩ còn ở việc này nữa nè mọi người! Tui hổng có cạo đầu khoác áo nhưng khi tôi đi bụi tôi vẫn lê la ăn chực ở nhờ, sống nhờ vào sự bố thí tè le của bà con khắp nơi khắp chốn và tôi hiểu luôn vì sao mấy ông tu sĩ thời Phật tại thế buộc phải sống như vậy. Còn bây giờ nhiều quốc gia Phật giáo cấm tu sĩ đi khất thực xin ăn luôn đó mọi người. Mọi người muốn cúng dường thì đến chùa/thiền viện mà cúng, tu sĩ bị cấm đi lê la khất thực vì có vô số sư giả xuất hiện. Tu sĩ mà không được phép đi khất thực thì làm sao mà họ đắc đạo! Tôi không khoác áo cà sa thì tôi lê la hổng sao, người khoác áo cà sa mà lê la vậy là cảnh sát đến hỏi thăm và có khi bị tống vào ngục nữa đó. Mọi người thấy lạ ghê chưa! Lê la ăn xin khất thực là truyền thống lâu đời của các hành giả mà giờ bị cấm rộng rãi ở khắp nơi thì làm sao mà người ta hành pháp khi đến giai đoạn buộc phải lê la ăn xin được chớ. Đó là lý do ai đến giai đoạn lê la ăn xin mà không làm được thì lột áo cà sa ra, trở ra làm cư sĩ rồi thì tha hồ mà lê la. Làm sao để lê la? Nguyên cái blog Thichdibui của tôi có hướng dẫn hết rồi đó hihi. Túm lại, viết đến đây là để nhằm khuyến khích tầng lớp tăng ni lột áo trả áo, bỏ chùa bỏ thiền viện để đi bụi khi đến giai đoạn buộc phải làm vậy. Vì mục đích đắc đạo ngay trong kiếp sống này quan trọng hơn cái sĩ diện của bản thân rất nhiều. Cái gì đến thì hãy để cho nó đến, sĩ diện làm cái giề! Cái có người hỏi: Tu sĩ hổng có tiền bạc gì cả làm sao mà dám ra khỏi chùa, lấy gì mà sống? Lê la ăn xin thì đâu cần tiền đâu, quan trọng là cái bản ngã cái sĩ diện được người ta quỳ lạy cúng dường quen thói rồi nên đâu có dễ buông nó xuống để mà quỳ lạy ngược lại người ta để có được cái ăn. Lúc tôi lê la xin ăn toàn ăn chực ở nhờ, cái khi kể chuyện cho mấy sư cô nghe vì họ tò mò muốn biết làm sao tôi có thể đi xa như vậy, nghe xong cái họ nói một cách vô cùng hồn nhiên (chứ không phải chê bai hay khinh bỉ tôi đâu nha): Làm vậy quê thí mồ, sao dám làm chớ! Lê la ăn xin (gọi cho đẹp là Khất thực) là truyền thống của dòng tu sĩ mà mọi người thấy quê hổng dám làm là đủ thấy cái chùa cái thiền viện cái sự cúng dường nó hại người tu đến cỡ nào rồi đó. Bởi tôi nói rồi, thời đại này, chính cái áo cà sa có khi lại là núi Ngũ Hành đè Tề Thiên Đại Thánh đấy chứ. Người căn cơ chín muồi, bị đè vậy thì người ta giác ngộ luôn, còn người căn cơ chưa đủ, càng bị đè thì con khỉ bên trong càng tức tối, bực bội càng nuôi chí phục thù, giống như tôi dùng không khí trường thiền ở Sri Lanka đè sự sân hận của mình xuống. Hahahaha, ta hết sân rồi, vừa ra khỏi núi là ta quậy tưng bừng chửi tơi bời cái đứa dám làm ta bực mình luôn nè! Ta đâu có sân đâu hè, tại nó làm ta bực mình chứ sân hồi nào mà sân, nếu ta sân thì sao ở trường thiền ta lại hổng chửi ai hết vậy hehehe. Cái không khí trường thiền thiền viện hay chùa nó giống như cái chảo úp lên đầu mình, giống như sợi dây trói mình lại, đó là sự trợ duyên cho ai đủ căn cơ thì bùng vỡ và giác ngộ tỉnh cơn mê, còn ai không đủ căn cơ thì chìm luôn trong ảo tưởng rằng mình đã giác ngộ.


Đời là trường thiền lớn nhất. Đi thiền hết trường này đến trường nọ mà chưa trải qua trường đời thì cũng chỉ là bị bản ngã lừa gạt mà thôi. Đó là lý do mà mọi người bảo tôi mở trường thiền đi. Tôi nói rằng: Trường thiền thì có vô số rồi, mở chi nữa. Tôi dạy thiền sinh thiền từ trường đời trước, đó là tôi tìm cách dụ dỗ khuyến khích răn đe bắt nạt mọi người đi bụi. Xin nghỉ việc, bỏ lại vùng an toàn sau lưng và lên đường thôi nha. Nếu không trở thành thiền sư thì cũng không thể hối tiếc vì những trải nghiệm mà không ai có thể dạy mình được cả, chỉ có thể học được từ trường đời mà thôi. Nếu có hối tiếc là hối tiếc vầy nè: Đi theo phong trào, đi cho vui, chứ không phải thật sự mình muốn đi, không phải thật sự mình bị buộc phải đi, không phải mình thật sự cần phải đi. Trường thiền của tôi là nguyên cái blog Thichdibui đó mọi người. Đây gọi là trường thiền thời đại @ nè hihi! Còn những trường thiền thật sự khi mình cần bầu không khí tĩnh lặng thật sự thì có vô số khắp nơi trên thế giới rồi.

Túm lại, khởi đầu con đường phá móc xích Thọ là phải thiền từ trường đời, phải trải qua mọi hoàn cảnh tình huống sống để cho tất cả các cảm xúc có cơ hội bộc lộ và trỗi dậy. Trước tiên là vậy đó. Làm được điều này thì duyên đưa đẩy mình sẽ đến được bước tiếp theo, không cần ai chỉ dạy hướng dẫn trước đâu nha!

Khi tôi nói đi bụi, nghĩa là đi theo kiểu trường kì kháng chiến, không biết bao giờ về, không biết có còn sống mà quay về được hay không, đi năm này qua năm nọ, chứ không phải đi theo kiểu nhảy cóc, đi vài ngày vài tuần rồi chạy về rồi lại cuồng chân rồi lại đi rồi lại về. Tôi gọi kiểu đi này là nhảy cóc. Tôi không đi như vậy, tôi mà đi là đi luôn cả năm hoặc vài năm chứ hổng có nhảy cóc nên tôi chỉ có thể hướng dẫn người ta đi vậy thôi chứ nhảy cóc thì tôi không biết đâu nha.

Túm của túm lại là chỉ có những chiến binh quả cảm mới có thể thiền được theo kiểu của tôi thôi nha mọi người hihi!

P.s Có người hỏi: Vậy tôi hổng đi bụi nhưng tôi có thể trải nghiệm những hoàn cảnh tình huống sống khác nhau thì sao?
Đáp: Thì quá tốt chứ còn sao nữa. Mục đích của đi bụi là để trải qua mọi hòan cảnh tình huống sống khác nhau để mọi cảm xúc có cơ hội lộ diện. Nếu các cảm xúc có cơ hội lộ diện mà không cần đi bụi thì quá tốt! Nhưng tôi vẫn không thể hình dung làm sao ngồi một chỗ, ở một nơi mà mọi cảm xúc lại bộc lộ được chớ. Coi chừng bị bản ngã lừa đó nha! 


Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018

Kể chuyện về duyên của tôi với mấy ông thiền/giảng sư nha mọi người!

 Lưu ý: Bài này dài miên man, có thể xem là một trong những bài dài nhất mà tôi từng viết liền một mạch.

Đầu tiên là ông Đạt Lai Lạt Ma. Như đã kể trong một số bài viết, lý do tôi đến Ấn độ là tại vì tôi muốn đến Varanasi nơi có con sông Hằng linh thiêng. Tôi bị dụ xem một bộ phim do nữ đạo diễn Ấn sản xuất lấy bối cảnh là Varanasi, bộ phim mô tả rất chân thực cuộc sống của một xã hội Hindu giáo. Xem xong là tôi dứt khoát lên đường đi Ấn độ, một quyết tâm ghê gớm không gì cản trở nỗi. Lần đầu lóc cóc sang xứ Ấn chỉ với 1 cái ba lô chừng 5 kí lô hành lý, trong đó có quyển sách để học thi một môn học cuối cùng nữa chớ. Hoàn toàn không có thiết bị điện tử nào, laptop, máy ảnh, điện thoại đều không có. Sách hướng dẫn du lịch cũng không luôn. Rồi trong 1 dorm (phòng rộng có nhiều giường, khách trọ trả tiền theo giường chứ không trả tiền theo phòng) tại một nhà trọ dành cho tụi đi bụi quốc tế tại thành phố Calcutta, tôi mượn quyển sách hướng dẫn du lịch Ấn độ bằng tiếng Anh của một anh chàng Hàn quốc nằm ở giường kế bên. Cầm quyển sách lên là tay tôi lật trúng trang nói về Bồ Đề Đạo Tràng. Đọc lướt qua thấy có cây bồ đề cổ thụ, vậy là vác ba lô lên đường thôi. Đến Bồ đề đạo tràng cái tôi bị dụ đến chỗ Ngài Đạt Lai Lạt Ma ở Bắc Ấn. Biết sao tôi bị dụ dễ dàng không? Vì lần đầu tiên đi Ấn độ không ăn nỗi thức ăn Ấn, ốm o gầy mòn, đói khát muốn chết. Đang tuyệt vọng vì thiếu ăn quá mà nghe nói có xứ nấu thức ăn kiểu người Hoa là tánh tham ăn như heo vùng dậy ngay lập tức. Ôi có ăn. Lên đường thôi chứ. Ta đi theo tiếng gọi của bao tử. Đúng là món ăn người Tạng ngon hơn thức ăn Ấn nhiều. Ăn ăn ăn. Ngon quá hà! Cái có lần Ngài Đạt Lai Lạt Ma về chỗ đó (nghĩa là chùa cũng là nơi cư trú của Ngài), mọi người kéo nhau rầm rộ đến nghe thuyết pháp. Bản tánh nhiều chuyện trỗi dậy. Tôi cũng chen đến và kiếm chỗ ngồi bên cánh tả của Ngài. Ngài lên bục ngồi. Lần đầu tiên thấy tận mắt một vị thầy tâm linh nổi tiếng của thế giới nha mọi người! Khi lên bục Ngài giảng bằng tiếng……….Tạng. Rồi nghe như vịt nghe sấm. Biết làm gì đâu, ngồi ngóc mỏ ngó thiên hạ chơi. Vừa giảng Ngài Đạt Lai Lạt Ma vừa đưa mắt nhìn khắp đại chúng. Khi ánh mắt Ngài lia về phía chỗ tôi ngồi, hổng biết có phải do tâm truyền tâm hay sao mà tự nhiên tôi thấy xúc động ứa nước mắt luôn. Tôi thấy ánh mắt của Ngài thật là ấm áp như ánh mắt của vị cha già hiền từ nhìn bầy con trẻ dại. Rồi, xem như tôi bị trúng bùa nha mọi người. Tự nhiên tình cờ ghê luôn, cô bạn người Nhật ở chung phòng rủ tôi đi thư viện của Ngài cách đó chừng 1 km đường núi. Tôi hăm hở nhận lời mới ghê chớ. Có 1 km mà do đường lên xuống dốc nên đi cũng đâu có dễ. Vào thấy thư viện đẹp quá. Tôi lôi sách tiếng Anh về các bài giảng của Ngài Đạt Lai Lạt Ma, về tiểu sử và cuộc đời của các Lạt Ma Tây Tạng ra đọc ngấu nghiến, phải nói là ngấu nghiến theo nghĩa đen luôn đó. Tôi đọc như thể ngày mai chết rồi hổng có cơ hội để đọc vậy. Đã nói, dân bị trúng bùa nó ngộ lắm nha mọi người. Tôi ham ăn như heo và mục đích đến đó là để ăn. Mà sau khi trúng bùa mê cái tôi nguyện ăn chay suốt thời gian ở đó luôn chứ. Đã ăn chay mà ngày nào cũng lội bộ 1-2 km đi đi về về đường núi để đến thư viện đọc sách. Đọc say sưa mê mẩn đến độ vầy nè mọi người: Buổi trưa người ta đóng cửa thư viện cho mọi người đi ăn trưa. Tôi giống như đang lên cơn mê sảng mà bị đánh thức nên tức quá hổng có đi đâu hết. Họ mà đóng cửa là tôi ngồi trước cửa thư viện chờ cho đến khi nào họ mở cửa trở lại để vào đọc tiếp. Giống y người nghiện lên cơn đang chích thuốc mà bị tịch thu kim tiêm nên chờ khi nào được trả kim lại thì chích tiếp hihi.
Mỗi sáng khi lội núi đến thư viện là tôi mua 2 cái bánh mì Tây Tạng giá Rs 5/cái (tương đương 2 ngàn tiền Việt). Tôi bị mê sảng mừ nên buổi trưa tôi ngồi ôm cứng cái thư viện, gặm bánh mì khô và uống nước lã. Đúng là ngộ thiệt. Bao nhiêu món ngon Tây Tạng tôi tự nhiên mất hứng ăn, đã ăn chay mà còn bị ghiền cái thư viện. Người ta đuổi ra ngoài để nghỉ trưa mà khi ra ngoài rồi vẫn ngồi đó ôm cứng cái thư viện nhai bánh mì khô uống nước lã khơi khơi. Vậy mà cũng làm được mới ghê chớ. Làm vậy đâu được một thời gian, cái có một sư cô Việt Nam đang ở trọ gần đó để học tiếng Tạng. Cổ đi học về ngang qua thư viện mấy lần đều thấy tôi ngồi chong ngóc trước cửa thư viện đóng kín cửa và nhai bánh mì khô nhưng cổ cứ nghĩ tôi là người Thái nên hổng có nói chuyện. Rồi một lần cổ đi ngang qua, rồi vào hỏi đại, tôi trả lời, cái cổ nói: Trùi ui, sống vậy sao mà sống nỗi, cái cổ một hai bắt ép tôi phải về phòng trọ của cổ để ăn trưa và nghỉ ngơi. Chắc lúc đó nhìn tôi thấy giống sắp chết tới nơi rồi hay sao ấy mà cổ cũng quyết liệt dữ dội ghê gớm lắm tôi mới chịu đi theo cổ về phòng đấy chứ. Cổ nấu món ăn chay Việt Nam ngon ghê luôn. Rồi máu tham ăn bùng dậy áp chế bớt cơn mê sảng của tôi (tôi là Trư Bát Giới mừ!) Vậy là từ khi ăn món ăn Việt tôi đỡ mê sảng, đỡ ôm cứng cái thư viện, trưa nào tôi cũng ghé phòng cổ ăn ké. Đúng là số ăn ké, lúc nào cũng có chỗ cho ăn ké hehehehe

Tôi nghĩ là tôi được Ngài Đạt Lai Lạt Ma truyền tâm ấn rồi nha mọi người! Biết sao không? Ngoài việc thay đổi 180 độ y như người mê sảng, từ đó về sau tôi hổng có cần hăm hở chen chúc vào gặp Ngài hay phải gần Ngài cho bằng được. Mỗi khi Ngài xuất hiện, tôi chỉ cần đứng từ xa ngó, và khi xuất hiện Ngài hay chấp tay chào đại chúng tứ phía. Cứ Ngài xoay về phía tôi đang đứng là tôi nhận được luồng điện ấm áp từ Ngài liền hà. Bởi, đâu cần chen chúc làm gì. Có duyên mới vậy đó. Túm lại là tôi cực kì có duyên với Ngài Đạt Lai Lạt Ma.

Đó là ông thiền sư thứ nhất, một lãnh tụ tâm linh lừng lẫy trên thế giới. Bây giờ sang ông thứ hai, cũng lừng lẫy khắp Việt Nam, và có vô số tai tiếng, đó là ông Thích Chân Quang. Trước khi trở lại Ấn độ lần 2, tôi dừng chân ở Thái Lan để xin visa Ấn 6 tháng. Trong suốt thời gian ở Thái Lan, không hiểu vì nguyên do gì mà tự nhiên tôi tình cờ vào nghe mấy bài thuyết pháp của ông Thích Chân Quang, nghe rất là ghiền, nghe mê mẩn vô cùng. Tôi ở Thái Lan cả tháng trời là hầu như ngày nào cũng nghe thuyết pháp của ổng. Đúng là tôi cũng có duyên với ổng vô cùng nên mới có thể nghe mê mẩn như vậy. Hình như ổng là vị giảng sư Việt Nam đầu tiên mà tôi nghe thuyết pháp luôn thì phải. Và lúc đó tôi không hề biết gì về ông Thích Chân Quang, tôi chỉ tình cờ bắt gặp 1 bài thuyết pháp ở trên mạng, rồi vào nghe, rồi mê luôn, rồi nghe hết bài này sang bài nọ. Mà đúng là lúc đó nghe say sưa vô cùng, say đến độ mà có thằng ở chung dorm ở Thái Lan chửi tôi quá trời, tại vì ban đêm người ta ngủ mà tôi hổng ngủ tôi nằm nghe thuyết pháp trên laptop, tôi mở loa cực nhỏ đến độ phải kê sát lỗ tai vào mới nghe được (tôi chẳng dùng headphone), mà thằng này khó ngủ nên nó ngủ không được, nó chửi tôi chứ mấy người kia có ai nói gì đâu. Tôi phớt lờ luôn, đang bị nghiện mừ, đụng vào con nghiện thì chết nha cưng hehehehe.

Bởi, tôi mà làm gì là làm cực kì say sưa như con nghiện luôn ấy, nhưng mà xong giai đoạn ấy rồi thôi hổng có phải trở lại nữa. Và tôi chỉ nghe thuyết pháp của ông Thích Chân Quang trong suốt giai đoạn ấy thôi. Sau đó thì nghe người khác hoặc đọc kinh sách.

Đó là người thứ 2. Người thứ ba là ông Thích Thanh Từ. Lúc tôi nghe ổng giảng là giai đoạn sau này, khi ổng đã già lắm rồi. Vì vậy nên giọng của ổng rất chậm rãi từ tốn và rất ấm áp. Tôi nghe giọng ổng mà tôi bị nghiện luôn là biết sao rồi đó. Ở đâu ra cái giọng nói vừa ấm áp vừa chân tình đến vậy được chớ. Cái có lần nghe ổng giảng về 7 đại nha mọi người, nghĩa là con người được tạo ra không phải từ tứ đại mà là từ thất đại. Lúc nghe bài pháp ấy là tôi đang nằm chứ hổng có ngồi. Vậy mà khi nghe tôi bị chìm vào một trạng thái định. Lúc đó không có biết, sau này mới biết mà mô tả cho mọi người nghe nè! Trạng thái định ấy giống vầy nè: Tự nhiên tôi hòa nhập tan biến luôn vào không gian. Tôi và không gian trở thành một, không hề có ngăn cách ngăn ngại. Bây giờ quán chiếu lại thì tôi biết đó là cái gì – đó là trạng thái vô ngã, nghĩa là sau khi nghe bài pháp ấy tôi thể nhập luôn vào trạng thái vô ngã. Và trạng thái ấy kéo dài luôn nguyên giai đoạn sau đó, nghĩa là tôi thấy tôi và mọi thứ xung quanh chỉ là một, không hề ngăn cách, cái ngăn cách là cái do mình tạo ra, do mình dựng lên chứ nó không phải là cái cố định không phải là cái tự nhiên. Hình ảnh lúc ấy tôi thấy là vầy nè: giống như một bãi cát sa mạc đâu đâu cũng là cát, chỉ toàn là cát giống hệt nhau không hề phân chia, không hề khác biệt nhưng mình đem vách dựng lên từng tấm ngăn che rồi hình thành ra cá nhân cá thể gia đình xã hội, quốc gia và các cảnh giới khác nhau. Tùy cách mình ngăn chia mà nó có hình dạng tương ưng theo cách ngăn che của mình. Dù là vậy như bản chất ai cũng là cát sa mạc y hệt nhau không hề khác biệt. Tôi chìm vào trạng thái ấy sâu lắm đó mọi người. Không có nghĩa là ngồi im đó hổng làm gì. Tôi vẫn ăn uống đi lại sinh hoạt bình thường như mọi người nhưng tôi không còn thấy tôi cách biệt gì với người khác với vạn vật và thế giới nữa. Mà trước khi trạng thái ấy diễn ra, tự nhiên tôi cảm thấy tri ân ông sư già có cái giọng ấm áp này vô cùng. Tôi nhớ lại lúc tôi thể nhập trạng thái ấy là lúc ổng nói đến một câu gì đó. Tôi chỉ bị dính chặt vào đúng câu ấy thôi, còn lại mấy cái khác cứ trôi tuột đi. Lúc ấy câu nói của ổng như dội thẳng vào tim, xoáy thẳng vào óc, và tác động đến từng tế bào trên người tôi. Tôi thấy tri ân ổng quá nên tôi ứa nước mắt. Tôi nói rồi, mỗi khi sự tri ân đến thì tôi đều rơi vào trạng thái thiền rất sâu. Và lần đó là sâu đến mức vậy đó. Tôi vẫn đi đứng ăn uống ngủ nghỉ nhưng trong cả một giai đoạn kéo dài bao lâu thì tôi quên rồi, tôi đều ở trạng thái định trong vô ngã ấy. Mà hình như trạng thái ấy cũng kéo hơi dài chứ hổng có kết thúc ngắn đâu mọi người. Đúng là một kiểu định kỳ lạ, định mà vẫn sinh hoạt nói chuyện bình thường. Đâu có ai nhận thấy có gì khác, chỉ có tự tôi biết từ tâm mình có sự thay đổi mà thôi. Và tôi biết chắc rằng vô số đệ tử của ổng chưa bao giờ đạt được trạng thái này. Cái gì cũng phải có duyên, đúng thời điểm thì mọi việc tự diễn ra. Tôi chưa bao giờ gặp thiền sư Thích Thanh Từ ngoài đời, và tôi cũng chưa bao giờ nhận tôi là đệ tử của ổng, tôi thậm chí còn chưa bao giờ nói tôi là Phật tử nữa thì lấy gì mà làm đệ tử của mấy ông thiền sư. Nhưng mà những việc ấy đâu có quan trọng, quan trọng là tâm truyền tâm có được hay không mà thôi. Mà đúng là tôi có duyên với ổng thật đấy chứ. Mọi việc diễn ra rất kỳ lạ, y như phép màu và tôi chưa từng kể cho ai nghe điều này. Giờ đủ duyên nên mới kể.

Ông tiếp theo là Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Dù tôi có đọc sách của ổng nhưng rõ ràng là ổng và tôi không có duyên nha mọi người. Mỗi khi nghe bài thuyết pháp của ổng là tôi bị đau đầu. Không hiểu lý do tại sao. Chỉ nghe ổng nói vài câu thôi là tôi đau đầu liền luôn đó. Nhưng tôi đọc sách hay mấy bài viết của ổng thì không sao. Chắc do tôi không hợp với giọng nói lai Huế của ổng quá. Trong đời chưa bao giờ tôi nghe ổng thuyết pháp, chỉ thỉnh thoảng có đọc sách của ổng. Nhưng ổng không phải là người thường đâu nha mọi người. Thấy một số người quá khích chửi bới nói xấu ổng là tôi biết rồi. Dám chửi ổng đi cưng, ổng hổng phải người thường đâu nha. Bất thối Bồ tát đó. Mà đã là Bất thối Bồ tát thì đâu có ngại bị chửi. Cho nên đứa nào ngu đứa đó mới chửi ổng. Chửi Bất thối Bồ tát giống như đập bóng vào tường bê tông sắt thép, quả bóng chỉ nẩy ngược lại về phía mình thôi chứ có xi nhê gì đến bức tường. Tôi biết ổng là Bất thối Bồ tát lâu rồi nên ổng làm gì thì kệ ổng. Vì Bất thối Bồ tát sống vì hạnh nguyện và làm gì cũng vì hạnh nguyện. Mình đâu phải ổng đâu mà bày đặt phán xét hehehehehe.

Ông giảng sư tiếp theo mà tôi nghe rất khoái là ông Thích Trí Huệ. Tôi là người miền Tây Nam bộ, ổng cũng người miền Tây Nam bộ, nên mã tầm mã, ngưu tầm ngưu là vậy. Tôi nghe giọng của ổng sao có duyên ghê luôn ta. Nghe ghiền quá hà, hôm nào cũng nghe trong suốt cả một giai đoạn, nghe hết bài này đến bài kia, mà ổng thuyết pháp nghe cũng có duyên và hay ghê luôn hà. Nghe mê mẩn một thời gian là thôi. Hết duyên, cũng y như mấy ông ở trên vậy đó. Hết duyên nghĩa là mình lên lớp rồi, hoặc mình chỉ có duyên với họ giai đoạn ấy thôi. Qua giai đoạn khác thì cần người khác trợ duyên cho mình. Còn họ thì hết nhiệm vụ với mình rồi. Đó là lý do tôi nhắc đi nhắc hoài có một câu sến súa: Thấy pháp môn nào, tông phái nào, tôn giáo nào, thầy nào hợp với mình thì mình theo. Theo hoài luôn, đến khi nào hết hợp nữa thì hết theo, tìm người/pháp môn/tông phái khác mà theo. Tôi nói điều ấy từ chính trải nghiệm của mình chứ hổng có nói không không chơi chơi hay nói lý thuyết đâu nha. Bởi nhiều người nói tự lực cánh sinh hổng cần thầy bà hổng cần ai trợ duyên gì cả, tự mình làm nên tất cả. Còn lâu nha cưng! Chớ coi thường tha lực. Hổng có tha lực thì cưng còn lâu mới đứng nỗi chứ đừng nói chi là đắc đạo. Giống như trẻ con trước khi có thể tự đi tự đứng thì cần có tha lực trợ giúp vậy. Mà tôi được tha lực hỗ trợ không chỉ từ mấy ông sư Phật giáo mà còn tu sĩ của các tôn giáo khác nhau nữa kia. Khi đủ duyên tự nhiên mình phải buộc đến gặp họ để họ nhìn mình một cái hoặc đặt tay lên đầu mình hoặc nói gì đó một câu. Chỉ cần như vậy là được trợ duyên rồi chứ đâu cần gì nữa đâu. Cho nên người đắc đạo rồi thì họ tri ân cả tam thiên đại thiên thế giới là vậy. Vì không ai có thể đắc đạo mà không cần tha lực cả. Cái này tôi cũng nói ra từ trải nghiệm của chính mình, hổng có nói đại đâu nha. Khi nào đủ duyên tôi kể cho nghe chuyện tôi được tu sĩ các tôn giáo khác nhau trợ duyên như thế nào. Không nhờ những sự trợ duyên này thì không ai đương đầu nỗi với bản ngã của chính mình đâu. Chính thái tử Sĩ Đạt Ta cũng phải nhờ sự trợ duyên của hai vị thầy Bà la môn giáo của mình đấy thôi. Không có sự hỗ trợ này và không có sự tri ân họ cũng như tri ân tam thiên đại thiên thế giới thì ổng chẳng bao giờ có thể giác ngộ thành Phật toàn giác dưới cội Bồ đề cả. Chính vì vậy mà ngay sau khi đắc đạo ổng nghĩ ngay đến họ nghĩ ngay đến việc thuyết pháp cho họ. Đó là cách thể hiện lòng tri ân đấy. Một số người không hiểu, hạ thấp vai trò của họ xuống đến mức coi thường theo kiểu: Bà la môn giáo làm sao mà bằng được Phật toàn giác. Do không hiểu nên họ mới nói thế! Không có lòng tri ân thầy, không có lòng tri ân các thiện tri thức, không có lòng tri ân tam thiên đại thiên thế giới thì không một ai giác ngộ và đắc đạo cả. Vì tri ân khởi đầu mọi công đức. Bài viết này của tôi nhằm thể hiện sự tri ân đến tất cả thiện tri thức đặc biệt là những người tôi nhắc đến trong bài này đấy chứ! Không có lòng tri ân thì đã không thể giác ngộ rồi huống chi là chê bai chửi bới nha mọi người. Đó là lý do tôi biết rằng: Dù Thích Ca giác ngộ viên mãn nhưng chưa bao giờ không tri ân hai vị thầy Bà la môn giáo của mình cả. Và sự tri ân ấy thể hiện rất rõ ở việc: nghĩ ngay đến việc thuyết pháp cho hai vị ấy đầu tiên.

Ông thiền sư có duyên với tôi tiếp theo là thiền sư Viên Minh. Tôi gặp đệ tử của ổng ở Ấn độ và sư cô ấy có chép mấy bài giảng của ổng cho tôi nghe. Tôi có thèm nghe đâu, có sẳn bài thuyết pháp trong USB nhưng mà hổng có rớ tới. Biết sao không mọi người? Vì chưa đủ duyên, vì duyên chưa tới. Mà chắc ổng cũng tai tiếng dữ lắm nên tôi thấy thái độ của sư cô mà chép cho tôi mấy bài thuyết pháp của ổng có vẻ e ngại và rụt rè sao sao đó. Hổng biết diễn tả sao luôn. Tôi chỉ nhớ lại cái ấn tượng lúc ấy là vậy thôi. Mà thật ra thì tôi cũng có biết ổng là ai đâu. Có mấy bài thuyết pháp của ổng rồi mà tôi có thèm nghe đâu. Tôi lưu ở đó một thời gian cực kì dài. Cái đến một lúc tự dưng thấy tội lỗi sao sao ấy. Sư cô ấy bỏ công chép cho mình mà mình hổng nghe thì cũng là phụ công cổ quá nên tôi mở ra nghe thử xem sao. Đúng là cái gì chưa đủ duyên thì chẳng thể ép. Bài giảng hổng hiểu do cổ chép hay do duyên chưa tới mà nó rè như là radio mà vặn chưa đúng tần số vậy đó. Rè rè rè mà thêm giọng nói lai Huế. Trùi, nghe vài câu là tôi rùng mình đóng lại luôn. Cái tôi bị ấn tượng bởi cái giọng vừa rè vừa lai Huế nên tôi chả bao giờ nghĩ đến chứ đừng nói chi là rớ tới mấy bài thuyết pháp của ổng. Rồi vậy là xong. Tôi nói đi nói lại nhiều lần lắm rồi: Cái gì cũng do duyên và phải đủ duyên thì mới xảy ra được, chẳng thể ép.

Tưởng duyên với ông Viên Minh vậy xong rồi chớ, nhưng thật ra vẫn chưa xong. Trong một lần tình cờ tôi vào được chánh niệm bậc 2 và bậc 3 nha mọi người. Nhờ vậy mà tôi biết rằng chánh niệm có 3 bậc. Thật ra cái mình hay làm chỉ là bậc 1. Miên mật ở bậc 1 thì khi nào đủ duyên tự nhiên vào được bậc 2 và bậc 3. Bậc 2 và bậc 3 đến với tôi liên tục chứ hổng có ngắt quãng. Nghĩa là lúc ấy tôi đang lang thang ngoài vườn, ngẩng đầu nhìn lên ngọn cây, tôi vào được bậc 2. Bàng hoàng vô cùng nhưng tôi vẫn bước tiếp, đến giữa vườn tôi dừng lại, khi dừng lại thì tôi vào được 3. Kinh ngạc dễ sợ luôn, hổng ngờ mình làm được và cũng hổng biết lý do vì sao mình làm được. Ai hỏi làm sao vào là tôi bó tay nha, tự nhiên đủ duyên thì vào được thôi chứ hổng biết, chỉ biết là chỉ cần thường xuyên duy trì chánh niệm ở bậc 1 thì  đến lúc nào ấy tự nhiên vào được bậc 2 và bậc 3. (Có người hỏi chánh niệm bậc 2 và bậc 3 là gì? Hổng nói đâu nha. Khi nào đến đó thì tự biết, hỏi trước để tưởng tượng ra hả? Chẳng có ích lợi gì đâu. Đừng có mà nhiều chuyện hihi.) Ban ngày vào được chánh niệm bậc 2 và bậc 3, ban đêm tôi mở laptop lên, hổng hiểu bằng cách nào hay có ai mở giùm cho thì phải, tự nhiên tôi lại mở trúng bài thuyết pháp của thiền sư Viên Minh về điều đó. Dĩ nhiên là thiền sư Viên Minh dùng ngôn từ khác tôi rồi, nhưng cái trạng thái ấy quả là y như vậy, không sai chút nào. Tôi nghe đến đâu là há hốc đến đó luôn mọi người, vì khi trạng thái ấy xảy đến, tôi còn bàng hoàng chưa biết diễn tả bằng ngôn từ ra sao thì ông Viên Minh này ổng diễn tả giùm tôi hết luôn rồi, đúng từng chút một. Tôi kinh ngạc và duyên giữa tôi và ông Viên Minh là huynh đệ, tôi thấy rõ ràng là huynh đệ luôn đó. Ổng giống như sư huynh của tôi, trải qua trạng thái ấy rồi, tôi cũng qua rồi nhưng do tôi giống như trẻ sơ sinh hổng biết diễn tả ra sao thì ổng nói hộ giùm tôi hết tất tần tật. Tôi vào được trạng thái ấy xong là tôi bị á khẩu luôn, hổng thể diễn tả thành lời, và ông Viên Minh chính là người diễn tả giùm tôi điều ấy qua các bài thuyết pháp của ổng. Cho nên duyên giữa tôi và thiền sư Viên Minh là duyên huynh đệ. Trong suốt một thời gian dài sau đó, tôi lâm vào tình trạng á khẩu, không thể diễn tả cái mình biết sau khi vào được chánh niệm bậc 2 và bậc 3 nên tôi hoàn toàn lệ thuộc vào lời của ổng để diễn tả nó ra bằng lời. Tôi toàn chép lại lời ổng không hà. Và ổng đúng là sư huynh của tôi bởi vì tôi không chỉ chép mà còn học hỏi được rất nhiều từ trải nghiệm của ổng. Tôi chép y chang lời ổng nhưng tôi biết chắc một điều là tôi tự thân trải nghiệm chứ không phải do lời ổng nói mà tôi trải nghiệm, vì tôi trải nghiệm trước rồi tôi mới đủ duyên mà nghe thuyết pháp của ổng, chứ trước đó tôi nghe một lần là rùng mình luôn ấy. Chưa đủ duyên thì chẳng thể ép, khi duyên đến thì mọi thứ tự động vào guồng.

Do duyên đưa đẩy cái tôi đi Sri Lanka và vào trường thiền ở đó. Những kinh nghiệm cũng như trải nghiệm từ trường thiền ấy tôi có kể rải rác khắp nơi rồi đó. Mà cái trải nghiệm kinh dị và ấn tượng nhất tại nơi đó thì tôi vẫn còn ém lại, vẫn chưa kể đâu hà. Đợi khi nào duyên chín muồi rồi mới bung ra hehehehe. Những trải nghiệm từ trường thiền ấy làm tôi chảnh lên. Chảnh mà đâu có biết mình chảnh, giờ mới biết nè! Cái từ Sri Lanka tôi quay lại Ấn độ, rồi tôi mò mẫm đến Bồ đề đạo tràng để dự đạo tràng của Ngài Đạt Lai Lạt Ma. Tôi có lúc ở tại một ngôi chùa Việt Nam. Ở lâu một chỗ cái tôi bị cuồng chân. Cuồng chân muốn đi lắm rồi mà hổng biết làm sao mà đi. Cái có lần có một ông sư Việt Nam đến chùa chơi và ngồi kể lại trải nghiệm của ổng về khóa thiền ở trung tâm thiền Goenka. Thực ra tôi có nghe về hệ thống trung tâm thiền này 5-6 năm trước rồi, thậm chí có đọc vài bài pháp của ông Goenka và thấy đúng là hay thiệt. Nhưng mà nhắc lại lần nữa câu sến súa: Cái gì chưa đủ duyên thì chưa thể đến, đừng có ép. Tôi biết về trung tâm thiền này lâu rồi nhưng tôi chưa bao giờ dự khóa thiền nào cả. Cộng thêm lúc ấy tôi còn chảnh với mấy cái trải nghiệm ở trung tâm thiền ở Sri Lanka nên tôi không nghĩ tôi cần phải tham gia bất kì khóa thiền nào nữa cả. Đã nói rồi cái gì cũng đều có duyên của nó, chẳng theo ý mình được đâu nha. Tôi không hề nghĩ mình sẽ tham dự khóa thiền của Goenka. Nhưng mà ông sư ấy đến chùa chơi và kể kể kể, cái tự dưng tôi nổi hứng lên, thật ra đó giống như là cái phao cứu sinh cho tôi, tôi cuồng chân vì ở một nơi lâu lắm rồi, hổng biết làm sao mà đi, sẳn dịp này lấy cớ dự khóa thiền nên đi một cách danh chánh ngôn thuận, hổng làm buồn lòng ai được nè! Bởi hổng ai muốn gieo nhân ngăn cản người khác tu học cả, gieo nhân cản người thì mình sẽ bị cản trở. Khoái chí nha mọi người. Có sẳn cớ, với lại do duyên tới nên tôi hào hứng cao độ. Tôi mượn điện thoại của một vị tại chùa vào ngay mạng truy lùng trung tâm thiền. Bồ đề đạo tràng thì đầy rồi, nơi gần nhất mà còn nhận người vào là ở thành phố Calcutta và khóa thiền khai giảng 2 ngày sau đó. Heheheheh khoái chí tử tôi đăng kí luôn tích tự và chẳng bao lâu nhận được trả lời chấp nhận cho tôi tham gia. Tôi rủ hết người này đến người kia đi với tôi, nhưng họ chưa đủ duyên nên luôn có lý do từ chối. Vậy là ta có thể đường hoàng rời chùa đi đây hahahaha. Vui quá! Đi dự khóa thiền chứ có phải đi chơi đâu, nên đâu ai dám ngăn.

Thật sự tôi đến khóa thiền là do đó là phao cứu sinh cho tôi thoát khỏi tình trạng ở một nơi quá lâu bị cuồng chân, cộng thêm tâm lý tò mò muốn biết nó ra sao. Thật ra tôi có sự khinh khỉnh trong đó nha mọi người. Để chụy vào học xem sao mà nhiều người nói đến nó quá vậy. Tôi đến với khóa thiền với tâm trạng vừa khoái (vì thoát) vừa tò mò vừa khinh khỉnh. Ngày đầu tiên mọi việc diễn ra y như thời khóa biểu. Tôi nói mọi người điều này nha! Tôi là dân ở chùa ở trung tâm thiền lâu năm lâu đời trong vô số kiếp nên thật sự mà nói tất cả mọi nội quy hay không khí trầm tĩnh im lặng trong mấy trung tâm thiền chưa bao giờ xa lạ với tôi dù tôi lần đầu đi thiền hay lần đầu bước chân vào đó. Lần đầu tiên tôi vào trung thiền là ở Sri Lanka. Trong đời tôi, đó là lần đầu tôi bước chân vào một trường thiền nhưng mà sao tôi thấy nó quen thuộc quá trời quá đất, tôi cảm thấy dễ chịu y như người xa quê lâu năm trở về thăm quê vậy đó mọi người! Tôi vào thời khóa biểu y như cỗ máy vào guồng, tự nhiên khớp vậy chứ tôi chẳng có phải cố gắng cố sức gì cả. Quê cũ mừ, cái gì cũng quen thuộc. Cho nên tôi nói tôi là thiền sinh mới chả ai tin, vì tôi quen thuộc mọi việc quá chừng. Và thực sự mà nói các trung tâm thiền mới chính là nhà tôi, vì tôi quen với bầu không khí trong ấy quá chừng luôn mừ! Cho nên giờ ai hỏi: nhà tôi ở đâu thì tôi trả lời là: Các trung tâm thiền.
Tôi là thiền sinh lâu năm từ nhiều kiếp trước chứ kiếp này tôi là thiền sinh mới mấy cha ơi! Vậy mà có lần tôi bị oan ở trung tâm thiền Goenka nha mọi người! Thiền sinh mới lần đầu tham dự khóa thiền này mà sao làm gì cũng trơn tru, cái mọi người nghĩ tôi nói xạo, nghĩ tôi là dân chuyên lượn lờ mấy trung tâm thiền đây này. Thật ra trên thế giới có một số người đi thiền, nghĩa là trung tâm thiền nào cũng vào ở, ở một thời gian rồi qua trung tâm thiền khác, cứ vậy mà suốt tháng suốt năm toàn là ở trung tâm thiền. Do nhiều trung tâm thiền miễn phí nên một số người bản địa lẫn dân đi bụi hay làm vậy lắm. Nghĩa là dùng trung tâm thiền làm chỗ cưu mang mình. Chỉ cần canh thời gian thôi thì quanh năm suốt tháng khỏi làm gì cả, cứ ăn ở trong các trung tâm thiền mà thôi. Ở mấy nước Phật giáo Nam tông và Ấn độ hay có vụ này nên mọi người nghi ngờ tôi cũng vậy đó. Tôi khai tôi là thiền sinh mới mà từ cách ngồi thiền cho đến mọi sinh hoạt tôi đều vào guồng ngon lành gọn hơ. Tôi bị oan thiệt mà. Ngay cả bạn thiền chung với tôi sau khi khóa thiền kết thúc cũng nói y chang vậy. Họ bảo nhìn tôi lúc ngồi thiền oai nghi như một thiền sư đúng nghĩa chứ chẳng giống thiền sinh gì cả. Oai nghi đến mức vầy nè mọi người! Sau khi khóa thiền kết thúc, một cô bạn thiền sinh rủ tôi về nhà cô ấy ở vài ngày. Tôi theo về. Gia đình này thuộc dạng trí thức, toàn là tiến sĩ và thạc sĩ, họ theo đảng Cộng sản nên họ vô thần, không tôn thờ tôn giáo nào cả. Cô ấy đi học thiền là do cô ấy là chuyên gia tư vấn tâm lý nên nghĩ rằng khóa thiền giúp cô ấy sẽ tư vấn giỏi hơn cho nên đi học chứ không phải vì mộ đạo hay muốn giác ngộ mà đi. Nhưng mà khóa thiền 10 ngày đã thay đổi cô ấy, cô ấy chuyển sang mê đạo. Nhưng cha mẹ cô ấy là những trí thức vô thần. Họ chẳng tin bất kì tôn giáo nào cả. Hôm đầu ở nhà cô ấy, buổi tối tôi rủ cô ấy ngồi thiền. Sau đó mọi người kể cho tôi nghe rằng: Lúc tôi và cô ấy thiền trong phòng cô ấy thì cha cô ấy muốn vào phòng để lấy vật gì đó. Nhưng khi vừa chạm đến cửa phòng, nhìn thấy dáng ngồi thiền oai nghi của tôi, chẳng khác gì dáng ngồi của những thiền sư hay bậc giác ngộ mà họ thường thấy trong phim hay trong tranh ảnh. Nhìn thấy vậy ông ấy đột nhiên nảy sinh sự kính trọng và lui ra ngoài, không dám bước chân vào phòng nữa vì sợ bất kính trước một sự oai nghi như vậy. Tôi ngồi thiền xong, xả thiền đi ra ngoài thì họ kể cho tôi nghe vậy đó. Ông ấy bảo ông ấy vô cùng kinh ngạc vì tưởng sự oai nghi từ hành giả ngồi thiền chỉ có trong phim hay trong tranh ảnh thôi chứ tận mắt chứng kiến ở ngoài đời thì đúng là không thể tưởng tượng nỗi. Mà thật sự là lúc đó tôi đang ở trạng thái định sâu, cái trạng thái định mà từng tế bào đều hoan hỉ từng giọt máu đều hỉ lạc. Khi nào vào trạng thái định ấy thì không cần làm gì cà, lưng tự thẳng, cổ tự thẳng mọi thứ tự vào guồng chứ tôi không có khởi ý làm cho lưng thẳng đâu nha mọi người. Mỗi khi tôi vào trạng thái định hỷ lạc ấy thì tôi thấy rất rõ là dáng ngồi tự thẳng, các bộ phận trên cơ thể tự điều chỉnh để có dáng ngồi thẳng ấy, chúng nó tự làm chứ tôi không hề khởi ý làm. Có lần tôi thử làm ngược lại, tự nhiên lưng tự thẳng tôi cố ý gồng cho nó cong xuống thử xem sao. Không cong được nha mọi người. Cho nên cái khởi ý của tôi không liên quan gì đến lưng cả. Khi nó muốn thẳng là nó thẳng, tôi gồng cho nó cong mà nó nhất định không cong, vì đó là ý của tôi đâu phải là ý của nó đâu mà nó cong. Cho nên mọi người thường bảo ngồi thiền lưng thẳng này nọ thì theo tôi chẳng cần, chỉ cần vào trạng thái định hỷ lạc thì cơ thể tự nó điều chỉnh. Chính vì cơ thể tự điều chỉnh nên sự oai nghi mới phát khởi, vì điều đó là tự nhiên, vì đó là quả của cái định hỷ lạc, chứ không do khởi ý. Nếu mình khởi ý cho nó thẳng thì ấy là cái thẳng do mình muốn chứ có phải do nó tự thẳng đâu. Túm lại muốn dáng ngồi oai nghi thì cứ vào định hỷ lạc đi nha mọi người! (Trạng thái định này chắc có thuật ngữ chuyên ngành nhưng mà tôi chả quan tâm, tôi thích gọi nó là định hỷ lạc thì cứ thế mà gọi thôi)

Bây giờ quay trở lại khóa thiền đầu tiên của tôi tại trung tâm thiền ở thành phố Calcutta nha mọi người! Như đã nói, tôi đến với khóa thiền là do tò mò cộng thêm sự khinh khỉnh theo kiểu: Chụy xem chúng mày làm giề ở đây này! Tôi nghĩ nhiều người cũng có trạng thái khinh khỉnh ấy nhưng không nhận thấy ra mà thôi. Đêm đầu tiên, theo lịch lúc 7h tối là chúng tôi tập trung lại trước màn hình để nghe bài thuyết pháp của thiền sư Goenka. Trung tâm thiền Goenka có điểm đặc biệt là tất cả mọi trung tâm thiền khắp nơi trên thế giới đều chỉ thiền theo đúng một vị thầy duy nhất, đó là Goenka. Cho nên hằng ngày mọi người nghe hướng dẫn thiền từ thu âm bằng tiếng bản địa và tiếng Anh (chính giọng của thiền sư không có phiên dịch vì thiền sư nói được tiếng Anh), mỗi tối nghe thuyết pháp bằng video thu lại từ các buổi thuyết pháp thật sự của thiền sư. Tất cả trung tâm thiền trong hệ thống này đều phải tuân theo phương pháp thiền duy nhất do đích thân thiền sư Goenka dạy. Và chỉ có duy nhất một giảng sư là thiền sư Goenka, còn lại đều là trợ giảng. Họ giống như tình nguyện viên vậy đó, tham gia hỗ trợ các khóa thiền với tư cách trợ giảng và họ làm việc miễn phí. Họ giải đáp những thắc mắc phát sinh của học viên, và hỗ trợ học viên trong việc hành thiền. Họ không được phép đề ra phương pháp nào cả. Tôi còn được dạy rằng khi lời họ nói không giống lời của thiền sư Goenka thì mọi người nhất nhất phải nghe lời thiền sư chứ không nghe lời họ. Cho nên dù thiền sư viên tịch nhưng mọi trung tâm thiền hằng ngày cũng như hằng đêm đều mở băng thu âm và thuyết pháp của ông cho thiền sinh nghe.

Lúc nghe thuyết pháp là chia thành hai nhóm. Nhóm người bản địa, người Ấn nghe bằng tiếng Ấn thì nghe tại thiền đường do họ đông hơn. Còn người nước ngoài và người không nghe được tiếng Ấn thì nghe ở phòng khác, nghe bằng tiếng Anh. Tôi và mọi người kéo vào phòng nghe băng thuyết tiếng Anh. Tối, muỗi quá trời muỗi, vo ve nhức óc luôn. May là tôi cũng nhanh trí chạy ra ngoài đốt ngay nhang muỗi đem vào. Vậy mà muỗi vẫn bu. Lúc ấy là cuối mùa đông, trời còn lạnh nên ai cũng đem theo khăn choàng to hoặc mền để đắp cho ấm. Phòng này chỉ toàn thiền sinh nước ngoài, số lượng ít, hổng có trợ giảng nào cả, cộng thêm muỗi đốt chân quá trời nên mọi người ai cũng kéo hai cái ghế và đặt luôn chân trên ghế. Tôi ngồi gác chân chữ ngũ trên một cái ghế chờ xem ông thiền sư này ổng muốn nói cái gì đây. Màn hình nhấp nháy nhấp nháy, rồi thiền sư Goenka hiện ra trên màn hình, mở đầu là lời chúc mọi người bằng tiếng Pali. Lúc ấy thiền sư già lắm rồi. Tôi nghe lời chúc bằng tiếng Pali chậm rãi ngân nga. Trùi, không ngờ tôi bị đột biến luôn mọi người. Hổng biết ai từng tham dự khóa thiền này có cảm xúc giống vậy không nữa. Cảm xúc lúc ấy của tôi y hệt như cảm xúc tôi từng có khi nghe hòa thượng Thích Thanh Từ nói một câu gì đó trong bài giảng về thất đại. Một giọng nói ấm áp truyền cảm và vô cùng từ bi đi thẳng vào tim vào não vào từng tế bào, giọt máu của tôi nha mọi người. Thiền sư từ tốn đọc lời chúc bằng tiếng Pali mà tôi bị chấn động đến vậy. Mọi sự tò mò khinh khỉnh kiêu căng ngã mạn của tôi rớt sạch không vương dấu tích, tôi hoàn toàn quy phục thiền sư và sẳn sàng nghe theo mọi hướng dẫn của Ngài, không một sự chống cự hay chống đối nào cả. Túm lại, giây phút ấy là giây phút tôi quy y thiền sư thật sự luôn đó. Tự nhiên tôi thấy hai chân mình ngồi xếp bằng trên ghế trong một trạng thái tôn sùng vô cùng kính trọng và tôi còn không dám thở mạnh nữa nha mọi người. Tôi sợ hơi thở của tôi làm tổn thương sự kính trọng của tôi đối với thiền sư. Lúc đó mà tôi chỉ có một mình là tôi quỳ sụp xuống lạy thiền sư luôn đó. Tôi ngồi nghe thiền sư thuyết pháp một cách chăm chú, nín thở để nghe, uống từng lời, và luôn trong trạng thái hai chân xếp bằng. Và đó là cách mà tôi nghe thuyết pháp trong suốt khóa thiền 10 ngày ấy. Nghe trong sự quy phục kính trọng và uống từng lời. Dù buổi đầu tiên thiền sư không nói nhiều về phương pháp nhưng mà tôi ngồi nghe với sự tri ân và mắt ứa lệ, tôi tri ân thiền sư đã dạy thiền cho tôi với sự từ bi vô đối như vậy. Túm lại ngay phút đầu tiên là bản ngã của tôi bị hạ đo ván, hết dám ngóc đầu dậy trong suốt khóa thiền. Nhờ vậy mà tôi thiền y như thiền sinh lâu năm dạn dày kinh nghiệm chứ chẳng giống thiền sinh mới tí nào. Giờ tôi hiểu vì sao có câu nói: Muốn vào thiền đường thì phải bỏ dép bên ngoài, nghĩa là bỏ bản ngã bên ngoài, phải quy y vị thầy dạy thiền, hoàn toàn quy phục, không chống đối không kháng cự lại bất cứ điều gì thầy giảng. Như vậy mới có thể đạt đến tận cùng của phương pháp thiền ấy. Tôi đã làm được điều ấy đó đấy mọi người bởi vì bản ngã tôi hoàn toàn quy phục và ngã quỵ ngay giây phút nghe thiền sư ngân nga câu chúc bằng tiếng Pali. Đó đúng là một phép màu. Ngay câu đầu tiên mà tôi đã quy phục và tri ân thiền sư sâu sắc đến vậy rồi. Tôi có quán sát mấy thiền sinh nước ngoài khác thì thấy hổng ai có sự thay đổi giống tôi cả. Biết sao tôi biết không, vì ngồi nghe pháp mà họ chỉa thẳng chân về phía màn hình, trong khi tôi xếp bằng đến độ mỏi chân mà không dám duỗi ra để thư giãn luôn đó.  Khi bản ngã chưa quy phục nghĩa là chưa chịu bỏ dép bên ngoài thiền đường thì nói gì cũng giống như nước chảy đầu vịt thôi nha mọi người. Và tôi biết vì sao phải mất đến 5-6 năm thì tôi mới tham dự một khóa thiền của thiền sư Goenka. Vì phải đủ duyên thì bản ngã tôi mới chịu quy phục trước thiền sư thì tôi mới thiền được, bằng không chỉ là dạo chơi cho vui mà thôi. Nhắc lại câu sến súa: Cái gì cũng do đủ duyên mới thành, có cố ép cũng chẳng được. Một số người nghe tôi nói về khóa thiền của Goenka thì háo hức muốn tham dự. Chưa đủ duyên, nếu có tham dự thì cũng chỉ là tò mò dạo chơi cho biết thôi. Nếu đủ duyên rồi thì tự dưng bị buộc phải vậy không thể nào làm khác hay chống lại được đâu nha mọi người!

Chưa đủ duyên mà cố ép cho bằng được (vì tò mò) thì chẳng thể chạm được vào chỗ tận cùng của phương pháp/ pháp môn/ tông phái ấy . Khi ấy rất dễ buông lời phỉ báng chê bai. Vậy là càng ngày càng tự tách mình ra xa mà thôi.

Cho nên nếu mình nghe ai đó nói về một pháp môn nào đó với một sự phỉ báng và tự cho rằng mình đã hành qua rồi nên biết rõ như vậy nên mới phỉ báng như vậy thì điều ấy có nghĩa là vị này chưa có duyên với pháp môn ấy, chỉ đến vì sự tò mò nên chẳng thể hiểu nỗi phương pháp ấy nên mới phỉ báng như vậy.
84 ngàn pháp môn đều ngang nhau, không pháp môn nào cao trội hơn pháp môn nào, chỉ có phù hợp hay không phù hợp mà thôi. Bất cứ khi nào tự tâm mình xuất hiện sự phỉ báng chê bai một pháp môn nào đó thì điều ấy có nghĩa là mình chưa có duyên với pháp môn ấy, nói cách khác là duyên mình và pháp môn ấy chưa chín muồi. Bất kì ai chạm được đến điểm tận cùng của một pháp môn đều không thể phỉ báng. Chẳng những vậy mà còn tri ân. Vì pháp môn ấy, phương tiện ấy đã giúp mình chèo chống qua một giai đoạn nào đấy, khi qua rồi thì mình chỉ có sự tri ân và kính trọng chẳng thể khởi ý phỉ báng được.
Tương tự, bất kì ai sau khi học pháp hay nghe thuyết pháp của một vị thầy mà khởi ý chê bai phỉ báng thì cũng nên tự biết rằng mình chưa hiểu đến tận cùng điều vị ấy nói. Vì chưa hiểu tận cùng nên mới có thể chê bai và phỉ báng như vậy. Nếu đã hiểu tận cùng rồi thì chỉ có sự tri ân và kính trọng cho dù hiện tại vị thầy ấy không còn phù hợp với mình nữa. Khi đến tận cùng một pháp môn hay hiểu tận cùng lời của một vị thầy thì mới xem như mình qua được lớp học ấy hay giai đoạn ấy và hoàn toàn có thể bước qua giai đoạn khác hay cấp học khác. Khi chưa đến chỗ tận cùng, còn khởi ý chê bai phỉ báng thì còn dính mắc, còn phải quay lại pháp môn ấy hay vị thầy ấy để học cho đến tận cùng, cho đến khi trong tâm chỉ tràn ngập sự tri ân và kính trọng mà thôi. Cho nên trong 84 ngàn pháp môn, pháp môn nào mình xong rồi thì tự nhiên một sự tri ân và kính trọng được khởi lên từ bên trong, khởi lên một cách tự nhiên, không do chủ ý của bản thân. Khi ấy mới biết rằng mình thật sự xong một pháp môn rồi đó nha mọi người!

Mọi người thấy lạ ghê chưa! Còn vướng mắc thì mới có phỉ báng chê bai nói xấu. Hết vướng mắc thì chỉ có sự tri ân và kính trọng mà thôi. Trong ứng xử đời thường cũng vậy đó. Còn vướng mắc ân oán nợ nần với ai đó thì mình còn nói xấu chê bai phỉ báng họ. Khi nào mọi ân oán đứt sạch thì mình chỉ tràn ngập sự kính trọng và tri ân họ mà thôi. Cho nên ai thường nói xấu người này người nọ việc nọ việc kia là người ấy còn vướng mắc ân oán từa lưa, còn ai hổng thấy bất cứ ai hay thứ gì đáng để chê bai chỉ trích nói xấu nữa cả trái lại chỉ thấy tri ân và kính trọng thì người này ân đoạn oán tuyệt với tất cả rồi đó nha bà con hehehehe.

P.s Chừng nào tôi còn giữ chức Quỷ Vương thì chừng ấy ân oán giang hồ còn ngập tràn nè hehehehehehehe. Nhưng mà chụy thích vậy đó, được hơm?

Bài tiếp theo: KỂ TIẾP VỀ DUYÊN CỦA TÔI VỚI MẤY ÔNG THIỀN / GIẢNG SƯ.