Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Cách Ôm Nghi Tình.

Thực ra Nghi tình là điều rất bình thường, ngay cả trẻ nít cũng có nghi tình. Một trong những người ôm nghi tình giỏi nhất là các nhà khoa học. Nhờ họ ôm nghi tình mà họ mới có phát kiến này nọ, rồi cho ra đủ thứ tiện nghi thiết bị hiện đại. Thực ra ôm nghi tình không chỉ dành riêng cho người tu theo Thiền Tông mà tất cả các tông phái và tôn giáo đều ôm nghi tình nhưng do họ gọi bằng từ ngữ khác nhau nên mới tưởng là họ không có nghi tình.
Nhờ ôm nghi tình mà thái tử Tất Đạt Đa mới bỏ cung điện mà ra đi, và nhờ ôm nghi tình mà ổng mới lang thang hết nơi này đến nơi khác để tìm đạo sư,…….
Thời nay vô số người ôm nghi tình nhưng do không biết cách ôm, đọc sách thấy sao thì làm y chang như người xưa nên ôm hoài hổng thấy bùng vỡ gì cả, mà chỉ thấy tẩu hỏa nhập ma.

Cách ôm nghi tình là như sau:
1. Nghi tình này phải do mình tự nghĩ ra. Ôm lấy những nghi tình đã có lời giải hay ôm nghi tình của người khác thì chỉ là hành hạ bộ não mà thôi. Làm thế nào nghĩ ra nghi tình? Tự tìm cách trả lời cho tất cả những câu hỏi mà mình có khi học đạo. Tìm không ra thì nhờ thiện tri thức khơi cho đầu mối. Nhớ là khơi đầu mối chứ hổng phải trả lời giùm. Từ những cái nghi lặt vặt rồi từ từ sẽ dẫn đến nghi tình lớn. Chính cái nghi tình lớn này mới là mấu chốt cho việc kiến tánh.

2. Khi ôm nghi tình thì một cách vô cùng tự nhiên sẽ tự học được những điều sau:
Thứ nhất là tự biết được cách định. Người ôm nghi tình không cần phải bỏ hết tất cả để ngồi im một chỗ mà ôm đâu. Có thể vẫn làm những công việc hằng ngày, vẫn sinh hoạt bình thường, nhưng do có nghi tình trong đầu, cho nên dù tập trung vào công việc đang làm nhưng vẫn định được vào nghi tình. Do vậy nghi tình có thể bùng vỡ bất cứ lúc nào, bất kể thời điểm nào là vậy đó.

Thứ hai là tự biết được thế nào là thiền ngủ. Một khi đã có nghi tình rồi ngay cả trong giấc ngủ cũng không rời nghi tình. Không có nghĩa là ngủ chập chờn đâu nha. Vẫn ngủ ngon như thường nhưng nghi tình vẫn không rời. Cho nên có khi nghi tình bùng vỡ trong lúc đang ngủ đấy.
Tự cho là mình ôm nghi tình mà không biết được định và thiền ngủ thì đó chỉ là ảo tưởng mà thôi nha!

3. Càng ôm nghi tình thì càng ghiền. Bởi vì càng ôm thì thân tâm càng nhẹ nhàng. Não bộ phát tiết ra hóc môn tích cực. Cho nên dù gọi là ôm nghe có vẻ khổ sở nhưng lại chẳng khổ sở, chỉ có hưng phấn. Vì ôm nghi tình hưng phấn như vậy cho nên ôm nghi tình là một sự tình nguyện tích cực chứ hổng phải bị bắt buộc đâu nha. Ai ôm nghi tình mà thấy giống bị ép thì coi chừng đi lạc rồi đó.
Ngoài ra càng ôm nghi tình thì khả năng định càng cao. Càng dính vào nghi tình thì càng định, dù vẫn sinh hoạt bình thường.

4. Khi nghi tình chuẩn bị bùng vỡ thì hành giả biết được điều đó. Đến lúc này thì hoàn toàn hiểu vì sao thái tử Sĩ Đạt Ta lập nguyện là nếu không giác ngộ thì không rời cội bồ đề. Bởi nghi tình của ổng chuẩn bị bùng vỡ rồi và ổng biết rất rõ điều đó nên ổng mới lập nguyện. Hành giả ôm nghi tình cũng vậy đó. Khi nghi tình chuẩn bị bùng vỡ thì biết trước luôn. Do biết trước nên lúc ấy họ chẳng còn màng đến mạng sống nữa, sẳn sàng làm bất cứ điều gì, thậm chí có thể lao cả xuống vực để cho nghi tình bùng vỡ. Do biết chắn chắn rồi thì họ mới liều mạng chứ họ hổng phải là dân “điếc không sợ súng” đâu nha. Nhưng mà mọi người cũng đừng có sợ hãi rằng Lỡ chết thiệt thì sao? Chết mà kiến tánh thì cũng đáng chết. Nhưng mà đừng có lo, trừ phi dính định nghiệp thôi, chứ lúc ấy thì toàn vũ trụ hợp lực lại để che chở cho một hành giả chuẩn bị bùng vỡ nghi tình đấy. Hổng tin thì cứ tự đi đến giai đoạn ấy đi rồi tự biết.

Lưu ý 1: Nghi tình của ai thì tự ôm, tự giải quyết, còn dùng nghi tình để đi thách đố hết người nọ đến người kia thì đó là bệnh.
Lưu ý 2: Hành giả sau khi bùng vỡ nghi tình thì không có dùng nghi tình ấy để đi thách đố người này người nọ. Nếu nghĩ rằng mình đã bùng vỡ nghi tình mà dùng nó để đi hỏi người thì sự bùng vỡ ấy là ảo tưởng, hổng phải là thật.
Lưu ý 3: Sự trải nghiệm này mang tính cá nhân, viết ra để tham khảo.  

Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

Nước Cam Lồ và nhành dương xỉ

Tôi hiểu được ý nghĩa của bình nước Cam Lồ và nhánh dương liễu trong tay Quán Âm Bồ tát rồi nè mọi người!
Khi sự sân hận bị dập tắt và nguội lạnh thì toàn bộ thân tâm đều tràn ngập bởi sự mát mẻ và thanh tịnh của từ bi. Sự mát mẻ thấm vào từng thớ thịt, từng tế bào, từng giọt máu. Khi ấy thì toàn bộ thân tâm đều trở thành bình nước Cam Lồ. Chỉ có mát mẻ và thanh tịnh. Khi ấy mọi ý nghĩ, mọi lời nói, mọi hành động đều y như nhánh dương liễu được Bồ tát nhúng vào bình nước Cam Lồ và phẩy ra ngoài vậy đó. Sự thanh tịnh và thiện lành có mặt trong từng ý nghĩ, trong từng lời nói, trong từng hành động. Khi ấy thì mọi ngọn lửa sân hận xung quanh đều bị dập tắt.
Cho nên hình ảnh Quán Âm Bồ tát tay cầm bình nước Cam Lồ, tay cầm nhành dương xỉ nghĩa là khi sân hận tắt thì mỗi người đều trở thành Quán Âm Bồ tát, với sự mát mẻ của thân tâm là nước Cam Lồ, sự khởi ý là nhành dương xỉ. Khi ấy thì nghĩ gì cũng thiện, nói gì cũng thiện, làm gì cũng thiện.

Quả là một hình ảnh rất đẹp! Tán thán công đức cho vị nào tạo dựng ra hình ảnh này!

ÔM HAY DỤNG?

Vì lầm tưởng giáo pháp của Đức Phật là Chân Lý nên mới có sự chia rẻ tông phái và tôn giáo. Đức Phật nói về Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo. Đó không phải là Chân Lý. Đó là phương tiện để thấy ra Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo ngay nơi chính mình. Chúa Giê Su nói về Bình Đẳng và Bác Ái. Đó không phải là Chân Lý. Đó là phương tiện để thấy ra Bình Đẳng và Bác Ái ngay nơi chính mình. Thánh Alla tuyên truyền phụng sự nhân loại. Đó không phải là Chân Lý. Đó là phương tiện để thấy ra sự phụng sự nhân loại ngay nơi chính mình. Không một giáo pháp nào là Chân Lý. Tất cả đều là phương tiện để chỉ Chân Lý. Không một vị thầy, không một bậc đạo sư, không một vị thánh, không một vị thần nào, kể cả Phật Toàn giác, không ai có thể dạy người khác Chân Lý, không ai có thể thấy Chân Lý giùm người khác. Họ chỉ có thể giúp người khác bằng cách cung cấp cho họ phương tiện để họ tự thấy ra Chân Lý.
Tất cả giáo pháp đều là phương tiện. Vì nhầm giáo pháp là Chân Lý nên mới có chia rẻ tông phái, vì nhầm giáo pháp là Chân Lý nên mới có Thánh Chiến, vì nhầm giáo pháp là Chân Lý nên mới có đánh bom tự sát,…….
Ôm phương tiện làm Chân Lý nên mới có chia rẻ và xung đột. Ôm phương tiện làm Chân Lý nên mới có tôn giáo mình, tôn giáo người. Ôm phương tiện làm Chân Lý nên mới có thầy mình, thầy người.
Túm lại tất cả mọi rắc rối của chúng ta đều xuất phát từ CÁI ÔM. Cho nên thay vì ÔM thì hãy DỤNG.
Thế nào là DỤNG?
DỤNG là bất kì ai nói điều gì thì hãy quán chiếu điều ấy ngay nơi chính mình.
Quán chiếu ngay nơi chính mình, đó là DỤNG.

Quán chiếu ngay nơi người, đó là ÔM.

Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017

Chửi và Từ Bi

Người thật sự từ bi không bao giờ chửi người vô tội vạ. Đó là bất khả thi. Vì sao? Vì khi từ bi phát khởi thì miệng không thể nói lời thô tục, ý không thể khởi lên sự chửi bới nào cả. Một khi từ bi phát lộ thì chửi bới là một việc làm bất khả thi. Không thể chửi khi có từ bi.
Còn người từ bi mà vẫn có thể chửi người thì đó chính là đại đại đại bi, vô cùng khó. Vì sao?
Vì từ bi thì không thể chửi, mà để có thể chửi với từ bi thì đó là làm việc không thể làm. Vì làm việc không thể làm mà vẫn làm thì toàn thể thân tâm đều bị rúng động trước hành động đó. Nó ảnh hưởng rõ nhất là lên nhịp tim. Cho nên chỉ trừ những trường hợp cực kì đặc biệt thì người từ bi mới phải dùng phương tiện chửi. Và vì chửi trong sự đớn đau của toàn thân tâm nên người nghe khi nghe chửi không thể khởi lên sự sân hận mà ngược lại cảm thấy cực kì cảm động khi bị chửi. Do đó tiếng chửi ấy có thể cảm hóa người là vậy. Chửi trong từ bi là chửi cùng với sự đau đớn của toàn thân tâm. Còn khi mình chửi người mà chửi xong mình lại thấy khỏe re vì trút bỏ được gánh nặng, hay càng làm cho mình hăng chửi bới thêm nữa, mà hổng thấy được sự đau đớn của thân tâm thì đó là chửi trong sân hận. Tiếng chửi trong sân hận thì chỉ mang lại hận thù mà thôi.
Cái này có thể so sánh với trường hợp một người mẹ có một đứa con duy nhất, bà mẹ yêu thương con hết mực, nhưng đứa trẻ này sanh tật hư đốn quá, bà mẹ buộc phải đánh con. Đánh con mà toàn thân tâm đều đau đớn. Đánh con một roi mà y như tự đánh mình 10 roi. Con đau một mà mình đau mười.
Thì người chửi người khác trong từ bi tâm cũng y chang bà mẹ đánh đứa con một này vậy.

Còn khi mình chửi mà mình hổng thấy đau gì cả thì đó là tiếng chửi vì sân hận, hổng phải vì từ bi đâu nha!

Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2017

Đổ máu ở trường thiền.

Đúng là chuyện này vui ghê luôn!
Tôi ở ngoài chửi bới người ta quá trời, vậy mà hổng có bị đổ máu.
Vào trường thiền chỉ ngồi thiền thôi mà bị đổ máu.
Chuyện là vầy:
Tôi tham dự khóa thiền quán cảm thọ ở trung tâm thiền Goenka, khóa thiền 10 ngày, trong 10 ngày không được nói chuyện kể cả nói bằng ánh mắt hay nụ cười.
4h sáng phải dậy và 9h tối mới được đi ngủ.
Nhờ tham dự khóa thiền quán cảm thọ mà tôi phát hiện ra mình sân hận ngút trời. Trước đó ai nói cũng hổng có tin, toàn là tưởng mình đang giúp người ta, toàn là tưởng mình là người thẳng tánh như ruột ngựa, toàn là tưởng mình là người có sao nói vậy, toàn là tưởng mình chửi là chửi vậy thôi chứ làm gì có chuyện sân hận, chửi mà hổng có ghim thì lấy gì mà sân lấy gì mà hận, toàn là tưởng mình nói ra sự thật cho nên ai đó bị nhột mới chửi lại mình, toàn là tưởng mình từ bi bác ái nên mới nói như vậy với người khác,…………….
Những cái toàn là tưởng này cũng chỉ là toàn mà tưởng nếu tôi không may mắn tham gia vào khóa thiền quán cảm thọ. Trong toàn khóa thiền hầu như chẳng có thiền sinh nào giống như tôi cả. Mà cũng có thể tôi là trường hợp mà giáo viên trợ giảng mới gặp lần đầu nên thành ra cũng lúng túng, hổng biết sao mà lần.
Không ai giống tôi ở chỗ này. Trước khi khóa thiền bắt đầu tôi là người cực mạnh khỏe. Ngày đầu tiên vào thiền đường, vài người húng hắng ho, rồi sổ mũi ì xèo. Tôi tỉnh bơ, hổng có bị gì cả. Trước khi đến khóa thiền tôi tham dự một khóa yoga và tập yoga hằng ngày nên khỏe như trâu, cho nên ai bệnh thì bệnh, tôi tỉnh rùi rụi luôn.
Vậy mà qua đến ngày thứ 3 thì tôi lại đổ bệnh, mà khi bệnh rồi thì bệnh còn kinh khủng hơn người khác. Tôi bị ho, tôi bị sổ mũi, tôi bị nóng trong người, dù khi ấy là mùa đông. Tôi than phiền với giáo viên trợ giảng rằng: Trước khi đến đây tôi khỏe như trâu mà giờ bị bệnh thì chắc chắn là mấy thiền sinh khác lây bệnh cho tôi rồi. Giáo viên trợ giảng lại nói: Hổng phải vậy đâu. Ngồi thiền mà bệnh là dấu hiệu rất tốt, chứng tỏ là con đang đi đúng đường đấy. Tập khí bắt đầu xổ ra ngoài qua con đường bệnh đấy. Đừng có bỏ cuộc (bởi vì tôi bắt đầu khởi ý bỏ ra ngoài cho rồi, ở lại lây bệnh thì ở làm gì)
Nghe được khen là đang đi đúng hướng nên khoái, ở lại thiền tiếp .Không ngờ bệnh ngày càng nặng, đặc biệt là bệnh ho.  Cơn ho không dằn được, ho khản tiếng bể phổi. Cứ vào thiền đường là ho, ho ghê gớm, ho dữ dội, ho thành từng tràng, y như mấy người bị ho lao. Tối không ngủ được vì bận ho. Vậy mà giáo viên trợ giảng và các thiền sinh khác không ai nói gì (vì bị cấm nói thì lấy gì mà nói) cũng không ai tỏ thái độ gì (có được phép nhìn thẳng vào mặt ai đâu nên dù họ có tỏ thái độ cũng chả biết luôn.)
Từng ngày trôi qua, tôi khổ sở với những cơn ho. Rồi tôi phải bỏ luôn uống trà và ăn nhẹ vào buổi chiều (thiền sinh mới thì mới được ăn nhẹ chiều còn thiền sinh cũ thì chỉ ăn sáng và ăn trưa thôi), vì tôi nghĩ mấy cái này làm cơ thể tôi bị nóng nên ho. Vậy mà vẫn cứ ho khằn khặc miết. Cơ thể nóng phừng phừng, nóng đổ lửa, dù khi ấy là mùa đông. Tôi ngồi thiền không cần quấn mền, quấn áo ấm gì cả, cứ vậy mà ngồi, vậy mà vẫn nóng. Mỗi khi tôi nhắm mắt lại thì toàn là cảm giác đang ngồi ngoài trời trên bãi biển vào 12h trưa và mặt trời đang chói chang ngay trước mặt.
Dù loại bỏ hết những món mà tôi nghi khiến cơ thể tôi bị nóng, mỗi ngày đề nghị nhà bếp cung cấp cho tôi hai trái chanh tươi để tôi vắt nước uống để loại bỏ cơn nóng đang phừng phừng trong người. Nghĩa là vắt chanh vào thẳng nước mà uống cho dịu cơ thể lại chứ hổng có thêm đường đâu nha. Vậy mà cơ thể tôi vẫn nóng. Rồi một ngày, sau khi đi được khoảng 2/3 hành trình thì tôi phát hiện tôi bị đổ máu cam. Máu chảy ra từ mũi. Tôi lạ lẫm vô cùng bởi vì theo trí nhớ của tôi thì chắc phải hơn chục năm rồi tôi mới thấy mình bị chảy máu cam đấy. Chỉ lúc còn bé tí mới bị thôi. Vậy mà tôi chảy máu tè le ở trường thiền mới ghê chớ!
Ho, cơ thể phừng phừng, chảy máu cam le lét, vẫn chưa hết chuyện đâu nha.
Trong một buổi tối tôi ngủ và mơ một giấc mơ vô cùng kinh dị, một giấc mơ mà khi thức dậy tôi cứ nhớ mãi, tim đập thình thịch, tay chân run rẩy, đổ mồ hôi hột. Đó là trong giấc mơ tôi thấy mình bị một con ma nơ canh (loại mà mấy cửa hàng thời trang hay dùng để mặc quần áo mẫu) và tôi biết tên con ma no canh này luôn. Nó tên là Sân Hận. Nó đi theo sau lưng tôi khiến tôi thất kinh hồn vía, bỏ chạy thục mạng, nhưng nó bám chặt sau lưng, tôi chạy đi đâu nó theo đến đó. Tôi thấy mình băng qua đủ mọi địa hình, từ đồng cỏ, đến rừng núi mà nó vẫn bám theo sau lưng như một bóng ma kinh dị. Tôi càng bị rượt thì càng hoảng loạn, chạy miết chạy miết, rất rất rất là mệt. Rồi tôi chạy vào một khu rừng nọ có một cây cổ thụ với những cái cành to thiệt to. Tôi không thấy con ma nơ canh chạy sau lưng nên chạy chậm lại và thở hổn hển thì từ trên nhánh cây to, một con ma nơ canh khác rớt cái bịch trước mặt tôi và bắt đầu rượt tôi chạy. Tôi biết luôn tên con ma nơ canh này. Nó tên là Yêu Thích. Nó cũng khiến tôi sợ vô cùng nhưng nỗi sợ nhẹ hơn rất rất rất nhiều so với nỗi sợ do con ma nơ canh Sân Hận đem lại. Khi con ma nơ canh Yêu Thích rớt xuống thì con Sân Hận xuất hiện từ đằng xa. Vậy là tôi bị hai con ma nơ canh rượt theo sau lưng. Lúc ấy tôi chợt tỉnh giấc và mừng rỡ vô cùng vì đó chỉ là một giấc mộng, một giấc mộng đầy ma mị và vô cùng ám ảnh.
Nhưng từ đó tôi giải mã được tất cả cơn bệnh mà tôi trải qua trong trường thiền luôn. Sự sân hận trong tôi quá lớn, nên khi thiền quán cảm thọ thì nó có cơ hội bộc lộ ra ngoài qua bệnh tật và ác mộng. Và tôi cũng biết rằng rào cản lớn nhất của tôi chính là sự Sân Hận ngút trời này mà trước đó tôi không hề biết, toàn là tìm lý do khỏa lấp cho nó không hà.
Đúng là đáng sợ thật!
Cho nên nếu ai thấy mình hổng có sân gì cả mà hay chửi bới người khác thì cứ tham gia thiền quán cảm thọ đi, nó sẽ được bộc lộ ra ngoài hết luôn đó. Không ngờ là nó bộc lộ qua việc tôi chảy máu cam tè le nữa mới ghê chớ!

Tôi còn nhớ khi tôi nóng bức quá nên đề nghị giáo viên cho mở quạt máy trong phòng thiền. Giáo viên bảo: Bây giờ là mùa đông, cái nóng ấy đến từ bên trong, không phải từ ngoại cảnh, cho nên hãy quán sát nó. Nhờ vậy mà tôi quán sát được sự sân hận ngút trời của mình. Cho nên tôi đã biết ơn vị trợ giảng này vô cùng.

Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

Lậm lý thuyết.

Lậm lý thuyết nghĩa là gì?
Lậm lý thuyết nghĩa là nghe thuyết pháp rất nhiều, đọc kinh sách rất nhiều. Do nghe và đọc nhiều quá thành ra tự kỷ ám thị. Nghĩa là tưởng mình đã thật thấy thật biết đúng như kinh sách hay y như người thuyết pháp đã nói.
Đó là cái thấy cái biết do Ngã tạo ra. Hay nói chính xác là chỉ hiểu rồi tâm đắc rồi tự cho rằng mình đã thật thấy thật biết như vậy. Vì vậy có thể thao thao bất tuyệt. Thuật ngữ chuyên ngành gọi đây chính là Sở Tri Chướng. Vướng vào Sở Tri mà không biết mình vướng vào Sở Tri. Chỉ thấy sao mình có thể đối đáp trôi chảy, thao thao bất tuyệt, hiểu rất rõ vấn đề mình đang nói.

Dấu hiệu cho thấy mình lậm lý thuyết:
1.    Thích lý luận, đặc biệt là lý luận vòng quanh
2.    Thích tìm hết kiến giải này đến kiến giải nọ để tích trữ cho Sở Tri càng thêm dày.
3.    Không biết chỗ kẹt của mình nên không có sự tập trung tâm vào chỗ kẹt ấy, thay vào đó thích thảo luận về đủ mọi đề tài, rồi tích trữ thêm tri kiến của người vào kho.
4.    Thiếu sự quán sát thân tâm nên toàn là thấy người chứ chẳng thấy mình. Cái 4 liên quan đến cái thứ 3. Vì không biết chỗ kẹt của mình nên đi lan man, vì đi lan man nên chỉ thấy người.

Người thật sự có hành pháp luôn biết rõ chỗ kẹt của mình. Vì biết rõ chỗ kẹt nên tập trung cả thân và tâm vào chỗ kẹt ấy để tìm cách thoát. Càng biết rõ chỗ kẹt thì sự tập trung càng cao. Khi sự tập trung cao thì tất cả mọi thứ/mọi điều thâu nhận qua mắt tai mũi họng đều trở thành đối tượng thiền quán để giúp họ ra khỏi chỗ kẹt ấy. Do đó họ chỉ ghi nhận hay tập trung vào những gì có liên quan đến chỗ kẹt hay còn gọi là có liên hệ đến mục đích. Những cái không liên quan thì cho qua, không quan tâm để tránh bị loạn tâm.

Còn người lậm lý thuyết thì do không biết chỗ kẹt nên tâm phân tán tứ tung, vì vậy toàn đi lan man. Thuật ngữ chuyên ngành gọi là tâm phóng dật.


Làm sao biết mình thật sự đến được một cảnh giới trí tuệ nào đó?

Do căn nghiệp mỗi người không giống nhau nên cách đi của mỗi người cũng không giống nhau. Nghĩa là khi đến được một nơi thì cái thấy về nơi ấy là giống nhau, nhưng mỗi người đi mỗi con đường khác nhau. Chính vì đường đi khác nhau nên khi mô tả về nơi ấy và con đường ấy thì mỗi người tả một kiểu tùy theo thân tâm mà mình đã trải qua. Chính vì sự trải nghiệm thân tâm là khác nhau nên khi mô tả không ai giống ai, dù cùng nói về một điều. Còn khi sự mô tả của mình y chang sự mô tả của thầy hay của kinh sách thì có khi đấy chính là Sở tri mô tả, chứ không phải là thật đâu. Đó là lý do vì sao từ khi có kinh sách thì có vô số thuật ngữ khác nhau cho cùng một điều hay một cảnh giới.
Do đó, khi nào thấy sự mô tả của mình thật đúng với sự trải nghiệm của thân tâm thì ấy còn thật. Vì nó thật đúng nên những từ ngữ của mình khó giống người khác.  Còn khi mình cố dùng từ ngữ hay kiến giải cho giống kinh sách hay của thầy thì ấy là cái giả.
Bởi vậy tác hại của kinh sách là vậy đó. Dễ làm Sở tri thêm dày. 

Dấu hiệu cho thấy mình còn kẹt trong Nhị Nguyên.

Dấu hiệu dễ thấy nhất mà ai cũng có thể tự quán sát được cho dù là người hay chư thiên. Đó là khi nào mình khởi ý hành dâm là khi ấy mình kẹt trong Nhị Nguyên. Vì kẹt trong Nhị Nguyên nên mới có âm có dương. Vì có âm có dương nên mới cần phải cân bằng âm dương. Vì cần phải cân bằng âm dương nên mới có nhu cầu hành dâm bằng tâm ý hay bằng thể xác.
Khi không kẹt trong Nhị Nguyên thì âm dương chỉ là 1. Khi âm dương chỉ là 1 thì không có nhu cầu cân bằng. Khi không có nhu cầu cân bằng thì không khởi ý hành dâm.
Điều này tương tự như trời đất chỉ là một nhưng do mình chia chẻ nên mới có trời có đất.
Mọi thứ từ đúng sai, phải trái, chánh tà, đen trắng, xấu đẹp, hay dở,….đều chỉ là 1. Nhưng do mình chia chẻ nên mới thành 2.

Phải mất đến mấy ngàn năm thì tôi mới thật sự hiểu được câu hỏi của Ngài Xá Lợi Phất, A La Hán đệ nhất trí tuệ, thời Phật Thích Ca, hỏi vị nữ du sĩ: Thế nào là 1?
Vị nữ du sĩ tinh thông tất cả các giáo pháp trên thế gian, đi đến đâu thì đấu pháp đến đó và đã đấu pháp với Ngài Xá Lợi Phất. Vị nữ du sĩ hỏi gì Ngài cũng đáp được, nhưng Ngài chỉ hỏi một câu thôi: “Thế nào là 1?” Vị này quy y Phật Pháp Tăng ngay lập tức và sau đó trở thành A La Hán đệ nhất trí tuệ của Ni đoàn.
Khi biết câu chuyện này, lúc ấy chỉ tin Ngài Xá Lợi Phất, chứ để thật sự thấy và biết Thế nào là một thì phải đến mãi tận hôm nay. Đúng là một chặng đường dài dễ sợ dài!

Cũng vậy, khi khởi ý tri ân thầy thì đó là lúc mình kẹt trong Nhị Nguyên. Vì mình chia chẻ nên thấy thầy và mình là hai, chứ thật ra trí tuệ của thầy và mình chỉ là 1. Cho nên tri ân là một trong những thước đo của người tu. Nhưng khi khởi ý tri ân thì có nghĩa là mình kẹt trong Nhị Nguyên. Sự tri ân tối thắng nhất là hòa vào trí tuệ của thầy.

Khi đến được chỗ này mới thật sự hiểu câu nói: “Tất cả chúng sanh đều là Phật sẽ thành” là như thế nào. Vì tất cả chúng sanh đều hòa trong trí tuệ của Như Lai nên tất cả đều có nhân chủng Phật là vậy đó.

Quả là vi diệu! Quả là vi diệu quá!  

Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017

Vì sao có Hành dâm?

Vì tham ái nên có hành dâm.
Cách hành dâm ở cõi Dục giới là hành dâm thông qua sự đụng chạm thể xác.
Cách hành dâm ở các cõi trời là hành dâm thông qua tâm ý.
Cho nên khi Đại Bồ tát đầu thai vào bụng của hoàng hậu Maya, thì không có nghĩa là hoàng hậu Maya đã hành dâm với vua Tịnh Phạn mà mang thai Đại Bồ tát. Khi một vĩ nhân kiệt xuất chào đời thì không thông qua hành dâm bằng thể xác của cha mẹ là điều bình thường.
(Hồi xưa nghe người ta chém gió chửi Mẹ Đồng Trinh quá trời luôn bởi vì nói Mẹ có con rồi mà sao vẫn Đồng Trinh. Nghe họ chém cũng có lý. Bây giờ mới thấy, họ chém vậy là do họ vô minh. Bởi vì có con mà vẫn đồng trinh là chuyện bình thường.)

Bây giờ quay lại chuyện hành dâm. Hành dâm là do tham ái. Tham ái mà không biết mình tham ái cho nên tìm cách ngụy biện cho việc hành dâm bằng đủ mọi cách.
Ngoài ra, hành dâm còn là do chưa hưởng được hương vị của Pháp hỷ nên mới hành dâm. Vì sao?
Vì hương vị của Pháp hỷ là tối thắng. Bất cứ ai thưởng thức được hương vị này rồi thì hương vị do hành dâm mang lại chẳng khác gì sắc đẹp của con khỉ mà đem so với sắc đẹp của chư thiên vậy đó.
Tóm lại khi nào thực sự hưởng được Pháp hỷ thì chẳng thiết đến hành dâm nữa đâu.
Túm lại, hành dâm là do:
1.    Tham ái
2.    Chưa nếm mùi Pháp hỷ

Không hành dâm thì con người có bị tuyệt tự không?
Không hề.  Nếu không hành dâm thì con người trở nên thuần khiết hơn và thai được mang do tâm ý chứ không do sự xúc chạm thể xác nữa.

Chính hành dâm mới dẫn con người đến sự hủy diệt. Khoa học vừa chứng minh rằng tất cả các nền văn minh cổ đại bị phá hủy và tàn hoại chính là do sự hành dâm vô tội vạ của con người.

Làm sao để biết mình có thật sự kiến tánh hay không?

Người thật sự kiến tánh thì sau khi kiến tánh các tập khí giảm dần theo thời gian. Nếu cho rằng mình đã kiến tánh mà các tập khí chẳng những không giảm mà còn có xu hướng tăng thì đó chính là mình kiến cái Tánh do Nàng Ngã tạo ra rồi.
Mà Ngã thì lúc nào cũng đẹp, ngay cả khi sân cũng đẹp, cho nên cái gì do Ngã tạo cũng rất là đẹp, rất là quyến rũ lòng người.
Nói vầy cho dễ hình dung nha. Cái Tánh do Ngã tạo ra mê ly y như tiếng hát của mỹ nhân ngư ở mũi Hảo Vọng vậy đó. Ai dính vào tiếng hát này rồi thì chỉ có mà phi thẳng thuyền vào, rồi bị đánh chìm, rồi tự mình nạp mạng cho người đẹp.
Bởi vậy lúc nào cũng nhớ kỹ rằng: Người thật sự kiến tánh thì tập khí ngày càng giảm chứ hổng phải ngày càng tăng.

Đó là điểm thứ nhất của kiến tánh. Điểm thứ hai là: Người thật sự kiến tánh thì do đã thấy Tánh rồi, biết chính xác Tánh là gì rồi, hổng có ảo tưởng nữa. Cho nên họ rất sáng suốt và biết luôn nên dùng phương tiện nào để giảm tập khí, khi nào nên dùng phương tiện nào là phù hợp; khi nào cầm lên, khi nào buông xuống, họ biết rất rõ, chứ hổng có mù mờ nữa. Nếu tự cho rằng mình đã kiến tánh mà không biết rõ phương tiện nào nên dùng, dùng như thế nào và khi nào nên bỏ phương tiện ấy thì ấy là mình kiến cái Tánh do Nàng Ngã tạo ra rồi đấy. Vì đó không thật, cho nên rất mờ ảo, chẳng thể rõ ràng là vậy đó.
Phật cao một thước. Ma cao một trượng. Cái Tánh thật thì chỉ có một, ai kiến rồi thì cái thấy giống nhau, không cần phải cãi hay bàn luận làm chi. Còn cái Tánh do Nàng Ngã tạo ra thì mơ mơ hồ hồ, chính vì nó mơ mơ hồ hồ nên mỗi người kiến một kiểu. Chính vì mỗi người kiến một kiểu, cho nên mới phải bàn luận tới lui.
Cái thật thì chỉ có một và giống nhau ở tất cả, còn cái na ná thì là vô số luôn.

Cho nên người thật sự kiến tánh chẳng cần bàn luận dài dòng. Chỉ cần trong vòng một nốt nhạc (thậm chí là chẳng cần nốt nhạc nào) vẫn có thể hiểu nhau là vậy đó.

BI ÁI

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường dính phải bi ái mà mình hổng biết, cứ tưởng là mình đang từ bi. Bi ái nghĩa là do Ái nên mới Bi, vì vậy càng Bi thì càng dính là vậy đó.

Làm sao để biết mình dính phải bi ái? Đó là:
1. Khi khởi ý: Thấy thương ghê. Tội nghiệp ghê.
>>> Ý này khởi là do tập khí kiêu mạn. Thường mình chỉ khởi ý này khi thấy người/vật thua kém mình. Nghĩa là mình thấy mình hơn họ thì mới khởi ý như vậy.
2. Khi khởi ý ganh tị. Người thua mình thì mình thương, người hơn mình thì mình ganh tị. Nhưng do mình được học nên biết rằng ganh tị là không tốt. Cho nên khi gặp người hơn mình, ý ganh ghét trỗi lên; nhưng mình tìm cách đè nó xuống bằng cách cố tìm ra điểm nào đó của họ để “Thấy thương ghê. Tội nghiệp ghê.”
3. Khi khởi ý: Vì lòng từ bi nên tôi mới nói/làm/nghĩ,… việc này nha! Khởi ý này là do xuất phát từ Sân. Và để đối trị Sân thì mình khởi ý từ bi.
Cho nên ba dấu hiệu thường thấy khi mình dính bi ái là do tập khí kiêu mạn, ganh tị và sân.

Còn Từ Bi của bậc giác ngộ là Bi với Tâm bất động. Thế nào là bi với tâm bất động?
Bi với Tâm bất động thì Bi khi vắng mặt đi kiêu mạn, ganh tị và sân hận. Khi không có mặt ba đứa này thì từ bi tự hiển lộ. Còn bi mà thấy mình đang bi thì đó là Bi ái.

Bi ái còn thể hiện rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày nữa nha!
Ví dụ: Tôi có thói quen, thấy con gì có đuôi là ẳm lên hun chóc chóc rồi nói: “Cưng lắm đó, biết không vậy!” Cái này xuất phát từ tập khí thích sở hữu. Do mình muốn sở hữu nên mình mới nói như vậy.

Khi nghĩ đến đây thì tôi khởi lên sự tri ân tất cả thiện hữu tri thức đã đang trực tiếp và gián tiếp giúp mình đến được chỗ này. Sự tri ân này được khởi lên là do tập khí thích cái gì có lợi cho mình. Vì tôi thấy tôi được lợi cho nên tôi tri ân.

CON RẬN TIẾC CỦA

Như sét từ sắt sinh ...
Câu chuyện này xảy ra khi đức Phật ở tại Kỳ Viên, liên quan đến thầy Tỳ-kheo Tissa.
Ở Xá-vệ, có một chàng trẻ tuổi con nhà quyền quý xuất gia, làm đầy đủ bổn phận, là Thượng tọa Tissa. Lúc thầy còn ở tinh xá trong thành, được cúng dường một tấm vải thô dài tám thước. Sau ngày mãn hạ, thầy về nhà, đưa vải cho chị xem. Chị thầy nghĩ thầm: "Tấm vải này không xứng với em ta". Cô bèn lấy dao bén, rọc vải thành từng mảnh, bỏ vào cối giả đập cho mềm, bỏ những sợi thô, dệt thành tấm vải mới.
Vài hôm sau, thầy Tissa, tìm ra chỉ và kim, rủ thêm vài thầy và vài chú Sa-di biết may y, đến nhà người chị bảo:
- Ðưa em khúc vải, em muốn may y.
Cô lấy khúc vải mịn dài chín mét, đưa cho thầy. Thầy từ chối:
- Vải kia của em là thứ thô xấu, dài tám mét, khúc này đẹp lại dài chín mét, không phải của em. Hãy đưa khúc vải hôm trước ấy.
- Thưa thầy, vải này của thầy đó.
Cô kể lại những việc làm của mình và bảo thầy hãy lấy vải.
Thầy Tissa đem vải về tinh xá, và tìm người may y. Chị thầy sửa soạn cơm canh mang đến cho thợ may, và khi tấm y hoàn thành, trông nó rất đẹp. Thầy Tissa rất thích chiếc y mới, thầy định ngày mai sẽ đắp nó.
Nhưng hôm ấy, thầy bị bội thực và chết, tái sanh làm một con rận trong chiếc y mới của mình. Chị thầy nghe tin, nhào lăn dưới chân các Tỳ-kheo khóc lóc. Các Tỳ-kheo lo tang ma xong, bàn định:
- Không ai hầu cận Tissa khi thầy đau, chiếc y này thuộc Tăng chúng, chúng ta hãy chia phần.
Con rận la hoảng:
- Các thầy tước đoạt tài sản của tôi.
Và nó vừa kêu la vừa bò quanh chiếc y.
Ðức Thế Tôn ngồi trong hương thất, biết việc xảy ra, bèn gọi A-nan:
- Này A-nan, hãy bảo chúng Tăng dời việc chia y bảy ngày.
Tôn giả làm theo lời dạy. Cuối ngày thứ bảy, con rận chết và tái sanh lên cõi trời Ðâu-suất. Ngày thứ tám, đức Phật cho phép chúng Tăng chia y.
Sau khi chia xong, chư Tăng bàn tán:
- Tại sao đức Thế Tôn ra lệnh để chiếc y của Tissa lại bảy hôm, ngày thứ tám mới cho phân chia.
Ðức Phật đến gần các thầy hỏi:
- Các ông tụ họp ở đây bàn tán việc gì?
Và khi các thầy kể lại. Ngài nói:
- Tissa đã tái sanh làm con rận trong y mới của mình. Khi các ông định phân chia y, con rận đã nổi giận. Nó sẽ cự lại các ông, và sẽ đọa địa ngục. Vì lẽ đó Ta bảo để y lại. Hiện nay thì Tissa đã sanh lên cõi trời Ðâu-suất, Ta mới cho phép các ông lấy y đem chia.
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn, tham ái thật là một nỗi khổ lớn.
Phật xác nhận:
- Tham ái thật là vấn đề lo lắng lớn của chúng sanh trên quả đất, như gỉ sét phát sanh từ sắt, trở lại ăn mòn sắt, tham ái phát sanh từ chúng sanh và đưa chúng sanh xuống địa ngục.
Phật nói kệ:
(240) Như sét từ sắt sinh,
Sắt sinh lại ăn sắt,
Cũng vậy, quá lợi dưỡng,
Tự nghiệp dẫn cõi ác.


(Tích truyện Pháp Cú
Thiền viện Viên Chiếu
Nguyên tác: "Buddhist Legends", Eugene Watson Burlingame)

Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

Các bước tu để vào pháp Như Là/Đang Là

Bước 1: Hạ bản ngã
Thường thì toàn là nhìn thấy người chứ hổng thấy mình. Vì sao? Vì cái ngã của mình lớn đến nỗi nó trở thành trung tâm để quán xét người khác. Cho nên chiếu đến đâu thì thấy người đến đó. Vì vậy, việc tu ở bước này là tìm mọi cách mọi phương tiện để hạ bản ngã xuống. Khi cái ngã được hạ xuống rồi, cái bóng của nó phải nhỏ thì mới có thể thấy được pháp Nhị Nguyên.

Bước 2: Thấu tỏ Nhị Nguyên
Khi thấu tỏ pháp Nhị Nguyên thì hổng thấy người nữa mà chỉ toàn thấy mình thôi. Bất cứ một phản chiếu nào của tâm về người khác đều có gốc từ cái ngã của mình. Những gì mình thấy toàn là những hạt giống đã được gieo sẳn từ trước đó.
Đến đây thì gọi là chỉ thấy lỗi mình không thấy lỗi người.

Bước 3: Vào pháp Vô Ngã
Sau khi thấu tỏ Nhị Nguyên, nghĩa là thấy được nhân quả trong từng suy nghĩ của mình thì bắt đầu vào pháp Vô Ngã. Đến đây thì cả mình lẫn người đều không thấy, chỉ thấy tập khí đang vận hành. Nghĩa là chẳng lỗi ở người, chẳng lỗi ở mình, lỗi ở tập khí.

Bước 4: Vào pháp Như Là
Đến đây thì ngay cả tập khí cũng chẳng thấy luôn. Nghĩa là chẳng lỗi ở người, chẳng lỗi ở mình, chẳng lỗi ở tập khí. Chỉ thấy mọi thứ cứ Như Là (Bước này thì tôi vừa mới vào thôi nên vẫn chưa thấu lắm, phải có thời gian ứng dụng thì mới có thể thấu được.)

Trong các bước thì bước 1 là kinh khủng nhất, mất thời gian nhiều nhất vì cái bản ngã được tích lũy trong vô số vô số kiếp cho nên nó to đến nỗi chẳng gì có thể to hơn. Vậy mà bây giờ buộc phải làm cho nó nhỏ lại. Đó là “nhiệm vụ bất khả thi.” Cho nên bước này là khổ hạnh nhất, trầy da tróc vảy nhất, và cũng là nguy hiểm nhất (vì có thể bị tử nạn. Nói thật đấy, hổng có nói đùa đâu.) Bị nó lừa vô số lần, vì nó dụ cho mình tưởng rằng nó đã nhỏ rồi chứ thật ra không phải, chỉ là ảo tưởng. Cho nên ở bước này là té lên té xuống vô số lần với nó luôn, và bị nó lừa hết tập này đến tập khác. Trong suốt hành trình này có vô số cảm giác, trong đó đáng sợ nhất là cảm giác cô độc, một mình chống mafia. Rất rất rất cô độc. Một sự cô độc bao trùm, không đầu cũng chẳng cuối, cứ thế mà chụp lấy cả thân tâm. Đến đây thì khả năng bỏ cuộc rất rất cao hoặc thậm chí muốn tự tử luôn đấy. Ai từng trải qua sự cô độc này thì mới thật sự hiểu đó là gì.
Hành giả là tráng sĩ.
Cô độc giữa rừng tâm.
Bóng vô minh bao phủ
Trùm kín cả hư không
Lầm lũi trong bóng đêm
Dày đặc và mịt mờ.
Tuy bước 1 là gian nan nhất nhưng cũng là quan trọng nhất để vào các bước kia.

CHÉM GIÓ

Mục đích của chém gió là để làm gì?
Mục đích của chém gió là để tăng thêm dũng khí.
Tăng thêm dũng khí để làm gì?
Tăng thêm dũng khí để có đủ can đảm tự chém chính mình.
Việc khó khăn nhất là tự chém chính mình, và để làm điều này thì cần có dũng khí rất rất rất lớn. Do đó mà có chém gió. Chém người này chém người kia, chém đủ kiểu, chém đủ phương tiện. Tất cả những cái này là nhằm giúp cho mình thêm tự tin để tự chém chính mình.
Người dám tự chém chính mình là người rất rất rất can đảm. Khi chưa đủ lòng can đảm và sự dũng cảm thì chúng ta mới phải chém người. Khi lòng can đảm đủ lớn thì chúng ta tự chém mình.
Vì sao để chém mình cần có sự can đảm lớn như vậy?
Bởi vì hành trình tự chém mình là hành trình cô độc nhất, một sự cô độc rất rất rất lớn, không gì có thể sánh nổi. Do đó để có thể dấn thân vào hành trình này, hành giả cần có dũng khí rất rất rất lớn.
Nhưng cuối cùng rồi ai cũng phải trải qua cuộc hành trình này thôi. 

DIỆT DỤC

Dục được nói đến ở đây là Dâm Dục. Đây được xem là nỗi đoạn trường cho người tu ở nhiều trường phái, nhiều tôn giáo khác nhau. Vì vậy mà có vô vàn phương pháp để diệt dục khác nhau ví dụ như:
- Nhốt người tu vào hang động với đầy hình ảnh dâm dục, để cho họ ngó riết quen mắt rồi hết muốn dục luôn.
- Cho họ tiếp xúc với các hình ảnh sexy để xem họ có khởi ý dâm dục hay không. Nếu không thì xem như qua ải. Nếu có thì xem như bị vướng, phải tu tiếp.
- Bắt họ phải lao động khổ sai để thân thể uể oải không còn đủ sức mà ham với muốn nữa.
- Bắt họ phải ăn uống thiếu thốn để cho không ham muốn nỗi.
- Bắt họ phải quán thân thể của đối tượng như là đống xương như là hôi thối như là dơ bẩn để họ không thèm khởi ý dục nữa.
- Bắt họ phải xa lánh tránh tiếp xúc cả trực tiếp lẫn gián tiếp với người khác giới để tránh khởi ý dục.
- Bắt họ phải cách ly với tất cả những thứ có thể gây kích thích.
Vân vân và vân vân.
Tuy nhiên có một phương pháp Diệt Dục triệt để, cực kỳ hiệu quả, rất nhẹ nhàng mà vô cùng hữu hiệu. Đó là pháp Vô Ngã.
Muốn Diệt Dục thì hãy vào pháp Vô Ngã đi nha mọi người! Khi vào pháp Vô Ngã rồi, hổng thấy người hổng thấy ta, chỉ thấy tập khí thôi. Dục cũng là một tập khí. Khi thấy tập khí Dục thì tập khí tự diệt, hổng cần làm gì cả.
Do đó chỉ có vào Vô Ngã mới là Diệt Dục tận gốc. Và cũng chẳng còn chỗ cho tình yêu trai gái nam nữ luôn. Chỉ thấy tập khí thôi, có thấy người nữa đâu mà yêu với đương. Khi tình yêu trai gái nam nữ đoạn diệt thì ấy chính là tình yêu được mở rộng ra khắp vũ trụ mà mọi người hay gọi là Từ Bi đấy. Từ Bi đến từ việc đoạn diệt Ái Dục và tình cảm lứa đôi. Và tình cảm này đoạn diệt khi ở trong Vô Ngã.

Đó mới là Diệt Dục tận gốc đấy mọi người!

Pháp Hỷ

Pháp Hỷ là tối thắng trong mọi Hỷ.
Giờ mới hiểu vì sao môi Phật lúc nào cũng mỉm cười. Cái mỉm cười này hổng phải là cái cười do tác ý mà đó là cái cười tự nhiên của thân. Khi Pháp Hỷ thấm sâu vào từng tế bào từng mạch máu và hằng như vậy thì các cơ các tế bào các mạch máu tự tạo ra nụ cười trên môi, cho nên lúc nào cũng thấy cười là vậy đó. Cái mình thấy ông Phật là bậc giác ngộ lúc nào cũng cười cho nên mình bắt chước lúc nào mình cũng cười giống vậy. Nhưng cái cười của mình là cái cười do mình tác ý, mình cố làm cho giống bậc giác ngộ, cho nên đó là cái cười do bản ngã tạo thành. Còn cái mỉm cười của ông Phật là cái cười Vô Ngã, cái cười do thân sắc tạo thành.
Vì ổng giác ngộ rồi ổng mới cười (hay nói chính xác là thân ổng cười), còn mình muốn giác ngộ cho nên mình cười (hay nói chính xác là ý mình cười). Mình chỉ là bắt chước cái hình tướng của ổng thôi. Cho nên nếu lỡ bắt chước rồi thì nên bắt chước cho trọn luôn. Cái cười phải xuất phát từ thân chứ không phải vì ý mình muốn cười.
Pháp Hỷ là tối thắng trong mọi Hỷ. Cái ông Phật ổng thấy mình mê Dục Hỷ quá, cho nên ổng lấy Pháp Hỷ ra làm mồi câu ổng dụ mình. Tại mình tham ăn cho nên thấy Hỷ là đớp. Đớp xong cái mình thấy sao cái Hỷ này nó ngon nó ngọt hơn cái Hỷ kia. Cái mình tham ăn quá nên mình tự nguyện đớp tiếp, mà để đớp thì mình phải đi dần dần về phía ông Phật, cái mình đi ra khỏi nhà lửa hồi nào hổng hay luôn.
Túm lại, ông Phật là bậc thầy về câu cá. Lấy mồi dụ cho cá đớp. Cá đớp xong còn tri ân cảm ơn ổng rối rít. Còn người chưa được đớp thì cầu niệm tên ổng suốt để ổng thả mồi cho mình đớp theo kiểu: Ông câu ai cũng vậy, ông câu giùm con, con cảm ơn.
Có ai đi câu cá mà được cá cảm ơn tri ân, còn cầu niệm cho được câu không vậy?

Không, chỉ có mình ông Phật mới làm được thôi, cho nên ổng đúng là đệ nhất câu cá.

Cái việc ngộ pháp nó lạ lắm nha mọi người!

Chỉ ai trải qua cái ngộ ấy mới có thể đồng cảm được với nhau! Khi đã đồng cảm rồi thì có khi chẳng cần nói chỉ cần một cử chỉ nhỏ thì đã có thể thấu hiểu rồi.
Cái này nó giống như người đau đẻ vậy đó. Chỉ có ai đau đẻ rồi thì mới thật sự đồng cảm được với nhau. Vì sao lại như vậy? Vì cho dù các nhà khoa học có dùng các dụng cụ thiết bị kỹ thuật tối tân đến mức nào để cố đo đạc cường độ đau rồi cố hết sức tạo ra những cơn đau y chang như vậy. Nhưng cũng không thể nào giống được. Vì sao? Vì cảm xúc thì không thể giả tạo được. Người đau đẻ thì ngoài cơn đau còn có thêm cảm xúc về đứa con cho nên dù có tạo ra cường độ cơn đau giống y chang nhưng cảm xúc thì không thể giả được. Cho nên chỉ có ai thật sự đau đẻ rồi mới có thể đồng cảm nhau là vậy đó.
Có người bảo còn cảm thọ vui mừng thì vẫn chưa được. Cảm thọ vui mừng là cảm thọ của thân. Phật Thích Ca sau khi giác ngộ trở thành Phật toàn giác, sự vui mừng lớn đến nỗi Phật trải qua 7 ngày đêm ngồi nhìn chăm chăm vào cây bồ đề. Sau đó di chuyển sang những địa điểm gần cây bồ đề và mỗi nơi đều ngồi tĩnh tọa 7 ngày để “tự sướng.”

Cho nên tự sướng là việc bình thường. Nhưng Pháp hỷ khác với Dục hỷ. Không có Dục hỷ nào có thể tối thắng hơn Pháp hỷ. Cho nên chỉ có ai thực sự trải nghiệm Pháp hỷ rồi mới hiểu đó là gì.

Ứng dụng pháp Vô Ngã vào cuộc sống

Vào pháp Vô Ngã không có nghĩa là không làm gì cả, mà vẫn làm việc bình thường như mọi người, nhưng cái khác biệt giữa người vào pháp Vô Ngã và người chưa vào pháp Vô Ngã là khi dùng Vô Ngã để nhìn thì thấy gì cũng là cái thấy thật, khi dùng Vô ngã để nghe thì nghe gì cũng là nghe thật. Chính vì thấy thật và nghe thật cho nên làm gì cũng hiệu quả hơn người bình thường. Người thường thấy và nghe qua vọng tưởng, mà vọng tưởng thì lúc thế này lúc thế nọ, còn dùng pháp Vô Ngã thì do thấy thật và nghe thật cho nên giải quyết công việc vừa nhanh vừa gọn vừa thấu đáo, không có sai sót, vì vậy mà làm việc cực kỳ hiệu quả, có thể làm gấp 4-5 lần người bình thường (thậm chí gấp hơn nhiều lần) mà vẫn thong thả, ung dung, hổng có chạy xấc bấc xan bang.
Hèn chi mà ông thiền sư U Ba Khin (là thầy của ông thiền sư Goenka) vừa làm thiền sư (nghĩa là vừa hướng dẫn thiền cho thiền sinh tại nhà) vừa làm Bộ trưởng của 4 bộ, nghĩa là làm công việc của 4 bộ trưởng cùng lúc. Vậy mà mọi việc vẫn trơn tru như thường, thậm chí còn trơn tru hơn so với 4 người 4 chức nữa chứ. Đến tận hôm nay mới thật sự thấu hiểu được cảm xúc ấy. Làm xong công việc của mấy người cùng lúc mà vẫn thấy như chưa làm gì cả.

Cho nên cách duy nhất để có thể làm công việc hàng ngày hiệu quả nhất là hãy vào pháp Vô Ngã đi nha mọi người! Đúng là Vô Ngã muôn năm!

Đừng ngại kể ra trải nghiệm của mình!

Thỉnh thoảng có nghe một số vị nói sợ kể trải nghiệm sẽ bị cười, bị nói này nói nọ, cho nên im luôn. Nếu mình im luôn thì mình sẽ đứng hoài ở chỗ đó. Nếu mình kể ra thì sẽ có vô vàn thái độ khác nhau đối với trải nghiệm ấy. Những thái độ đó chỉ có hai hướng hoặc là cùng hướng hoặc là ngược hướng. Cái nào cùng hướng thì mình suy tư rồi từ đó đi tiếp. Cái nào ngược hướng (đó là một dạng phản biện) thì mình xem xét. Cái gì cũng phải được nhìn dưới nhiều góc độ thì mới có thể bao quát được. Nếu chỉ một mình mình nhìn thì có khi lại là chủ quan mà mình hổng biết. Cho nên để vào được đạo cần có dũng khí là vậy đó. Nếu không đủ dũng khí đối diện với những phản biện của người khác thì mình sẽ không bao giờ có đủ dũng khí để đối diện với chính mình. Đối diện với chính mình là việc làm khó nhất, nhưng nếu không làm được thì mình không thể nào hưởng hương vị pháp. Cái gì càng khó thì quả của nó càng ngọt, hương vị của nó càng thơm ngát. Cho nên dũng cảm nói ra mọi trải nghiệm của mình để cho người phản biện là bước khởi đầu cho việc dám đương đầu với chính mình. 
Bởi vậy mọi người cứ việc kể ra đi, thuật ngữ chuyên ngành cho việc làm này là TRÌNH PHÁP. Thiện tri thức ở khắp nơi hà, quan trọng là mình có chịu mở mắt ra để tiếp nhận sự khai thị của họ hay không mà thôi.
Tâm chân thật là con đường duy nhất để thể nhập Đạo. Dân gian có câu “Thật thà là cha quỷ quái” là vậy đó.


Ngoài ra, có một tập khí là khi thấy ai nói trái ý mình thì mình có xu hướng né luôn. Việc này có thể có tác dụng trong một giai đoạn quán nào đó, khi mình cần có sự nhất tâm, không muốn bị ảnh hưởng bởi những tư duy trái chiều. Nhưng khi qua xong giai đoạn này thì sẽ đến giai đoạn cần tư duy trái chiều để phản biện. Khi đến được đây thì chính những tư duy trái chiều lại là Đại Thiện Tri Thức đó nha. Nhờ những cái này mà mình đi rất nhanh. Vậy mà mình vô tình đuổi hết đại thiện tri thức đi để rước Ma vương vào làm bạn. Sau một thời gian thấy mình sao cứ mãi dậm chân tại chỗ mà hổng biết lý do luôn. Tu hành có bạn. Nghĩa là tu hành cần có đại thiện tri thức phản biện thì mới không đi chệch hướng. Ngay cả Phật Thích Ca còn tuyên bố Đề Bà Đạt Đa là đại thiện tri thức của mình mừ. Cho nên khi tu đến giai đoạn nào đó thì đại thiện tri thức mới chính là người nói không giống ý mình, còn người nói giống ý mình có khi lại là Ma Vương mà mình hổng biết hì hì hì. 
Bởi vậy nếu việc tu hành dễ thì làm gì có khái niệm “Lội ngược dòng.”

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

Con vật cũng là đại bồ tát đó nha mọi người!

Chuyện là thế này: Có thời gian tự nhiên tôi có số mát tay nuôi mèo hoang. Cứ đứa nào chửa hoang thì chạy đến chỗ tôi méo mèo meo kể lể tâm sự, vậy cái tôi nuôi tới chừng nó đẻ em luôn. Tiếng lành đồn xa hay sao ấy mà tụi nó bầu hoang rồi chạy tới méo mèo meo. Kệ, toàn là con gái cưng không hà! Nhờ trực tiếp chăm sóc và nói chuyện với bọn nó mà tôi được bọn nó dạy cho nhiều điều lắm đó. Ví dụ:
Tụi nó dạy tôi nói tiếng mèo, cho nên tôi biết thêm 1 ngoại ngữ mèo nè! hihihi
Tụi nó dạy tôi về cái chết. Một số mèo con chết vì bị giảm bạch cầu (đây là bệnh nan y của loài mèo) cho nên chết trên tay tôi luôn. Mèo chết y như con người, thở hắt ra hơi cuối cùng thật mạnh, cứ thế mà đi luôn. Bởi vậy tôi học được rằng: Thở vào mà không thở ra thì đi là cái chắc.
Có lần tôi ngồi trên võng đung đưa ngắm cảnh hoàng hôn, cái một cô mèo ngồi kế bên tôi, nhìn về hướng tôi nhìn, im lặng y như ngắm cảnh vậy đó. Tôi mắc cười quá nên khởi ý: “Con cũng biết ngắm hoàng hôn nữa sao con gái cưng?” Vừa mới khởi ý chưa kịp thốt ra lời để ghẹo con mèo thì đột nhiên toàn cảnh trước mặt tôi biến mất, toàn thể tan biến vào hư không và trước mắt tôi chỉ là khoảng hư không sáng rực mênh mông không ranh giới, tất cả mọi thứ đều biến mất ngoại trừ cái hư không sáng rực này. Việc xảy ra chưa đến 1 giây. Tôi bàng hoàng nhận ra rằng hóa cái thấy của mình và của con mèo là y chang nhau nhưng do nghiệp người nên mình nhìn ra cảnh hoàng hôn, còn con mèo thì do nghiệp mèo nên nó nhìn ra cảnh gì đó, nhưng cái thấy thì cũng chỉ có một. Tôi vui mừng vô cùng và bàng hoàng nhìn sang con mèo, một đại bồ tát vừa trợ duyên cho mình. Còn con mèo nó vẫn ung dung ngồi ngắm cảnh như thể chẳng có chuyện xảy ra vậy đó. Lúc đó thật sự tôi rất muốn quỳ xuống lạy tạ ơn nó luôn đó. Lần đó tưởng mình kiến tánh rồi chớ. Nhưng hóa ra vẫn không phải.
Cái có một lần khác, tôi thủng tha thủng thỉnh ra vườn, vừa đi vừa chánh niệm, đi thì biết mình đang đi, bước bước nào thì biết biết đó, cái nghe tiếng con chim hót, tôi vừa ngẩng đầu lên nhìn thì tự dưng cảnh vật lại rõ ràng hơn, tươi sáng hơn, đẹp đẽ hơn, rực rỡ, lộng lẫy hơn, và mọi thứ y chang như được tả trong Kinh A Di Đà vậy đó. Bàng hoàng ghê luôn! Hóa ra cảnh A Di Đà là có thật.
Từ đó tôi ngộ ra rằng chánh niệm có 2 mức: mức 1 là đi thấy mình đi, ăn thấy mình ăn, nói thấy mình nói, nghĩa là làm thì biết mình đang làm gì, nghĩ thì biết mình đang nghĩ gì, nói thì biết mình đang nói gì, nhưng cái này chỉ mới ở mức thô thôi. Chánh niệm mức 2 thì tương đương cảnh giới A Di Đà. Tưởng vậy là ngộ xong rồi. Vậy mà vừa đến giữa vườn cái thấy con mèo ngồi rình con rắn nước. Vậy là vào được chánh niệm mức 3. Đó là dù mắt chăm chú nhìn vào một vật nhưng không gì thoát khỏi cái thấy, dù chỉ nghe một âm thanh nhưng không âm thanh nào có thể lọt khỏi cái nghe. Do mình chỉ chăm chăm vào một cái nên mình nghĩ mình chỉ có thể thấy một cái chứ thật ra mình có thể thấy bao quát toàn cảnh luôn đó. Lúc đó cũng tưởng là đã kiến tánh rồi chớ, nhưng thật ra cũng chưa phải.
Khi phát hiện ra 3 mức độ của chánh niệm tự nhiên thấy vui không thể tả (cộng thêm lúc đó tưởng kiến tánh nữa chớ), niềm vui cứ len lỏi vào từng thớ thịt. Vậy mà niềm vui vẫn chưa dừng ở đây. Tối ấy một cách vô tình đột nhiên nghe được một bài thuyết pháp của sư Viên Minh, một bài pháp nói về 3 mức độ chánh niệm này. Dĩ nhiên là sư Viên Minh dùng ngôn ngữ khác để diễn đạt nhưng ý thì hoàn toàn y như vậy. Vậy là niềm vui tăng lên gấp bội, bóp nghẹt cả tim luôn. Không ngờ cái thấy của mình lại có người đồng cảm đến như vậy. Nghe đến đâu thì ngộ đến nấy bởi vì y chang cái mình đã trải nghiệm. Vui thiệt là vui!!!
Bởi vậy đối với tôi mèo là đại bồ tát là như vậy đó mọi người!
Ngoài đại bồ tát mèo, tôi còn có các đại bồ tát khác trong vai các con vật khác nhau như gà, vịt, ngỗng, khỉ, sóc, kiến,….. Bởi vậy mới nói là thiện tri thức ở khắp nơi, trong đủ thứ hình dạng, đóng đủ mọi vai trò sẳn sàng trợ duyên cho mình hưởng được hương vị pháp.

Đâu đâu cũng là thiện tri thức, đâu đâu cũng là bồ tát. Quan trọng là mình có chịu nhìn ra họ hay không mà thôi!

Kể tiếp chuyện người điên nghe nha mọi người!

Làm việc ở trại tâm thần rất dễ bị đánh, có thể bị đánh bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Ai đánh. Người điên họ đánh mình đó. Mà khi họ lên cơn, họ cực khỏe, họ đánh rất rất rất đau. Tôi số đỏ, nên chưa bao giờ bị họ đánh, nhưng những người khác thì bị rồi. Có vị đang lui cui quét dọn phòng của người điên. Họ ăn sáng xong rồi, mỗi người ôm một góc ngồi ngó. Cô này đang lui cui quét dọn như thường lệ, hổng để ý đến xung quanh. Cái một người điên theo dõi cô ấy, rồi nhích từ từ về phía cô ấy. Cô ấy thấy nhưng hổng để ý. Rồi từ phía sau lưng đột nhiên lao tới tát một phát vào mặt cô ấy tóe lửa, 5 ngón tay còn in trên gò má rướm máu. Đau quá trời đau, cô ấy khóc rống lên, chạy đi tìm người phụ trách bù lu bù loa: “Con hổng làm ở chỗ này nữa đâu, đau quá trời đau.” Rồi vị phụ trách phải chuyển cô ấy qua trại người neo đơn cho cổ bình tâm lại.
Còn một vị khác vừa mua xong cặp kính viễn thị như ý, hôm ấy vào phòng y tế phát thuốc cho người điên, đây là công việc làm hàng ngày, mỗi ngày 2 lần sáng và chiều. Cái có một anh điên bị lên cơn, nên vị này ép anh ta uống cho xuống cơn. Anh ta càng lên cơn, giang tay tát một phát như trời giáng làm cặp mắt kính mới mua cái gọng văng đằng này, hai cái tròng mỗi cái văng một góc. Rồi xong đời luôn cặp kính! Vị này sau đó kể lại rằng ngay khi bị tát thấy toàn là đom đóm trước mặt, lần đầu tiên trong đời bị một cái tát mạnh như vậy, từ đó hiểu luôn thế nào cái tát như trời giáng.
Nhưng nhờ người điên mà chúng tôi học được bài học này. Đó là sau khi mình làm gì đó cho người khác, họ hổng oánh mình đã là may mắn lắm rồi, đừng mong chờ thêm gì nữa.
Tuy người điên dễ lên cơn nhưng trái tim họ trong veo hà mọi người! Tôi là một trong những người may mắn được đặc cách ngủ lại trại người điên, nhưng hổng có ngủ chung phòng họ. Có lần tôi ngủ trong phòng ăn tập thể. Tôi trải chiếu rồi giăng mùng ngủ. Phòng ăn là nơi mà bất cứ ai cũng có thể ra vào. Nhưng khu vực người điên ngủ thường tối có khóa cửa để họ khỏi ra ngoài. Tối đó vị phụ trách quên khóa cửa. Tôi đang ngủ, hôm đó hơi bị cảm nên không có mở quạt trần dù trời hơi nóng nực. Cái khoảng 12h giờ đêm, tôi nghe có tiếng lục đục đẩy cửa vào phòng ăn, rồi bóng một người lẻn thật nhanh vào, tiến về phía tôi. Mọi người biết người này làm gì không. Người này đi về phía công tắc, mở quạt lên cho tôi, rồi lại nhanh chân chạy mất trước khi tôi nhận diện ra đó là ai. Sáng, tôi báo cáo lại cho vị phụ trách, vị ấy mới sực nhớ là tối qua mình quên khóa cửa.
Còn một chuyện khác là do tôi ở lại 24/24 ăn ở ngủ làm việc tại phòng ăn (vì đây là phòng lớn nhất của trại), cái mấy cô tâm thần rất chăm lo cho việc ăn uống của tôi, họ hay giấu thức ăn để phần cho tôi, hoặc họ chôm thức ăn từ mấy vị phát thức ăn, canh người ta sơ ý là chỉa nải chuối rồi giấu vào giỏ của tôi, sau đó khều khều tôi bảo tôi ăn đi cho khỏi đói. Dễ cưng chưa!
Còn nữa nha, thường bữa trưa, nhân viên và tình nguyện viên ăn lúc 1-2h trưa, còn người tâm thần ăn lúc 11h 30 sáng. Nghĩa là họ ăn xong rồi thì chúng tôi mới được ăn. Cái người điên họ hổng thấy tôi ăn giống họ, họ sợ tôi bị đói, họ chạy tới chạy lui bảo tôi lấy thức ăn ăn đi, họ còn bắt người phát thức ăn phải để dành thức ăn cho tôi nữa. Cái tôi phải giải thích rằng tôi ăn sau họ. Sau khi ăn họ phải đi ngủ nhưng họ hổng ngủ chờ xem tận mắt cảnh tôi ăn trưa xong rồi mới ngủ. Cưng chưa! Do tôi ở chung họ 24/24 cho nên được họ đặc cách quan tâm vậy đó hê hê hê.
Cho nên ở trại tâm thần dù nguy cơ bị đánh và thỉnh thoàng bị hăm giết rất cao nhưng vẫn vui lắm, cái gì nó cũng trong veo hết á. Hổng có vụ nói một đằng làm một nẻo hay nghĩ cái này lại nói cái khác. Người điên họ thích là họ biểu lộ thích, hổng thích thì họ cũng biểu lộ luôn, mạnh nhất là oánh hoặc rượt chạy vòng vòng thôi hà.

Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

Người điên cũng là đại bồ tát đấy mọi người!

Có thời gian tôi làm tình nguyện viên ở nhà Mẹ Teresa. Nơi này tựu trung người điên, người già neo đơn, trẻ mồ côi, người khuyết tật. Tóm lại là đủ mọi thành phần mà xã hội và ngay cả gia đình họ từng chối bỏ, muốn vứt họ ra đường cho rảnh mắt, hoặc tệ hơn nữa là chẳng có người thân để mà vứt vì họ đến từ thùng rác.
Vậy mà không ngờ họ dạy cho tôi vô số điều mà người bình thường không dạy được. Một trong những điều ấy là: Thân thể tự vận hành mà không cần ý muốn của mình.
Ví dụ: Khi mình muốn ăn thì mình đi lấy thức ăn mình ăn, rồi mình khởi ý nhai, rồi khởi ý nuốt. Vì hành động này cứ lặp đi lặp lại cho nên làm cho mình lầm tưởng rằng nếu mình không khởi ý muốn thì cơ thể chẳng thể vận hành. Cái mỗi ngày tôi được giao nhiệm vụ đút cơm cho ngưởi tâm thần ăn, trong đó có một đại bồ tát. Vị bồ tát này là thanh niên thân thể to lớn tráng kiện, tay bị khèo nên chẳng thể dùng, răng thì đầy đủ nhưng do miệng chẳng bao giờ khép lại, cứ hả ra miết thì lấy gì mà nhai cơm, cho nên cơm đút cho vị này phải được xay nhiễn hoặc nghiền nhiễn rồi đút. Vậy mà đút vào miệng thì thức ăn tự trôi xuống. Chỉ cần có người giúp để thức ăn vào mồm thôi thì cơ thể tự thực hiện chức năng của nó. Tôi kinh ngạc dễ sợ luôn. Sau đó, tôi bắt chước thử. Tôi lấy một miếng bánh mì trắng ngậm vào miệng, cứ để vậy và không nhai. Nước miếng tự thấm vào bánh mì làm cho bánh mềm nhũn thành nước, khi thành nước rồi thì cổ họng tự nuốt. Tóm lại là chỉ ngậm bánh mì vào miệng rồi không làm gì cả, chỉ quán sát cơ thể tự vận hành thôi. Đúng là không ngờ luôn!
Nhờ học được bài học đắt giá từ vị đại bồ tát trong vai người tâm thần bị khuyết tật mà sau này tôi có thể vượt qua 1 giờ ngồi thiền im lìm như pho tượng không được đổi tư thế tại trung tâm thiền Goenka. Tôi vận dụng lý “Cơ thể tự vận hành” nghĩa là không cần mình tác ý khởi ý gì cả, cơ thể tự thân vận động, cơ thể biết tự chăm sóc nó. Lúc đầu ngồi khi cơn đau lên đến đỉnh điểm, tưởng như không chịu nổi, cái tôi nói rằng: “Ủa cơ thể, mày tự sống độc lập được mừ, mày tự vận hành mừ, mày đâu có cần tao đâu mà sao bây giờ mày nhiều chuyện quá vậy. Mày đau thì kệ mày nha, mày có gãy xương thì cũng kệ mày nha, hổng có liên quan đến tao.” Ha ha ha. Trời, vậy mà cơ thể nó cũng tự biết thân biết phận thấy ghê luôn. Khi thấy mình bỏ nó rồi, hổng có thèm để ý nó nữa, cái nó hổng thèm đau nữa, vậy là cơn đau từ từ giảm. Khi nó giảm, cái mình ngạc nhiên, mình tự hỏi: “Ủa sao mày giảm vậy, hổng đau nữa sao cưng!” Cái nó ghét nó đau trở lại. Hehehe. Vui ghê!
Đấy mọi người thấy chưa, cơ thể có thể tự vận hành độc lập, biết tự chăm sóc nó, hổng cần mình đâu. Cái này khoa học chứng minh luôn rồi nè! Cơ thể có chức năng tự chữa bệnh.

Lưu ý: Hôm nào mọi người thử ngậm thức ăn vào miệng và không nhai không nuốt để cho cơ thể tự vận hành thử xem sao! Tôi phải mất vài chục phút với một miếng bánh mì nhỏ đó. Nhưng ăn kiểu này rất lâu đói trở lại và đỡ tốn thức ăn lắm đó. Nghĩa là ăn ít mà no lâu.

NGŨ UẨN

Ngũ uẩn gồm sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
Sắc khác với sắc uẩn. Thọ khác với thọ uẩn. Tưởng khác với tưởng uẩn. Hành khác với hành uẩn. Thức khác với thức uẩn.
Niệm thứ nhất liên quan đến Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức.
Niệm thứ hai liên quan đến Sắc Uẩn, Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn, Hành Uẩn, Thức Uẩn.
Sắc Thọ Tưởng Hành Thức tự hoạt động, không liên quan gì đến bản ngã cả. Nhưng do bản chất của bản ngã là nhiều chuyện, thích xen vào hoạt động của Sắc Thọ Tưởng Hành Thức thành ra mới thành Sắc Uẩn, Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn, Hành Uẩn, Thức Uẩn, luân hồi từ ấy mà sanh ra.
Mắt thấy sắc, đó là việc của mắt.
Thân thấy vui buồn giận hờn, đó là việc của thân.
Tưởng Thức là việc của não bộ.
Hành là việc của hành.
Tất cả đều hoạt động dưới sự tác ý của Tánh Giác. Vì vậy mà bình đẳng như nhau. Khi gặp nguy hiểm thì cảm thọ sợ nỗi dậy, khi được an toàn thì cảm thọ thoải mái, vui mừng nỗi dậy. Ai cũng như ai, vì đây là bình đẳng tánh.
Tất cả mọi thứ tự vận hành, không cần có sự xen vào của bản ngã. Không mợ chợ cũng đông.
Nhưng bản ngã thích chen vào, không bao giờ muốn ở riêng. Cho nên, Mắt thấy sắc, đó là việc của mắt. Nhưng bản ngã thích vơ vào mình nên cho rằng mắt là của mình.
Thân thấy vui buồn giận hờn, đó là việc của thân. Nhưng bản ngã thích vơ vào mình nên cho rằng thân là của mình, vì thân là của mình, nên cảm thọ cũng là của mình.
Tưởng Thức là việc của não bộ. Nhưng bản ngã thích vơ vào mình nên cho rằng tưởng thức là việc của mình.
Hành là việc của hành. Nhưng bản ngã lại vơ vào cho đó là của mình.
Sắc Thọ Tưởng Hành Thức hoạt động độc lập không liên quan tới bản ngã.
Cuối cùng, Tòa tuyên án như sau:
Luân hồi sanh tử là do sự nhiều chuyện (của bản ngã) chứ chẳng liên quan gì đến Sắc Thọ Tưởng Hành Thức cả. Để chấm dứt luân hồi sanh tử thì sắc thọ tưởng hành thức cần ly dị bản ngã, không có con chung (Uẩn).
Kết luận: Hai đứa nó ly dị nhau, vậy là xong chuyện! Đơn giản quá, khỏe re!
Bài tiếp theo: Người điên cũng là đại bồ tát đấy mọi người!

Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

Sự tri ân

Tri ân ở đây là sự tri ân thật sự, chứ không phải là sự tri ân ở nơi lời nói hay ý nghĩ. Khi sự tri ân thật sự đến thì toàn thân chúng ta sẽ bị rúng động, khiến chúng ta có thể rơi vào trạng thái bất động trong vài giây. Sự tri ân thấm đẫm toàn bộ cơ thể, mỗi tế bào đều rung lên vì lòng tri ân ấy. Đấy mới gọi là tri ân.
Sự tri ân thật sự chỉ có ở người chân thật cầu đạo giải thoát. Khi họ thật sự tri ân nghĩa là họ đã từ bỏ bản ngã, sẳn sàng quy phục, sẳn sàng học hỏi, sẳn sàng tiếp nhận mưa pháp từ người mà họ tri ân. Khi ấy thì mọi lời nói, mọi lời thuyết pháp, mọi lời khai thị của người ấy sẽ có tác động sâu sắc đến với họ. Do vậy mà họ có thể tiếp thu, có thể tinh tấn, và quyết liệt dụng công để không phụ lòng người mà họ tri ân. Nhờ vậy mà họ có thể tiến rất xa trên con đường họ đi.
Đấy cũng là lời Đức Phật dạy các tỳ kheo. Lòng tri ân lớn nhất mà các thầy tỳ kheo có thể dành cho Như Lai, đó là dụng công tu hành để tự mình hưởng hương vị Pháp. Không có sự tri ân nào lớn hơn điều này.
Nghĩa là lòng tri ân lớn nhất là trở thành tri kỷ của Như Lai. Trở thành tri kỷ của Như Lai nghĩa là phải hiểu Như Lai. Hiểu Như Lai nghĩa là phải vào được cảnh giới Như Lai. Do đó chỉ có vào được cảnh giới của thầy mới là lòng tri ân lớn nhất mà một người học trò có thể trao tặng cho thầy mình.

Nguồn gốc của khởi niệm

Bài trước: Các bước vào pháp Vô Ngã
Bài trước: Khởi niệm

Mỗi ngày mình khởi lên biết bao nhiêu là niệm. Tất cả các niệm này được khởi lên từ hai gốc. Thứ nhất là niệm khởi từ Vô Ngã gọi là niệm ban đầu. Thứ hai là niệm khởi lên từ Bản Ngã gọi là niệm thứ hai.

Khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần thì niệm khởi lên là điều tự nhiên. Niệm khởi lên từ Vô Ngã. Ngôn ngữ dân gian gọi niệm này là Trực giác hay linh tính/linh cảm. Nếu mình luôn hành động theo niệm này thì không hề có ác khẩu hay hành động bất thiện. Tất cả những gì xuất ra đều là thiện, và mình luôn nói năng cư xử hành động theo Bát Chánh Đạo, các giới tự giữ, không có sự khởi ý giữ giới.

Nhưng do tập khí nên mình không nhận ra được niệm ban đầu huống chi là hành động theo nó. Thường mình ăn nói hành động cư xử theo niệm thứ hai, gọi là niệm khởi lên từ Hữu Ngã. Tại vì mình làm theo niệm này cho nên mới xảy ra chuyện xấu này chuyện xấu nọ. Và để dung hòa lại những cái xấu ấy thì mình khởi niệm thứ hai tiếp theo là cố ép mình sống theo Bát Chánh Đạo hay cố ép mình giữ giới để dung hòa lại cái xấu cái ác đã xảy ra. Cho nên tất cả những giới này đều được gọi là điều học, vì là cái từ bên ngoài vào. Còn giới tự giữ do mình hành động theo niệm ban đầu thì gọi là giới thể, hay giới tự tánh, bởi giới tự giữ chứ không hề có sự xen vào của hữu ngã.

Vào được pháp Vô Ngã không có nghĩa là bản ngã hoàn toàn bị triệt tiêu. Mà Vô Ngã chính là phương tiện giúp mình thấy rõ đâu là niệm ban đầu, đâu là niệm thứ hai. Khi mình nói năng cư xử hành động thì biết mình đang nói năng cư xử hành động theo niệm thứ nhất hay theo niệm thứ hai. Đó là chức năng của Vô Ngã, chứ chức năng của Vô Ngã không phải là để triệt tiêu bản ngã.