Thứ Ba, 17 tháng 8, 2021

HIẾU CHÍNH LÀ SỰ RÀNG BUỘC, CHÍNH LÀ SỰ DÍNH MẮC.

91 nhận xét:

  1. Hôm bữa thấy có người hỏi ông Viên Minh về chữ hiếu. Hỏi sao mọi người coi hiếu là nét đẹp cuộc sống mà mấy cha nội có trí tuệ thông thiên như Krishnamurti, Osho,... lại hầu như chẳng bao giờ nói về chữ hiếu và họ cũng chẳng phải là người con có hiếu gì cả. Đọc xong cái này cái chụy cười haha cho qua. Không hiểu hôm nay chạm trúng dây thần kinh này nên siêng năng ngồi viết đây này hihi. Chắc do sắp tới rằm tháng 7 nên có hứng viết tặng mọi người đọc chơi.

    Trả lờiXóa
  2. Thường tới Vu Lan mọi người hay nói đến chuyện Mục Kiền Liên thỉnh chư tăng tụ kinh gì đó để siêu độ cho bà Thanh đề là mẹ mình thoát địa ngục. Không biết chuyện này có thật hay chỉ là sự bịa đặt. Cho dù là gì đi nữa thì mục đích của truyền thuyết này là để cho mọi người nhận thấy rằng khi nào có thể tháo gỡ mọi dính mắc thì mới có thể giải thoát. Mục Kiền Liên có sự dính mắc ở chỗ này nên Phật giúp tháo gỡ. Vấn đề đơn giản là thế nhưng tam sao thất bổn truyền đi truyền lại thành ra nguyên cái truyền thống gì gì luôn. Phải có người thực hiện thì truyền thống mới kéo dài thành ra nguyên cái tập tục phong tục, cứ đến ngày đó thì mọi người lại tụ tập để hành lễ. Phong tục hiếu ở Việt Nam bắt đầu nổi trội từ Khổng tử nha. Cái thằng quỷ nhỏ này dạy bậy dạy bạ làm cho người ta dính mắc tùm lum tùm la hahaha.

    Trong khi đó hiếu cũng là một pháp hành và pháp hành này thích hợp với 1 số người, nhưng không thể thích hợp với tất cả mọi người. Thèn quỷ Khổng tử lại phóng đại lên từa lưa hạt dưa làm cho tất cả mọi người phải ép lòng ép dạ mà đi hành cái pháp này. Thành ra gia đình dòng tộc cứ thế mà cộng nghiệp hết đời này sang đời khác hàng chục hàng trăm đời, khó mà thoát khỏi cái cây nghiệp đã được gieo sẳn.

    Cho nên ai gọi đây là truyền thống tốt đẹp, chụy phỉ nhổ cho. Pháp hành chỉ tốt khi thích hợp với người hành pháp, còn không thích hợp thì giống như uống lộn thuốc vậy đó, càng uống bệnh càng nặng. Người ta không thích hợp hành pháp này mà bị ép nên tạo ra nhân quả gì mọi người biết không. Người làm cha làm mẹ thì đời đời kiếp kiếp vô sinh (nghĩa là không có con cái), người làm con thì cứ mãi vướng mắc hận thù với cha mẹ mình hết đời này qua đời nọ. Ví dụ đơn giản, con cái phải phục vụ chăm sóc nấu ăn cho cha mẹ. Con cái không muốn làm nhưng bị xã hội ép, bị lũ đần đem chữ hiếu đè lên đầu nên buộc phải chăm sóc, về mặt ý thức thì vui vẻ hiếu để nhưng trong vô thức là sự chống đối oán hận nghập tràn, cứ ghim mãi mà ý thức không phát hiện ra, rồi cứ thế mà đời đời kiếp kiếp làm người nhà nhau để mãi oán hận lẫn nhau là vậy đó.

    Cho nên chụy nói rồi pháp môn nào hợp mới hành, không hợp không hành, uống đúng thuốc mới trị đúng bệnh, nghe mấy thèn tào lao như thèn Khổng tử nói bậy rồi hành pháp không đúng với mình, thật là lãng phí thời gian là vậy đó.

    Cái được gọi là pháp hành chính là hành động đó mọi người. Người không chịu hành động gì cả chỉ nói lý thuyết, người đời gọi là nói như rồng leo làm như mèo mửa. Cho nên trong cuộc sống của chúng ta bất cứ hành động nào cũng là pháp hành. Việc có hiếu với cha mẹ cũng là pháp hành, thích hợp với mình thì mình hành, không thích hợp thì kiếm cái khác mà hành, mắc gì phải ép lòng ép dạ theo cái được gọi là định chế xã hội, truyền thống tốt đẹp. Đâu có ngu đâu bây. Chỉ có mấy thèn đạo đức giả khoái theo tư tưởng của thèn trẻ trâu Khổng tử mới thích ép buộc người khác hành này hành nọ thôi. Cho nên mấy đứa này đi theo chụy ở cõi Atula riết thành lão làng luôn là vậy.

    Pháp hành hiếu để đối với Krishnamurti, Osho,... không thích hợp nên họ chẳng nói gì đến nó là vậy đó. Hiểu chưa bà con hihi?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đảm bảo có đứa trích dẫn lời Thích Ca nói ông Phật ổng dạy vậy nói thế này, tại sao chụy nói khác?

      Chụy bó tay với bây. Phật nói điều đó là nói với ai, trong trường hợp nào, với mục đích gì. Khi nào bây trả lời được 3 câu hỏi này thì hãy ngoi lên gặp chụy nha bây hehehe.

      Xóa
    2. Hiếu hạnh hay pháp hành của bậc thánh giả thì bất tư nghị! Hi.

      Xóa
  3. Sẳn nói về pháp hành nên chụy nói luôn về cuộc sống gia đình. Hai vợ chồng hòa hợp là khi hai vợ chồng cùng hành một pháp. Do pháp môn giống nhau nên cưới nhau nên hòa hợp lẫn nhau. Nhưng đến lúc nào đó, theo nguyên lý vô thường trong vụ trụ, người vợ hoặc người chồng không hành pháp môn này mà hành pháp môn khác thì sẽ có cãi vả tranh luận từa lưa do pháp hành khác nhau mà buộc ở chung nhau, cho nên mới có chuyện ngồi khóc tỉ tê. Lúc trước cô ấy/anh ấy không phải như vậy huhu. Khi chuyện này xảy ra thì mình nên biết là pháp hành của hai vợ chồng không giống nhau rồi. Nếu chấp nhận tiếp tục thì tôn trọng pháp hành lẫn nhau, nếu không thì nhà ai nấy ở mạnh ai nấy hành, có mịa gì đâu mà ngồi khóc. Có thể sau một thời gian hai người lại hành cùng pháp môn rồi lại tiếp tục hòa hợp.

    Cái chụy nói pháp hành không chỉ là ngồi thiền niệm Phật tụng kinh mà là cái nhỉ nhỉ, không biết diễn tả thế nào luôn nè, cho nên nói đại nha, ai không hiểu ráng chịu. Pháp hành nghĩa là bất cứ hành động nào trong cuộc sống của chúng ta cũng là pháp hành. Ví dụ lúc trước hai vợ chồng đều hành pháp môn chung thủy lẫn nhau nên hòa hợp, sau thời gian hành pháp này chán òi nên chồng/vợ lại hành pháp phản bội, ăn chả ăn nem gì đó từa lưa, hai người đều hành thì hổng sao, người hành người không thì thấy ấm ức, sau thời gian hai người lại hành pháp chung thủy. Túm lại là vậy, chụy nói một hồi cũng thấy mệt vì không biết diễn tả thành ngôn ngữ thế nào. Cho nên mọi người tự tưởng tượng đi nha hahahaha

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là cái đồ Quỷ Vương vô trách nhiệm dễ sợ luôn hehehehe!

      Xóa
  4. Bất kì khái niệm nào mình cũng có thể biến thành pháp hành cho mình thì thấy cuộc sống rất vui, nếu không thì chỉ thấy đè nặng mệt mỏi cho nên chỉ muốn nhập Niết bàn thôi nha. Còn nếu sống vui vậy thì mắc gì nhập chi cho bỏ lỡ cuộc vui vậy trùi hihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bất kỳ khái niệm thị phi, chơn vọng, xấu tốt, đại tiểu,... thì cũng đều ☺☺☺ là sự vận hành của Đạo, của Dịch mừ! Chỉ là nhìn nhận và đừng gây sự là vui rùi. Hi.

      Xóa
  5. Hỏi: Vậy sao có câu nói "hiếu đứng đầu vạn hạnh" vậy chụy?

    Đáp: Hiếu đứng đầu vạn hạnh là đức hiếu sinh đó. Hiếu với cha mẹ chỉ một tập hợp con trong đó mà thôi, bởi vì cha mẹ là nguồn gốc sự sống của mình, nghĩa là người trực tiếp sanh ra mình, nhưng để sanh ra thành công một người con thì cha mẹ chỉ là một nhân tố, một duyên trong vô số duyên mà thôi. Hiếu với cha mẹ giống như tiểu ngã, còn đức hiếu sinh giống như đại ngã vậy đó. Cho nên khi một người con vì hiếu với cha mẹ mình mà ra tay tàn sát chúng sinh của cả mọi vùng thì điều đó tương đương người vì lợi ích của cái tiểu ngã mình mà hy sinh lợi ích của đại ngã. Vậy thì mày chờ chết đi con, nói thô thiển là mày chờ sự trả thù tàn bạo của hệ thống vũ trụ đi cưng hehehe.

    Cũng vậy một vị vua nắm trong tay quyền lực tuyệt đối mà vì chữ hiếu với cha mẹ làm ảnh hưởng đến lợi ích của một tập thế lớn hơn thì đây là đồ ngu chứ vua gì trời hehehehe. Nghe lời thèn khùng Khổng tử trung thành với vị vua này thì chúc mừng bây về với đội chụy hehehehe

    Nhiều người chửi bới người tạo ra virut corona làm hại chết bao nhiêu người. Chụy tiết lộ cho bây một bí mật nha. Giết vài tỷ người để cứu một hành tinh, thậm chí một thái dương hệ, một dãy ngân hà thì quả báo từ việc giết vài tỷ người đó chỉ là ánh sáng le lói của đom đóm so với quả báo cứu cả một hành tinh như ánh sáng rực rỡ của mặt trăng mà thôi hihihi. Cho nên kẻ tạo vi rut chưa chắc đã là phạm nhân mà có khi là đấng cứu thế đó nha bà con. Bởi chụy nói rồi: núi cao luôn có núi cao hơn. Đừng có lấy ánh sáng đom đóm mà so với mặt trăng, đừng có lấy cái lợi ích nhỏ bé của mình mà so với lợi ích to lớn của đại ngã.

    Chúng ta đang sống thế giới nhị nguyên. Nguyên lý tận cùng của thế giới nhị nguyên chỉ có hai chữ LỢI ÍCH. Người vì lợi ích của cái bự luôn được vũ trụ ưu ái hơn người vì lợi ích của cái nhỏ là vậy đó. Hy sinh sự sống của vài tỷ người để cứu lấy sự sống của một hành tinh, hy sinh sự sống của một hành tinh để cứu lấy sự sống một thái dương hệ, hy sinh sự sống của một thái dương hệ đế cứu lấy một dãy ngân hà, hy sinh sự sống của một dãy ngân hà để cứu lấy sự sống của ................đây là những chuyện thường ngày ở huyện trong thế giới nhị nguyên mà thôi. Sự sống quá khó khăn trong khi sự hủy diệt lại quá dễ dàng cho nên ai có thể vì sự sống mà phụng sự, kẻ ấy chính là con cưng của Đức Chúa Trời. Hiểu chưa bà con hehehe?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Túm lại Hiếu nghĩa thật sự là Hiếu với sự sống. Cha mẹ là nguồn gốc sự sống của mình cho nên mình hiếu với cha mẹ nghĩa là hiếu với nguồn gốc sự sống của mình, người bất hiếu với nguồn gốc của mình thì không xứng được sống, vì vậy mà hiếu với cha mẹ mới được khuyến khích. Người được xem là người con có hiếu mà tàn sát sự sống ví dụ phá rừng, sát hại các sinh linh vô tội vạ, không biết thương cảm các sinh vật xung quanh như chó mèo thì hiếu gì mà hiếu, hiếu cái mả cha bây chứ hiếu. Đạo đức giả lừa người hả con. Cho nên muốn phân biệt một người có hiếu hay không thì hãy xem cách người đó đối xử với sự sống xung quanh như thế nào thì biết liền chứ gì, không cần phải đi hỏi người này người nọ hihi

      Xóa
    2. Hehe quá đúng luôn! Hi.

      Xóa
  6. 'Tôi thấy cô gái ở lằn ranh giữa sự sống và cái chết, theo bản năng và ý nghĩ cứu người là trên hết nên tôi lao xuống sông' - Thượng úy chuyên nghiệp Ngô Văn Thứ chia sẻ với Tuổi Trẻ Online trưa 18-9.

    >>> Đơn giản đó là vì đại ngã Đức Hiếu Sinh trong anh ta được kích hoạt. Vì sao có rất nhiều người nhìn thấy nhưng không ai nhảy chỉ mình anh ta làm. Vì đại ngã Đức Hiếu Sinh của họ không được kích hoạt nên ngu sao nhảy, chết chùm à. Câu hỏi ngu nhất: Anh nghĩ gì mà nhảy xuống? Nghĩ mịa gì, khi đại ngã đó kích hoạt thì làm theo đại ngã thôi. Lúc ấy mà có suy nghĩ gì chen vào thì không còn là do đại ngã kích hoạt mà làm màu thì có. Khi đại ngã này được kích hoạt thì nếu có ngủm luôn thì sẽ đi về nơi có cái đại ngã này. Đó là nơi con người ta tôn trọng và trân quý từng sự sống.

    Chả có mịa gì cần phải tán dương khen ngợi cả. Đại ngã kích hoạt thì làm theo đại ngã và có phần thưởng tương ứng. Cái này Chúa Trời đã tính hết rồi. Đâu cần ai khen ngợi làm gì.

    Cái mà gọi là khen ngợi làm gương chỉ có ý nghĩa trong trường hợp sau: Khi hành động được lặp đi lặp lại mà người ta cứ phải thấy hoài thì đến lúc nào đó đại ngã Đức Hiếu Sinh trong họ được kích hoạt. Cho nên khen ngợi tán thưởng giống như mồi để nhúm cho cái đại ngã ấy cháy lên vậy đó mọi người. Nhưng nó có tác dụng phụ đó là khiến cho người ta suy nghĩ quá nhiều. Khi thấy có người chết đuối thì thay vì đại ngã được kích hoạt thì người ta nghĩ đến phần thưởng và lời khen ngợi cùng danh tiếng nếu thực hiện hành vi cứu người. Vậy là họ cứu. Cái này thuộc về ý thức có sự tính toán rồi chứ chả liên quan gì đến đại ngã đức hiếu sinh cả đâu nha bà con.

    Cho nên trong cuộc sống, chúng ta chả cần ai chỉ bảo hay học tập cái gì cả. Khi tình huống xảy ra thì xem đại ngã gì được kích hoạt sẽ hành động theo đại ngã ấy. Đại ngã gì thường xuyên được vận dụng thì người này chính là từ nơi có đại ngã ấy chui ra rồi hihihi. Cái được gọi là gíao dục hay văn hóa chỉ là đắp lên người lối sống giả nhân giả nghĩa thôi nha bà con.

    Túm lại, cứu người mà còn suy nghĩ cái này cái nọ thì đó gọi là làm màu chứ cứu mịa gì hehehehe

    Trả lờiXóa
  7. Thật kỳ lạ là có vô số người hay so sánh người gìa với trẻ con và làm màu rằng hãy đối xử với người già như đối xử với trẻ nhỏ. Cái này là tưởng tượng thì có chứ làm sao giống được mà đòi giống.

    Trẻ con thơm phức mùi sữa nha, hổng có răng cười cái như thiên thần. Còn người già có thơm mùi sữa không? Hổng có răng cười có giống thiên thần không. Khi thấy thiên thần cái mình ôm hun hoài hổng chán. Thử có ai ôm người già hun thì biết. Vậy mà cũng đòi giống. Mắt trẻ con trong veo, mắt người già đục ngầu. Trẻ con ngây ngô thấy gì cũng mới cũng lạ. Người già ngây ngô nhưng cứ thích dạy đời. Rõ ràng là hai hình tượng khác nhau một trời một vực mà lại cố gán ghép vào nhau vào sao ta? Công nhận trí tưởng tượng của bây phong phú thật.

    Nhiều người đề cao chữ hiếu hay nhắc lại hình ảnh khi mình còn nhỏ cha mẹ chăm sóc thế này thế kia thì khi cha mẹ già hãy nghĩ đến lúc họ chăm mình mà mình hãy chăm lại họ y như vậy. Trẻ nhỏ như thiên thần nha. Chơi với thiên thần rất thích, ai mà chả muốn chơi, ai mà chả có lòng kiên nhẫn với thiên thần. Nhưng mà người già da nhăn nheo xấu xí y như phù thủy nha. Chơi với phù thủy sao thích bằng chơi với thiên thần. Giống như người ta thường bao dung với người đẹp và vô cùng mất kiên nhẫn với người xấu vậy đó mọi người. Trẻ con chính là tượng trưng cho Mỹ trong Chân Thiện Mỹ. Cho nên ai cũng thấy thích. Còn người già có Mỹ được như con nít không mà đòi so sánh. Tui chưa già tui mới ở tuổi trung niên thôi mà khi nhìn thấy làn da của mấy đứa con gái tuổi 18-19 tui đã thấy khác biệt một trời một vực rồi. Gái trẻ da căng bóng mọng nước nhìn thiệt là đẹp, đầy sức sống ngắm hoài hổng chán. Mình biết thân biết phận mình hổng so sánh được với tụi nó và cũng chẳng cần ao ước được như tụi nó. Giai đoạn nào thì có mục tiêu của giai đoạn đó. Ai có chuyện nấy. Không cần phải ao ước cuộc sống của người khác. Đấy, chỉ là tuổi trẻ và tuổi trung niên đã khác biệt vậy rồi huống chi là trẻ nhỏ với người già còn khác biệt đến mức nào.

    Khi một người con hồi tưởng lại lúc mình nhỏ cha mẹ hy sinh cho mình thế nào cho nên giờ mình phải chăm sóc lại họ. Thế mới công bằng. Đó là vấn đề của anh ta, đó là dính mắc giữa họ, đó là cuộc sống của họ. Tự dưng ở đâu nhảy vô mấy thèn khùng đem họ tung hê đủ kiểu, lấy họ làm gương này nọ, xong cái bắt mọi người phải y như vậy. Có phải thần kinh không? Vấn đề của ai người nấy tự giải quyết. Dính mắc của ai người nấy tự tháo gỡ. Làm gì có vụ một người làm gương cho cả tập thể và cả tập thể phải ép dạ mà làm theo người này.

    Duyên nghiệp mỗi người mỗi khác. Mối quan hệ trong gia đình của ai thì tự họ biết. Xía vô làm cái khỉ gì. Chỉ có mấy đứa thích giả nhân giả nghĩa mới bày đặt làm trò thôi hehehehe

    Nhớ có lần báo chí đăng bài viết một người con hắt hủi mẹ già và bà già này được một phụ nữ nhận về nuôi và đối xử y như mẹ ruột. Lý do là người phụ nữ này không có mẹ nên rất cần những lời cằn nhằn của người mẹ. Xong cái cộng đồng mạng nhảy vào chửi rủa người con hắt hủi mẹ và ca tụng lên tận mây xanh người con nuôi dưỡng bà già này. Lại thêm 1 lũ thần kinh nha. Dù là mẹ ruột nhưng lại có thù truyền kiếp nha. Hai kẻ thù nhìn nhau là đỏ mắt, không lao tới chém giết nhau là họ đã lương thiện lắm rồi. Còn người con gái nuôi và bà già này có ân nghĩa với nhau cho nên sống chung với nhau hòa thuận nha. Vấn đề chỉ vậy và khi mình biết rõ nguồn cơn mình hổng có lên cơn chửi bới người này và ca tụng người kia.

    Còn bây thích chửi nha, lên mặt đạo đức giả nha. Để cho kẻ thù truyền kiếp của bây làm con hay làm mẹ bây thì lúc đó bây mới biết thế nào là lễ độ hahahaha. Đứa con vừa đẻ ra nhìn thấy là đã muốn bóp mũi cho nó chết mịa cho rồi. Lúc ấy báo chí đăng: Người mẹ bóp mũi đứa trẻ sơ sinh. Vậy là có nguyên đám ruồi bu chửi bới bây y hệt bây từng chửi bới người ta hahahahaha.

    Trả lờiXóa
  8. Muốn biết mình và cha mẹ mình có thù oán hay không thì hãy nhìn xem cái tên của mình do họ đặt có hợp phong thủy hay không, với điều kiện là cha mẹ mình không biết gì về phong thủy. Tên là do họ chọn và đặt theo cảm hứng của họ. Cha mẹ mà có thù oán với con cái, do sự cuốn hút nào đó từ cõi vô mình, tự nhiên đặt một cái tên vô cùng xấu (về mặt phong thủy) cho con mình. Họ không ý thức được đâu. Họ chỉ cảm thấy tên đó đẹp và hợp với con mình nên họ đặt. Thù oán cuốn hút nhau, tự dưng thích gây khó dễ cho nhau trong đủ thứ chuyện. Chuyện đặt tên chỉ là khởi đầu thôi. Tui đang nói vấn đề tự nhiên họ làm vậy chứ không phải họ cố ý làm nha mọi người. Thậm chí họ còn nghĩ là họ đang giúp đỡ con mình chứ họ không hề khởi ý làm hại con mình. Thậm chí con họ mà bệnh mà gặp chuyện họ còn khóc bù lu bù loa lên nữa kìa. Nhưng từ vô thức là một niềm khoái cảm vì hại được kẻ thù của mình. Cái này muốn biết thì mỗi người tự quán chiếu bản thân mình thiệt kỹ là nhìn ra hết thôi nha hehehe. Người trong gia đình toàn là ân oán lẫn nhau. Không ân thì oán, không oán thì ân, cứ thế mà vòng qua vòng lại luân hồi miết. Cho nên một người đắc đạo cả họ thăng tiên ý nghĩa là vậy. Mình thoát khỏi vòng luân hồi lẩn quẩn của họ. Trong luân hồi của họ giảm bớt nhân tố là mình. Số vòng luân hồi mà họ phải lặp đi lặp lại giảm đi vì thiếu một nhân tố là mình trong đó. Cho nên một người đắc đạo mới giúp người nhà là giúp vậy đó. Hiểu chưa bà con hihi

    Trả lờiXóa
  9. Tên của mấy cha nội trong chính phủ toàn tên đẹp không nha bà con. Ví du:
    Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính, Phan Văn Giang, Tô Lâm, Trần Thanh Mẫn, Lê Minh Khái, Nguyễn Thanh Long.

    Toàn tên đẹp chậc chậc chậc.
    Vài người khác tên không đẹp lắm nhưng ok, không xấu, nghĩa là 50/50.

    Ai mà đặt ra phong tục tên nữ là phải có chữ THỊ còn tên nam thì phải có chữ VĂN thì người này cực kỳ có thù oán với phụ nữ, và vô cùng ưu ái nam giới. Bởi vì chữ Văn đi cùng họ gì cũng đẹp, còn chữ Thị thì đi cùng đa số họ đang phổ biến ở VN đều xấu dễ sợ. Chỉ có họ nào không có dấu ví dụ họ Trương, Tôn, Lê,.... thì mới có thể đi cùng chữ THỊ. Còn các họ còn lại ghép cùng chữ THỊ thì xấu quơ xấu hoắc. Nhưng chữ VĂN đi cùng họ nào cũng đẹp, cũng hòa hợp, giống như cứ gặp tai họa thì tự hóa giải được đó. Đúng là hay thiệt nha!

    Bởi đứa khỉ gió nào ra quy tắc tên nữ ở VN phải có chữ THỊ thì đứa này có thù oán sâu đậm với phụ nữ VN nha bà con hehehehehe, đặt ra chữ THỊ giống như chiêu tai họa đến vậy đó. Bởi phụ nữ VN cực bỏ mịa!

    Trả lờiXóa
  10. Có người nghĩ rằng mình phải làm vui lòng cha mẹ này nọ thì mới gọi là có hiếu. Cho nên tìm cách lấy lòng làm vui họ đủ kiểu. Rồi khi họ ngủm một cách thanh thản thì được xem như người con có hiếu. Chứ ai mà để cho cha mẹ suốt ngày buồn rầu này nọ là cái đồ bất hiếu.

    Chụy bó trán với bây rồi nha.

    Cha mẹ mình nếu họ cảm thấy vui thì tự họ vui rồi đâu cần ai phải lấy lòng lấy dạ làm gì đâu. Còn khi họ không vui thì đó là chuyện của họ nha. Họ cứ thích không vui đấy, cứ thích xét nét con cháu đấy. Đấy là nghiệp của họ nha. Càng già nghiệp càng thể hiện rõ nét. Nghiệp của họ thì để cho họ tự xử. Nhờ họ tự xử mà biết đâu họ ngộ ra điều gì đó. Còn con cháu lăng quăng tìm cách làm vui lòng họ (trong khi nghiệp của họ là không vui) thì có khác gì cho họ hít thuốc phiện, bị mê hoặc trong một khoảng thời gian nào đó đâu. Người phê thuốc thì thấy lâng lâng trong khoảng thời gian phê thuốc. Cha mẹ chịu nghiệp không vui mà bị con cháu cho phê thuốc thì cũng lâng lâng trong niềm vui giả tạo. Nhưng nghiệp còn y nguyên hà. Xong, sau khi ngủm lại phải luân hồi trở lại. Phải luân hồi miết đến khi nào nhận ra cái nghiệp của mình là cái gì, tự giải nghiệp thì mới hết luân hồi được chớ.

    Cho nên con cháu, nhìn tưởng có hiếu, chứ toàn là ăn hại không. Bởi, tụi bây bớt nghe mấy thèn tào lao đạo đức giả thì tụi bây bớt ăn hại liền chứ gì hahahaha

    Cái có người nói: Cha mẹ mà suốt ngày cứ vậy thì ai chịu nỗi. Nghiệp của ai nấy lo. Nghiệp của họ thì đấy là chuyện của họ. Nghiệp của mình mới là chuyện của mình nè. Khi đối đầu với họ thì mình muốn làm gì mới là quan trọng. Muốn tránh họ cho rồi hay muốn im cho rồi hay muốn phớt lờ hay muốn đáp trả. Muốn làm gì cũng được. Quan trọng là biết mình đang làm gì và vì sao mình làm như vậy.

    Nhớ kỹ quan trọng mình là muốn làm gì chứ không phải là người khác muốn mình làm gì. Khi mình đáp trả mà bị mấy thèn tào lao nói mình hỗn láo này nọ thì cứ xem miệng họ thúi như cứt đi nha mọi người. Khi nào kẻ thù của họ làm con hoặc cha mẹ họ thì khi ấy họ mới biết thế nào là lễ độ chứ ở đó mà phán xét này nọ hehehehe

    Nghiệp ai thì tự biết. Khi không biết nghiệp của mình thì mới phải đi chõ mỏ từa lưa để thông qua đó mà biết được nghiệp của mình. Còn người tự biết được nghiệp của mình thì chỉ vật lộn với nó thôi cũng hết hơi rồi, không quỡn đâu mà đi chỏ mõ hihi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đến đây thì mọi người hiểu cái câu: Thứ nhất là tu tại gia; thứ nhì tu chợ; thứ ba tu chùa chưa?

      Tu tại gia nghĩa là phải biết rõ nghiệp của mình với gia đình mình trước. Đi từ vòng tròn nhỏ này trước. Xong mới ra cái vòng lớn hơn là tu chợ nghĩa là bà con hàng xóm láng giềng khu phố và gia đình rộng lớn hơn. Tu chùa nghĩa là thiên hạ. Đi từ cái nhỏ đến cái lớn mới là bước vững chắc.

      Có người ngay từ đầu không biết làm cách nào để biết được nghiệp của mình và gia đình mình thì vào chùa tá túc. Tá túc chùa một thời gian rồi, biết nghiệp của mình rồi thì phải trở về nhà để giải quyết nghiệp của mình và gia đình mình trước cái đã. Sau đó mới là khu phố rồi mới đến thiên hạ. Giải quyết ở dây không phải là làm sao cho dứt sạch nghiệp mà là làm sao để thoát khỏi nghiệp với họ, thoát khỏi với luân hồi của họ.

      Tu sao để thoát khỏi luân hồi với gia đình mình thì đấy mới xem là tu có kết quả. Khi mình biết cách thoát rồi, còn việc có thoát hay không là lựa chọn của mình. Vậy xem như con đường sự nghiệp này công thành danh toại.

      Còn đi tu cho đã cái trở về làm màu thấy sợ luôn. Cái gì mà Phật nói ta phải làm thế này ta phải làm thế kia mới được. Xong cái lên mặt dạy dỗ người này người nọ nha. Cái bước làm màu này ai cũng phải trải qua hết nha bà con hehehehehe. Làm màu đã đời rồi thì phai màu bớt bớt lại, khi ấy mới trở lại trạng thái bình thường. Cứ làm màu miết ai chịu nỗi trời hahaha. Khi làm màu mà không biết mình làm màu thì làm màu nhiều kiếp luôn đó nha.

      Cho nên khi nào thấy mình tu tập đã rồi hay dạy dỗ thiên hạ cái này cái nọ phải làm thế này thế kia thì biết là mình đang trong quá trình làm màu đó nha quý dzị hehehehe

      (Sao giống tui đang tự nói tui quá vậy ta hahahaha)

      Xóa
    2. Làm màu đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách, đúng người , đúng đồng tiền bát gạo đem về nuôi miu miu cũng tốt chán. Làm màu vẫn thích hơn làm móng. Hi.

      Xóa
    3. Rất đúng vậy. Phải có tuệ giác mới hiểu pháp hành hiếu hạnh của bậc thánh giả. Chân thiện mỹ không thuộc vào truyền thống, không hề thuộc vào số đông. Hi.

      Xóa
  11. Đọc bài thơ này cười lăn ghế hahahahaha.

    "Con gái thì gả chồng xa
    Chứ đừng có dại mang ra gả gần
    Nó mang cho bát canh cần
    Để rồi nó vét , nó khuân sạch nhà !
    Bạn vừa biếu cặp vịt ta
    Nó rằng : "bố ngại làm à để con"
    Đám rau chửa dám bán non
    Nó làm nửa luống nó dồn vào bao
    Túm hành treo tít trên cao
    Nó chồng hai ghế dùng cào lôi ra
    Ngoài chuồng có ổ trứng gà
    Tiện tay nó cũng hót "pà" còn đâu .
    Vừa xong nồi thịt kho tầu
    Còn chưa kịp nguội , nó "xâu" nửa già .
    Cái chổi vừa bện hôm qua
    Nó cũng xin để quét nhà chẳng chê .
    Cái bô thủng vứt sau hè
    Nhặt lên nó bảo mang về trồng hoa
    Đôi dép đồng nát quy ra
    Thấy còn chỗ giắt , thế là nó vơ
    Thế mà đã chẳng biết dơ
    Còn nhờ bố chụp để mờ câu "lai"
    Thế rồi trước lúc bái bai
    Nó còn dặn với : "thứ hai con về" !
    Nói ra các bạn cười chê
    Nó về lần nữa còn giề nữa không ?
    Lần sau nếu có gả chồng
    Lão thề dứt khoát cho "lồng" thật xa !
    sưu tầm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đọc bài thơ trên xong cái tui liên tưởng đến một câu hỏi mà ai đó đã hỏi ông sư huynh tui. Đó là:

      Kính đảnh lễ Sư Ông. Hôm nay con nghe pháp Sư Ông giảng qua youtube về cô đơn hữu ngã và cô đơn vô ngã. Thực trạng hiện nay của con là con thấy mình không muốn và cũng như không thể kết nối với người khác dù là ba mẹ, người thân, bạn bè mình. Con cứ vậy, không chủ động với bất kỳ mối quan hệ nào.
      Nếu hữu sự thì mới liên hệ với người đó, còn không thì thôi. Con không cố gắng nói chuyện hay quan tâm một ai chỉ vì muốn giữ mối quan hệ với người đó.
      Đôi lúc con bệnh, ở một mình cũng tự đi mua thuốc, tự nấu cháo, đôi lúc có người muốn giúp con nhưng con nói không cần vì tự mình làm được. Trong con như có ý là: con không muốn dính líu gì với ai, không muốn làm phiền ai cả.
      Đôi lúc con thấy như vậy cũng tốt, đôi lúc con lại thấy cô đơn vì không thể nói chuyện đc với ai. Con biết đó là cô đơn hữu ngã nhưng giờ tình trạng con như vậy thì con nên có thái độ và nhận thức như thế nào là đúng tốt ạ?
      Con kính tri ân Sư Ông.

      TRẢ LỜI:

      Đừng chủ trương hay tạo thành quan niệm sống nào cả là tốt nhất, cứ tuỳ hoàn cảnh mà ứng xử sao cho đúng tốt là được...

      Thầy Viên Minh - trích mục Hỏi & Đáp trungtamhotong.org

      Xóa
    2. Cứ quan sát cuộc sống của chính mình thì mọi người sẽ thấy: Khi sống đến một độ tuổi nào đó thì niềm vui của mình nó lại chuyển đối tượng. Lúc trẻ khoẻ thì phải là cái gì có liên quan trực tiếp đến mình thì mình mới thấy vui mới thấy hạnh phúc. Ví dụ đối với một món ăn thì phải đích thân mình ăn thì mình mới thấy sướng, còn người khác ăn mà bắt mình đứng ngó thì mình chửi thầm trong bụng à. Nhưng khi đến độ tuổi nào đó răng cỏ không có cho nên mình không còn vui thích khi tự thân thưởng thức món ăn nữa mà chuyển sang mình thích thú nhìn người khác ăn, người khác ăn một cách vui vẻ cái mình thấy vui theo. Đây chẳng phải là chuyển đối tượng làm mình vui vẻ sao? Hoặc một người đứng nấu ăn cho cả nhà. Nấu xong mệt quá, ăn không nỗi nên ăn chẳng thấy ngon đâu nhưng thấy cả nhà vui vẻ ăn một cách sung sướng thì mình giống như được tiêm máu gà vậy đó. Hứng chí bừng bừng nghĩ cách nấu hết món này đến món nọ để lại có được niềm vui nhìn người khác ăn một cách vui vẻ. Cho nên mọi người thấy tui nhường thịt cá cho mèo ăn không có nghĩa là tui tốt lành gì đâu mà là tui chuyển niềm vui từ tự thân thưởng thức sang nhìn lũ mèo thưởng thức. Nhìn tụi nó ăn sùng sục sùng sục như lợn ăn cám là hứng chí bừng bừng nấu cho nó ăn tiếp hihihi. Tui nhớ có đọc câu chuyện một cô gái làm nghề MC nên buộc phải ăn kiêng đủ thứ để giữ thân hình thon gọn. Nhưng cô ấy lại thích ăn hamburger vô cùng. Thích mà lại không thể ăn. Cô ấy chuyển niềm vui bằng cách mỗi ngày đều mua hamburger tặng người vô gia cư. Mỗi ngày đều hứng chí bừng bừng vào tiệm mua hamburger, sau đó chỉ ngắm thôi rồi đem cho người khác ăn. Như vậy cũng thoả mãn sở thích ăn hamburger của mình.

      Cái này tui không muốn nói dài dòng chi cho mệt. Mọi người tự quan sát cuộc sống của chính mình là thấy ngay. Cho nên đây là điều bình thường, chẳng có gì to tát thiêng liêng như mấy thèn quỷ đạo đức giả thích ca tụng đâu nha bà con. Đến lúc nào đó mọi người thích làm này làm nọ cho cộng đồng và thấy vui vì điều đó mà mấy thèn quỷ kia nhào vô tung hô thì chớ dại dột mà tin lời tụi nó. Việc mình làm chỉ là một trạng thái tâm lý bình thường thôi. Đừng có trôi lăn theo lời tung hô rồi đến lúc nào đó bị người ta chửi bới chỉ trích lại ngã ngửa ra sầu mi khổ kiếm này nọ hahahahaha.

      Đó là chưa kể cái trạng thái mà mình mê đắm là một biểu hiện của THAM. Ví dụ tui thấy vui sướng mỗi khi nhìn lũ mèo ăn sùng sục sùng sục cho nên tui tìm cách mua cái này cái nọ nấu cho tụi nó để cái niềm vui ấy được tiếp tục được kéo dài. Đây rõ ràng cmn là tham chứ còn gì nữa. Khi mình biết mình làm là do lòng tham của mình bị kích phát thì mình mới không trôi lăn theo mấy cái quan niệm vớ va vớ vẫn hay mấy lời tung hô tào lao được chớ. Nếu không thì haha chuỵ thiệt thiện lương, chuỵ thiệt là tinh khiết, chuỵ thiệt là người tốt, bla la bla. Đúng là ngu hết chỗ nói. Trước mặt Quỷ Vương, bây cứ như bị lột truồng ấy. Cho nên khỏi cần làm màu hehehehehhe.

      Lấy ví dụ ngay trong cuộc sống cho mọi người dễ hình dung là hình ảnh của Thuỷ Tiên đi cứu trợ đồng bào bị lũ lụt nè. Khi sự thiện lương được kích phát thì cô ấy mới làm được chứ, nếu không thì ai dại gì mà lặn lội đi làm chi cho nó mệt. Giúp người ta và đắm chìm trong niềm vui ấy thì đây chính là tham. Chỉ cần mình nhận ra sự tham lam ngay nơi mình thì mình mới không bị trôi lăn theo những quan niệm tốt đẹp theo những lời tung hô tào lao. Nhưng khi mình không nhận ra lòng tham ấy thì mình bị sự tung hô nhấn chìm dẫn đến ảo tưởng. Cán cân nghiêng quá rồi cho nên nhị nguyên đạp mình một phát cho mình tỉnh táo lại. Nếu kiếp này vẫn không tỉnh nỗi thì mình phải luân hồi, luân hồi miết đến khi nào tỉnh thì thôi hehehehehe.

      Xóa
    3. Ủa chuỵ, vậy cái này có liên quan gì đến vấn đề mà người kia hỏi ông Viên Minh?

      Có chứ sao không? Người hỏi này giống như cái công tắc điện bị hư vậy đó bà con. Công tắc điện xài tốt là khi mình cần mở thì nó mở, khi mình cần tắt thì nó tắt. Còn công tắc gì mà khi mình tắt rồi cái nó tắt luôn, mình cần mở nó cũng chẳng thèm mở, cứ thế mà tịt luôn. Đây chẳng phải là đồ dỏm sao hahahahaha. Cha nội này sắm trúng cái công tắc dỏm rồi hehehe.

      Biết sao đụng phải đồ dỏm không? Bởi vì THAM ấy mà. Nên nhớ MUỐN là biểu hiện của THAM. Khi mình thấy việc nói chuyện hay giao tiếp với người khác là cần thiết thì mình làm (công tắc mở) còn khi thấy không cần thiết thì mình không làm (công tắc tắt). Đó là việc của mình. Còn khi người khác tìm cách giúp mình thì đó là việc của họ, liên quan mịa gì đến mình chớ. Họ tìm cách giúp mình vì họ thấy điều ấy là cần thiết thì để họ làm, đến khi nào họ không thấy cần nữa thì họ không làm. Vậy có phải tự nhiên không. Còn mình xen vào tìm cách quấy rối sự giúp đỡ của họ thì mình mới là tạo tác ấy. Mình không muốn quan hệ dính líu đến người khác nên mình từ chối sự giúp đỡ của người khác thì việc từ chối ấy chính là sự quan hệ dính líu rồi còn cm gì nữa. Đồng ý là dương; còn từ chối là âm. Khakhakha. Bây tưởng nhị nguyên dễ ăn lắm hả. Đừng tưởng bở. Chuỵ là trầy vi tróc vảy bị đá qua đá lại như trái banh trong vô cùng vô tận thời gian ấy chứ hihi.

      Chính vì rơi vào nhị nguyên cho nên mới thỉnh thoảng thấy cô đơn thấy buồn vì không nói chuyện được với ai.

      Lỡ sắm phải công tắc hư rồi thì làm sao bây giờ hả chuỵ?

      Thì kệ nó đi. Bản lĩnh mình tới đâu thì xài đồ tới đó. Người ta khôn người ta xài đồ xịn xò còn mình ngu thì mình xài đồ dởm. Vậy mới công bằng chớ. Giống như người giàu thì xài hàng hiệu, người nghèo thì xài đồ sida. Vậy có phải công bằng không. Cái không công bằng là vầy nè. Thấy người ta nghèo xài đồ sida cái mình chê bai khinh bỉ dè bỉu. Hoặc thấy người ta giàu xài đồ xịn cái mình ghen tị nói xấu đủ kiểu. Ai đứng chỗ nào thì đứng chỗ nấy. Ai trình độ tới đâu thì thấy tới nấy. Khi đứng chỗ khác thì tầm nhìn mới khác được chớ.

      Vậy làm sao để tầm nhìn nó khác?

      Đầu tiên là nhận diện và chấp nhận cái chỗ đứng của mình. Không lăn tăn so sánh hơn thua thì tầm nhìn nó đã khác rồi. Biết sao không? Bởi vì mình không có bị sự tưởng tượng che lấp ấy. Khi không bị sương mù chê lấp thì đứng ở chân núi mình vẫn thấy cảnh núi non còn dù có đứng trên đỉnh mà bị sương che thì cũng có thấy được gì đâu. Cho nên quan trọng là biết mình đang đứng ở chỗ nào và chấp nhận đứng ở chỗ nấy khỏi lăn tăn chi cho mệt. Khi ấy tự động tầm nhìn mình được nâng lên thôi.

      Cái này giống như mình đi làm công ty vậy đó bà con. Ví dụ mình làm công nhân dọn vệ sinh trong công ty đi. Đầu tiên biết rõ chỗ đứng của mình và chấp nhận nó thì mình sẽ toàn tâm toàn ý làm công việc của mình một cách hoàn hảo. Khi ấy thì tự nhiên mình được thăng chức thôi. Đâu cần phải lăn tăn gì đâu. Sợ nhất là không thấy rõ chỗ đứng của mình. Mình làm công nhân vệ sinh mà cứ nghĩ mình là giám đốc. Việc này chuỵ không làm việc kia chuỵ không làm. Cái này không xứng với chuỵ cái kia không hợp với chuỵ đủ thứ. Rồi cuối cùng mình bị sa thải luôn hehehehehe. (Cái này sao giống tui tự nói tui quá ta. Chuỵ mà đi làm công nhân vệ sinh là chuỵ bị sa thải chắc luôn. Bởi khái niệm về sự sạch sẽ của chuỵ không giống thiên hạ hehehe)

      Xóa
  12. Dưới đây là lời khuyên của một đứa đạo đức giả, nói cách khác là đạo đức giả lên sóng hehehe.

    “Vậy làm thế nào để giúp cha mẹ thoát khỏi nỗi cô đơn, duy trì tinh thần thoải mái, để có thể sống lâu hơn bên cạnh chúng ta?

    1. Con cháu hãy tận hiếu làm tốt bổn phận phụng dưỡng, hiếu thảo với họ. Dành ra nhiều thời gian hơn bầu bạn, quan tâm đến cha mẹ, để cha mẹ có thể cảm nhận được hạnh phúc gia đình, và không còn cảm giác bị bỏ rơi.

    2. Thiết lập một xu hướng xã hội mới, mà trong đó sự tôn trọng và yêu thương người cao tuổi được đề cao hàng đầu. Khiến cho tất cả người cao tuổi đều cảm nhận được sự ấm áp của toàn bộ gia đình và xã hội.

    3. Ủng hộ việc tái hôn của những người già góa bụa. Dù con cái đối xử tốt với các cụ đến đâu, thì họ vẫn dành nhiều thời gian hơn cho chồng con của bản thân.

    Đối với những người già góa bụa, nếu họ thực sự yêu thương một ai khác, bạn đừng vội chê trách hay lên án, mà hãy tìm hiểu cẩn thận rồi ủng hộ họ.

    4. Thường xuyên trò chuyện với cha mẹ, bởi vì một khi lớn tuổi, họ chỉ có thể sinh hoạt nhiều nhất là khuôn viên trong nhà.

    Những nỗi đau khổ, buồn chán và lo lắng của họ rất cần bạn cảm thông và thấu hiểu. Hãy dành thời gian nói chuyện để nắm bắt được tâm lý và thứ họ cần, giúp họ vui vẻ sống tiếp…

    5. Trông cậy vào ai cũng không bằng trông cậy vào chính mình. Bạn hãy động viên cha mẹ để họ dám tự do làm những gì họ thích.

    Bây giờ là tuổi "hưởng phúc", đừng để cha mẹ phải lo lắng cho cuộc đời của chúng ta như trước. Khuyên họ nuôi thêm con vật nào đó, hay trồng hoa, ngắm cây cỏ, đi chùa, du lịch những nơi mà họ muốn,…
    Chúng ta có thể đưa ra những video những người già sống tích cực cho bố mẹ xem. Người cao tuổi cũng nên từ đó mà học cách tự điều chỉnh cảm xúc cá nhân, thay đổi tư duy lấy con cái làm trung tâm của cuộc đời.

    Gần nhà tôi có một cụ ông đã 70 tuổi, nhưng ngày ngày vẫn lo lắng cho anh con trai của mình. Anh này thường làm việc giữa chừng rồi bỏ dở, nên đến nay vẫn chưa có việc gì nên hồn.

    Cụ ông lo lắng sau khi mình mất sẽ không còn ai bên cạnh giúp đỡ anh ấy, nên thường hỏi han con rồi đưa ra lời khuyên. Thế nhưng càng làm thế thì anh này càng chán ghét vì nghĩ rằng cha xem thường mình.
    Càng quan tâm thế này lại càng phản tác dụng.

    "Con cháu có phúc của con cháu", chúng đã lớn, cha mẹ không thể là người chăm lo cả đời được. Nên mong rằng những người cao tuổi có thể tự trau dồi sở thích, tự duy trì niềm vui tinh thần, sống thư thái, và đừng quá lo lắng về những vấn đề cá nhân của con cái.

    Mong mỗi người làm con hãy cố gắng thấu hiểu cha mẹ hơn. Cũng mong rằng cha mẹ hãy tập "ích kỉ" một chút, nên sống cho chính mình nhiều hơn, đừng để con cái trở thành vướng bận cả đời của mình như thế!”

    Nguồn: https://cafebiz.vn/ich-ky-mot-chut-giup-cha-me-co-the-song-lau-hon-phan-con-cai-nen-nam-ro-5-dieu-20211024100352689.chn

    Trả lờiXóa
  13. Biết sao tui nói cái thèn viết cái bài báo trên là một kẻ đạo đức giả không?

    Đã ngu bỏ mịa còn bày đặt đi dạy đời thiên hạ, y chang thèn Khổng tử, chôm chỉa vài cái khái niệm trong Đạo Đức Kinh của ông già Lão tử rồi phát triển theo sự ngu xuẩn của chính mình. Thế mà bao nhiêu thế hệ nâng niu như vàng như ngọc, còn tôn làm Vạn Thế Sư Biểu nữa chứ. Vậy có khác gì đem cục c. lên thờ cúng đâu chứ.

    Cho nên điều mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc làm đúng đắn nhất là đạp đổ cái cục c. này xuống giày xéo dưới chân (Bravo! Đây là hành động đúng đắn nha), thậm chí còn đào cả mồ mả mấy thèn đạo đức giả này lên mà quất xác rồi mắng chửi. Cái này là tui ủng hộ hết mình luôn nè! Biết sao không? Nguyên cả một thời tuổi trẻ của tui lại đi tin lời mấy thèn cô hồn này mới gớm chứ. Hừ. Bây toàn là lừa chuỵ. Bóp méo Đạo Đức Kinh thật sự của Lão tử rồi còn ra vẻ ta đây đạo mạo, đứng đắn.

    Điều mắc cười nhất là sau khi làm ra hành động đúng đắn nhất là chà đạp những cục c. mà tổ tiên mình từng thờ cúng xong, cái họ không biết làm gì nữa. Bối rối. Bối rối. Bối rối. Xong, sau khi bối rối, họ lại đi vào con đường mà cha ông họ đã từng đi. Pháp tu của Bất thối Bồ tát mà bây tưởng dễ ăn lắm hả? Chỉ có Bất thối Bồ tát mới biết cách hành thôi nha hehehehe.

    Quay lại bài báo trên. Vì sao tui nói đây là đạo đức giả?

    Bởi, bất hạnh lớn nhất của đời người là không nhận ra và dù có nhận ra cũng không thể chấp nhận SỰ CÔ ĐỘC của chính mình. Sự cô độc là cái bao trùm cả nhân loại, không một ai có thể thoát ra được. Sự vật như bàn ghế cục đá không có linh tính nên không có cô độc. Con vật có linh tính nhưng lại không cách nào nhận diện được sự cô độc, tụi nó chỉ hành động theo thói quen theo bản năng từ vô thức. Con người mà không chịu nhận diện sự cô độc của mình, cả đời chỉ sống theo thói quen bản năng thì có khác chi con vật.

    Cho nên điểm khác biệt giữa con người và các chủng loài khác chính là con người bị sự cô độc bao trùm và có khả năng nhận diện ra nó (đây là điều mà động vật không thể có được). Bởi vì chỉ có nhận diện được sự cô độc, chấp nhận nó, hiểu biết về nó, thậm chí biến nó thành sự giác ngộ của chính mình thì con người mới là loài vật duy nhất có thể hiểu và thực hành Đạo. Đây là một đặc quyền của loài người. Nhưng mà cái đặc quyền này lại bị mấy thèn cô hồn cát đãng mà chuỵ kể ở trên nó dùng mấy cái thói đạo đức giả che lấp mịa nó hết rồi, làm cho con người quên đi cục vàng cục ngọc mà mình lúc nào cũng có sẳn, rồi đem cục c. lên mà tôn thờ.

    Cái mà mình cho là QUAN TÂM, thực sự chỉ là một hành vi che lấp sự cô độc của chính mình mà thôi. Cô độc quá nên mới phải chỏ mõ tà la tè le. Xong rồi tự vô thức của chính mình cũng ý thức được nhưng không cách chấp nhận nổi, bởi vậy ý thức mới nổi lên những cái khái niệm như là Quan tâm nhằm che lấp cái mà vô thức biết rất rõ nhưng ý thức lại muốn chối bỏ mà thôi. Cho nên bây mà càng quan tâm cái này cái nọ thì điều đó có nghĩa là bây đang vùng vẫy muốn thoát khỏi cái sự thật mà vô thức muốn cho bây biết thôi nha.

    Trả lờiXóa
  14. Từ lớn đến bé, từ già đến trẻ, người ta luôn sống trong sự cô độc của chính mình, nhưng mà do thói quen sống đạo đức giả nên chúng ta hay tìm cách lấp liếm che đậy thay vì tự mình đối diện với chính nó. Dám đối diện với sự cô độc của chính mình là một hành vi dũng cảm nhất vũ trụ, bởi vì điều đó gần như là IMPOSSIBLE (nhiệm vụ bất khả thi). Vì quá sợ hãi sự cô độc nên mới có khái niệm quần thể, tập thể, dâng hiến, hy sinh, quan tâm, yêu thương, ………….. Toàn là làm màu.

    Bởi tui nói rồi: Trên đời này điều khó làm nhất là KHÔNG LÀM GÌ CẢ. Bởi khi chúng ta không làm gì cả là lúc chúng ta phải đối đầu với SỰ CÔ ĐỘC. Qua mùa dịch Covid 19 bị nhốt ở nhà suốt mấy tháng là mọi người đã nhận diện ra sự bất ổn và thói đạo đức giả của chính mình chưa. Khi bị ép buộc phải đối đầu với cái mà mình luôn tìm cách lẩn tránh thì dễ dẫn đến tâm thần rối loạn, trầm cảm, tự kỷ, thậm chí là tự sát luôn ấy chứ.

    Chính vì quá sợ sự cô độc và sự sợ hãi ấy khắc thật sâu và thật đậm vào trong vô thức mà chúng ta thành ra vô cùng có kinh nghiệm và vô cùng thành thục trong việc đối đầu với nó. Ví dụ buộc phải làm việc quần quật, buộc phải quan tâm hết cái này đến cái nọ, buộc phải yêu thương một ai đó, một việc gì đó, một sở thích nào đó, buộc phải có cái để mà bám víu mà sống ở đời chứ. Chúng ta y như những cây tầm gửi luôn tìm cái này cái nọ để mà bám mà víu, ví dụ công việc, gia đình, bạn bè, con cái, lý tưởng, thói quen, mục đích, sở thích,…….

    Tầm gửi thì phải bám víu mới phát triển được là vậy. Quan trọng là cái thứ tầm gửi lại không biết mình là tầm gửi mà toàn là đổi khách thành chủ, tự ảo tưởng mình là cây đa cây đề còn vật thể/khái niệm mà mình bám víu vào thì mới là vật thể phải sống dựa vào mình. Ví dụ dễ thấy nhất – cha mẹ phải bám víu vào con cái mới sống nổi cho nên mới ra cái gì mà tình mẫu tử/phụ tử/hy sinh/hiếu thảo từa lưa hạt dưa,…..Bây nói có con khổ thì thử cho bây vô sinh xem bây có chạy vạy khắp nơi, đình thờ miếu nào cũng ghé cầu khẩn thảm thiết, bệnh viện nào cũng đâm đầu vào khám, chạy khắp nơi tìm cách chữa vô sinh, tìm cách có con. Moá, có phải bây đạo đức giả quá không. Thời buổi này nghành chữa vô sinh là một trong những ngành kiếm tiền nhiều nhất, bởi người ta bị vô sinh quá nhiều. Đáng đời bây à! Nghe lời thèn cô hồn Khổng tử đề cao chữ hiếu đến mức điên khùng, làm lệch cán cân cân bằng , cho nên nhị nguyên ra tay. Cho bây vô sinh luôn, cho bây biết thế nào là lễ độ hehehehe.

    Bên Thiên Chúa giáo người ta xem con cái là tặng vật của Thiên Chúa, đó là món quà thiêng liêng đến từ Đức Chúa Trời vừa từ bi vừa vĩ đại cho nên người ta không có đề cao chữ hiếu đến mức thái quá. Con cái là phần thưởng của Chúa, thuộc về Thiên Chúa, có phải của mình đâu mà làm màu. Bây làm màu quá, Chúa ghét Chúa thâu tặng vật về à hehehehe.

    Khi trẻ thì có đủ thứ việc quấn chân, đủ thứ làm mình bận rộn, toàn là những thứ giúp mình che đậy sự cô độc trong nội tâm mà thôi. Đến khi già rồi, mọi việc đều rãnh rỗi rồi thì đó là lúc mình phải đối đầu với sự cô độc của chính mình chứ. Nhưng mà không. Hèn nhát quen thói cho nên lại tiếp tục lãng tránh sự cô độc của bản thân bằng cách chạy vạy khắp nơi ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng, thấy cái gì cũng chỏ mỏ vào, thấy ai làm gì cũng nhào vô khuyên,….làm vậy để cho thấy mình có ích.

    Bởi nhiều người nói người già thường cô độc. Dám cô độc mới là hành vi của anh hùng. Còn bây hèn nhát lãng tránh miết thì bây cứ tái sanh tới lui miết thôi nha. Cho nên tuổi già mới là tuổi mà người ta hết cách lãng tránh, buộc phải đối đầu với nhiệm vụ bất khả thi. Đó là không làm gì cả, ngồi gặm nhấm nỗi cô độc đến tận tâm can, thấu đến tận tim gan. Đây mới là cách sống đúng nè!

    Chúc mọi người hùng dũng như những chiến binh vĩ đại dám đối đầu với sự cô độc của chính mình. Đó mới chính là điều khó nhất nhưng lại vĩ đại nhất trong tam giới (chứ không phải cái thói xạo xạo chõ mỏ từa lưa - giống tui – đâu nha bà con).

    Trả lờiXóa
  15. Tâm không! Tâm chứng! Tâm hành! Tâm luận! Tâm như! Tâm bình bình.��.

    Trả lờiXóa
  16. Tui thấy bài đăng này trên FB nha bà con!

    "Tối 8:30 hôm đó, tôi nhận được tin nhắn của mẹ.

    Mẹ hỏi tôi: “Tết năm nay con có về ăn Tết không con?”

    Tôi xoa xoa cái cổ nhức nhói vì phải tăng ca nhiều giờ liền, tôi không biết nên trả lời như thế nào với một người vốn dĩ là người thân nhất đời tôi.

    Một lát sau, tôi nhắn cho mẹ vài con chữ “chắc không về đâu mẹ”.
    Thực ra thì Tết năm ngoái, tôi cũng một mình trải qua cái Tết u buồn trên thành phố vắng tanh này.

    Tôi ở nhà xem những màn pháo hoa náo nhiệt ngoài cửa sổ, ăn những món ăn được rã đông từ siêu thị mua về.

    Nếu bạn hỏi tôi sao không về quê ăn Tết, tôi chỉ có thể trả lời, chẳng ai muốn một mình đối mặt với sự cô độc và bơ vơ thế này.

    Khi sự cô độc và bơ vơ đến với tôi, chữ nhà, dường như chẳng còn là bến đỗ che mưa chắn gió như tôi được hiểu nữa.

    Tôi biết mình vẫn là viên ngọc quý trên tay cha mẹ, ít ra thì đi học, đi làm, họ vẫn luôn ủng hộ tôi.

    Họ yêu thương tôi, tôi cũng yêu thương họ, tôi không nghi ngờ về điều đó.

    Càng lớn, tôi càng hiểu được nỗi buồn trong thế giới của người trưởng thành.

    Mỗi lần về nhà, điều tôi mong muốn nhất là có thể thấy được sự ân cần và an ủi của cha mẹ.

    Dù chỉ là câu “con đi làm mệt không?”, “cực rồi về nhà nghỉ ngơi”, những câu này sẽ cho tôi động lực rất lớn dù cuộc sống đang đầy những muộn phiền.

    Nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại, tôi nhận được nhiều nhất là những lời khuyên lời dạy mà cha mẹ cho rằng đó là tốt nhất.

    Họ sẽ cảm thấy rằng:

    “Con chẳng còn trẻ nữa, mau mau kết hôn cho mẹ đi”.

    Họ cho rằng:

    “Công việc của con lương với thưởng cũng thấp, nghe lời cha đổi việc đi con”.

    Họ còn thở dài:

    “Cha mẹ vì con hy sinh nhiều như vậy, nhưng con lại chẳng bao giờ nghe theo lời cha mẹ nói cả!”

    Tôi chẳng biết nên phản bác thế nào, cũng chẳng muốn trả lời thêm gì, sự đối phó của tôi là giữ im lặng.

    Cứ thế im lặng, phần lớn thời gian tôi về nhà cũng chỉ là ở trong căn phòng của mình.

    Nhà chẳng phải là nơi ta được tận hưởng những giây phút bình yên sau ngày làm việc mệt mỏi sao.

    Nhưng vì sao đối với tôi, càng ngày càng khiến tôi khó chịu và dè chừng khi nhắc đến hai từ “về quê”.

    Hai từ này khiến tôi rất do dự.

    Khi tôi còn là một đứa trẻ trung học, đôi khi ở ký túc xá tôi sẽ khóc thầm trong chăn vì nhớ nhà.

    Vào cuối tháng, tôi sẽ tranh thủ dậy sớm trước khi trời sáng để đón kịp chuyến xe đầu tiên.

    Nhưng bây giờ, mỗi khi cha mẹ nhắn tin hay gọi điện hỏi tôi có về không, tôi lại nghĩ ra rất nhiều lý do để nói chữ “không về”.

    “Tôi không muốn về nhà, mỗi lần đi đâu về đến nhà tôi đều sẽ ngồi ở chiếc ghế dài dưới công viên nửa tiếng rồi hẳn đi lên”.

    “Tôi không muốn về nhà, cha mẹ cứ cãi nhau vì những chuyện lặt vặt, nhà cho tôi cảm giác thực sự không tốt về mấy”.

    “Cha mẹ tạo rất nhiều áp lực cho tôi, tôi biết họ muốn tốt cho tôi nhưng đôi khi họ khiến tôi cảm thấy khó thở”.

    “Ở nhà tôi chẳng được tự do, làm mọi thứ như bị trói buộc, tôi bất lực vì họ thường xuyên cho tôi những lời cằn nhằn”.

    Tôi nghĩ cũng sẽ có rất nhiều người như tôi.

    Dù họ đang là chồng là vợ, là con cái, đối với họ, sau cánh cửa ấy, chẳng còn là bến đỗ ấm áp nữa, mà là sự ràng buộc trong áp lực và mất đi tự do.

    Nghe sự cằn nhằn của cha mẹ, tôi lựa chọn chịu đựng và nuốt hết những lời trách móc ấy.

    Mặc dù con người ta luôn khao khát một mái ấm gia đình, nhưng đôi khi chúng ta lựa cách bỏ trốn, tôi vẫn mong những người cô đơn như tôi đừng quá muộn để trở về nhà."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xong, cái bên dưới bài đăng này có rất nhiều bình luận và tui để ý nhất là cái bình luận này :

      "T thì ghét nhất những đứa có gia đình, cha mẹ tế nhị, hiểu biết, xong bắt đầu nói đạo lý dạy đời để răn đe những đứa không may có GĐ vô văn hóa. Mẹ tiên sư, éo ở trong hoàn cảnh như người ta thì IM MẸ MỒM ĐI, không nói thì chúng mày C.H.Ế.T à?"

      >>> Cái tui cũng vào bình luận cổ vũ tinh thần nó nha bà con: "Đúng nha. Cha mẹ và con cái không Ân thì là Oán. Ai sinh ra trong gia đình mà người nhà có ân với nhau, gia đình đầm ấm này nọ, còn bày đặt lên mặt dạy đời người khác thì để cho nó gặp trúng gia đình (có thể là nhà chồng nhà vợ) mà người nhà toàn là oán lẫn nhau để cho nó biết thế nào là lễ độ, chứ ở đó mà dạy đời thiên hạ haha."

      Xóa
    2. Ngoài cái bình luận trên, còn có nhiều bình luận vô cùng thảm thiết nha bà con. Để từ từ tui đăng cho mọi người đọc chơi.

      - Điều t hối hận nhất là về VN,khi còn ở nước ngoài tuy đi học đi làm mệt nhưng rất thoải mái.Thi thoảng khi chưa dịch, năm về thăm nhà 2-3 lần tuỳ vì t cv lương khá tốt.Giờ về hẳn rồi, t mất ngủ vì mệt mỏi. Ép lấy ck, ép đủ các kiểu cùng những lời đùa hỏi vô duyên lập đi lập lại khi nào lấy ck?? Trời ơi làm sao t biết được, t đâu phải thánh đâu sao biết khi nào t gặp người t yêu họ và họ cũng yêu t. K gì đáng sợ hơn họ hàng, kinh khủng thật sự.

      - có những ngôi “nhà” chẳng đáng để về đâu ạ. Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh. Có những người quyến luyến gia đình nhưng cũng có những người thoát được gia đình là 1 điều hạnh phúc đó ạ

      - Cám ơn vì đã có bài viết nói hộ lòng mình, về nhà để đối phó với những câu hỏi vô duyên của họ hàng, hơn nữa là từ ba với cái áp lực câu hỏi lấy vợ lập nghiệp khiến mình mệt mỏi, không về thì thực sự rất nhớ nhà, nhớ mẹ nhưng mà về thì những câu hỏi vô duyên bủa vây 🙂 thực sự k biết phải thế nào

      - Mình đang ở nhà, nhưng mình muốn rời đi càng xa càng tốt. Mình ko còn trẻ, năm nay đã 25 tuổi rồi. Có rất nhiều điều làm mình càng lúc càng hối hận với quyết định về nhà dù ngày xưa muốn gần bố mẹ cho tình cảm.
      Gần đây mình và em trai đi ra ngoài chơi, em mình năm nay sắp lên lớp 10, ngang bướng không chịu mặc ấm vì sợ xấu. Đi về thì nó bị lạnh, đau đầu, và bố mẹ mắng mình vì mình không bảo nó mặc ấm. Mình cũng chẳng thèm nói lại, nhưng khi mình lớp 2 hay 3 gì đó mình chỉ trót cởi áo len ra mẹ đã tát mình giữa đường. Ai cũng nhìn thấy sự khắc nghiệt và thiên vị bố mẹ mình dành cho hai chị em nhưng bố mẹ mình không tin, bao năm vẫn thế. Vậy nên mình lựa chọn rời đi, sống một cuộc sống chỉ có một mình dù nhiều lúc cô đơn, nhớ nhà đến phát điên.

      Xóa
    3. - Đồng cảm với chủ top. Giờ mới hiểu bản thân từ nhỏ luôn bị "bạo hành tinh thần" là con đầu nên phải hiểu chuyện hơn các em. Ba mẹ luôn trách mình vì họ hy sinh cho mình quá nhiều, nhưng họ lại không thấy sự cô độc, nỗ lực của mình. Dần dà nhiều khi bất đồng quan điểm mình cũng chẳng muốn nói nữa. Mình theo sư phạm vì nghĩ sẽ đỡ tốn hơn cho bame, họ bảo cứ học đi đừng đi làm thêm nhưng mỗi tháng gọi về xin tiền shp thì lại bảo là "bào tiền", gọi về nhiều thì bảo gọi hoài nhưng k gọi về thì bảo "chỉ khi hết tiền thì mới gọi". Mình còn nhớ Tết năm ngoái, lúc còn ở ktx mình đã mua bánh kẹo cho các em và quà cho ba mẹ. Thậm chí trên xe còn bật bài "đi về nhà" mà háo hức nhưng cuối cùng khi mình bước xuống xe k phải là nụ cười mà là những lời trách mắng xối xả. Lúc đó mình thực sự rất mất mặt và tủi thân khi ba mẹ lại mắng mình ngay ở ngoài đường. Chẳng trách khi xa nhà các b trong ktx lại khóc vì nhớ ba mẹ còn mình lại cảm giác thoải mái đến lạ kì. Mình cũng ham 1l như các bạn ấy có thể khóc gọi về nhớ bame, có thể nhìn bame vì nhớ mình mà khóc khi tiễn mình đi. Có thể làm những món đặc biệt để mừng mình về như các bạn ấy. Nhưng có lẽ điều đó không bao giờ xảy ra với mình. Từ những năm cấp 2 đó chỉ là "nhà trọ", họ lại chính là "chủ nợ". Còn mình cho dù t.r.ầ.m c.ả.m, cho dù muốn c.h.ế.t vẫn phải sống và hoàn thành nghĩa vụ mình phải làm.

      Xóa
    4. - Mình sống ở thành phố cùng bố mẹ từ nhỏ nhưng vẫn thừa hiểu cảm giác này. Hằng ngày đi làm về rất mệt mỏi, chỉ muốn ngủ. Nhưng thực sự nhà còn ầm hơn chỗ làm, về nhà còn mệt mỏi hơn đi làm. Mà bố mẹ mình lớn tuổi rồi nên rất cổ hủ. Sống ch*t thế nào cũng không cho ra ở 1 mình.
      Bạn bè lâu năm thì dần dần rồi suy nghĩ khác nhau, hướng đi khác nhau, quyết định khác nhau. Rồi dịch bệnh... Sống cùng 1 thành phố mà hẹn gặp nhau cả năm còn chưa gặp được. Mà thực ra có gặp cũng cảm thấy xa lạ.
      Trái đất rộng lớn thế mà lúc nào cũng cảm thấy không có chốn dung thân.

      - mình hiểu vô cùng cái cảm giác này. Mình cũng trong hoàn cảnh này. Mình tha thiết muốn ra ngoài tự lập, nhưng bố mẹ lại nhất quyết không cho. 18 tuổi không cho đi học xa nhà, 24 tuổi không cho đi làm xa nhà, 28 tuổi càng không cho ra ngoài ở. Mình không còn nhỏ nữa, và hàng tỉ áp lực xuất phát từ gia đình, mình cảm thấy mình tuyệt vọng rồi...

      - Đọc bài viết nhưng như lại đang đọc nỗi lòng của mình vậy.
      Quá mệt mỏi, mệt mỏi với tất cả, mệt mỏi với áp lực của xã hội, nhưng thứ làm t bật khóc lại là những áp lực từ gđ, nó bức ép t đến ngạt thở, k biết bao nhiêu lần trốn khóc 1 mình rồi lại phải cười thật tươi,nó làm t mệt đến kiệt quệ.
      "Mệt rồi thì nghỉ ngơi thôi" chưa 1 ai, chưa 1 ai nói với t câu đó cả.
      T ghét cái tính bỏ ngoài tai tất cả của mình, nhưng t cũng cảm ơn nó rất nhiều. Cảm ơn nó đã giúp t tiếp tục sống đến bây giờ :<

      - Càng lớn, mình càng muốn đón tết thật đơn giản. Chỉ là ăn bữa cơm vs bố mẹ và anh trai (chỉ gia đình thôi, KHÔNG MUỐN CÓ HỌ HÀNG), ngủ nướng cả ngày, tụ tập bạn bè vui vẻ các thứ. Mình cực ghét phải trl những câu hỏi xã giao soi mói gắn mác qUan tÂm, nghe mấy lời giảng dạy sáo rỗng đến từ những ng cả năm cả tháng chả gặp gđ mình bh nhưng luôn tự đưa ra những phán xét chính xác. Càng lớn tết càng mệt mỏi nhỉ…

      - T ms 21t vậy mà rất nhiều lần bị hỏi "bao giờ có ny". Lâu lâu lại được người mẹ của t vả vô mặt bằng nhiều câu khiến t đau lòng kinh khủng. Nhưng tết lễ t vẫn lết về nhà, không phải vì họ mà là vì em trai t - ng duy nhất bảo vệ t khi t bị nghe những lời mắng chửi thậm tệ. Thôi thì về mấy ngày chịu đựng nhiều như vậy thêm mấy ngày cũng chẳng mất mát gì. Nói chứ t biết ba mẹ thương t nhưng tình thương này lm t sợ hãi, lm t áp lực, lm t mệt mỏi.....lâu dần đối với t " nhà" là nơi k thể dựa vào nhất

      Xóa
    5. - Chưa một lần mình đón chờ Tết

      - Lúc nào tôi cũng nhớ nhà nhưng lại chẳng muốn ở nhà.

      - Mình thấy rất nhớ nhà, nhưng lần nào về cũng vậy, ko cảm thấy thực sự vui vẻ. Ở đâu cũng vậy, mình chỉ cảm nhận được sự cô độc. Tết hay ko cũng chỉ có đi làm, đi làm, đi làm

      - Lúc nhỏ đi học xa nhà 200km lúc nào cũng chỉ muốn về nhà, khóc mấy tháng trời năn nỉ đủ mọi cách BM vẫn k cho. Học nội trú suốt ngày bị bắt nạt, bạo lực tinh thần thậm chí có khi bị đánh, gđ k ở bên. Từ lúc nào trong t đã trở nên nhút nhát, nhạy cảm hơn ngkh. Xa nhà hơn 13 năm, mỗi dịp lễ tết quay trở về đều là những lần than vãn chê cười của BM, hàng xóm. Thành tích thì không công nhận, suốt ngày bị so sánh, chưa bao giờ ủng hộ mình. 2 chữ "về nhà" chỉ thêm áp lực. Từ lúc nào bến đỗ gia đình- nơi mà mình được tự do, được chữa lành.. nay lại là nơi mình k muốn về và áp lực khi nghĩ đến :))

      - nơi muốn về nhất nhưng cũng là nơi sợ về nhất

      - Bài viết nói đúng nỗi lòng của mình luôn. Mình thực sự rất nhớ không khi ở nhà, kiểu mình luôn nghĩ rằng nhà là nơi ấm áp cuối cùng sau cả một thời gian dài vất vả. Nhưng dần dần thì không còn như thế nữa. Mình dần sợ về nhà. Ngay cả bây giờ, khi buộc phải về nhà và chọn một công việc gần nhà, mình vẫn luôn mang suy nghĩ sẽ từ bỏ việc ở đây và chọn một công việc xa nhà. Đương nhiên bố mẹ luôn muốn tất cả mọi thứ tốt nhất cho con cái, nhưng những điều bố mẹ nghĩ nó là tốt nhất ấy làm mình áp lực đến mức muốn bỏ ngay lập tức.

      - nhiều khi mình rất muốn nói để bố mẹ hiểu mình, nhưng mình càng cố thì càng không có kết quả

      - Đôi khi bớt quan tâm nhau một chút là rất tốt đó cả nhà iu ơi. Đừng có " mấy cô mấy chú quan tâm nên mới hỏi". No no, quan tâm cũng phải lựa người chớ

      Xóa
    6. - Xa nhớ lắm luôn, háo hức về nhưng về tầm vài ngày lại bắt đầu muốn đi. Không phải không thương nữa mà là vì thương nên mới không muốn ở, tránh xung đột thế hệ chứ ai muốn bơ vơ bên ngoài làm gì

      - T cũg v, lúc còn đi học hễ khi về nhà là luôn dậy sớm bắt chuyến xe đầu tiên để đc về nhà. Sau này r lại chợt nhận ra cái đc gọi là nhà đó k bình yên như bản thân nghĩ.
      T nghe đc ai đó nói rằng nhữg áp lực, buồn phiền vô hình đôi khi k phải từ xã hội từ cuộc sống mà là từ chính gia đình mag lại

      - Mùng 1 thì họ ngoại mình cùng tụ họp về bên nhà bà ngoại để ăn uống, nch họp mặt bth.
      Hồi nhỏ thích lắm vì có lì xì này kia. Lớn rồi ghét qua hẳn vì nhiều cái Mùng 1, mình xúng xính váy áo đẹp đẽ thì họ ko để ý, toàn vào hỏi sao dạo này tròn vậy, sao mặt mụn thấy ghê vậy, sao ko chịu trị mụn....
      Mình bảo ko muốn đi thì gia đình ép qua bảo là năm có 1 ngày. Mà có ai để ý là từ nhỏ mình qua chơi lúc nào cũng lủi thủi 1 mình đâu, toàn hỏi thăm hoặc khen các chị mình, tới mình toàn những lời đâu đâu :))
      Bình thường bảo mình béo cucng đc, vì mình béo thật. Bảo mình mụn cũng đc, vì mình mụn thật. Nhưng người tử tế thì biết lựa lúc mà nói chứ ko phải nhè ngay cái mùng 1 mà xa xả vào mặt người ta
      Thế nên năm nào t cũng ráng kiếm việc parttime làm Tết, vừa có tiền mà vừa đỡ nghe mấy lời khó ưa đó.

      - Dạo gần đây mình cũng ray rứt về vấn đề gia đình, mình sợ bản thân bất hiếu vô tâm khi đọc được những đạo lí hãy nói chuyện với cha mẹ nhiều hơn, hãy quan tâm khi còn có thể, hãy này kia...mình thấp thỏm hỏi bạn mình đây có phải là xấu xa không thì nó bảo Vì gia đình không cho m sự liên kết thì một phía có cố gắng cũng không làm nên được chuyện gì, miễn m không đem thêm phiền về để họ nhọc lòng là phước đức lắm rồi...rồi cũng tự thấy chạnh lòng khi gia đình ngta êm ấm, hoà thuận, mình thì luôn có cảm giác chỉ có một mình

      - Ừm. Nhà là nơi để về, đó là người ta bảo vậy. Có rất rất nhiều người trên thế gian này, hoặc k có nhà, hoặc có nhà nhưng lại không là "nhà" như đúng nghĩa vốn có của nó, không giúp mình che mưa chắn gió hết, không bao dung và bảo vệ, cũng chẳng là nơi bình yên. Quảng cáo Tết của nhãn hàng chiếu tivi mỗi năm rất cảm động, là cảnh sum vầy, mâm cơm canh nóng hổi, có đầy đủ ông bà bố mẹ, những người mà mỗi dịp đều ngóng trông con cháu của mình trở về, hào hứng chạy vài cây số mua con gà, mua cái giò lợn, thịnh thịnh soạn soạn bày trí nhà cửa, ngóng trông đếm lùi từng ngày. Hình ảnh thương mại, nhưng là nỗi nhớ nhung người này, cũng lại là ước ao của người kia, có thể là nuối tiếc của người khác. Ai cũng hi vọng nhà là "nhà" như thế, nhưng thật tiếc, có nhưng ngôi nhà lại không che được gió bão

      - Trước đây khi là sinh viên xa nhà cũng rất muốn về nhưng cứ hễ nói cho mẹ biết cuối tuần con về là mẹ sẽ ngăn lại vs đủ lý do nào là đường xa về tốn tiền xe thôi thì ở lại học đi con mình biết vì thương nên mẹ lo cho mình nhưng lâu dần thành thói quen mình cũng k cảm thấy nhớ nhà nữa chỉ là 1 2 tháng về 1 lần cho có lệ. Sau này đi làm cũng xa nhà luôn và mẹ cũng vẫn vậy, trước dịch mình xin nghỉ để về chơi thì dịch lại bùng mình bị kẹt ở quê 6 tháng mới biết nhà là nơi để về nhưng câu đó k dành cho mình. Nhiều mâu thuẫn xảy ra khiến mình rơi vào trầm cảm mất hết 2kg buồn nhất là khi cãi nhau với e gái mẹ lại nói là biết rõ 2 đứa k hợp sao mày còn về tao kêu mày ở đó đi mà, đau lòng và thất vọng lắm nên khi đc đi làm lại thì mình quyết định Tết tây sẽ k về biết đâu như vậy sẽ tốt hơn

      - k muốn về quê, mỗi tết chỉ muốn yên yên ổn ổn ở nhà hưởng thụ bình yên, về quê vs t là điều gì đấy vô cùng gây stress và mệt mỏi, nhg k về thì k có trách nhiệm, mẹ sẽ mặt nặng mày nhẹ mà nói "cháu chắt như l*n"

      Xóa
    7. - - Mình ở SG, ko có quê để về, ở chung với gia đình 30 năm làm gì cũng bị kiểm soát, ngay cả cảm xúc cũng bị kiểm soát. Mọi việc làm gì cũng phải theo sự sắp đặt sẵn, lúc nào cũng phải làm hài lòng người khác, cả dòng họ 2 bên cực kỳ toxic cũng phải làm hài lòng vì sợ mẹ mang tiếng ko biết dạy con. Đi làm thì gặp đồng nghiệp trời ơi đất hỡi, bị hành thể xác lẫn tinh thần. Bạn bè thì ít, ai cũng có cuộc sống riêng và ở xa nhau nên ít khi gặp, mình ko chia sẻ được với ai. Riết rồi mình như kiểu trầm cảm chỉ muốn xa lánh xã hội.

      - dm thật sự đấy về quê cũng thế, đếu ai hỏi học hành áp lực không có mệt không, toàn là thi được mấy điểm r có được bằng giỏi không, thi cử kbh áp lực bằng về thăm họ hàng ngày tết

      - bài này dành cho mình, dù đi làm, đi học mệt đến cỡ nào cũng không muốn về nhà, không phải mình ham chơi, đâu có ai muốn lang thang ngoài đường cả ngày, nhưng nếu về thì mình sẽ mệt hơn, sẽ stress hơn, ngày nào cũng như ngày nào, 1 vòng lẩn quẩn, vì thế mình chỉ muốn về đến nhà lúc trời đã khuya, mọi người trong nhà đã đi ngủ cả, thì lúc đó nhà mới chính là nhà.

      - Có những người, về thì áp lực mà k về thì cũng buồn.
      Đừng bảo có tí áp lực cũng k chịu đc, ở bên ngoài họ cũng chịu đủ áp lực rồi, chẳng lẽ giờ về nơi gọi là nhà cũng áp lực nữa thì họ phát điên mất.

      - Cũng nhớ nhà, nhưng nó lại là nhà của người ta.

      - Hôm nay nghỉ tết Tây, chiều t chạy đi vứt rác rồi chạy 1 vòng muốn hít cái khí chiều mát mẻ, mua 1 ly sinh tố cùng ít đồ ăn tối cha cha mẹ, xong t chạy về, đến nhà t chưa hết hí hửng thì nét mặt cha t quạo lắm, nói chuyện rất cộc cằn. Dù t có làm gì đâu, t năm nay gần 30 tuổi, t muốn 1 cái tự do cũng khó khăn quá rồi. T thật sự sợ phải về nhà đấy.

      - 2 cái tết rồi tôi không về quê, cô đơn không? câu trả lời là có, nhưng tôi vẫn cảm thấy đó đỡ hơn là về quê. nghe hàng xóm cứ hỏi mấy câu kiểu " lương cao không? cho ba mẹ bao nhiêu? sao cứ đổi việc mãi thế? tuổi lớn rồi không chịu làm gì ổn định đi. thấy ABCD không giờ xây nhà mua đất mua xe cho bố mẹ rồi kìa?" thật ra tôi vốn dĩ không quan tâm họ nghĩ gì về tôi. Những lời hàng xóm chả ảnh hưởng gì đến tôi cả. Nhưng gia đình tôi nghe được những lời ấy, không khỏi tuổi thân. Lo lắng cho tương lai sau này của tôi. Tôi thà chọn cô đơn một mình trãi qua những ngày đoàn viên. Khi những cuộc điện thoại chỉ là" nhớ ăn gì cho no đấy" hay là "người ta hỏi m sao lại không về tết". Chiều nay bà tôi gọi hỏi tôi " năm nay có về tết không?". Tôi không cần do dự trả lời " không ạ".

      - Mình cũng vậy. Lâu dần khi cứ nghe theo những sự sắp xếp cổ hủ đó của họ làm mình không thể tự mình quyết tâm bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Đến bây giờ khi so sánh với những người bạn cùng lứa mình vẫn cảm thấy tự ti về mọi thứ

      - Nơi đã từng là nhà đến hiện tại ko còn là nhà nữa rồi, chỉ muốn thoát nơi gọi là nhà đó

      - Mình đã chịu đựng sự cằn nhằn, so sánh, những lời khuyên tưởng chừng như tốt cho mình và n thứ khác suốt nửa năm nay vì dịch phải học online ở nhà. Đến bây giờ mình thực sự kiệt quệ về tinh thần, rất mệt không có tinh thần làm bất cứ một việc gì cả. Và mình đã nói chuyện với cả nhà về việc xin lên lại SG để đi làm vì ở nhà rất mệt. Nhưng không ai thèm nghe và cứ bảo “ ở nhà chỉ ăn ngủ sung sướng rồi còn muốn gì nữa, ở SG dịch nguy hiểm mà đòi đi”. Mình biết là mn đều lo nếu mình nhiễm bệnh thì rất nguy hiểm. Nhưng nếu mình khong được đi ra ngoài thì mình khùng mất, thật sự không thể chịu được nữa, cảm giác trong mình như c.h.e.t một phần. Đối với lễ Tết mình muốn chối bỏ nó, không hề cảm thấy vui như trước đây nữa

      - Đọc cmt của mng mà nước mắt chảy dài.Nhìn người ta lễ tết gia đình sum vầy còn nhà mình thì chẳng ai nc với ai, ai cũng muốn sống theo cách của riêng mình.Mình ko biết lần cuối cả gia đình mình vui vẻ ăn cơm với nhau là khi nào nữa.Đi xa thì nhớ nhà mà ở nhà lâu thì mệt mỏi.Họ hàng thì dăm bữa nửa tháng lại hỏi "thế vẫn ở nhà ôm con ah", "học cho lắm cuối cùng cũng đi lấy ck"...làm mình áp lực vô cùng...

      Xóa
    8. Đọc bình luận của mọi người tui phát hiện vấn đề là: Một khi là người nhà của nhau, con người ta đối xử với nhau một cách vô cùng bổ bã (cách gọi khác là "thân mật"); chính sự bổ bả này đã vô tình làm tổn thương lẫn nhau. Và khi sự tổn thương được lặp đi lặp lại nhiều lần thì trở thành không thể sửa chữa, không thể trở lại như cũ được, giống như "bát nước đổ đi" vậy. Hèn chi người ta có câu "tương kính như tân". Dù là vợ chồng, cha mẹ con cái, anh chị em, bà con chú bác, trong cách đối xử luôn cần có sự kính trọng lẫn nhau, không chỉ người nhỏ kính trọng người lớn mà ngay cả người lớn cũng cần có sự kính trọng người nhỏ. Kính trọng người thân như kính trọng lãnh đạo của mình. Cẩn thận và cân nhắc kỹ lưỡng khi nói chuyện với người nhà cũng như mình cẩn thận khi nói chuyện với sếp của mình. Có như vậy thì mới giảm thiểu hành động/lời nói gây tổn thương người nhà và dần dẫn đến xa cách lẫn nhau.

      Vì sao đối với người lạ mình hành động nói năng vô cùng cẩn thận vì sợ làm tổn thương họ nhưng đối với người nhà thì lại muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm, cứ nghĩ rằng đã là người nhà thì không có chuyện bị tổn thương, không có chuyện phải giữ khoảng cách, không có chuyện phải kính trọng nhau?

      Xóa
  17. Câu chuyện này đảm bảo nhiều người biết. Đó là thằng bé giận mẹ nó bỏ nhà đi bụi. Đói bụng quá trời đói, may gặp cô chủ quán cho ăn bát mì, nó rưng rưng nước mắt cảm ơn cô. Cô ấy bảo mẹ nó tốt với nó cả đời mà nó không biết cảm ơn. Cô chỉ cho nó 1 bát mì mà nó biết cảm ơn rồi.

    Đừng nói với tui là mọi người không biết câu chuyện này nha. Câu chuyện này cứ nhan nhãn khắp nơi nhằm dạy người ta về lòng hiếu thảo.

    Đảm bảo câu chuyện này do mấy thèn đạo đức giả tạo ra nha bà con. Bây lừa tụi ngu, chứ bây qua mắt nổi chuỵ à hehehe.

    Biết sao tui nói đạo đức giả không? Bởi lòng tốt của cô chủ quán và lòng tốt của cha mẹ là không giống nhau nha.

    Mọi người thử ngẫm nghĩ xem: Cha mẹ nuôi con có tư lợi trong đó không?

    Câu trả lời là Có nha. Sự tư lợi nằm ở chỗ này nè!

    Nhiều người hỏi tui: Hổng đẻ con rồi về già ai nuôi?

    Đứa bé chưa ra đời là mình đã tính toán nó rồi.

    Khi nó ra đời, mình sử dụng đứa nhỏ để làm gì?

    - Thoả mãn tâm hư vinh.
    - Thoả mãn tâm muốn yêu thương ai đó
    - Thoả mãn tâm đảm bảo an toàn khi về già
    - Thoả mãn tâm cô độc tận xương tuỷ.
    .................

    Cái được gọi là tình phụ mẫu tử thiêng liêng này nọ toàn là sự tính toán vụ lợi trong đó thôi nha. Tui làm biếng nói nhiều. Mọi người tự xem xét mối quan hệ giữa mình với cha mẹ con cái người nhà thì tự nhận ra luôn. Cái gì cũng đợi chuỵ nói ra cho mà biết thì chuỵ đánh chết mài. Lười biếng cũng vừa vừa phải phải thôi chứ.

    Lòng tốt của cô chủ quán khác với lòng tốt của cha mẹ ở chỗ: Tự dưng muốn tốt vậy đó, hổng có vụ lợi tính toán gì trong đó. Một lòng tốt đúng nghĩa, vô cùng trong sáng. Mỗi người đều có Phật tính, cho nên thực ra từ vô thức ai cũng có khả năng phân biệt cái gì là trong sáng, cái gì là không trong sáng. Cho nên nếu câu chuyện có thật, đứa bé tri ân không phải là tô mì mà cô chủ quán cho nó mà là tri ân lòng tốt không vụ lợi của cô chủ quán đối với nó. Cái này khác với cái lòng tốt của mẹ nó đối với nó nha bà con.

    Lừa ai cũng không lừa được Phật tính có sẳn trong mỗi người. Cho bây đạo đức giả hehehehe.

    Nói nữa thì quá dài dòng, chuỵ lười biếng rồi, mọi người tự suy gẫm về chính mình thì từ từ nhận diện vấn đề, từ từ khôn ra, không bị cái thói đạo đức giả lừa dối nữa hihi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thực chất của cái:

      - Cha me sợ con hư nên mới làm vậy.

      - Cha mẹ là muốn tốt cho con nên mới làm vậy.

      - Đối với cha mẹ thì con cái lúc nào cũng còn nhỏ

      là cái gì? Mọi người có biết không vậy. Ví dụ: cha mẹ luôn thấy con mình còn nhỏ, đó là do cha mẹ ngu xuẩn, không hiểu được quy luật vô thường trong vũ trụ. Đã vạn vật vô thường mà mình muốn nó thường, cho nên con mình luôn không bao giờ trưởng thành, lúc nào cũng là đứa trẻ bé bỏng. Cha mẹ ngu xuẩn cho nên con cái cũng ngu theo. Rồi bây lấy cái ngu ấy làm thành đạo đức đi dạy bảo người khác. Có phải là đồ điên chưa hahahaha

      Chính vì bây vừa ngu vừa điên như thế cho nên mới có bám víu, mới có trụ, mới có luân hồi. Cho nên từ nay về sau, đứa nào đưa khái niệm ra dạy bảo mình, mình đấm thẳng vào mặt nó cho chuỵ. Muốn tao luân hồi hả mại, không có cửa đâu cưng khakhakha.

      Xóa
  18. Tiên cũng có khi lạc, thánh cũng có khi lầm. Đang ở trên cung trời Đâu suất Nội viện,ngứa chân lâm phàm, làm đảo lộn suy nghĩ của mọi người lâu nay hả! Sanh dưỡng dạy dỗ con cháu là ước mơ, trách nhiệm đối với tổ, với mình và với cuộc sinh tồn. Với bản thân cũng phải tính xem bữa nay ăn gì, để lại gì còn bữa sau nữa. Cuộc sinh tồn vốn thế! Phật, Chúa, Thánh, Tiên đều phải thuận thế tùy thời. Chỉ dựng lại những gì có thể dựng. Còn có những trường hợp độ người xuất cách thì các Ngài mới dùng "điện cao tầng". Hi.

    Trả lờiXóa
  19. Quá khứ không truy tầm.

    Tương lai không ước vọng.

    Tui hay nghe mọi người gõ mõ tụng kinh tụng tới tụng lui hai câu này lắm nha. Tụng cho đã. Có gõ bể trăm cái mõ cũng chẳng thể nào hình dung. Cái gì là quá khứ. Cái gì là tương lai. Bản thân mình không hình dung ra thì làm sao mà biết mình có hay không truy tầm, có hay không ước vọng vậy trời. Tưởng tượng hả? Hahahahaha.

    Tới, tới, chuỵ chỉ cho nè!

    Quá khứ và tương lai ngay trong cuộc sống gia đình mình luôn nè.

    Quá khứ là ông bà cha mẹ mình. Tương lai là con cháu mình.

    Đối với ông bà cha mẹ thì mình mong họ sống hoài hổng chết. Họ lỡ chết rồi bắt đầu ngồi than thân trách phận ầu ơ ví dầu tụng niệm cái gì mà công đức sinh thành, cái gì mà công cha nghĩa mẹ,.... Nghe mà mắc ói. Bây suốt ngày tụng "Quá khứ không truy tầm" mà bây mở miệng đóng miệng là ông bà thế này thế nọ, cha mẹ thế lọ thế kia.

    Tương lai không ước vọng, mà suốt ngày cứ vinh danh "trách nhiệm" rồi ép buộc con cháu phải cái này, phải cái nọ.

    Xong, cái ra ngoài vênh vênh mặt lên. Ta là người có trách nhiệm với con cháu và có hiếu với ông bà tổ tiên.

    Đợi, đợi, chuỵ kiếm chỗ chuỵ ói cái. Mắc ói quá hà!

    Cả đời bây có lúc nào mà không truy tầm quá khứ và không ước vọng tương lai.

    Trong cuộc sống gia đình, cách mình ứng xử với cha mẹ ông bà tổ tiên cũng là cách mình ứng xử với quá khứ; cách mình ứng xử với con cháu cũng là cách mình ứng xử với tương lai.

    Đâu, bây ứng xử với ông bà cha mẹ theo kiểu quá khứ không truy tầm, và ứng xử với con cháu theo kiểu tương lai không ước vọng. Bây làm cho chuỵ xem thử coi. Chứ cứ ngồi tụng niệm hai câu này và ảo tưởng chi cho mắc mệt vậy. Quá khứ và tương lai hiện diện ngay trong cuộc sống gia đình mình nè. Hành xử với nó thế nào thì tự mọi người suy gẫm. Gẫm không ra thì ráng chịu. Làm sai thì làm lại. Đừng có ngồi chờ người ta dọn sẳn cơm cho ăn haha.

    Trả lờiXóa
  20. Bài đăng này là của một tác giả người Trung quốc. Tui copy lại bởi vì mặc dù xảy ra ở TQ nhưng lại y chang như chuyện thường ngày ở huyện trong các gia đình ở VN. Mời quý dzị đọc tham khảo.

    "Có lần bạn cùng lớp để quên sách trong lớp học, bảo tôi cùng cậu ấy đi lấy, tôi thuận miệng nói ra một câu: “Cậu đúng là cái đồ quên trước quên sau mà.”

    Không ngờ, bạn học sau khi nghe xong câu này hơi nhíu mày, sau đó nghiêm nghị nói với tôi rằng: "Cậu không nên tùy tiện định nghĩa một người như thế, rất bất lịch sự."

    Nghe cậu ấy nói xong, tôi lúc đó có chút ngạc nhiên. Nhưng sau đó, cả ngày tôi bắt đầu suy nghĩ, thế mà tôi thực sự đã sa vào sự sợ hãi sâu sắc.

    Tôi nói ra câu: “Cậu đúng là đồ quên trước quên sau mà.” Lúc nói câu nói đó tôi cũng không hề nhận thức được rằng, đó chính là một sự công kích cá nhân vô căn cứ và vô cùng vô trách nhiệm. Tôi chỉ vì bạn cùng lớp quên lấy sách mà tùy tiện đưa ra những lời bình luận đầy tiêu cực. Điều này không chỉ khiến người nghe cảm thấy không thoải mái, nó còn thể hiện người nói có EQ thấp và thiếu giáo dục.

    Hơn nữa, lúc đó cậu ấy đã đáp lại tôi rằng: “Cậu nói như vậy rất bất lịch sự.”, chứ không phải là “Cậu là một người bất lịch sự.” Làm cho phản ứng đầu tiên của tôi là suy nghĩ lại mình rốt cuộc là không lịch sự như thế nào. Cho dù là muốn phản bác, thì lời nói của cậu ấy vẫn hoàn toàn không làm người khác thấy khó chịu, nghĩ đến đó, tôi cảm thấy vô cùng hổ thẹn và áy náy cho sự kém hiểu biết và thiếu giáo dục của bản thân mình.

    Đồng thời, tôi bắt đầu suy nghĩ, tại sao khi tùy ý bình luận về người khác lại có thể dễ dàng, tự nhiên đến thế?

    Nghĩ đến đó, tôi kinh ngạc mà phát hiện ra rằng những người xung quanh tôi từ nhỏ đến lớn đều là như vậy.

    Từ trước đến nay ở Trung Quốc, khi giao tiếp với con cái, nhiều bậc cha mẹ chưa bao giờ coi trọng tâm lý và khả năng chấp nhận của con cái mà chỉ quan tâm đến việc truyền đạt giá trị của bản thân, không quan tâm đến ý định ban đầu của con cái. Họ sẽ thông qua một chuyện nhỏ, một sai sót nhỏ mà cố tình phê bình, đánh giá toàn bộ nhân cách của bạn.

    Ví dụ:

    Con gái: “ Mẹ, con muốn nuôi một chú chó.”

    Mẹ: “ Nuôi chó cái gì chứ, cả ngày chỉ giỏi làm mấy chuyện không đâu, sao học hành không giỏi được như vậy đi?”

    Con gái: “.........”

    Người mẹ ở đây không hề nói lý lẽ mà thông qua việc nuôi chó để phê bình chuyện con gái không chịu chuyên tâm học hành, từ đó tùy tiện trách mắng con gái của mình. Nếu bạn chịu suy nghĩ một chút đến tâm trạng của người con gái thì có thể đã nói rằng: “ Nuôi chó cần rất nhiều thời gian, sẽ làm trì hoãn việc học.”

    Ví dụ tiếp:

    “Con trai, con đã giặt cái chăn của con chưa?”

    “Chưa, đợi chút xíu nữa con giặt.”

    “Chút nữa cái gì mà chút nữa! Sao mà con lười quá vậy! Không thể nhanh nhẹn chút được à?”

    Người mẹ ở đây cũng thông qua việc giặt chăn mà trực tiếp phê phán con mình là người lười nhác. Nhưng người con ở đây có chắc là lười thật không? Có thể cậu ấy là một người thiếu niên chăm chỉ đã thức nguyên đêm để ôn bài thì sao?

    Những người lớn lên trong môi trường này theo thời gian sẽ lầm tưởng rằng đây cách giao tiếp bình thường giữa những người thân thiết trong gia đình.

    Sau khi tính cách của con người đã được hình thành, nhất là qua giai đoạn cấp 3 đại học thì lại càng khó sửa hơn nữa. Mà ảnh hưởng của việc đó chính là họ sẽ đem cái cách giao tiếp này vào trong tiềm thức mà dùng với tất cả mọi người. Sau đó người bên cạnh họ dần dà theo thời gian cũng cảm thấy khó chịu.

    Ví dụ,

    “Tại sao tao lại béo như thế này cơ chứ?”

    “Tại mày ham ăn biếng làm đó.”

    “……”

    “Tao muốn đi thư viện.”

    “Cả ngày mày chỉ biết đi thư viện, y như con mọt sách vậy.”

    “……”

    “Hôm nay tao không muốn đi chạy bộ.”

    “Thấy chưa, lần trước tao đã nói mày là người làm nửa chừng bỏ dở mà.”
    “……”

    Thử nghĩ một chút đi, nếu mà bạn bị công kích như vậy mà vẫn nguyện ý làm bạn với người ta thì chỉ có thể là người ta còn giá trị lợi dụng gì đó thôi. Chứ không thì chả ai muốn làm bạn với người mà nói năng khiến người khác khó chịu như vậy cả.

    Trả lờiXóa
  21. Tất cả chúng ta đều hiểu tầm quan trọng của việc cư xử với người khác, nhưng trước khi học cách cư xử với người khác, chúng ta nên học cách nói chuyện.

    Có rất nhiều người biết cách ăn nói, biết nịnh hót, biết tâng bốc người khác, nâng đỡ người khác, biết dùng từ ngữ phù hợp.

    Nhưng khi càng thân thiết, càng lúc càng tùy tiện trách móc, hạ thấp giá trị người khác.

    Hạ thấp giá trị người khác cũng là một cách làm tổn thương, nhưng bạn sẽ không bao giờ đi hạ thấp giá trị một người bạn không quen biết để mà bị người ta đánh đuổi.

    Khi chúng ta đưa ra những nhận xét tiêu cực về người khác, thực ra có một logic cơ bản: Tôi không phải là loại người như vậy. Suy nghĩ kỹ hơn, ý nghĩa sâu xa hơn đằng sau logic này là: Anh ta là loại người như vậy, tôi không phải là loại người như vậy, vì vậy tôi cao quý hơn anh ta.

    Trong quá trình kết thân với bạn bè, những người luôn coi thường người khác và tự cho mình là tốt, thực tế là người có lòng tự trọng thấp, trong tiềm thức họ luôn đề cao bản thân bằng cách coi thường người khác để đạt được sự thoải mái về tâm lý. Bản chất của hành vi này là ích kỷ, tự phụ và không tự biết mình.

    Lúc đó, câu nói của cậu bạn cùng lớp đó khiến tôi suy nghĩ rất nhiều, trong lòng chợt bừng tỉnh. Nhìn lại trong quá khứ, vì sự ngu dốt, ích kỷ thiếu tự trọng mà tôi đã nói không biết bao nhiêu điều tổn thương người khác, ngược lại tôi còn tự mãn, cho đó là kiểu nói thẳng, để rồi hôm nay tôi phải vẫn ân hận.

    Một cách trò chuyện bình thường là: trò chuyện, nói về cảm xúc, phê bình ít hơn và chuyện nào ra chuyện đó.

    Và nếu bạn có thể học cách giải quyết chuyện nào ra chuyện đó, bạn có thể đã rất biết cách ăn nói rồi."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Biết sao tui đăng bài này không?

      Bởi vì nó có liên quan đến bài viết của người con dù nhớ nhà nhưng chẳng muốn về nhà tí nào.

      Cha mẹ toàn nói chuyện với con cái như vậy. Con cái cũng áp dụng kiểu nói chuyện ấy với người khác mà tự bản thân không ý thức được.

      Bởi vì thường xuyên bị cha mẹ và người thân làm tổn thương nên tự thâm tâm cũng muốn làm tổn thương người khác để lấy lại cân bằng. Đây gọi là tổn thương dây chuyền.

      Không muốn về nhà vì không muốn bị cha mẹ làm tổn thương nhưng lại vô ý làm tổn thương người quanh mình như bạn bè đồng nghiệp. Riết không ai dám nói chuyện với mình luôn. Thành ra vô cùng cô độc. Riết bị bệnh tự kỷ rồi trầm cảm luôn.

      Bởi chuỵ nói rồi, người nhà cũng cần tôn trọng kính trọng nhau chứ không phải cứ thích thì phát biểu linh tinh, muốn nói gì thì nói. Cha mẹ muốn con cái tôn trọng mình thì đầu tiên mình phải học cách tôn trọng con cái trước cái đã. Già mà bị con cháu chửi vô mặt thì cũng đừng than thân trách phận làm gì. Đó là do mình dạy nó chứ ở đâu ra. Lúc nó còn nhỏ, mình toàn nói chuyện với nó theo kiểu chửi vô mặt nó thì mưa dầm thấm lâu, tụi nó cũng học cách nói chuyện với mình bằng cách chửi vô mặt mình.

      Anh chị tui hay dạy dỗ con cái trước mặt người khác. Tui nói mà họ không tin. Mình không giữ thể diện cho tụi nhỏ thì đừng hòng tụi nó nghe mình. Đó là chưa kể khi tụi nó lớn, Tụi nó sẽ nói chuyện với mình bằng cách chửi vô mặt mình.

      Có rất nhiều cha mẹ mở miệng ba ba dạy con cháu hiếu thảo với mình nhưng trong lời nói hành động hằng ngày của mình toàn là dạy tụi nó bất hiếu. Đến khi tụi nó bất hiếu thì ngồi đấm ngực dậm chân than trời trách đất.

      Đây gọi là GIEO NHÂN GÌ THÌ GẶT QUẢ đó.

      Lúc trước tui tào lao lắm nha. Nhìn thấy gì cũng bày đặt mở miệng thài lai, riết chúng ghét. Bây giờ chuỵ khôn rồi. Ngậm chặt mỏ lại. Có gieo thì có gặt. Ai ngu riết thì cũng phải khôn, không cần người khác thài lai thò mỏ vào.

      Xóa
  22. Trong nhóm Facebook Weibo Vietnam có nhiều bài hay lắm nha bà con. Các bài này có tác giả đều là người Trung Quốc, họ viết và đăng bài trên Weibo bằng tiếng Trung (Weibo là trang Facebook của Trung Quốc; TQ không phổ biến FB mà là Weibo. Các bạn Việt biết tiếng Trung nên dịch các bài đăng này ra tiếng Việt và đăng trên trang FB Weibo Vietnam.

    Bài đăng nói về người con không muốn về nhà ở trên là tui copy từ nhóm Weibo Vietnam này ra. Bây giờ trong nhóm này có bài nói về sự độc lập ở phụ nữ. Thế nào là một phụ nữ độc lập. Tui cũng bon chen vào bình luận nha.

    "Hai chữ "độc lập" này nói thì dễ nhưng mà làm thì khó lắm nha.

    Con người ta sinh ra là đã phụ thuộc rồi. Không phụ thuộc vào gia đình cha mẹ người thân thì phụ thuộc chồng/vợ, sau đó thì phụ thuộc con cháu. Nếu không thì phụ thuộc vào một sở thích/đam mê nào đó.

    Lao đầu vào công việc cũng là một kiểu phụ thuộc. Dồn hết tình cảm vào việc nuôi nấng con cháu cũng là phụ thuộc.

    Người thực sự độc lập là người không phụ thuộc vào bất kỳ ai hay thứ gì. Có cũng được mà không có cũng ok, chứ không có nghĩa là họ không làm gì cả chỉ ăn không ngồi rồi. Người không phụ thuộc vào công việc là người có công việc thì làm hết mình, mất việc rồi thì thôi. Có con có cháu thì nuôi dưỡng, lỡ chúng có mất đi thì thôi. Có chồng có vợ thì yêu thương, lỡ họ phản bội rồi thì thôi,......

    Khi thực sự có thể sống một cách không phụ thuộc như vậy mới là người độc lập, mới là người tự do.

    Còn khi mình không phụ thuộc vào người/điều này cái mình phụ thuộc vào người/điều khác, thì cuối cùng cũng vậy hà.

    Bản chất của phụ thuộc là giống nhau, chỉ có người/điều cho mình phụ thuộc là thay đổi. Giống như bản chất của cây tầm gửi là một nhưng cái cây để cho nó leo thì có thể khác nhau.

    Người độc lập không phải là tầm gửi. Bản thân họ là một cây đa cây đề, tự mình có thể đứng vững không cần đeo bám bất cứ ai/thứ gì."

    Trả lờiXóa
  23. Cái này mới lượm trên FB.

    "Tối làm về trễ, tấp vô quán ăn cơm tối.
    Thấy bà già bán vé số lụm khụm đi đến mời mình mua. Mình lắc đầu từ chối, không dai dẳng năn nỉ như những người khác, bà bỏ đi một mạch. Lát hồi thấy chẳng ai trong quán chịu mua, thấy cũng tội, mình kêu lại hỏi nhỏ:
    "Bà có đói không? con mời! "
    Bà liền ngồi xuống.
    Mình hỏi:
    "Bà thích cơm gà hay cơm xá xíu?"
    "Xá xíu."
    Mình liền gọi cơm. Thấy bà cụ ngồi chung bàn với mình, ngay lúc đó chủ quán cao giọng hỏi:
    "Bà ăn cơm hộp mang về ha...!"
    Mình nói:
    "Không chị, bà ăn tại đây với em"
    Lườm lườm, chủ quán đem cơm ra nhưng không mang canh như những khách khác. Mình nhắc nhở:
    "Thiếu canh chị ơi".
    Lát có thằng phục vụ đem canh ra mà cầm "như kiểu thà cho chó ăn".
    Mình cũng rất bình thường, ngồi trò chuyện với bà cụ! Cụ già quá, nói năng lập bập, chắc tại đói. Bà lựa cơm ăn hết.
    Mình hỏi:
    "Sao bà hổng ăn xá xíu?"
    Bà chỉ vào trong miệng, vừa móp mém nhai vừa nói:
    " Răng rụng hết gồi, còn nứơu hông à"
    Nhưng tại thích xá xíu, cụ lấy tay xé từng miếng nhỏ cho vào miệng.
    Mình cũng bâng quơ một lát, ngó trời, ngó mây mà trong lòng thấy tội tội.
    Mình hỏi:
    "Con cháu bà đâu hết rồi?"
    "Tui sống có mình hà"
    "Rồi ai nấu cơm bà ăn?"
    "Chỗ nuôi mấy người bán vé số"..
    Đang nói chuyện một hồi, cụ quên nên bóc trúng miếng xá xíu to bỏ vô miệng, xong nhả ra, nhìn mình nói:
    "Cứng quá"!
    Hai bà cháu nhìn nhau cười ..!
    Xong mình mời nước và giúp cụ ít tiền. Cụ cảm ơn rồi đi bán tiếp.
    Mình kêu tính tiền và sẵn quay qua nói chuyện với thằng phục vụ, có bà chủ quán gần đó.
    "E phụ bán cơm để kiếm tiền, người ta đi bán vé số cũng để kiếm tiền, em lấy cái tư cách gì để coi thường người ta mà bưng cái chén canh cái kiểu đó?"
    "Em có làm gì đâu anh?"
    "Làm gì tự em biết! Đời vô chừng lắm em à".
    (T.M)

    >>> Tui nghĩ nếu không chết sớm, khi nào già tui cũng đi bán vé số.

    Mợ 7 tui bả đi bán vé số mỗi ngày. Gần 80 tuổi rồi mà bả vẫn còn mạnh khoẻ, đi đứng nhanh nhẹn như người 60 tuổi. Mỗi ngày đi bán vé số bả cầm theo cái nón bảo hiểm rồi quá giang xe máy để ra thị trấn bán. Bả muốn đi đâu là đi không cần gọi con cháu chở, chỉ cần cầm cái nón bảo hiểm rồi ra đứng đường, đợi quá giang xe máy. Muốn đi đâu là đi à. Người ta thấy bả dù già nhưng vẫn còn khoẻ mạnh minh mẫn nên thường chở giúp.

    Bả ra thị trấn để bán, người ta thấy bả già nên cũng mua giúp, phường xã gì có quà từ thiện cũng gọi bả. Bả ở một mình trong một căn nhà lá, gạo từ thiện ăn không bao giờ hết, bả còn đem gạo cho lại con cháu ở gần đó. Mua thức ăn bả toàn mua đồ xịn để ăn, ăn toàn cá đồng không đó chứ cá nuôi ăn là chê à. Bán vé số mấy chục năm tích góp được mấy trăm triệu đồng, để dành chứ chưa có cơ hội rớ tới. Đi bộ để bán vé số mỗi ngày nên bả không bệnh tật gì cả. Tự sống một mình, khi nào thích thì ghé nhà con thăm cháu rồi sau đó về nhà sống chứ không sống chung con cháu.

    Cho nên đừng coi thường người bán vé số nha. Như mợ 7 tui đó. Nhờ đi bộ bán vé số mà bả không bệnh tật lung tung, có tiền tích trữ, có gạo từ thiện ăn, có nhà lá ở. Vậy đủ rồi. Mỗi ngày ăn toàn cá đồng. Còn sướng hơn dân thành thị ở nhà cao cửa rộng nữa đó. Bởi, già tui cũng đi bán vé số khakhakha.

    Trả lờiXóa
  24. Một bài đăng khác từ Weibo Vietnam.

    Bố mẹ có nên nói đỡ cho con cái lúc ăn cơm với họ hàng không?

    Nội dung câu hỏi: Tôi là nam, từ năm 2017 cuối năm 2019, mỗi lần gia đình họ hàng tụ họp thì chủ đề câu chuyện của họ luôn là tôi. Mới đầu thì hơn chục con người thay nhau nói tôi mập, ngừng được một lúc thì chuyện này lại bị gợi lên. Trong quá trình này, bố mẹ không hề nói đỡ cho tôi một câu nào, đến khi về nhà rồi hai người vẫn bênh họ hàng bảo: “Mọi người cũng là vì tốt cho con thôi.”

    Đến năm 2020 thì xảy ra dịch bệnh nên tôi vẫn ở nhà, tóc dài ra cũng không đi cắt được nên khi ăn cơm với họ hàng lại bị người ta nói, nói tóc tôi sao dài thế, sao xấu thế. Sau đó bố mẹ cũng không nói đỡ hộ tôi tiếng nào, ngược lại họ còn giúp người ta chê tôi, chê tóc tôi dài, trông thật xấu.

    Cũng có nhiều lần tôi nói với bố mẹ vấn đề này rồi, lần nào hai người cũng đồng ý sửa đổi nhưng mỗi khi lên bàn ăn thì họ hoặc là im lặng nhìn tôi bị người khác cô.ng kích hoặc là hùa theo lời của người ta, cùng nhau cô.ng kích tôi.
    --
    磐石 [85k+ Likes]

    Chào em trai, vừa mới nãy thôi, anh và mẹ đã cãi nhau một trận to, anh làm mẹ khóc rồi.

    Nhưng anh không hối hận.

    Chuyện rất đơn giản, bởi vì dịch bệnh nên quán ăn của vợ chồng chị hai anh buôn bán không được tốt lắm, đồng vào chẳng bù được đồng ra nên họ phải đóng cửa.

    Thất nghiệp ở nhà mà lại không có nghề tay trái để kiếm sống nên họ muốn đến công ty anh làm thuê.

    Từ lúc bắt đầu khởi nghiệp anh đã nói rõ với mẹ là: “Công ty của con không nhận họ hàng của mẹ vào làm! Cho dù trong tương lai con có thành công hay thất bại thì ai cũng đừng nghĩ đến chuyện đi cửa sau hay dựa vào mối quan hệ để chiếm hời từ con!”

    Nhưng lời của anh không có tác dụng, thấy chuyện làm ăn đã ổn định thì mẹ anh không lúc nào là không muốn tẩy não anh, nói thẳng có, mà nói bóng nói gió cũng có. Sau nhiều lần như vậy thì anh không lời qua tiếng lại trực tiếp với mẹ nữa, bởi vì ba anh mất sớm mà sức khỏe mẹ lại không tốt, anh không muốn mất cả hai.

    Nhưng không ngờ, hôm nay sau khi ăn cơm trưa xong, ngay khi anh đang xem quần áo thì mẹ blabla bên tai anh một thôi một hồi. Anh không nghe rõ lắm, hình như là anh rể phải chạy taxi, rồi chị hai về nhà mẹ đẻ khóc lóc, rồi cái gì mà cháu ngoại của mẹ không có tiền đóng học phí lớp phụ đạo nên gia đình bên đấy phải chạy đi mượn tiền.

    Lúc anh xem quần áo xong, đang không biết mẹ nói đến đâu thì bà đột nhiên bảo: “Con trai à, bây giờ sự nghiệp của con thành công rồi, nhưng trong công ty cũng phải có người đáng tin cậy. Hay là con để anh rể vào làm rồi cho tiểu Uông (một thằng em của anh) từ chức là được. Con người thằng bé đó cứng ngắc mà lại thành thật quá, không biết linh động, cũng không giúp được chuyện gì lớn lao cho con đâu.”

    Anh cứ nghĩ là mẹ già rồi nên thích cằn nhằn nói nhiều, không ngờ bà lại muốn thay anh quyết định luôn. Tính khí của anh ấy à, chỉ cần người khác không chạm vào giới hạn của anh thì cho dù đối phương có lấy rượu xối từ trên đầu xối xuống thì anh vẫn cười hihi được. Nhưng chỉ cần có người chạm nhẹ vào giới hạn cuối của anh thôi thì đừng nói là mẹ ruột, cho dù có là ông trời xuống đây anh cũng phải sống mái một phen.
    Lúc đó anh trầm mặt xuống hỏi mẹ: “Có phải là mẹ nói với tiểu Uông rồi không? Hèn gì hồi nãy thằng bé chạy lại hỏi con có phải là muốn đuổi việc nó không!”

    Mẹ anh ngập ngừng một lúc lâu mới thốt ra lời thoại kinh điển giống như bố mẹ em đấy: “Mẹ không phải là vì tốt cho con sao?”

    Anh thở dài rồi quyết định phải nói rõ ràng chuyện này với mẹ.

    Trả lờiXóa
  25. Nguyên văn lời anh nói là:

    “Thằng bé theo con 3 năm, công sức nó bỏ ra thì không cần phải nói nữa, tuy trình độ học vấn có hơi kém nhưng chỉ cần là việc con giao thì nó nhất định sẽ không làm sai. Kinh nghiệm với cách đối nhân xử thế của thằng bé tuy không xuất sắc nhưng cũng chẳng đến nỗi nào, giờ mẹ lại nói với con, người ta không linh động?”

    “Đúng rồi, hai vị tổ tông bên nhà mẹ thì linh động lắm. Con dẫn bạn bè đến quán của họ ăn bữa cơm thì bị tính quá lên thành 1500 tệ (~5,3tr VND), đã thế còn mặt dày nói là “anh chị giảm giá cho rồi đấy.” Đây mà gọi là linh động à? Đây là bắt chẹt người quen!”

    Mẹ anh bị nói xong thì tức giận lớn giọng phản bác: “Sau đó mẹ biết chuyện thì mẹ nói lại hai đứa nó rồi còn gì?”

    Tôi hừ một tiếng rồi nói tiếp: “Mẹ nói? Mẹ nói xong thì tiền mất đi có trả về túi con được không? Đức hạnh cái nhà đó như thế nào mà mẹ còn không biết nữa? Lúc còn nhỏ con sang nhà bà ngoại ăn hoành thánh nhân thịt không trộn rau cũng bị họ xỉa xói từ lớp 3 đến lớp 9. Ăn bữa cơm tết mà họ cũng lấy chuyện này ra cười cợt con nữa thì mẹ nghĩ đi, tại sao con phải cho loại người như vậy vào công ty con làm?”

    Mẹ bị anh nói đến mức mặt mày trắng bệch vì tức giận, lúc sau bà mới vỗ bàn quát: “Mày không cho thì nói không cho, cứ phải lôi chuyện cũ ra làm gì?”

    Anh là đứa ngang ngạnh, nói chuyện nhỏ nhẹ thì anh nghe, còn quát tháo nặng lời thì anh còn nặng lời hơn: “Hôm nay đúng là con muốn lôi chuyện cũ ra tính sổ đấy! Mẹ đừng quên lúc đó con bị cười cợt xong thì tức tưởi chạy về nhà. Vì phải tăng ca trễ nên bố không đến nhà bà ngoại được, thấy con một thân một mình trốn trong chăn khóc thì hỏi nguyên do, hỏi xong bố ôm con cùng khóc. Còn mẹ thì sao? Lúc về mẹ đã nói những gì? Mẹ còn nhớ không?”

    “Mẹ cãi nhau với bố, mẹ nói người lớn thì không cần lo chuyện của con nít.”

    “Mẹ còn nói với con, đàn ông đàn ang thì phải biết nhường nhịn phụ nữ.”

    “Lời đó mà mẹ cũng nói ra được, lúc đó con chỉ là thằng nhóc 8 tuổi mà mẹ lại bảo con đi nhường một người 15 tuổi sắp học cấp 3? Có người làm mẹ như mẹ sao?”

    “Bởi vì con ăn của mẹ, uống của mẹ, con chỉ có thể dựa vào mẹ để sống nên lúc con thấy mẹ hùa theo nhóm họ hàng thân thích của mình để ăn h.i.ế.p, để b.ắ.t n.ạ.t con, con cũng chỉ có thể nhịn, không còn cách nào khác.”

    “Nhưng bây giờ thì mẹ phải hiểu, về mặt vật chất, con sẽ không để mẹ thiếu thốn bất cứ cái gì, trái cây, quần áo, trang sức vàng bạc đá quý, sản phẩm dưỡng da,….cái gì con cũng cho mẹ được, bởi vì con xem mẹ là mẹ, bởi vì con là c.ụ.c thịt được c.ắ.t từ trên người mẹ xuống, con không thể ngỗ nghịch bất hiếu với mẹ được.”

    “Nhưng, điều đó cũng không có nghĩa là con tha thứ cho mẹ, càng không có nghĩa con là một đứa mềm yếu nghe lời mẹ một cách vô tội vạ, mẹ không thể dùng chữ “hiếu” để chèn ép con được.”

    “Mẹ đừng lãng phí đầu óc tìm cách khống chế con nữa, con theo họ của bố chứ không phải theo họ của mẹ. Lúc ông bà ngoại mất, một đồng mẹ cũng không hưởng được vậy mà giờ mẹ nói với con là nhóm họ hàng thân thích đó đáng tin cậy?”

    “Rốt cuộc là do mấy năm nay mẹ không chịu hiểu ra, hay là do con bình thường không thèm để ý gì nên mẹ tưởng bản thân có thể ảnh hưởng đến quyết định của con?”

    Trả lờiXóa
  26. “Đừng có mỗi lần tức giận với con thì lại lấy lý do tim mình không khỏe.”

    “Tim mẹ bị gì thì để con dẫn đi bệnh viện khám, đừng kiếm chuyện với con nữa, con không phải là mồi lửa làm mẹ nóng giận đâu.”

    “Mẹ nhớ kỹ, cho dù mẹ có tức giận mà c.h.ế.t thật thì cũng là do nhóm họ hàng thân thích nhà mẹ hại, họ chính là người bắt đầu trước, con không làm gì sai, con cũng không sợ nửa đêm gặp quỷ.”

    “Những lời này con chỉ nói một lần, đây cũng là sự tôn trọng cuối cùng của con dành cho mẹ. Nhưng nếu lần sau mẹ còn nói bậy nói bạ xen vào công việc của con, thậm chí còn muốn tẩy não con thì con sẽ không nói nữa, lập tức gọi điện thoại cho từng người từng người họ hàng của mẹ để tính sổ th.ù mới n.ợ cũ những năm này!”

    “Bố bị ung thư gan, bởi vì vị trí không thích hợp nên không phẫu thuật được, vậy mà họ dám nói nhà mình h.ạ.i c.h.ế.t bố.”

    “Lúc con khởi nghiệp không đủ tiền thuê mặt bằng nên ở nhà làm, vậy mà họ lại xỉa xói nói con là thằng vô công rỗi nghề đầu đường xó chợ.”

    “Thậm chí họ còn nói những đứa em trai, em gái cùng con gầy dựng sự nghiệp là “tiểu thư, thiếu gia” được con bao nuôi.”

    “Con thì con không sợ mất mặt, nhưng mấy người họ hàng nhà mẹ thì sợ bị vạch tội lắm đấy. Từng chuyện xấu họ làm, từng nh.á.t đ.a.o họ đ.â.m sau lưng người khác, từng hành vi nhỏ nhen họ làm vì muốn hạ bệ người khác để tranh giành lợi ích, so với người làm mẹ như mẹ thì con còn nhớ rõ hơn đấy.”

    “Mà không may là con không có điểm yếu nào bị họ nắm trong tay, con cũng chẳng có chuyện mờ ám nào sợ người khác biết cả. Nếu làm lớn thật thì để xem ai mới là người run bần bật trước!”

    Nói xong, mẹ anh đứng dậy, tức giận đi về phòng đóng cửa rồi khóc.

    Trả lờiXóa
  27. Trong bài đăng nói về đứa con tết không muốn về nhà, tui có nói rồi đó. Cha mẹ và con cái không ân thì là oán. Cha mẹ và con cái trong bài đăng này rõ ràng có oán với nhau mới trở thành người nhà của nhau để liên tục làm tổn thương lẫn nhau, và làm hại nhau.

    Đứa con bị họ hàng nói xấu mà bố mẹ vẫn im lặng. Bởi vì bố mẹ và nó là kẻ thù truyền kiếp. Thấy kẻ thù của mình bị người khác hạ bệ, thâm tâm còn thấy sướng nữa chứ ở đó mà nói giúp. Nhưng ngay bản thân họ không ý thức được điều đó; và chính vì có mối quan hệ cha mẹ-con cái ràng buộc nên họ mới lấy cái cớ "Họ muốn tốt cho mày" để che dấu nội tâm sung sướng vì kẻ thù bị nói xấu mà thôi.

    Trường hợp thứ 2, bà mẹ biết rõ họ hàng mình phẩm hạnh không tốt mà vẫn muốn quyết định cho họ vào công ty con mình. Rõ ràng là bà mẹ muốn phá đám con mình (thật ra là kẻ thù truyền kiếp của mình) để bản thân được sung sướng vì họ hàng khen ngợi. Bà mẹ biết hết chứ, biết rõ phẩm hạnh của họ chứ, nhưng do là kẻ thù truyền kiếp nên tự thâm tâm luôn muốn tìm cách phá đám nhau. Họ không ý thức được đâu, ngoài mặt thì luôn dùng lý do "Muốn tốt cho mày" này nọ để che dấu nội tâm sung sướng mà thôi.

    Mỗi người tự quan sát mối quan hệ giữa mình với cha mẹ thì sẽ nhận ra mình với họ là có oán hay có ân. Mình biết để mình chấp nhận sự thật thôi, không so đo với người khác rồi thấy tủi thân, thậm chí cực đoan đến mức tự tử.

    Mọi người tự quán sát đi nha. Có nhiều gia đình khi xảy ra chuyện toàn là bênh vực người ngoài và chửi mắng con cháu mình. Ngược lại, thì là toàn bênh vực con cháu người nhà mình và chửi mắng người ngoài. Đố mọi người tại sao?

    Có nhiều người than sao người nhà mình toàn nghe lời người ngoài, người ngoài nói mới nghe, người nhà nói thì toàn là làm ngược lại. Mọi người tự suy ngẫm lý do đi nha!

    Tự quan sát và suy ngẫm xem gia đình mình thuộc dạng có ân với nhau hay có oán với nhau đi nha bà con! Vui lắm đó haha!

    Trả lờiXóa
  28. Hehehehe...
    1. Đây là công việc của nhị nguyên trong đời sống gia đình xưa nay, kim cổ...
    2. Là chuyện thường ngày trong đời sống mà mỗi mỗi nhà nhà người người đều có dính dáng trong đó...
    3. Nếu còn vô minh thì thấy rằng, đứng trên phương diện cá nhân, thì người nào cũng luôn thấy mình đúng... và tùy nghiệp duyên...
    4. Còn con cái nhà Như lai thì luôn thấy rõ sự vận hành của Nhị nguyên luôn là thế và là bài thi cho cuộc sống nhân sinh... mà ai chưa qua chưa phải là người... Hi.

    Trả lờiXóa
  29. Khi biết rõ mình và người nhà mình là ân hay là oán thì mới có lựa chọn hành xử được nha.

    Ví dụ nếu là oán thì trước sau gì cũng tìm cách giết nhau. Không có nghĩa là họ muốn giết mình. Ý thức của họ không hề muốn làm hại hay giết chết mình bởi vì giáo dục, bởi vì chuẩn mực đạo đức, bởi vì phong tục, bởi vì quan điểm sống,...Tất cả những điều này làm cho từ ý thức chúng ta luôn phải đối xử tử tế với người nhà, phải hiếu với cha mẹ ông bà tổ tiên, phải yêu thương con cháu. Đây là quy định của cộng đồng của xã hội. Cho nên thường người ta đâu muốn làm hại hay giết người nhà mình. Nhưng mà vô thức thì lại thuộc phạm vi quản lý của nhị nguyên, đâu còn do mình điều khiển bằng ý thức nữa đâu.

    Có nhiều cách muốn giúp thành ra hại chết người lắm nè! Tui ví dụ:

    Mình nuôi chó mèo, mình cưng nó gần chết. Cái nó bị bệnh, bỏ ăn, mình cưng quá, mình đút sữa cho nó uống. Uống sữa xong cái nó tắt thở luôn. Bởi vì bệnh của nó kị sữa, chỉ cần sữa vào là chết liền. Rõ ràng ý thức của mình là muốn chăm nó, muốn nó sống khoẻ mạnh nhưng do mình và nó có thù nên từ trong vô thức mình giết nó luôn.

    Ví dụ khác: Ông bà cha mẹ mình già yếu rồi, cái mình thương họ quá, mình mua nhân sâm mà phải là nhân sâm Hàn Quốc, giá cực kỳ đắt đỏ về cho họ ăn. Ăn xong, bổ quá, lên tăng xông chết luôn hahahaha. Rõ ràng đâu có muốn giết đâu, nhưng tự nhiên họ chết dưới tay mình.

    Còn nữa, người nhà mình bệnh vào viện nằm, mình lo cho họ quá, cái mình vào bệnh viện thăm họ. Mình đem trái cây sữa đủ thứ cho họ ăn bồi bổ. Xong cái mình lo quá nên mình để bịch trái cây nặng mấy ký lô lên dây chuyền ống thở của họ. Cái họ hết oxy thở, chết luôn hahahahaha. Quýnh quá mình đem bịch trái cây ném luôn xuống đất rồi chạy đi gọi bác sĩ từa lưa. Bác sĩ vào khám xong cái kết luận họ chết rồi, không cứu được. Không ai kể cả mình biết mình là thủ phạm giết họ hahahahahaha. Kể chuyện giống tiểu thuyết chưa bà con! Tui ví dụ cho mọi người thấy người nhà dù không bao giờ có ý muốn giết nhau nhưng do là kẻ thù truyền kiếp nên tự vô thức toàn là hại nhau không hà.

    Bởi, ở trên, tui kêu mọi người tự ngẫm nghĩ mối quan hệ giữa mình và người nhà là ân hay là oán. Khi biết là oán rồi thì tìm cách tránh xa họ ra. Mỗi người sống một nơi, nhà ai nấy ở vậy mà yên lành. Họ biếu tặng thức ăn hay thuốc thang này nọ thì cẩn thận trước khi dùng. Họ không hề muốn hại mình nhưng dưới sự vận hành của nhị nguyên thì trước sau gì mình cũng chết dưới tay họ nếu thù đủ sâu. Vấn đề là không ai biết vì sao mình chết. Thà không biết, chứ nếu lỡ xui biết rồi thì bắt đầu tức giận, rồi dẫn đến oán đến hận. Vậy là lại làm người nhà của nhau để tiếp tục chì chiết nhau, tổn thương nhau và giết hại lẫn nhau.

    Khi mình biết mình có oán với người nhà thì chết rồi thì thôi, mình biết do oán thù truyền kiếp mà mình bị họ giết (dù họ không muốn và không hề biết họ đã vô tình giết mình, thậm chí họ còn vật vã đau đớn khi mình chết nữa kìa). Không oán họ khi họ vô tình giết mình thì từ từ thù oán giữa mình với họ mới tan rã được chứ!

    Khi đã có oán với nhau rồi thì càng chăm sóc nhau càng lo lắng cho nhau lại càng là hại nhau. Đây là sự vận hành của nhị nguyên, không thuộc sự điều khiển của ý thức. Cho nên nếu đã biết là oán rồi thì có khi lơ là nhau, phớt lờ nhau, vậy mà sống lâu. Nhưng có khi vậy mà chả học được gì. Phải thường xuyên gặp nhau, rồi hại nhau, vậy mà giác ngộ hổng chừng hehehehe. Cho nên cái gì tới thì nó tới, mình biết rõ nguồn cơn thì mình không oán bậy hận bậy để rồi cứ vậy mà oán hận hết kiếp này đến kiếp khác nha bà con hehehe.

    Trả lờiXóa
  30. Chuỵ chỉ cho mọi người bí quyết nè!

    Giây phút mình vô tình bỏ mạng dưới tay người nhà mình, nếu mình biết rõ nguồn cơn giữa mình với họ là oán thù thì giây phút ấy đừng oán hận họ mà bình tĩnh quán chiếu thì mọi người có thể thấy được nguyên do sự thù oán giữa mình với họ luôn đó, nghĩa là có thể thấy được tiền kiếp giữa mình với họ, mình và họ đã làm gì để trở thành kẻ thù của nhau, rồi trở thành người nhà của nhau, rồi giết hại nhau. Giây phút ấy đừng để thù oán che mắt mình thì mình có thể nhìn thấy tiền kiếp luôn ấy.

    Bởi chuỵ ghét nhất là cái lũ cô hồn dã quỷ cứ tự cho mình là chết oan, không đi đầu thai được, rồi tìm người giải oan này nọ. Địt mẹ, đừng để cho chuỵ gặp tụi mày. Chuỵ gặp đứa nào là xử đẹp đứa đó, chứ ở đó mà đi giải oan cho tụi bây. Ngu quá thì làm cô hồn dã quỷ riết cho bớt ngu.

    Chức nghiệp phù hợp với chuỵ là làm đầu trâu mặt ngựa chuyên xử phạt phạm nhân dưới địa ngục. Vậy mà lũ quỷ địa ngục nhất định không cho chuỵ vào. Ghét! Cho nên chuỵ đi tìm lũ cô hồn dã quỷ nào mà tự thấy mình chết oan, chuỵ xử đẹp nó. Ai biểu mày không cho chuỵ vào địa ngục.

    Trả lờiXóa
  31. Bởi vì chuỵ quá thông tuệ cho nên chuỵ toàn thấy những chuyện nực cười. Nếu chõ mỏ vào nói thì trước sau gì cũng bị chửi cho nên thà nhắm mắt lại ngủ cho nó lành.

    Chuỵ ví dụ: Bây giờ đi lại quá dễ dàng, giao thông thuận tiện, cho nên người ta hay di chuyển vùng này vùng nọ, đi nước nọ nước kia, rồi do đi nhiều nên người ta có cơ hội mua quà về cho người nhà, mang trái cây thức ăn xứ lạ về hiếu kính ông bà cha mẹ.

    Mọi người có biết điều gì xảy ra không?

    Một người sinh ra và lớn lên ở một vùng đất nào đấy. Cơ thể và cơ địa họ quen với khí hậu thời tiết nơi đó. Họ chỉ có thể tiêu thụ đặc sản nơi đó thôi. Bởi vì đặc sản nơi đó được khí hậu và thời tiết nơi đó hun đúc nên phù hợp với cơ địa của họ. Cho nên khi ăn vào thì hợp nhau. Còn mình thương họ nên mua quà xứ lạ về tặng họ, để họ ăn cho biết này biết nọ với người ta thì mình vô tình hại họ mà mình không biết (do quá ngu). Cơ thể mạnh mẽ thì có thể lướt qua, không sao, dù có thể để lại bệnh ngầm, nhưng không gây chết người. Còn cơ thể yếu yếu, ăn tích luỹ một thời gian thì đứt bóng luôn. Khi họ đứt bóng, bác sĩ không tìm ra bệnh tật thì lại kết luận là chết già. Thật ra là do bị con cháu có hiếu đầu độc hằng ngày mà thôi.

    Bởi tui thấy nhiều người có hiếu lắm, cứ đi công tác khác vùng hay khác quốc gia là mua đặc sản vùng ấy về biếu tặng người nhà. Đây là một kiểu đầu độc mãn tính nè bà con!

    Muốn ăn đặc sản của một vùng thì mình phải có một thời gian sống tại vùng ấy để cơ thể và cơ địa mình quen thuộc với khí hậu và thời tiết nơi ấy thì khi mình ăn vào mới khớp nhau được. Còn không thì là thuốc độc, càng ăn càng độc.

    Cho nên mấy thèn làm bên lĩnh vực xuất nhập khẩu, chuỵ không biết tụi bây thúc đẩy thương mại hay làm quốc gia phát triển gì gì đó, cái này quá cao xa với chuỵ. Chuỵ chỉ biết tụi bây đầu độc người khác một cách từ từ. Cho nên sau này tụi bây có bị độc chết thì cũng tự biết lý do rồi nha. Đừng nghĩ rằng mình chết oan, làm cô hồn dã quỷ, rồi tìm người giải oan này nọ, gặp chuỵ là biết tay chuỵ chứ ở đó mà giải oan haha.

    Nhiều người khi đến sống ở vùng khác, thời gian đầu họ vẫn ăn thức ăn đặc sản đến từ quê mình. Khi nào cơ thể quen với khí hậu thời tiết vùng ấy (nói theo cách tâm linh là được thành hoàng và thổ địa vùng ấy tiếp nhận, ghi vào hộ khẩu) thì họ có thể mặc sức mà ăn đặc sản vùng ấy. Thậm chí sau khi về nước mà họ ăn đặc sản vùng ấy cũng chẳng thành vấn đề vì đã được thổ địa vùng ấy tiếp nhận rồi. Còn khi mình chưa được thổ địa tiếp nhận thì cái mình ăn vào dù ngon miệng cỡ nào cũng chỉ là độc dược mà thôi.

    Cho nên nếu muốn cha mẹ ăn thức ăn nước nào thì tốt nhất đưa họ sang đấy sống một thời gian. Khi nào họ được thổ địa nơi ấy chấp nhận thì họ có thể về nước và mình có thể gửi đặc sản cho họ ăn hằng ngày. Nếu không thì mình toàn là cho họ độc mãn tính. Họ bị mình đầu độc mà còn đi khoe khắp làng khắp xã: con tui có hiếu lắm. Nó gửi cái này cái nọ về cho tui ăn nè! Ờ, ăn đi, ăn cho chết hihi.

    Cho nên mọi người đừng thấy tui mua khô cá nục tuốt ngoài Quảng Trị về cho mèo ăn mà mặc định rằng tui tốt với mèo dễ sợ. Tui đang đầu độc tụi nó từ từ ấy chứ! Chẳng những đầu độc tụi nó mà tui còn đang đầu độc chính tui bởi tui cũng ăn nè!

    Bởi, làm mà biết mình đang làm gì thì mới không bị ba cái mớ quan niệm tào lao hay cái thói đạo đức giả che mờ mắt để ảo tưởng rằng mình lương thiện như một đoá sen trắng (bạch liên hoa). Đứa nào tự cho mình là bạch liên hoa thì xuất hiện đi, chuỵ sẽ chỉ cho thấy bây thực chất là hắc liên hoa, chứ bạch liên mịa gì hahaha.

    Trả lờiXóa
  32. Có người thắc mắc là sao con mình lúc trẻ quậy quá dữ lắm, làm mình đau đầu mất ăn mất ngủ biết bao nhiêu nhưng sau khi trưởng thành thì nó giống như "lãng tử hồi đầu" vậy đó. Mình hoàn toàn không cần lo lắng về nó nữa. Còn có đứa nó quậy mình đến lúc nó già nó chết vẫn không hồi đầu nỗi.

    Có gì đâu mà khó. Cả hai đứa đều có oán với mình. Cái đứa hồi đầu là do oán giữa mình và nó xong rồi. Nếu muốn kiếp sau tiếp tục làm người nhà thì sau khi xong oán rồi thì mình và nó tạo ân với nhau. Sau đó dù có gặp lại thì là gia đình có ân với nhau chứ không còn là oán nữa. Nhiều người khi con cái hết oán với mình thì lại tạo oán mới. Tạo oán bằng cách nào. Mọi người cứ nhìn gia đình mình, họ hàng mình, bà con lối xóm mình thì sẽ nhận ra người ta tạo oán cho nhau bằng cách nào liền chứ gì.

    Còn cái đứa con đến già vẫn không hồi đầu nỗi là cái đứa có oán với mình quá nhiều nên hết kiếp này vẫn chưa hết oán, chờ đến kiếp sau để lại tiếp tục làm người nhà mình để tiếp tục quậy phá mình. Khi biết rõ rồi thì mình không tạo thêm oán mới để cho nợ cũ chồng nợ mới với nó nữa. Làm thế nào thì mỗi người tự nghĩ đi. Ai cũng phải trải qua giai đoạn "làm sai làm lại" chứ cứ chờ người khác toàn mớm cơm sẳn cho ăn thì biết bao giờ mới trưởng thành được chời.

    Trả lờiXóa
  33. Mọi người đọc bài này đi nha!

    https://cafebiz.vn/bi-kich-cua-nguoi-gia-nhat-ban-bi-bao-hanh-boi-chinh-con-cai-stress-den-muc-muon-vao-tu-de-thoat-khoi-su-co-don-20220117104910275.chn

    >>> Không phải sự khoan dung biến mất. Ăn bậy nói bạ. Sự khoan dung giống như người biết bơi hoặc biết lái xe vậy đó. Một khi đã biết thì làm sao mất được chứ. Sự khoan dung mà biến mất thì đó không phải là sự khoan dung, đó là thói đạo đức giả do mấy thèn cô hồn cát đãng ca tụng mà thôi. Khi không còn bị nó che đậy nữa thì bản chất thật sự mới bộc lộ.

    Kẻ thù truyền kiếp gặp nhau là đỏ mắt. Do đạo đức giả che đậy nên không dám bộc lộ ra thôi. Khi tấm màn đạo đức giả bị hạ xuống thì mới là chân thật. Giết nhau thôi. Kẻ nào mạnh, kẻ ấy thắng. Đừng tưởng là người già không muốn hại con cháu họ. Hại nhau ghê gớm ấy chứ nhưng bị ý thức che mờ nên họ không bao giờ nghĩ rằng họ đang hại con hại cháu họ thôi. Ví dụ trong bài viết có cô gái nói rằng: " Tôi mất bình tĩnh trước cách mẹ nói chuyện với tôi." Có nhiều người già có kiểu nói chuyện giống như là tra tấn con cháu vậy đó bà con. Có một kiểu tra tấn tù binh, đó là âm thanh đều đặn y hệt nhau lặp đi lặp lại, tù binh nghe riết phát điên. Ví dụ nhốt họ vào một không gian kín, cách âm hoàn toàn với bên ngoài, rồi để họ nghe tiếng nước nhỏ giọt, tí tách tí tách miết. Họ chỉ nghe duy nhất một âm thanh này hết ngày này qua ngày nọ. Đâu có hành hạ tra tấn gì ghê rợn đâu, chỉ cho nghe duy nhất một âm thanh hết ngày này qua tháng nọ, nghe riết phát điên. Nhiều người già có kiểu càm ràm ca thán y hệt tiếng nước nhỏ giọt tra tấn con cháu hết ngày này qua tháng nọ, riết tụi nó phát điên, cầm dao lụi luôn haha.

    Những gia đình có oán với nhau lúc nào cũng cãi nhau ầm ĩ; nếu họ không cãi nhau là đang cho nhau uống thuốc độc mãn tính rồi đó. Cái chết đến một cách từ từ êm ả, không hề ầm ĩ, không ai biết, không ai hay.

    Sống đến 60 tuổi, ngủm là vừa rồi. Tre già thì măng mới mọc được, tre không chịu nhường chỗ thì măng mọc bằng cách nào, cũng mọc nhưng rất là èo uột chứ không thể khỏe mạnh nỗi. Nếu sống đến 60 tuổi mà không muốn chết thì tốt nhất nên tìm cách thối lui, học cách hòa mình vào một cái đại ngã nào đó, đừng có bám cháu bám con chi cho tụi nó lụi chết mình hahaha.

    Tui nhớ gần chỗ tui có ông già ổng đi trông chừng nhà kho giùm con ổng mà còn bị con ổng nói nặng nói nhẹ, cái ổng than: "Cũng buồn lắm mà bỏ tụi nó không được." Chụy nghe xong biết chụy nói sao không: "Xời, cái thứ tầm gửi phải bám vào cây đa cầy đề là con cháu mình mới sống nỗi mà còn bày đặt làm ra vẻ như thể thương con thương cháu lắm vậy đó." Muốn biết thử mình có phải là tầm gửi hay không thì tự xem mình không có con cháu mình sống nỗi không? Con cháu không có mình tụi nó sống nỗi không?

    Không có con cháu mình chết vì cô độc là cái chắc. Còn con cháu mình không có mình thì nó có gia đình nó, có con có cháu của nó. Cho nên cần nhận diện rõ mình là tầm gửi, đang sống bám vào tụi nó, thì phải chịu bị nói nặng nói nhẹ thôi. Chỉ khi tự bản thân mình là cây đa cây đề, không bám víu vào ai thì khi ấy không ai mới có thể nói nặng nói nhẹ với mình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ủa chụy, vậy em ráng làm để có nhiều tiền, để không bám vào con cháu để không bị tụi nó khi dễ?

      Độc lập về tài chính thì chỉ là một cái búng tay, độc lập về mặt tình cảm mới khó.

      Càng già thì càng đối diện với chính mình, càng đối diện với sự cô độc, càng cần cái để bám để không bị sự cô độc ăn dần ăn mòn ấy chứ. Không dám đối diện với sự cô độc của chính mình thì đời đời kiếp kiếp chỉ là thứ tầm gửi, dù bây có tài sản nhiều đến đâu thì cũng đâu có che giấu được nội tâm cô độc đâu ha.

      Già mà bị khi dễ là do HÈN. Đã là hèn thì ai đi ngang qua cũng có thể phun một ngụm nước miếng. Không dám đối diện với sự cô độc của chính mình thì ấy chính là HÈN.

      Túm lại, sống đến 60 tuổi thôi, rồi chết đi. Chết có thưởng, chết có thưởng, chụy đang quảng cáo rùm beng trong bài "Chết vì Covid" ấy. Nếu không chết thì hãy học cách đối diện với sự cô độc của chính mình. Nếu cái này khó quá làm không được thì hãy tìm một cái đại ngã nào đấy rồi tìm cách hòa nhập vào đó, cho có đồng có đội, có bè có bạn, có lớp có lang, đỡ phải bám con bám cháu chi cho tụi nó nổi điên, nó lụi chết hahaha.

      Bởi chụy mà nghe ai nói: Không bỏ con bỏ cháu được là chụy khinh bỉ.

      Đã đạo đức giả còn bày đặt làm màu. Tầm gửi không có cây đa cây đề (con cháu) để đeo bám thì chết mịa rồi, đã mình bám nó mà còn ra vẻ như thương tụi nó dữ lắm, làm như ban ơn tụi nó vậy đó. Đây là cái thứ không biết điều, không hiểu rõ chính mình, và không thấy được chỗ đứng của chính mình. Cái thứ này mà sống càng lâu thì càng tai họa con cháu, có ích lợi mịa gì đâu. Cho nên có nhiều gia đình có ân với nhau, nhưng do ông bà cha mẹ sống lâu quá mà từ ân chuyển thành oán luôn ấy chứ! Mọi người cứ quan sát, quan sát thì sẽ thấy vô cùng thú vị và buồn cười hahaha.

      Xóa
  34. Hahahaha... Hiện tướng Atula đạt rùi! Đại ngã mạn! Đại trạo cữ! Hehehe... Đả phá mọi hy vọng và tin tưởng vào vật chất và tình cảm của loài người. Phá trụ phá chấp rất tốt. Nhưng đừng đụng đến lằn ranh đỏ là phá đám đấy nhé Quỷ vương. Quỷ vương cũng tức ngụy Quỷ vương mừ. Hi.

    Trả lờiXóa
  35. Tại bây hỏi nên chụy mới nói chứ không phải do chụy tào lao nha haha.

    Cái gì cũng vậy, kể cả cái CHẤP, đủ duyên thì sinh, đủ duyên thì diệt, liên quan cm gì đến bây mà bây đòi phá, chỉ có lũ ba trợn mới đòi đi phá chấp. Phá cái mả cha bây chứ phá. Đây là luận điệu của lũ tu tiên. Ê, lũ tu tiên khỉ gió, đến đây nhận đồng đội của tụi bây nè!

    Bây quỡn quá, bây đi phá tùm lum, đến phụ chụy phơi bí đao nè. Phơi đồ mệt thấy mịa, còn gặp lũ ba trợn, bảo sao chụy không chửi hahaha.

    Trả lờiXóa
  36. Dì Năm làm tương cổ truyền thì tôi sẽ phụ cả hai tay! Hi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thấy chuỵ sang bắt quàng làm họ hả? Bà con họ hàng này ở đâu ra vậy? Muốn làm bà con với Atula Vương hả? Hổng có cửa đâu. Atula giới đẳng cấp sâm nghiêm. Dù chuỵ không để ý thì tụi quỷ tướng cũng chẳng để yên cho bây haha. Ngay cả cha mẹ anh chị em ruột của chuỵ trong Atula giới cũng chẳng thể làm họ hàng với chuỵ huống chi là bây!

      Xóa
  37. Thấy trên FB có bài thơ nói về một bà già con cháu không ai chăm. Thỉnh thoảng tụi nó có gửi tiền cho rồi thôi. Còn lại bả tự sống. Xong cái bài thơ kết luận.

    Mẹ chỉ có một trên đời.
    Sống không phụng dưỡng chết rồi khóc chi.
    Giỗ to thử hỏi ích gì.
    Nhắc ai còn mẹ khắc ghi tạc lòng.

    Bây đúng là tầm phào! Cái này tui nghe nhiều người nói lắm nè! Sao lúc người ta còn sống không tử tế với họ. Đợi họ chết rồi mới thấy hối hận mới ngồi khóc. Bậy bạ dễ sợ nha quý dzị!

    Biết câu tình chỉ đẹp khi tình dang dở không? Có nghĩa là chia tay nhau khi đang ở thời điểm đẹp, chưa kịp cãi nhau, chưa kịp thấy mặt xấu của nhau thì đã xa nhau rồi. Cho nên lúc nhớ lại toàn nhớ cái đẹp rồi bắt đầu trí tưởng tượng phát huy ra nguyên câu chuyện. Cho nên trong tâm trí bắt đầu tôn thờ người đó. Thử để hai người đó suôn sẻ đến với nhau xem sao. Có khi vài năm lại chửi nhau đánh nhau rồi đòi ra tòa li dị hổng chừng.

    Cái gì cũng vậy. Chia ly lúc đang có quan hệ tốt đẹp thì người ta còn nhớ còn thương còn mong còn chờ, còn ảo tưởng về hồi sau. Còn già néo đứt dây. Cứ xà nẹo với nhau, rồi bất đồng ý kiến, rồi cãi nhau, rồi chán ghét rồi có lời nói hay hành động tổn thương nhau thì mỗi khi nhớ lại chỉ toàn là nổi da gà thôi chứ mong chờ gì nỗi nữa mà mong chờ.

    Có người mồ côi cha mẹ sớm, vậy mà có khi hay à! Chưa kịp tổn thương nhau đã xa nhau rồi, cho nên khi nhớ chỉ toàn nhớ cái tốt cái đẹp.

    Còn con cháu có thù oán với cha mẹ ông bà tổ tiên. Khi mình ngủm nó làm giỗ cho to thì có khi không phải vì nó có hiếu với mình mà là nó đang muốn bám víu vào một thứ tình cảm nào đó, cụ thể là tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Cho nên khi nó làm đám giỗ là nó đang thể hiện sự mong chờ của nó vào tình cảm ấy chứ không phải vì nó có hiếu với mình mà nó làm đâu. Đừng có tưởng bở.

    Trả lờiXóa
  38. Đừng có tưởng bỡ. Hehehe... Không ai giàu ba họ... Không ai khó ba đời... Sông có khúc người có lúc... Nước dưới sông lúc đầy lúc cạn... Rõ ràng nhân quả... Đấng công bình... Ta là ai. Hi.

    Trả lờiXóa
  39. Hehehe... Khi xúc chạm việc đời. Dĩ nhiên là có ràng buộc và dính mắc! Tâm không động không sầu. Đã ngộ nhập vào chốn K Đ K Đ rùi mừ! Thì vẫn tự tại ung dung! Là kết quả của văn tư tu Phật pháp! Hi.

    Trả lờiXóa
  40. Cái vụ mà "Khi xúc chạm việc đời. Tâm không động, không sầu. Tự tại và vô nhiễm. Là phúc lành cao thượng." Mấy câu kệ này túm lại một câu mà thiên hạ hay nói nè "Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến." Lúc trước nghe ai nói câu này là chụy cười khà khà: Có lý à nha!!! Nhưng mà bây giờ chụy mài khôn rồi, hỏng thấy có lý nữa mà thấy cười lọt ghế, cười đến mắc ẻ luôn hahaha. Biết sao không? Đã ngu rồi thì làm sao bất biến giữa dòng đời vạn biến được trời. Xạo quá bây ơi!!! Ngay cả tâm mình có biến hay không mình còn không biết mà cũng bày đặt rêu rao: Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến hahahahaha.

    Cho nên biết mình ngu rồi thì khi gặp chuyện, tâm mình biến là cái chắc, tâm mình biến thì mình nhận ra tâm mình biến chứ đừng có bày đặt làm ra vẻ ta đây bất biến, ta đây không động không sầu. Cái đồ ba xạo! Khi mình gặp chuyện mà mình thấy tâm mình không biến thì khi ấy mình biết mình ba xạo rồi đó, xạo đến mức tâm có biến mà cũng hổng nhận ra, rồi ảo tưởng ta đây đắc đạo. Gặp chụy là chụy quánh mài phù mỏ cho bỏ tật xạo ke. Quánh cái lũ ngu này đau tay, cho nên đứa nào sắm cho chụy cây ba ton để chụy quánh cái lũ ba xạo này cho khỏi đau tay coi bây.

    Cái mà gọi là bất biến là vầy nè! Trên đời này chỉ có hai dạng người có thể được xem là bất biến giữa dòng đời vạn biến.

    Thứ nhất là bậc Thánh. Khi sự việc xảy đến, tâm họ biến đổi đến đâu thì họ truy vết nó đến đó. Bận truy vết sự biến đổi của tâm rồi thì còn thời gian đâu mà phản ứng với sự việc cho nên họ trông có vẻ bất biến là vậy đó.

    Phàm phu thì hoặc chạy theo sự biến đổi của tâm, tâm thế nào thì phản ứng với sự việc thế nấy, họ không truy vết được sự biến đổi của tâm cho nên họ không bất biến được. Hoặc họ ra vẻ ta đây đắc đạo cho nên cứng đờ cứng ngắc, tâm đứng yên một chỗ, đây là giả tạo, bởi theo quy luật vô thường thì tâm không bao giờ đứng yên, luôn luôn biến đổi. Bậc thánh khi tâm biến họ biết tâm biến chứ họ không đứng yên, không giả tạo như cái tụi ba xạo kia.

    Thứ hai là Bất thối Bồ tát. Khi sự việc xảy đến họ nhận diện được nhân quả của sự việc ấy, họ có thể thấy nguyên do của sự kiện, nhìn ra được nhân duyên khiến sự kiện ấy xảy đến. Thấy được đầy đủ nguồn gốc của một việc thì họ thông suốt vì sao sự việc buộc phải xảy ra như vậy cho nên họ trông có vẻ bất biến, chứ không phải tâm họ đứng yên một chỗ không động đậy.

    Cái bất biến của Bất thối Bồ tát là cái bất biến do thông suốt nguồn gốc của sự kiện.

    Cái bất biến của bậc Thánh là cái bất biến do bận truy vết tâm mình.

    Còn cái bất biến của phàm phu là cái bất biến do ép tâm đứng yên một chỗ, không được nhúc nhích không được động đậy.

    Hiểu chưa bây??? Chưa thể thông tuệ được như các Bất thối Bồ tát nhìn ra nhân quả của sự việc thì hãy bắt chước bậc Thánh nhìn ra sự biến đổi của tâm và quán sát nó, vậy là xong, đâu cần làm gì nữa. Đây chính là bất biến. Đừng có bắt chước cái lũ ba xạo, ra vẻ ta đây bất biến rồi ép tâm đứng yên một chỗ không nhúc nhích không động đậy, đi ngược lại quy luật vô thường của vũ trụ thì trước sau gì cũng bị trời đánh. Mấy đứa tào lao này mà gặp chụy là chụy hét lên: Ba ton của chụy đâu. Chụy quánh mài trước khi trời đánh mài haha.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Qua thấy một ngày có trên 1000 vị thiện tri thức vào xem mà em gọi " hiểu chưa bây"! Hehehe... thì chỉ số cảm xúc của em là <5. Hổng có cái dụ EQ < 1 đâu cưng. Quỷ vuong cũng thế thui. Hi.

      Xóa
    2. Mài hack tài khoản của chụy hay sao mà mài biết số lượng người vào xem. Đúng là cái thứ quỷ, ăn ở không phá làng phá xóm.

      Xóa
    3. Số lượt view hiện ra ở góc cuối bên trái màn hình khi người truy cập vô trang blog của chị đó. Em cũng nhìn thấy.

      Xóa
  41. Hehehe... Tâm không động không sầu là giề! Là sao? Đã có tâm thì có động có tĩnh, có vui có buồn và có nhị nguyên trong đó. Tâm động với tâm sầu có vấn đề gì sao! Đều là chân lý, đều là sự vận hành tự nhiên trong thế giới tương đối của ba cõi sáu đường. Hahahaha... Cái không động không sầu thật sự vốn là " bổn lai vô nhất vật". Nếu còn dùng thân ngũ uẩn và rồi dùng thức tri để phân biệt khen chê động tịnh thánh phàm thì cũng trong vòng lẩn quẩn. Chỉ ai đã một lần kiến tánh hay đã trải nghiệm chiếu kiến ngũ uẩn gíai không thật sư thì mới biết cái giề là thật "không động không sầu". Trước đây biết pháp tu thiền tông thì biết kiến tánh. Sau gặp pháp tu nguyên thủy thì biết tứ thánh quả. Chứ thiệt tình Bất thói bồ tát không biết nằm ở mô tê rứa. Hi.

    Trả lờiXóa
  42. Bài này là tui chôm. Thấy hay nên đăng cho mọi người đọc chơi.

    Lúc về già mình sẽ thực hiện : 3 QUÊN, 4 CÓ, 5 KHÔNG và 6 VỊ BÁC SĨ .

    3 QUÊN
    Một quên mình tuổi đã già
    Sống vui, sống khỏe, lo xa làm gì.
    Hai là bệnh tật quên đi
    Cuộc đời nó thế, việc gì nhọc tâm
    Ba quên thù hận cho xong
    Ăn ngon ngủ kỹ để lòng thảnh thơi.

    4 CÓ
    Một nên có một gia đình
    Vì không – homeless – người khinh lẽ thường
    Hai cần phải có nhà riêng
    Đói no cũng chẳng làm phiền dâu, con
    Ba là trương mục ngân hàng
    Ít nhiều tiết kiệm an thân tuổi già
    Bốn cần có bạn gần xa
    Tri âm, tri kỷ để mà hàn huyên.

    5 KHÔNG
    Một không vô cớ bán nhà
    Dọn vào chung chạ la cà với con
    Hai không nhận cháu để trông
    Nhớ thì thăm hỏi bà, ông, cháu mừng
    Ba không cố gắng ở chung
    Tiếng chì, tiếng bấc khó lòng tránh lâu
    Bốn không từ chối yêu cầu
    Ít nhiều quà cáp con, dâu, cho mình
    Năm không can thiệp nhiệt tình
    Đời tư hay việc riêng phần của con.

    6 VỊ BÁC SĨ TỐT NHẤT TRONG ĐỜI :
    Ánh nắng mặt trời
    Nghỉ ngơi
    Thể dục
    Ăn uống điều độ
    Tự tin
    Bạn bè

    Trả lờiXóa
  43. Bốn cần có bạn gần xa. Tri âm, tri kỷ để mà hàn huyên.
    Đạo ta theo hổng giống Đạo nào cả. Hổng giống Đạo nào cả là Cái Đạo ta theo. Hi.

    Trả lờiXóa
  44. Trực chỉ nhân tâm đố mà chỉ đặng! Trực chỉ chân tâm chỉ đặng có mà Quỷ vương! Hi.

    Trả lờiXóa
  45. Xin mời mọi người đọc bài này!

    LUẬT GÌ VẬY?

    Ông đã được chễm chệ ngồi trên ngai vàng bất tử ấy vậy mà vẫn không cất dùm ánh mắt và nụ cười nhếch nửa mép kia cho thiên hạ nhờ dùm một cái.
    Cũng chính vì nét phong trần ấy mà hồi còn trẻ ông đã làm điêu đứng biết bao nhiêu là cô gái.
    Để đếm và nhớ cho bằng hết thì chắc không tài nào nổi. Thôi đành kể vài điểm nhấn nổi bật trong cuộc đời ông mà tôi đã thấy vậy.
    Cái thời còn cổ hủ và định kiến thì chỉ cần đi chung với nhau thôi, ai nhìn thấy về mách cha mẹ là coi như no đòn. Thế nhưng, cô bé đó chỉ vừa mười bảy tuổi nhà ở xóm Chùa đã yêu và lén lút cho ông tất cả. Đến khi có thai thì ông như con ngựa bất kham vậy trốn biệt.
    Cha cô ấy đã lạnh lùng để chai thuốc rầy trước mặt cổ rồi bảo: " mày chết đi"
    Vậy là cô ấy chọn cái chết cùng với đứa con trong bụng.
    Người cha giận đến độ chẳng sắm cho cổ cái quan tài cũng không cho khiêng xác vào nhà, chỉ quấn đại đùa bằng một tấm chiếu rách rồi đem đi chôn.
    Họ trồng cây chuối nơi đầu ngôi mộ, tục truyền nếu chuối trổ quài nghĩa là cổ đã sinh con.

    Không yên thân lâu được.
    Ông cặp kè với một người con gái khác ở ngay cạnh nhà. May mắn là cô ấy mồ côi, nên khi có thai không ai bắt ép cổ phải chết và cô ấy lại tự thân mình nuôi con mọn chấp nhận tai tiếng cả đời " không chồng mà chửa" nhưng sau này cuộc sống của cổ lại bình yên hạnh phúc đến lạ lùng.
    Có vẻ như ông cảm thấy thoáng ái náy lương tâm nên quyết định cưới vợ mọi người ạ.
    Là con út trong gia đình khá giả, nên đám cưới của ông có phần thượng lưu lắm. Thời đó ở xóm tôi cô dâu mặc áo xoa-rê chú rể mang giày tây thắt cà-ra-vát là oách tột cùng.
    Chị Dậu, tôi tạm gọi người đàn bà này là chị Dậu. Bởi cái khổ của chị cũng nổi tiếng như tác phẩm ấy vậy.
    Ba năm làm vợ, số ngày ngủ trong nhà đếm chưa hết đầu ngón tay.
    Thường thì bị chồng và mẹ chồng đuổi đánh rồi không cho vào nhà. Bờ tre, gốc trúc, tàu dừa là nơi chị lót lá ngủ thường hơn.
    May mắn của chỉ là không sinh được con, thế cho nên sau ba năm khổ ải chị cũng tự giải thoát cho mình thành công. Cứ tưởng mình vô sinh nhưng không ngờ lấy người chồng sau chị lại có con đàn cháu đống sống cuộc đời bình thường như bao nhiêu người khác đến tận bây giờ.

    Tình cuối
    Dạo ấy ông hay đi buôn ở cửa khẩu Mộc Bài.
    Mỗi lần đi là một đoàn năm hay mười người trên những chuyến xe đạp thồ cứ bon bon bất kể mưa hay nắng. Trạm dừng chân nghỉ ngơi của ông và mọi người thường niên là ở một ngôi nhà ven đường có cô con gái vừa độ tuổi lấy chồng. Cô ấy chưa bao giờ gọi ông bằng anh bởi so với cổ ông già dữ lắm.

    Ngày lấy chồng định mệnh.
    Cô ấy được người ta mai mối lấy chồng xã bên và ngày đám cưới ông đòi đi đưa dâu. Lựa lúc không ai để ý ông đã gù cô dâu thế nào mà cổ đồng ý bỏ trốn theo ổng.
    Tình tiết éo le gay cấn ghê lắm, thời bấy giờ hai bên lời qua tiếng lại nhộn nhịp cả xóm nghèo nhưng sau một thời gian thì cuối cùng cũng êm xuôi và bà đã lập được thành tích ngoạn mục không ngờ.

    (còn tiếp)

    Trả lờiXóa
  46. (tiếp theo)

    Người phụ nữ cầm cương ông là đây.
    Bà sinh cho ông ba người con gái chịu đủ mọi nhục hình lẫn ê chề vẫn không rời ông nửa bước là đây.
    Sự nỗ lực lực của bà đã được phong danh phụ nữ kiên cường của Xóm Mọi. Đã khiến cho bao nhiêu người thán phục( trong đó có tôi. tôi học tính cần cù từ bà và sức chịu đựng bền bỉ dẻo dai không nản chí)

    Về già
    Khi bàn chân không còn làm giá đỡ cho cơ thể nữa, thì ông bắt đầu ngồi nhìn cơn gió chiều hộc tốc lật những trang hồi ký trả lại cho ông đủ đầy hình ảnh qua cuộc sống của ba đứa con gái mà ông chỉ biết bất lực nhìn trong bất lực.
    Đứa con gái đầu cha mẹ chia đất không đồng đều, nó uống thuốc rầy tự vận trước mặt ông. Mà trời ạ, chân đi không được thì làm sao cản nổi, cũng may thời cứu kịp.
    Đứa con gái thứ hai danh phận rỡ ràng lại mắc tội gì mà chỉ làm được mỗi phận đàn bà chứ thiên chức thì...tìm mãi chưa ra.
    Đứa con gái út...kkkkk....mới mười lăm tuổi đã yêu, cả nhà ngăn cản dữ lắm nó lén quan hệ cho có thai rồi đòi tự vẫn. Cuối cùng phải cưới cho nó, tưởng vậy là yên bề gia thất rồi hen. Nhưng không, nó bắt đầu trái nết đàn đúm trai đôi gái ba tạo nên một oan nghiệt mới trong dòng đời tưởng là bất tận.

    Giờ ổng chết rồi.
    Bên ấy không biết ổng có bị trừng trị không? Nhưng nếu như không thì ắt hẳn ông cũng chẳng yên thân được.
    Ngày ngày, ngồi trên cao nhìn cuộc sống đang dần trở nên xô bồ hơn của bầy con mà nghẹn.
    Đó có được tính là nhân quả hay không nhỉ?
    Mộc Lan

    >>> Những người đàn bà tự tử vì ổng trở lại làm con gái của ổng. Người ta nói con gái hưởng phúc cha là vậy. Mọi người hiểu hông? Nếu hông thì còn một câu nữa "Con gái là người tình kiếp trước của bố."

    Mọi người suy ngẫm đi. Khi nào siêng tui giải thích kỹ cho nghe!

    Trả lờiXóa
  47. Xin mời đọc bài này:

    Tên Trộm

    Trong Ngày Lễ Cha.

    Tên trộm nhìn cánh cửa chống trộm màu xanh đậm có kẹp tờ giấy quảng cáo trước mặt, hắn rất tự tin mình sẽ mở được ổ khóa này trong vòng chưa đầy mười giây. Quả nhiên, khi chỉ mới thầm đếm đến tám, hắn đã mở cửa bước vào cứ như nhà mình…
    Hắn thỏa mãn nhìn quanh phòng khách: đầy đủ đồ gia dụng, có cả những thứ hàng nhập khẩu từ nước ngoài, có vẻ như gia đình này khá là giàu có, chuyến này không phí công rồi.
    Hắn khoái trá đi vào phòng ngủ, theo kinh nghiệm của hắn thì người ta thường hay để những thứ quý giá ở đó.
    “David, David, con về rồi đó à?”, đột nhiên có tiếng ông già phát ra từ trong phòng ngủ, sau đó, một ông cụ run run bước ra ngoài, suýt chút nữa thì va phải hắn.
    Hắn giật mình hoảng sợ, suy nghĩ đầu tiên đó là phải chuồn ngay. Nhưng hắn đã bị ông túm được, phải làm sao bây giờ?
    Ông cụ sờ sờ mũi, miệng hắn, sau đó rất vui sướng nói: “David, đúng là con rồi, có phải là vì hôm nay nghỉ lễ nên con về thăm bố không?”
    Hắn giả vờ bình tĩnh, thì ra là một ông già mù, ông ta không nhìn thấy gì, đúng là ông trời giúp hắn rồi. Hắn liếc qua tấm lịch trên tường, thảo nào, hôm nay là Ngày của ba xem ra là ông ấy nhớ con trai lắm rồi.
    Hắn dùng giọng mũi đáp: “Ừm… ừm”
    “David à, hai cha con ta nửa năm chẳng gặp được mấy lần, lần trước con về nhà là vào dịp Tết ấy nhỉ.”
    “Chẳng phải là do con bận hay sao.” Hắn nhận ra là mình không cần phải giả giọng, ông cụ có vấn đề về tai nên hoàn toàn không hề nhận ra giọng hắn.
    Hắn hỏi: “Sao bố không lấy tờ quảng cáo nhét ở cửa nhà mình, con còn tưởng là bố…không có ở nhà.”
    “Gần đây chân bố đau nên hai ngày nay không ra khỏi nhà.”
    “Bệnh xương khớp sao ạ, người cao tuổi thường dễ bị bệnh, bố cần phải đi lại hoạt động nhiều hơn. Tại sao bố không gọi cho con?”
    “ Bố gọi rồi, nhưng vừa mới bắt máy thì con nói là đang họp nên gác máy luôn. Bố không trách con, bố biết là con bận, bố đoán hôm nay là Ngày của Cha hẳn là con về thăm bố phải không?”
    Bỗng hắn nhìn thấy một sợi tóc bạc của ông cụ từ trên rơi xuống đất, trái tim hắn có chút lay động, hắn nói: “ Bố ngồi xuống đi, con xoa bóp cho bố “.
    Ông cụ ngồi xuống sô pha, hắn vừa xoa bóp bắp chân cho ông cụ vừa nói động tác này gọi là thả lỏng gân.
    Ông cụ vốn đang u uất bỗng vui hẳn lên.
    Có vẻ như ông đã cô đơn rất lâu rồi. Ông nói rất nhiều, nhiều nhất là về David, hễ nói đến con trai là ông giống hệt như một cái bóng đèn cũ được thắp sáng vậy.
    Nhờ vậy hắn đã biết được tình trạng của David, anh ta đi làm ở thành phố, hiện đã là trưởng phòng, cả ngày bận rộn giống như một chiếc xe chạy trên đường cao tốc vậy, rất khó dừng lại nghỉ ngơi.
    Một lúc lâu sau, ông cụ vẫn còn đang nói, hắn cảm thấy hơi phiền, chuyện gì đây chứ, đi trộm đồ, kết quả lại “trộm” trúng một ông già.
    Ông cụ lo lắng hỏi: “Con phải quay về làm việc rồi sao?”
    Hắn nói, trời sắp tối rồi. Nói xong, hắn nhớ ra là mắt ông cụ không nhìn thấy, bèn nắm lấy tay ông “ Bố thử giơ tay ra ngoài cửa sổ xem, trời về tối gió thu sẽ có cảm giác rét đấy.”
    Ông cụ không nỡ xa con: “Khi nào thì con lại đến thăm bố?”
    Hắn nói, khi nào có thời gian rỗi sẽ đến.
    Trước khi đi, hắn nhìn quanh căn nhà, hắn cũng không thể ra về tay trắng được, hắn phải lấy được một thứ gì chứ, đó là quy tắc của kẻ trộm.
    Lúc này thì chợt có người gõ chưa, hắn lo lắng liếc nhìn cánh cửa, ông cụ nói hắn mở cửa xem thử là ai.
    Hắn làm theo, nhìn qua mắt mèo trên cửa, hắn thấy người giao hàng nên liền yên tâm nói vọng vào nhà: “ Bố ơi, giao hàng cho bố."
    (còn tiếp)

    Trả lờiXóa
  48. (tiếp theo)

    Ông cụ nói hắn nhận giúp ông.
    Người giao hàng đi rồi, hắn giúp ông cụ mở gói hàng ra, bên trong là một món quà, một xấp phiếu mua hàng và một tờ giấy.
    Hắn để xấp phiếu mua hàng sang một bên rồi đọc tờ giấy: “ Bố ơi, con thật sự bận quá, không thể về nhà đón lễ cùng bố được, con có gửi cho bố một xấp phiếu mua hàng, bố muốn mua gì thì mua đó. David gửi bố.”
    Hắn chợt giật mình, con trai của ông cụ gửi cho ông ấy một xấp phiếu mua hàng, chứng tỏ ông cụ này không hề bị mù, vậy thì tại sao ông ấy lại…??? Hắn quay lại nhìn ông cụ bằng ánh mắt nghi ngờ.
    Ông cụ như thể vừa làm chuyện gì có lỗi với hắn, nói: “Xin lỗi, ta không cố ý lừa con đâu, ta thật sự quá buồn chán, rất muốn có một người để trò chuyện, nếu ta không giả vờ bị mù thì sao cháu chịu ở lại chứ? Cháu thấy rồi đấy…”
    Nói xong, ông cụ nhét xấp phiếu mua hàng vào tay hắn rồi nói: “Đây xem như là quà cảm ơn vì ngày hôm nay. David bảo ta muốn mua gì thì mua, nhưng mà ta không thiếu gì cả, chỉ thiếu người ở bên trò chuyện thôi. Chàng trai trẻ, cảm ơn cháu, dù cháu là ai, ta chỉ biết là hôm nay cháu đã cùng ta trải qua một buổi chiều rất vui vẻ.”
    Tên trộm trả xấp phiếu lại cho ông cụ, hắn nhìn ông nghĩ đến bố mình ở quê, trong lòng cảm thấy rất rối ren, ngổn ngang cảm xúc.
    Hẳn là bố cũng đang nhớ hắn, nếu biết bây giờ hắn là một tên trộm, chắc là bố sẽ rất đau lòng.
    Chỉ là, trước khi đi cũng phải lấy một thứ mới được chứ.
    Lúc này, hắn nhìn thấy tờ giấy quảng cáo ở khe cửa, bèn đưa tay lấy rồi tạm biệt ông cụ: “Thưa ông, ông phải chăm sóc bản thân nhé, khi có thời gian cháu sẽ lại đến trò chuyện cùng ông “.
    Lần đầu tiên hắn cảm ơn cuộc gặp gỡ kỳ lạ trong lúc đi ăn trộm.
    Lần đầu tiên hắn vui vẻ rời khỏi căn nhà mà không có thứ gì bị mất.
    Lần đầu tiên hắn mang theo tờ giấy quảng cáo “tuyển dụng” bước vào cuộc sống mới.
    Minh Ngọc (biên dịch)
    FB Nguyen Dao.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lời bình:

      Người già rất thích nói chuyện với con cháu nhưng con cháu không bao giờ muốn nói chuyện với họ. Thứ nhất, họ nói chậm quá, nghe xong 1 câu là hết nửa ngày rồi. Thứ hai, họ hay quên nên có một chuyện cứ nói hoài hết ngày này qua này nọ lặp đi lặp lại có 1 chuyện, ai chịu nỗi trời. Thứ ba, thường tư tưởng của họ cũ kỹ nếu không muốn nói là lạc hậu. Giờ muốn tìm gì cứ lên mạng gõ bụp bụp mấy cái là ra, ai cần họ chỉ dẫn nữa đâu trời. Thứ tư, họ thích hoài niệm, về thời xa lơ xa lắc, hổng liên quan gì tới tụi trẻ, mới nghe thì có hứng, nghe riết đâm ra phiền.

      Đó là lý do người già cần có bạn tri kỷ, cùng thời, muốn nói gì thì mấy ông bà già tự xúm lại với nhau mà nói, đừng cố lôi kéo tụi trẻ theo (trừ phi tụi nó muốn) chi cho tụi nó đâm ra chướng mắt mình. Nếu không có bạn thì viết nhật ký hay làm gì đó để xổ tâm sự trong lòng mình ra. Mình viết gì đó lưu lại, sau này hên có đứa nào siêng thì nó đọc chứ mình cứ lôi kéo tụi nó nói chuyện là tụi nó thấy mình phiền phức liền.

      Nói vậy hoá ra người già vô dụng à? Không nha. Người già có ích lắm mà tại vì họ chưa bao giờ ý thức được sự hữu ích của mình đối với lớp trẻ. Tụi trẻ là tụi năng động, cần phải xây dựng xã hội, cần lao ra tiền tuyến đánh nhau; sau một giai đoạn đấu đá mệt mỏi thì đứa nào cũng cần một bóng mát để vỗ về tâm trạng mệt mỏi của mình, nghĩa là cần nơi nghỉ ngơi ấy. Người già không cần làm gì hết, không cần dạy đời, không cần tư vấn gì cả, họ chỉ cần im lặng làm cái cây toả ra bóng mát cho con cháu là được rồi.

      Để toả ra bóng mát mang lại sự mát mẻ cho con cháu thì họ cần có tâm bình thản trước sự đời, nghĩa là bỏ hết mọi chuyện cho tụi nhỏ nó lo, mình chỉ cần an nhiên sống mỗi ngày, tự chăm sóc bản thân sao cho khoẻ mạnh sạch sẽ để không bệnh tật phiền luỵ con cháu, gần gũi thiên nhiên cho tâm hồn nhẹ nhàng. Chứ suốt ngày sân si chửi bới việc nước việc dân, chửi bới nhân tình thế thái, lúc nào cũng nóng hừng hừng như lửa địa ngục thì ai dám lại gần đâu trời. Đã con cháu nó đấu đá mệt mỏi bên ngoài rồi, nó mới về tìm mình cầu sự mát mẻ, mà mát đâu không thấy chỉ thấy toàn lửa địa ngục thì nó một đi không trở lại luôn ấy chứ.

      Già rồi, cái gì cũng có tụi trẻ nó lo, trời có sập xuống thì cũng có tụi nó đỡ, đâu cần mình làm cái gì, chỉ cần sống cuộc sống của mình hằng ngày, không phiền luỵ tụi nó là được rồi. Bon chen lăng xăng chi cho người ta sợ hãi xa lánh mình vậy?

      Xóa
  49. Nhân dịp có người viết bài nói chùa nghệ sĩ được đổi tên gì đó thành nghĩa trang nghĩa địa để sau này dễ giải toả bởi đây là đất vàng đất bạc, giá đất lên chóng mặt luôn. Cái tui ba xàm bá láp nhảy vào bình luận nha bà con!

    Thôi, tui thấy bây giờ mọi người bảo con cháu rằng sau khi mình chết rồi thì đem thiêu đi, thiêu xong rồi lấy tro cốt rải sông cho rồi.

    Thứ nhất, giờ đất đâu nữa mà chôn, bây giờ ngay cả nghĩa địa người ta cũng vào chen lấn với mấy ngôi mộ xây nhà mà ở. Thậm chí mấy bãi tha ma của người dân tộc ở tuốt rừng sâu toàn nơi không ai thèm tới bây giờ người ta cũng phân lô bán nền ráo trọi rồi. Hôm rồi có thằng bị lừa mua trúng bãi tha ma của người Thái, nó còn lên mạng hỏi người ta làm sao sống chung với người chết nữa kìa. Cho nên đừng chôn nữa, thiêu đi.

    Thứ hai là đem tro rải đi đừng để cho tụi nó thờ cúng chi suốt ngày nó cứ kêu réo tên mình hoài, khỏi đầu thai. Thật ra cái phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên là một phong tục cực kỳ ích kỷ, không muốn cho người chết đi đầu thai mà muốn họ phải đời đời kiếp kiếp sống nơi âm phủ phù hộ con cháu, làm thần hộ mệnh cho cả dòng tộc. Đó là lý do mấy nước như Trung Quốc, Việt Nam, ông bà tổ tiên mấy ngàn năm nay còn vất va vất vưởng ở cõi âm chứ có đi đầu thai được đâu. Mà 1 năm ở cõi dương tương đương 10 năm ở cõi âm rồi. Cho nên đối với mình chỉ vài năm chỉ vài chục năm thì đối với người ở cõi âm là biết bao nhiêu năm đã trôi qua. Cứ giam giữ họ suốt ở nơi như vậy qua hình thức thờ cúng tổ tiên ông bà thì đúng là con cháu mất dạy hết sức. Đó là chưa kể mỗi lần họ đỡ tai nạn cho mình thì tự thân họ phải dùng phúc đức của chính họ ra mà bù đắp. Cho nên chúng ta tai qua nạn khỏi mạnh khoẻ này nọ là do chính ông bà tổ tiên của chúng ta phải dùng phúc đức của họ ra mà đánh đổi đấy chứ. Mà phúc đức thì người cõi dương kiếm dễ chứ người âm khó kiếm hơn nhiều. Cho nên muốn gì thì dùng phúc đức của chính mình ra mà tiêu xài đừng có lợi dụng ông bà tổ tiên nữa, để cho họ đi đầu thai. Bởi nhiều người thắc mắc sao người ác sống hoài, họ sống hoài là có ông bà tổ tiên họ tiêu hao phúc đức giúp họ rồi, khi nào tiêu hết thì tính sau.

    Con cháu có phúc của con cháu, thân ai nấy lo, mình chết rồi thì mình lo đi mà đầu thai, 18 năm sau lại làm trang hảo hán, đừng có vất vưởng ở âm phủ mà làm thần hộ mệnh nữa, vớ vẩn hết sức. Phúc đức ở cõi dương dễ kiếm mà tụi nó không lo kiếm chỉ lo làm ác thì kệ mịa chúng nó, mình phủi đít đi cái rẹt cho xong.

    Túm lại, viết di chúc cho con cháu: "Đứa nào mà đem tao ra thờ cúng, suốt ngày kêu réo tên, tao chửi thấy mịa bây à." Vậy đi, cho tụi nó sợ hổng dám réo mình nữa haha.

    Trả lờiXóa
  50. Xin mời đọc truyện:

    Có một ông gần 70 tuổi, góa vợ. Ông có 5 người con hiếu thảo và sống rất hòa thuận với nhau. Đứa nào cũng có gia đình riêng khá giả và thành đạt. Ông rất hài lòng, tin tưởng, tự hào về con cái mình.

    Xét thấy tuổi cao sức yếu, ông muốn chia toàn bộ gia sản cho con cái để chúng có thêm điều kiện phát triển cơ nghiệp. Ông nghĩ con mình ngoan, hiếu thảo thì mình sống với bất cứ đứa nào cũng tốt.
    Căn nhà đang ở, giao cho vợ chồng đứa út và ông sống cùng nó.
    Phần tài sản lớn được chia gần như đều nhau cho các con.

    Được vài tháng, không khí trong nhà trở nên ngột ngạt. Vợ chồng nó hay xì xào điều gì mà ánh mắt không mấy thiện cảm. Vợ nó hay đụng thúng đá nia, chửi chó mắng mèo những chuyện đâu đâu làm ông nghe , cảm thấy chạnh lòng. Vợ chồng nó thường xuyên cãi nhau, ai cũng trở nên nóng nảy. Con vợ la to: của cải chia đều mà mình phải nuôi ổng thật là không công bằng.

    Ông buồn, bỏ sang ở với vợ chồng thằng thứ 2, con thứ 3, thằng thứ 4, con thứ 5, mỗi nhà cũng chỉ được vài tuần là có chuyện.
    Chúng hành xử như thể ông là người ở đậu, là của nợ. Chúng họp nhau căng thẳng phân chia nhiệm vụ nuôi báo cô ông. Chúng bốc thăm theo tháng, đứa trúng tháng 2 (28 ngày) cười vui vẻ, đứa trúng tháng 31 ngày, méo mặt.

    Cứ đến chiều cuối tháng, chúng đẩy ông ra cổng. Ông ôm bọc quần áo, ngồi chờ mấy tiếng đồng hồ, đứa kế mới đến đón.
    Quá buồn và thất vọng, ông hay ngồi trước mộ bà, nước mắt chảy dài, chỉ biết tâm sự cùng với bà cho khuây khỏa, trông mong một ngày sẽ đi cùng bà, được sống mãi những tháng ngày hạnh phúc và kiếp sau không mong có những đứa con này.

    Thấy tình cảnh bi đát của ông, bạn ông (cũng khá giàu có) tổ chức bữa tiệc, mời tất cả 5 người con của ông đến dự. Trong men say là đà, ông rỉ tai từng đứa, dẫn đến căn phòng kín, chỉ vào chiếc rương to với nhiều ổ khóa và nói: đây là một nửa gia sản của ba tụi con gửi và ủy quyền cho chú, sau này sẽ chia cho tụi con. Di chúc đã lập chỉ chờ điền % cho từng đứa vào là xong.

    Lạ thay, ngày hôm đó chúng tranh nhau chăm sóc ông, đứa nào cũng muốn ông ở với nó. Tình thương đối với cha lai láng còn hơn lúc trước khi chia tài sản.

    Ông hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, cảm động rơi nước mắt và nghĩ: đây mới chính là những đứa con thân yêu, những dâu hiền, rể thảo của mình.

    Ông được sống những ngày tháng sướng nhất cuộc đời mình. Thời gian màu hồng cứ thế trôi đi thêm hơn mười năm nữa thì ông ngã bệnh, tiên lượng không qua khỏi trong vài ngày tới.

    Chúng khóc lóc, nắm tay cha không nỡ buông ra, giây phút âm dương chia biệt ngậm ngùi.

    Chiếc rương được bạn ông tức tốc chở đến đám tang và được đặt trịnh trọng cạnh quan tài, dưới hàng chục ánh mắt đau đáu nhìn vào.

    Tang lễ được cử hành trang trọng, đầy tốn kém, phần mộ uy nghi bên cạnh mộ bà và ước nguyện theo bà của ông cũng đã thành.
    Sau phần tang lễ là chiếc rương được chúng nhanh chóng bật nắp mà trong lòng ai cũng hy vọng mình được phần lớn trong di chúc do công chăm sóc, tình thương và hiếu thảo của mình với cha. Nắp rương được mở...một rương đầy cát, một tờ di chúc với nét chữ thân thuộc xiêu vẹo và chữ ký của cha:

    KHÔNG BAO GIỜ CHIA HẾT GIA TÀI CHO CON MÌNH KHI CÒN SỐNG !!!

    ST.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bình luận: Đúng rồi. Có 5 đứa con thì chia tài sản làm 6 mới đúng. Nếu bà vợ còn thì chia làm 7. Năm đứa con mỗi đứa một phần, mình và vợ mình cũng mỗi người một phần. Đây mới là công bằng. Còn mình ngay từ đầu đã không công bằng với chính mình, tự nhiên cho con ráo, còn mình tay trắng thì bị hắt hủi là đúng rồi. Bởi chia cho tụi nó thì đó là tài sản của tụi nó, mắc gì nó phải cho lại mình. Cho nên trước tiên phải nghĩ tới mình, mình ổn rồi thì mới nghĩ tới chuyện cho con cho cháu. Người không vì mình trời tru đất diệt.

      Xóa
  51. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  52. Ờ, đối với người già thì việc quan trọng nhất là giữ gìn sức khoẻ chính mình, chăm sóc cho bản thân sạch sẽ, không bị hôi thúi, bởi vì người già hay tiêu tiểu thiếu kiểm soát lắm. Khi mình sạch sẽ khoẻ mạnh không phiền luỵ con cháu, vậy đã là giúp ích cho tụi nó rồi, đâu cần làm cm gì nữa đâu. Nhiều người sợ mình già rồi trở nên vô dụng với con cháu nên ra sức làm này làm nọ để tự ảo tưởng rằng mình còn hữu dụng lắm. Đúng là ngu hết chỗ nói! Ví dụ già thì lo chăm sóc chính mình không lo lại đi lo giữ nhà giữ cửa giữ con cho tụi nó. Thây già lết tới lết lui té cái ạch gãy xương, có phải là tai hoạ cho người khác không? Người già xương khó lành, chăm sóc cực hơn nhiều. Con nít mà nó té gãy xương thì nó đang lứa tuổi phát triển, xương mau lành, với lại nó té gãy xương vài lần thì nó tự trưởng thành tự khôn ra luôn, không cần ai dạy. Chứ ai cái thân già lại lết lết đi lo cho nó. Đây gọi là đầu đuôi lẫn lộn.

    Người già chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là làm cái cây toả ra bóng mát, rồi xong, không cần ra quả luôn, già rồi quả đâu nữa mà ra, cứ đứng im, sạch sẽ thơm tho mát mẻ mang lại sự dễ chịu cho người khác. Đây là việc duy nhất và là việc quan trọng nhất của người già. Cái cây này mà được hết thế hệ này đến thế hệ khác trong gia tộc nối tiếp nhau hết đời này đến đời khác thì tự nó trở thành âm đức của cả dòng tộc. Cho nên nhiệm vụ của người già là góp phần giúp cho cái cây này xum xuê tươi tốt bóng mát bao trùm ngày càng lớn chứ không phải là xạo xạo chỏ mõ từa lưa chuyện nhà chuyện cửa của con cháu chuyện nước chuyện dân chuyện dân tình thế thái này nọ. Mấy người già mà thích chỏ mõ từa lưa thuật ngữ chuyên ngành (của tui nha) gọi là xạo mõ.

    Cái câu "tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ" đối với người già là vầy nè! Khi bản thân họ có thể tự chăm sóc chính mình một cách sạch sẽ chỉnh tề. Đây là vẻ ngoài. Còn bên trong thì tâm bình thản trước sự đời, nhìn mọi chuyện như nước chảy qua cầu thì đây chính là "tu thân". Khi họ tu thân được rồi thì tự họ trở thành một cây đa cây đề, tự họ toả ra bóng mát cho chính mình. Bản thân mình mát mẻ dễ chịu thì bóng mát càng ngày càng lớn, không che phủ 1 mình họ nữa mà che phủ cả gia đình hoặc cả gia tộc, đây chính là "tề gia". Khi bóng mát lớn hơn nữa che phủ được cả đất nước thì đây chính là "trị quốc". Nếu bóng mát toả ra cả thiên hạ thì đây chính là "bình thiên hạ". Túm lại, người già chỉ cần làm cái cây toả bóng mát thôi, bản lĩnh tới đâu thì toả bóng mát được tới.

    Mọi người để ý cuộc sống xung quanh mình đi, khi bản thân một người già mà tu thân được như cách tui kể thì cho dù gia đình họ trước đó lục đục đến cỡ nào thì một thời gian sau tự nhiên các vấn đề đều được giải quyết, họ sống hoà thuận lại với nhau. Còn một người già mà suốt ngày cứ sân si chửi bới chính phủ chửi bới nhà nước chửi bới nhân tình thế thái thì gia đình họ lúc nào cũng lục đục, thường xuyên gây lộn cãi vả bất hoà.

    Bóng mát khiến cho tâm tình người ta hiền hoà, còn lửa nóng khiến cho người ta lúc nào cũng nóng nãy lục cục. Cách tu thân của mấy ông già bà già ngày xưa hay lắm nha. Khi con lớn rồi nhường ngai vàng lại để cho nó lo, mình lo tu thân, lo làm cái cây toả bóng mát hỗ trợ nó. Vậy có phải khoẻ hơn không?

    (Ý chuỵ mài là làm cái cây toả bóng mát chứ không phải bảo mấy đứa lo chạy ngược chạy xuôi làm từ thiện đâu nha. Chạy cho dữ, lỡ té cái ạch gãy xương, con cháu nó mắng cho. Còn làm cái cây toả bóng mát thế nào thì tự mọi người nghĩ cách đi, nói hoài làm biếng òi khekhekhe.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người mà có thể làm cái cây toả ra bóng mát cho con cháu thì người đó mới nên sống thọ, sống lâu sống dai. Người này sống càng lâu thì con cháu càng được hưởng lợi ích từ bóng mát họ toả ra. Cho nên mới sinh ra cái lễ chúc thọ này nọ, nghĩa là con cháu thật tâm mong họ sống lâu. Đây là vì lợi ích nhóm thôi, chớ có phóng đại lên thành cái gì hiếu nghĩa nghe mà mắc ẻ dễ sợ. Mấy đứa đạo đức giả thích gán ghép lung tung để xàm ấy mà.

      Người toả ra bóng mát thì mới nên sống lâu vì thọ mạng của họ có liên quan đến lợi ích nhóm. Còn người không toả ra bóng mát mà toả ra lửa địa ngục thì họ sống lâu chừng nào, lợi ích nhóm bị huỷ hoại chừng ấy; những người này thì nên chết sớm, họ càng sống thì càng gây tai hoạ cho người khác, bởi tai hoạ sống ngàn năm là vậy.

      Nghe chi lời mấy đứa đạo đức giả xàm xú đế đi chúc thọ cho mấy người này sống dai, đi tai hoạ cho cả một tập thể, cả một cộng đồng, sau đó tự hào ta đây thiện lương ta đây có hiếu. Trên đời này đáng sợ nhất là sự ngu si là vậy ó haha.

      Cái gì cũng vậy, luôn có mặt trái mặt phải, mặt tốt mặt xấu. Cái gọi là hiếu để hay chúc thọ nó cũng vậy đó. Có hiếu đúng người hay chúc thọ đúng người thì lợi ích sẽ lan toả theo cấp số nhân. Có hiếu hay chúc thọ không đúng người thì tai hoạ cũng lan toả theo cấp số nhân luôn. Không hiểu điều này cho nên nhiều người cứ than: Trời ơi ông bất công quá đi, ta suốt đời ăn ở hiền lành có hiếu này nọ mà sao toàn gặp chuyện xui xẻo. Ăn ở hiền lành mà toàn giúp kẻ xấu, có hiếu với kẻ gây tai hoạ cho thiên hạ, đây gọi là gián tiếp tai hoạ chúng sinh thì bảo sao không bị xui. Nhị nguyên không bao giờ làm sai nha. Mình đưa cho nhị nguyên cái gì, nhị nguyên trả lại cho mình đúng cái đó. Than cái gì mà than.

      Uy, rồi làm sao bây giờ? Chẳng lẽ không giúp ai?

      Bậy. Muốn giúp ai thì cứ giúp đại mịa nó đi, kiềm nén cũng mệt lắm chứ bộ. Nhưng sau khi mình toàn giúp người không hà, hổng có hại ai mà sao mình toàn gặp xui xẻo thì chỉ cần suy ngẫm là tự hiểu ra vấn đề liền chứ gì. Nguyên nhân là từ trên người mình nè. Chứ nhiều người ngu đến mức đi về phía cực ngược lại, đó là giúp người quá trời mà toàn gặp quả xấu xong rồi lại chuyển sang hướng toàn hại người, hại người mà có lý do chính đáng mới ghê: Ta cả đời giúp người mà chưa bao giờ gặp chuyện tốt toàn gặp xui xẻo cho nên ta hận, ta đi hại người. Ngu quá bây ơi! Giúp lầm người thì tự chịu. Bị nhân quả đánh riết cũng khôn ra rồi mới làm đúng được chứ. Con người ta phải trải qua 99 lần sai lầm mới có được 1 lần thành công. Hiểu chửa?

      Túm lại muốn làm gì thì cứ làm, sau khi thấy mình làm tốt mà toàn gặp điều xấu thì biết mình làm sai rồi đó, làm sai thì làm lại, làm tới làm lui 99 lần thì cũng ra làm đúng, hổng có sai hoài đâu mà sợ khakhakha

      Xóa
  53. Tâm sự của một bà già nè mọi người!

    "Tôi năm nay 62 tuổi là một bà giáo đã về hưu, hiện đang sống trong căn nhà 4 tầng gần Hoàn Kiếm. Cả một đời lam lũ, dù không có nhiều của ăn của để nhưng cũng không thiếu thốn đến mức phải sống dựa vào con cái. Tôi luôn tự hào về các con của mình, chúng có thể tự lập mà không phải nhờ cậy đến tôi. Vậy là quá tốt rồi!

    Ông nhà tôi đã mất được 3 năm. Sau khi bố mất con cái cũng chuyển ra ở riêng. Dù vậy, hàng tháng tôi vẫn chuyển cho mỗi đứa con trai 1 triệu, thêm vào tiền bỉm sữa cho cháu. Không biết con dâu có biết không mà thỉnh thoảng tôi vẫn nghe bảo "chẳng nhờ vả được gì".

    Các con tôi đều có nghề nghiệp ổn định. Đứa ngân hàng, đứa bác sĩ, giáo viên, công an. Nhưng tôi thấy chúng vô tâm đến lạ. Có lẽ chúng đã quên còn 1 bà mẹ già vẫn sống ở trên đời.

    Lâu lắm rồi, không thấy đứa nào về thăm. Tôi có gọi thì chúng toàn bảo bận công việc, bận sang nhà ngoại. Con trai mình còn như vậy thì trách gì con dâu. Tôi vẫn thường tự động viên, tự biết chăm sóc bản thân. Sau này mắt mờ, chân chậm vì vô viện dưỡng lão, mong chờ gì ở các con.

    Từ đầu năm tới nay, tôi thấy sức khỏe vẫn tốt, nhưng mắt đã mờ dần. Dù có mua thuốc điều trị nhưng ngày một nặng hơn, tôi đi khám bác sĩ thì phát hiện mình bị đục thủy tinh thể, cần phẫu thuật gấp để tránh mù lòa.

    Lúc đó, tôi đã gọi cho các con thì đứa nào cũng bảo bận. Tôi nặng lời quát: "Nếu mẹ chết các con bận không?" Lúc ấy tôi mới thấy chúng nó kéo nhau về.

    Tôi vẫn có một khoản tiết kiệm, nhưng báo với chúng nó để xem hai đứa con của mình thương mẹ nó đến đâu. Vậy mà trong bữa ăn trưa, hai đứa con trai của tôi lại đùn đẩy nhau chia tiền mổ mắt cho mẹ. Thằng cả thì viện cớ ở rể nên không nhờ vả được nhiều nói thằng út phải lo nhiều hơn. Còn thằng út nói anh cả dù có việc gì cũng phải có trách nhiệm trước. Nói qua nói lại thì hai đứa lớn tiếng trước mặt tôi.

    Bực quá, tôi đập bàn. Nói hai đứa im lặng và đã hiểu chúng nó đối xử với tôi thế nào. "Tôi có hai cuốn sổ tiết kiệm trị giá 600 triệu định dành cho con cháu. Nhưng giờ sẽ không có chuyện ấy nữa. Các anh hãy về cả đi và đừng xuất hiện trước mắt tôi. Hãy coi như người mẹ già này không còn. Tôi có tiền, tôi sẽ tự lo được cho mình, phải không?"

    Nói rồi, tôi bỏ lên phòng, khóa chặt cửa, mặc mấy đứa con ngơ ngác nhìn nhau. Có thể chúng đang tiếc cho tiền vốn dĩ đã thuộc về chúng."

    ST.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lời bình:

      Bà mẹ này thật quá đáng! Trên đời này thứ không nên thử nhất chính là TÌNH CẢM CỦA CON NGƯỜI! Vì sao? Vì nếu người thật lòng thì sẽ bị tổn thương khi biết mình muốn thử họ, còn sau khi thử mà biết người ta không thật lòng thì mình lại bị tổn thương. Cho nên dù kết quả thế nào thì cũng có người bị tổn thương bởi cái việc thử này. Đúng là 70 chưa gọi là già. Cho dù bao nhiêu tuổi thì cũng có lúc hồ đồ là vậy.

      Con cái là tấm gương phản ánh lại cha mẹ. Cha mẹ thế nào thì con cái sẽ đối xử lại đúng thế nấy. Có người thắc mắc hỏi vì sao tui ăn hiền ở lành mà con tui không hiếu thảo với tui. Đó là do bản thân mình đạo đức giả mà chính mình cũng không nhận ra mà thôi. Mình cho đời cái gì thì mình sẽ nhận lại đúng cái nấy, chưa hề sai bao giờ. Khi mình được đời tống cho một quả chanh chua lè thì đó là do lỗi ở mình, không ở người khác. Người khác chỉ là tấm gương phản ánh lại chính xác bản thân mình mà ngay cả chính mình cũng không nhận ra mà thôi.

      Ông bà cha mẹ ăn ở đạo đức giả thì chính con cháu sẽ phản ánh lại cái thói đạo đức giả ấy, tụi nó chính là tấm gương cực sáng. Nhưng thường người ta rất sĩ diện, không bao giờ muốn nhìn thấy rõ bộ mặt thật của mình trong tấm gương ấy mà cứ thích đổ thừa, đổ lỗi này nọ. Một người mà con cháu không muốn lại gần thì chứng tỏ người này chẳng phải dạng vừa cho nên năng lượng toả ra cực kỳ xấu, cực kỳ tiêu cực, làm cho người ta kháng cự tự nội tâm, không muốn bén mãng tới gần. Còn muốn biết lý do vì sao một người toả ra năng lượng xấu như vậy thì cứ xem xét lại thói quen, cách sống, cách ăn ở hàng ngày của người này là biết liền chứ gì. Những gì được thể hiện trên bề mặt chỉ là làm màu cho thiên hạ xem thôi, cho nên cứ bề mặt để đánh giá thì không bao giờ đúng. Một người thật sự thiện lương thì ngay cả chim muông cây cỏ cũng muốn tới gần chứ đừng nói chi con người.

      Túm lại, khi con cháu không muốn gần gũi mình thì thay vì chửi mắng tụi nó bất hiếu, hãy tự hỏi bản thân "Mình ăn ở sao mà con cháu không dám tới gần vậy?"

      Xóa
  54. Ở trên mạng có lan truyền câu chuyện để ca ngợi lòng hiếu thảo của người con nè mọi người! Đại khái câu chuyện như sau:

    Một người đàn ông vàng đeo khắp người, nhìn cái là biết nhà giàu mới nổi, dìu một bà già quê mùa vào một phòng khám nha khoa nổi tiếng. Sau đó mọi người nghe tiếng người đàn ông nói với bác sĩ, nói thật lớn tiếng nên ai cũng phải nghe: "Bác sĩ làm cho má tui hàm răng giả loại rẻ tiền nhất ở đây ấy." Nghe xong ai cũng thầm phê bình: "Thật keo kiệt! Nhìn tướng có tiền mà keo kiệt với mẹ già. Đúng là thể loại con bất hiếu!"

    Sau đó, người con trai dìu mẹ ra ngoài, sau khi bà mẹ ra khỏi cửa thì anh ta quay lại và nói với bác sĩ: "Bác sĩ hãy làm cho má tui hàm răng giả đắt tiền nhất ở đây. Má tui mà biết loại đắt tiền thì bả sẽ nhất định không chịu làm, cho nên lúc nãy tui phải nói lấy loại rẻ tiền nhất thì bả mới chịu." Mọi người nghe xong, ai cũng giật mình. Hoá ra lúc nãy mình trách lầm anh ta. Anh ta đúng là người con hiếu thảo. Nhìn như nhà giàu mới nổi nhưng thật ra lại vô cùng tinh tế.

    Sau khi viết xong câu chuyện thì tác giả còn viết bình luận rằng đây mới là lòng hiếu thảo thật sự, phải biết rõ nhu cầu của cha mẹ mình rồi mình tìm cách né đi để mang lại điều tốt nhất cho họ, tránh việc cãi vả tranh luận giữa cha mẹ con cái làm mất đi hoà khí gia đình. Túm lại là ai cũng khen nức khen nở kiểu ứng xử của người con trai.

    Dưới ánh mắt trí tuệ của chuỵ thì thèn quễ này bất hiếu thấy mịa. Biết sao không? Lót dép, hóng, chuỵ kể nghe nè!

    Thường những người già đã trải qua những giai đoạn chiến tranh tăm tối của đất nước hay trải qua sự nghèo khổ túng quẩn, đói triền đói miên thì họ tiết kiệm đến mức keo kiệt, tiết kiệm đến mức bủn xỉn. Đây là tập khí bần tiện mà họ đã huân tập đời đời. Chính cái tập khí bần tiện này mới khiến cho họ phải sanh vào giai đoạn giặc giã chiến tranh loạn lạc như vậy. Vì tập khí bần tiện mới khiến họ sanh ra trong giai đoạn bần tiện. Chính vì giai đoạn bần tiện mới khiến cho họ càng thêm bần tiện. Tập khí bần tiện đã có sẳn và qua cuộc đời này thì nó càng tích luỹ thêm sâu dày.

    Một người con có trí tuệ nhìn thấu được tập khí của cha mẹ ông bà tổ tiên mình, nếu tập khí tốt thì không sao, nếu tập khí xấu thì họ sẽ giúp cho cha mẹ mình lúc còn sống đổi nghiệp, nghĩa là giúp mài mòn đi cái tập khí bần tiện ấy để họ có thể tái sanh ở một giai cấp tầng lớp tốt đẹp hơn, ở giai đoạn hoà bình thay vì chiến tranh. Giúp bằng cách nào? Tuỳ người tuỳ hoàn cảnh. Có thể chửi bới mắng nhiếc sỉ vả hoặc có thể thường xuyên cho họ tiếp xúc với những người thuộc cấp bậc sang trọng hơn để họ quen dần với sự sang trọng, dần dần hoà vào cái đại ngã sang trọng thay cho cái đại ngã bần tiện. Đây mới là Đại Hiếu. Còn cái thèn quễ trong bài nó chỉ giúp cho cái tập khí bần tiện của má nó càng thêm sâu dày thì đây chính là đại bất hiếu chứ hiếu gì mà hiếu. Bởi, bây ngu nên bây chỉ nhìn hình tướng.

    Muốn giúp người khác thì đầu tiên thấu rõ tập khí của mình, thấu được tập khí của mình thì mới thấu được tập khí của cha mẹ ông bà tổ tiên dòng họ mình. Trước tiên phải thấu cái đã, rồi sau đó muốn tiếp tục huân tập hay muốn mài mòn, muốn tiếp tục làm người nhà của nhau hay muốn xa lìa nhau thì chuyện đó tính sau.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở livestream tối qua, cha nội Congminh Thien nói điều này, đảm bảo nhiều người chẳng hiểu. Thèn chả nói rằng hãy đem tổ tiên ông bà cha mẹ mình ra mắng chửi, vậy mới đúng. Đây là cách hành sự của Quỷ Vương nè ba con. Bởi, chuỵ mới nghĩ thèn chả là Quỷ Vương tiền nhiệm. Biết sao không? Bởi vì đây là cách chấm dứt sự cộng nghiệp với người nhà, đường ai nấy đi, hiểu rõ tập khí của họ rồi thì mình cắt đứt tập khí ấy bằng cách chuyển thành tập khí khác để không dây dưa làm người nhà với họ nữa, nghĩa là thay đổi 360 độ luôn ấy, họ và mình thuộc dạng vô duyên, như hai đường thẳng song song vậy đó.

      Còn cách của ông già ẻo lả là giúp chuyển hoá cho họ, cái gì mà nghĩ đến họ rồi dùng tình yêu thương hoá giải tè le hạt me ấy. Đây là cách nhìn thấu tập khí của họ và giúp họ chuyển hoá nhưng mình và họ vẫn có duyên với nhau vẫn tiếp tục dây dưa làm người nhà nhau qua hết kiếp này đến kiếp nọ, chính vì vậy mình mới mở lòng yêu thương với họ để sợi dây liên kết được tiếp tục.

      Bởi, chuỵ nói rồi, tuỳ từng người tuỳ hoàn cảnh mà cách hành xử khác biệt. Bây ngu thì ngồi im hóng, đừng có bày đặt xạo xạo mở miệng tào lao chi cho bị ấn chứng ngu liền tại chỗ hahahaha

      Xóa
  55. Sáng lướt FB thấy câu này hay nè!

    " Trên thực tế, mối quan hệ giữa người với người là mối quan hệ bình đẳng và qua lại, thái độ của bạn với người khác quyết định thái độ của người khác với bạn." (trích sách Điềm tĩnh và nóng giận)

    >>> Đúng rồi đó. Tất cả mọi mối quan hệ từ bạn bè đồng nghiệp thầy trò cha mẹ con cái vợ chồng anh chị em đều dựa trên nguyên tắc bình đẳng và qua lại. Gạt bỏ mọi yếu tố huyết thống hay tình cảm ra thì mọi người sẽ thấy sự bình đẳng và qua lại trong tất cả mọi mối quan hệ của mình. Ai cũng ngang hàng với mình dù đó là con cháu thậm chí là con vật mình nuôi. Qua lại ở đây là sự lợi ích. Để mối quan hệ kéo dài thì hai bên đều mang lại lợi ích cho nhau chứ chỉ một bên trả giá còn một bên chỉ hưởng thụ thì mối quan hệ này không công bằng, chỉ là sự gồng gánh đè nén, đến lúc nào không gồng nổi thì sẽ tan vỡ thôi.

    Ví dụ chuỵ nuôi mèo đi. Mèo mang lại lợi ích cho chuỵ là vì chuỵ có thể vuốt ve, có thể ôm, có thể quan sát tụi nó. Chuỵ mang lại lợi ích cho mèo là vì chuỵ cho nó ăn, mang lại sự an toàn cho tụi nó. Khi nào cảm thấy chuỵ mang lại lợi ích không đủ thì tụi nó tự bỏ đi thôi.

    Quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng vậy. Bỏ qua mọi yếu tố đạo đức giả từa lưa thì mọi người sẽ thấy cho dù là cha mẹ con cái cũng phải mang lại lợi ích cho nhau. Ví dụ: cha mẹ già cô độc nên cần con cháu lấp đầy sự cô độc ấy, hoặc cần con cháu nuôi dưỡng chăm sóc. Đây là lợi ích của con cháu đối với cha mẹ. Còn con cháu cần cha mẹ để thoả mãn hiếu tâm của mình, để thoả mãn tâm hư vinh thích được xã hội ca tụng, hoặc để được hưởng của thừa kế từ cha mẹ. Tuỳ gia đình và tuỳ hoàn cảnh mà lợi ích giữa hai bên khác nhau.

    Trong mọi mối quan hệ thì nếu muốn một mối quan hệ nào đó bền vững không bị nửa đường gãy gánh thì mình và đối phương phải tự suy xét xem hai bên mang lại lợi ích gì cho nhau và mình duy trì lợi ích ấy để đảm bảo mối quan hệ. Khi làm được điều này thì mình chính là người chuyển pháp nè bà con. Nghĩa là mình biết cách kéo dài hay kết thúc một mối quan hệ. Bởi, cái được gọi là "Như Lai Tạng" không hề mơ hồ ảo tưởng mà mình có thể áp dụng ngay trong cuộc sống của mình luôn này.

    Trả lờiXóa