Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

Chết Đi Về Đâu?

Ai muốn biết chết đi về đâu hỏi chụy đi chụy trả lời cho nè!

Chết đi theo nghiệp chứ đi về đâu. Hỏi ngốc dzậy hehehe.

Làm sao biết mình nghiệp như thế nào để đi về chỗ tương ưng vậy chụy?

Dễ lắm nha. Đó là bằng cách quan sát.

Quan sát như thế nào?

Tự quan sát chính mình chứ còn quan sát thế nào nữa. Nhưng mà trên đời khó nhất là tự quan sát chính mình nha, ngó người khác dễ còn ngó chính mình sao thấy mình giống như thiên thần vậy đó, toàn là người tốt việc tốt, mình không bao giờ sai, có sai thì là người khác sai, bởi mình là thiên thần mừ, bay bay thoát tục giống tiên nhân lắm đó. Dù biết rằng mình là thiên thần, nhưng sao lại không thấy chắc chắn cho lắm, cho nên đi tìm người để hỏi chết đi về đâu hahahaha.

Thôi không trêu chọc mọi người nữa hihi. Vào vấn đề chính nha! Thật ra ngó chính mình khó, cho nên chụy chỉ cho cách quan sát khác vẫn có thể biết được nghiệp truyền kiếp của mình nè. Đó là ngó người thân của mình. Không cùng nghiệp sao vào cùng cửa được chớ. Cho nên cái nghiệp bự nhất, cái nghiệp nổi trội nhất của mình sao thì họ vậy. Vậy ngó họ như thế nào?

Hai độ tuổi dễ quan sát nhất, đó là độ tuổi trẻ em trước khi đến trường, và người già, người lớn tuổi, người hưu trí, người sắp chết. Biết sao không? Đây là hai độ tuổi mà các quy chế, quy tắc quy định xã hội không áp chế được họ nhất. Vì không bị áp chế nên họ mới thoải mái thể hiện nghiệp cho mình quan sát.

Không vào được Đạo mới phải dùng Đức để che đậy. Không chạm được Đức thì phải dùng Nhân để xoay xở. Ngay cả Nhân cũng bị tuột xích thì phải dùng Lễ, dùng Nghĩa. Các quy chế xã hội giống như lễ như nghĩa vậy đó. Và do vậy mà nghiệp của mọi người bị áp chế, cho nên mình mới không quan sát được mình, toàn là tưởng mình là tiên không hà.

Có những trường hợp người già tự dưng đổi tánh, đang dễ trở thành khó, đang khó trở thành dễ, hoặc có những thái độ hành động mà khi còn trẻ hơn họ chẳng bao giờ làm. Biết sao không? Vì khi trẻ hơn, họ còn lý trí vững trải áp chế lại bản chất tự nhiên của họ (bản chất tự nhiên là do nghiệp quy định). Khi họ già rồi, lý trí trở nên yếu, không thắng nổi nghiệp nên họ mới có thể phát huy nghiệp cao độ như vậy được chớ. Nhờ vậy mà mình mới có thể quan sát nghiệp của họ để suy ra nghiệp của chính mình.

Còn trẻ em thì mới từ trong môi trường nghiệp ấy chui ra, chưa có đi học, chưa được dạy dỗ về lễ nghĩa, về các quy tắc quy định xã hội nên chúng nó thoải mái mà thể hiện nghiệp. Nhưng một khi cha mẹ động tay động chân vào dạy dỗ tụi nó phải vầy mới đúng, phải kia mới hợp thì chúng nó dần dần mất hẳn bản chất tự nhiên mà trở thành những con rối xã hội luôn. Bởi bởi chụy nói rồi mà. Trẻ con không cần phải đến trường, cha mẹ không cần dạy dỗ gì nó cả. Nó nghiệp thế nào thì để nó thể hiện thế nấy, thế mới dễ quan sát chứ, còn tự đưa đầu vào cái thòng lòng là các quy tắc xã hội thì thật là rất mất thời gian vì phải mấy chục năm sau khi tuổi già kéo đến, lý trí suy yếu thì nghiệp mới có cơ hội quật khởi, khi ấy còn quan sát gì nỗi nữa mà quan sát.
Bớ chú cảnh sát, có kẻ có tư tưởng phản xã hội ở đây này hihi.

Chụy, vậy thì xã hội rối loạn sao? Ai muốn giết ngưởi thì giết người, ai muốn ăn trộm thì ăn trộm, không còn trật tự nữa, thành cõi A tu la của chụy sao? Rồi, phát hiện âm mưu vĩ đại, Quỷ Vương có ý đồ biến xã hội loài người thành cõi A tu la.

Quỷ Vương cười khảy. Còn cần chụy động tay động chân sao? Chúng mày ngày nào mà chả biến xã hội loài người thành cõi A tu la. Phát hiện rồi nha. Làm rồi không dám nhận nha. Không dám nhận rồi đổ thừa cho Quỷ Vương nha hahaha.

Nói tiếp. Bởi nghiệp thế nào thì chết đi về nơi tương ưng, vậy mới hợp tự nhiên. Nhưng mà như vậy thì hơi chán nên mọi người mới tìm cách đổi nghiệp đi. Đổi nghiệp có hai cách.

Cách 1, đó là đổi nghiệp lâu dài. Đầu tiên phải phát hiện ra nghiệp bự nhất của chính mình là gì. Làm sao biết? Quay lại đọc ở trên đi nha. Sau khi biết nghiệp của mình là gì thì tìm cách thay đổi nó thành nghiệp khác mà mình thích. Mỗi nghiệp giống như một mầm mống, nhờ mình gieo một cách vô tình hay cố ý mà nó nảy mầm và phát triển. Cho nên khi tìm nghiệp khác thích hợp thì mình học cách chăm bón cho nghiệp ấy lớn lên từ từ để trở thành cây cổ thụ, rồi hết đời này đến đời khác mà hưởng thụ cái cây nghiệp ấy thôi. Ví dụ mình thích làm tiên thì đầu tiên phải tìm xem hạt giống tiên là gì rồi gieo, rồi chăm bón, lúc đầu chưa quen thì thất bại, thất bại thì gieo lại chăm bón lại, làm tới làm lui nhiều lần thì hạt giống ấy cũng phải nẩy mầm và lớn lên thôi. Bởi vậy mới có nhiều cơ sở tôn giáo ra đời để dạy người ta cách gieo cách chăm bón cây nghiệp là vậy đó. Nhưng mà nhiều quá, làm sao để chọn. Cho nên tự mình phát huy tuệ trước đi, tự mình hiểu rõ về nghiệp trước cái đã rồi thì vừa học vừa hành, vừa chăm bón vừa học hỏi từ thất bại. Hành riết thì có tuệ thôi, còn nghe người này người kia nói rồi chạy theo hoài thì rất là mệt, cứ phải chạy mãi thôi.

Túm lại muốn đổi nghiệp thì phải hiểu rõ nghiệp trước cái đã. Hiểu rồi thì bắt tay vào hành. Hành nhiều thì quen, quen rồi thì thành thục, thành thục rồi thì gieo đâu chính xác nấy, không có vừa gieo vừa hồi hộp mong chờ hú họa.

Cách thứ hai là đổi nghiệp tạm thời, thường thì vào giậy phút chuẩn bị tắt thở ấy, còn gọi là cận tử nghiệp. Ví dụ lúc sắp chết ráng nghĩ đến cái gì đó hay niệm tên ông nào đó, nếu làm được thì mình được rước về nơi ấy, khỏi phải đi theo nghiệp. Cái này tôi gọi là đổi nghiệp tạm thời là vầy nè.
Cái cận tử nghiệp ấy giống như mình là tội phạm tạm thời trốn được sự truy đuổi vậy đó. Thay vì bị bắt vào tù (nghĩa là đi theo nghiệp) thì mình trốn được và không phải vào tù (nghĩa là đến một cảnh giới khác không phù hợp với nghiệp của mình.)
Trường hợp 1: Ai mà trốn kỹ được thì trốn luôn đến vài chục năm sau bản án ấy không hiệu lực nữa thì coi như là mình được trắng án, không cần trốn nữa, nghĩa là người này vừa trốn vừa học cách đổi nghiệp cho chính mình, giống như tẩy trắng cho chính mình vậy đó.
Trường hợp 2: Trốn không thoát, thì trước sau gì cũng bị bắt trở lại rồi nhốt vào ngục thôi, nghĩa là hết thời gian của mình tại cảnh giới kia thì mình cũng bị nghiệp túm cổ rồi đi vào cảnh giới tương ưng với nghiệp của mình.

Dù là trường hợp nào thì vẫn phải học cách đổi nghiệp cho chính mình, nghĩa là học về nghiệp, nghĩa là tự mình gieo trồng cây nghiệp của chính mình, học từ thất bại, rồi lại hành, rồi lại học, rồi lại hành đến khi nào thành trùm cuối thì thôi hihi.

Túm cái ý lại, chết đi về đâu, đi theo nghiệp chứ còn đi về đâu nữa. Làm sao để biết mình nghiệp gì. Quan sát người thân rồi suy ra nghiệp của mình. Không thích nghiệp này thì học cách đổi nghiệp khác. Dễ hơm? Quá dễ luôn.

P.s 1 Hỏi: Không có người thân thì lấy gì mà quan sát?
Đáp: Quan sát hàng xóm láng giềng, người đến từ nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Không cùng nghiệp thì làm sao mà sinh ra trên cùng một mảnh đất được chớ. Mấy cái này cũng không có luôn thì Lá Rụng Về Cội đi nha bây.

Bây giờ mọi người hằng tâm niệm điều này đi nha!
Có người thân là để làm gì? Có người thân là để quan sát nghiệp của họ, nhờ vậy mà suy ra nghiệp của chính mình.
Tương tự, có hàng xóm là để làm gì?......
Có người cùng quê là để làm gì?......
Có người cùng quốc tịch là để làm gì?.........

P.s 2 Hỏi: Sao các Bất thối Bồ tát rành về nghiệp mà vẫn bị nghiệp quật dzậy?
Đáp: Như đã viết trong bài Bất Thối Bồ Tát vs. Phật Toàn giác. Khi họ bị nghiệp quật thì nghĩa là họ chơi thua trong trò chơi của thế giới nhị nguyên rồi đó. Nghĩa là họ bị hai luồng xe âm dương tông trúng rồi đó hehehehehe.
Sao giống cười trên nỗi đau của người khác quá vậy ta hahahahaha. 

Hãy Để Mọi Thứ Diễn Ra Một Cách Tự Nhiên!

Năm tôi 21 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học, cái tôi thực tập ở phòng Hợp Tác Quốc Tế của trường đại học ấy. Có một chị hơn tôi vài tuổi là nhân viên kì cựu, có lần chị ấy nhắc tôi một câu gì đó về cách sinh hoạt của tôi. Bị nhắc vậy nên tôi cảm thấy quê quê nên từ đó về sau cạch mặt chỉ luôn. 10 năm sau lúc tôi 30 tuổi tôi biết ơn chị ấy vô cùng vì đã ra sức dạy bảo nhắc nhở tôi vấn đề mà mãi 10 năm sau tôi mới giác ngộ ra được. 20 năm sau lúc tôi 40 tuổi, cảm giác của tôi về chị ấy là: Nhắc tôi chi vậy bà nội, ai mượn nhắc, nước chảy ngày cũng tới, chính vì có lời nhắc trước nên khi nước chảy tới, cảm giác chả Yomost gì cả. Đó là lý do tôi nói rằng: Ai cũng là Phật cả, chả ai cần mình hướng dẫn hay dạy dỗ cái gì đâu.

Các giai đoạn 20 30 40 tuổi của tôi tương tự câu nói này nè
Giai đoạn 1: Núi là núi, sông là sông.
Giai đoạn 2: Núi không phải núi, sông không phải sông
Giai đoạn 3: Núi lại là núi, sông lại là sông.

Chính vì đích thân trải qua điều này nên tôi mới nói: Chả ai cần ai dạy dỗ hay hướng dẫn cái gì đâu. Cái gì tới thì nó tới. Tự dưng mình hứng chí làm đấng cứu thế, luôn miệng dạy dỗ nhắc nhở thiên hạ, dù bằng thiện chí, dù những gì mình nói là không sai, nhưng hóa ra có khi mình lại đang giết chết đi một thứ gì đó của người khác.

Ví dụ khác, tôi giới thiệu mọi người quyển sách Từ Chánh Niệm đến Giác Ngộ nhưng thực ra tôi chưa đọc quyển đó, tôi chỉ nghe vài trang đầu thôi thì tôi chìm vào một trạng thái vi diệu, vậy là giới thiệu luôn. Nhưng sau đó thì chả đọc nữa nên nếu mọi người hỏi về nội dung quyển sách đó thì tôi cũng chẳng biết đâu mà trả lời nha!

Nghe đến đây, đảm bảo có người thầm thì: Bà nội này vô trách nhiệm dễ sợ, chưa đọc mà cũng bày đặt giới thiệu!

Uy, biện luận nè! Chưa đọc nhưng mà tôi biết nó hay nên tôi mới giới thiệu chứ. Còn nó có thật sự hay với mọi người hay không thì tùy duyên nha. Ai có duyên với nó thì có thể đọc hiểu và học hỏi điều gì đó. Bằng không thì thấy nó chả có gì hấp dẫn.

Đây là biện luận cho sự vô trách nhiệm nè hihihi!

Nói đến đây nên sẳn tâm sự luôn nha!

Tôi hầu như chưa bao giờ đọc một quyển sách tôn giáo hay triết học hay tâm linh nào hoàn chỉnh cả. Tôi chỉ đọc vài phần hoặc vài trang hoặc vài chương hoặc vài đoạn để cảm nhận rồi thôi, chứ không có ôm hết quyển này đến quyển khác mà đọc cho mù mắt. Truyện/ tiểu thuyết/ sách văn học/ sách du lịch/ đi bụi/ hồi ký……… thì đọc hết quyển này đến quyển khác, chả sao, nhưng sách liên quan đến triết học, tôn giáo, tâm linh thì đừng hòng mong chờ tôi sẽ đọc hết cuốn. Biết sao hơm?

Chụy đâu có ngu đâu bây. Đọc vậy để sinh ra sở tri chướng chứ có ích gì.
Vậy chụy đọc chi vậy?
Có hai lý do nha.
Thứ nhất là đọc để tìm đồng bọn, hay còn gọi là tìm sự đồng cảm. Nghĩa là người cũng trải qua trạng thái/cảm giác vi diệu mà mình từng trải. Để biết họ có phải là đồng bọn hay không thì có khi chỉ cần đọc cái tựa sách hoặc vài phần thì cũng đã nhận ra rồi. Cái này giống như cùng tầng số thì dễ nhận diện vậy đó.
Vì sao cần tìm đồng bọn? Để kiểm tra xem cái trải nghiệm ấy đã tận cùng chưa, có thể tiếp tục đi sâu nữa hay không. Nếu không thì không cần đọc tiếp, tự mình tìm tòi. Nếu có thì cũng không cần đọc tiếp, tự mình tìm cách để đi sâu hơn. Trải nghiệm của ai thì chỉ hợp với họ. Khi mình hiểu quá sâu về trải nghiệm của người khác thì có khi điều ấy trở nên ám ảnh tâm trí mình làm mình khó đi sâu hơn nữa. Nếu có đi sâu được thì có khi cái ấy lại chỉ là ảo giác, chỉ là do mình tưởng tượng ra mà thôi chứ không phải là do mình tự thân chứng ngộ. Đây gọi là sở tri chướng mà một khi vướng phải thì rất khó mà loại bỏ. Cho nên ngu sao đọc nhiều để vướng vào cái khó nhằn này chớ, dành thời gian đọc tiểu thuyết ngôn tình cho nó sướng hehehehe.

Thứ hai là đọc để tìm kiếm sự gợi ý. Mà đã là gợi ý thì chỉ cần đọc vài câu hoặc vài ý thôi chứ cần gì đọc nhiều. Nhiều sách hay kinh luận nhìn rất dày, rất nhiều nhưng thực ra ý chính chỉ là một câu hoặc một đoạn, phần còn lại của nguyên quyển sách chỉ là diễn giải của ý chính ấy mà thôi. Mà đã là diễn giải thì đó là của người khác, mình đọc làm cái gì cho sanh ra sở tri chướng. Người ta đang trình pháp cho hệ thống vũ trụ thì mình xía vào làm chi. Mọi người thấy trong các trường thiền, khi trình pháp thì chỉ có thiền sư và thiền sinh đang trình pháp thôi, không có người thứ ba. Các quyển sách tôn giáo/ tâm linh cũng vậy đó. Mình chỉ cần cái ý chính rồi ôm lấy mà quán tưởng mà diễn giải theo đúng trình độ giác ngộ, theo đúng chỗ đứng của mình, còn cái diễn giải của người thì để họ trình cho hệ thống vũ trụ, chớ có xen vào làm gì.

Ví dụ trong Lão Tử - Đạo Đức Kinh, đoạn đầu tiên của chương đầu tiên là túm ý toàn bộ quyển kinh rồi nên chỉ cần ôm lấy cái gợi ý ấy mà quán tưởng. Phần còn lại của quyển sách là phần trình pháp của Lão tử, đọc làm chi cho mệt. Ví dụ, tôi tên A, tôi ôm cái ý đó để quán rồi diễn giải theo trình độ của mình thì lại có quyển A- Đạo Đức Kinh. Người tên B thì có B – Đạo Đức Kinh. Người tên C thì có C – Đạo Đức Kinh. Còn người tên D thì không chịu làm như vậy mà ôm hết diễn giải của A, của B, của C đọc rồi bắt đầu so sánh, phê bình, phân tích đúng sai, phải trái này nọ, rồi cho ra D – Đạo Đức Kinh diễn giải. Rồi lại có E – Đạo Đức Kinh diễn giải,……………. Càng về sau thì lại càng ra nhiều phiên bản Đạo Đức Kinh là vậy.

Túm cái ý lại. Có khi mình hứng chí làm đấng cứu thế quá nên ra sức hướng dẫn dạy dỗ người khác cũng y hệt như việc ôm hết các quyển sách vào đọc rồi sinh ra sở tri chướng cản trở con đường giác ngộ và chứng đạo vậy đó.

Trong cuộc sống đời thường cũng vậy, có khi mình vì mặt mũi, vì sự tự ái của riêng mình một hai phải ép, phải bắt buộc con mình phải thế này thế nọ mới là tốt, mới được xem là thành đạt, mới làm nở mặt nở mày tổ tiên. Đúng là đồ ngốc! Cách duy nhất để làm nở mặt nở mày tổ tiên là chứng đạo. Một người chứng đạo, ngay cả gà chó cũng thăng thiên. Mà để chứng đạo thì nó phải đi con đường hợp với nó, chứ không phải hợp với quy cách xã hội. Công nhận đúng là Quỷ Vương, có tư tưởng phản xã hội dễ sợ luôn hihi.

P. s 1 Giờ mà ai cảm ơn mình vì đã nhắc họ. hướng dẫn họ hay làm gì đó cho họ thì hãy chuẩn bị tinh thần là 10 năm sau hoặc kiếp sau, chính người đó sẽ nói: Nhắc/ hướng dẫn tôi chi vậy bà nội, làm hổng có cảm giác Yomost gì hết.

P.s 2 Lúc ở Đông Bắc Ấn, tôi ở ké một tổ chức tôn giáo vô cùng có tiếng tăm. Tổ chức này thờ thần Krishna, tên tổ chức là Krishna Foundation. Tôi rất thích vị thần này. Các tín đồ mỗi ngày đều tụng niệm tên Krishna giống người ta niệm A Di Đà Phật vậy đó. Hare Krishna. Hare Krishna. Krishna. Krishna. Krishna. Lúc ở đó, tôi cũng tụng niệm như vậy mỗi ngày, tụng hoài vẫn không chán. Thật ra họ rất tử tế với tôi. Họ sắp xếp cho tôi ở một căn phòng VIP, rất đẹp và sạch sẽ. Họ tặng cho tôi một quyển sách Bhagavad Geeta và vị trụ trì ở đó bảo tôi đọc chương một rồi đến chỗ vị ấy để nghe giảng giải. Tôi thích quyển kinh này lắm, đọc một lèo luôn năm chương, lúc không đọc thì ngồi tụng Hare Krishna. Hare Krishna. Krishna. Krishna. Krishna. Giai đoạn ấy tôi vô cùng nhất tâm nên ngoại trừ giờ ăn, tôi ở lỳ trong phòng đọc sách hoặc tụng niệm tên Krishna, hổng có đến chỗ vị trụ trì. Thật ra quyển sách này rất dày, cứ phía sau mỗi câu kinh là có nguyên phần diễn giải. Tôi chỉ đọc câu kinh thôi, không có đọc diễn giải, nhưng mà tôi thích Bhagavad Geeta nha. Và tôi cũng thích cách họ tụng niệm tên Krishna nữa. Bất cứ thứ gì diễn ra, họ cũng bảo là do Krishna làm. Ví dụ: Hôm nay trời nóng, họ bảo: Krishna làm trời nóng quá. Trời mưa thì họ bảo: Krishna làm trời mưa, ẩm ướt quá! Thật ra Krishna đối với họ giống như Thiên chúa của các đạo thờ Chúa, giống như Thượng Đế của mấy vị tu tiên vậy đó. Dễ thương hơm!
Tôi chỉ đọc 5 chương đầu của Bhagavad Geeta cái tôi không đọc nữa, tôi tặng sách cho người khác. 

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

Tánh Không Chính Là Pháp Ấn Vô Ngã

Mấy ông già Bắc Tông hoặc có người gọi là Phật giáo Đại Thừa đi khắp nơi rêu rao cái gì mà Tánh Không, cái gì mà Chân Không Diệu Hữu từa lưa hạt dưa, kinh nào kinh nấy mô tả Tánh Không dài thòng lòng dày cộm cộm, rồi các bài thuyết pháp bài nào cũng Tánh Không, Tánh Không, riết mọi người bị tẩu hỏa luôn. Suốt ngày bàn luận về Tánh Không, bàn luận làm sao để thể nhập Tánh Không, bàn luận bàn luận bàn luận hết ngày đến đêm, hết năm này đến năm nọ hết kiếp này đến kiếp nọ. Có lần tôi ở Bồ Đề Đạo Tràng, tôi ở trong trại của người Tây Tạng, gặp một anh chàng Tây Tạng, anh này bảo chán đời rồi muốn tìm một bậc đạo sư giảng cho mình về Tánh Không để mình lên núi Hy Mã Lạp Sơn ẩn tu luôn. Lúc đó tôi vừa mới quay lại Ấn độ từ Sri Lanka, nghe anh ta nói xong cái ngẩn người ra luôn. Biết sao ngẩn người không? Bởi Tánh Không mà cũng giảng được sao, vậy là sao ta. Lúc đó có pháp hội của Ngài Đạt Lai Lạt Ma, mọi người nô nức mua đài rà chỉnh về ngôn ngữ của mình để nghe Ngài thuyết về Tánh Không. Tôi lại ngẩn người tiếp. Ông già này cũng biết lừa người dễ sợ luôn. Ặc, nói gì thì nói tôi thích mấy vị Bắc tông vô cùng bởi vì họ rất vui. Ngây thơ trong sự sâu sắc và sâu sắc trong sự ngây thơ. Chính vì vậy nên mới có tên gọi Đại Thừa dành cho họ. Túm lại thì tôi thích họ, tôi thích họ, tôi thích họ. Vấn đề quan trọng nên phải nói ba lần hihihi.

Trong khi mấy ông già Bắc tông ra rả Tánh Không thì mấy ông Nam tông lại gào thét. Đúng là cái đồ tào lao, cái đồ kinh giả, kinh ngụy, cái đồ Ma Vương, vì có đốt hết tất cả kinh Nam tông cũng chả rơi ra được cái được gọi là Tánh Không. Cho nên tụi bây chính là Ba La Môn giả danh, Ma Vương núp bóng (uy, sao giống nói tôi quá vậy, tôi là Quỷ Vương nè!)

Đúng là trong kinh sách Nam Tông chẳng có cái gì được gọi là Tánh Không cả, chỉ có pháp ấn Khổ - Vô Thường – Vô Ngã. Mãi cho đến tận bây giờ tôi mới hiểu được tại sao phải là Khổ - Vô Thường – Vô Ngã mà không phải là Vô Ngã – Vô Thường – Khổ. Cái bẫy nằm ở ngay đây nè mọi người! Công nhận cũng biết bẫy người dễ sợ luôn. Biết sao không?

Nói vầy đi cho dễ hình dung. Khổ - Vô Thường tương đương phần Đức trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử, còn Vô Ngã tương đương phần Đạo. Cho nên Khổ - Vô Thường có thể giảng giải, bàn luận, thuyết pháp, có thể hình dung, có thể hiểu, có thể áp dụng trong cuộc sống đời thường. Còn Vô Ngã tương đương phần Đạo cho nên chỉ có thể ngộ hoặc không ngộ chứ không thể thuyết, không thể giảng giải. Nhưng vì ba đứa này đi chung với nhau, cho nên người ta khi nói thì thường nói luôn tên của ba đứa. Đức Phật chưa bao giờ giảng về Vô Ngã, Ngài chỉ giảng về Khổ và Vô Thường, còn cái mà mình tưởng rằng Ngài giảng về Vô Ngã thực ra chỉ là một cái tên gọi khác của Vô Thường, chứ Vô Ngã là Đạo mà đã là Đạo thì làm sao mà giảng.

Chính vì thế bất cứ khi nào mình thấy mình ngộ ra được Khổ - Vô Thường – Vô Ngã rồi thì cái ngộ ấy chỉ là cái hiểu, cái thấu hiểu, cái thẩm thấu triết lý mà thôi. Chứ nếu mà nói chứng ngộ thì không ai có thể chứng ngộ Khổ - Vô Thường trước khi chứng ngộ Vô Ngã cả. Nếu thật sự chứng ngộ thì phải chứng ngộ Vô Ngã trước rồi mới đến Vô Thường và Khổ. Giống như Vô Ngã là nhân còn Khổ và Vô Thường là quả của cái nhân ấy vậy. Nếu chúng ta đi từ quả trước rồi mới đến nhân thì đó là hiểu chứ không phải là chứng ngộ. Còn trình tự của chứng ngộ thì phải là từ nhân rồi mới đến quả.

Chính vì vậy mà thứ tự phải là Khổ - Vô Thường – Vô Ngã. Phải cho chúng nó hiểu trước cái đã, rồi khi chúng nó tu tập chúng nó chứng ngộ lại là Vô Ngã – Vô Thường – Khổ. Đứa nào chứng ngộ xong đứa đó ỉm luôn, không có thài lai mà kêu gào về cái trình tự này, với lại làm gì quỡn mà kêu gào. Cho nên khi trình pháp chỉ cần hỏi: mi chứng ngộ tam pháp ấn thế nào? Dạ, con đã ngộ ra Khổ - Vô Thường – Vô Ngã là biết cái đứa này chứng ngộ giả rồi, chỉ mới hiểu thôi, chứ làm gì mà chứng ngộ được Vô Ngã sau hai đứa kia được chứ.

Bởi vì Vô Ngã quan trọng như thế trong việc chứng đạo cho nên mấy ông già Bắc tông khuếch trương cái này lên cực điểm để lừa người chơi. Họ đổi từ Vô Ngã thành Tánh Không, chỉ độc nói duy nhất về Tánh Không mà không hề đụng chạm gì đến Khổ - Vô Thường. Chính vì vậy mà bên Bắc tông chỉ có Tánh Không và Chân Không Diệu Hữu mà không hề có bất cứ thứ gì liên quan đến tam pháp ấn là vậy đó. Hiểu hơm?

Đã lừa người là lừa cho tới bến cho nên trong khi mấy ông Nam tông suốt ngày ra rả Khổ - Vô Thường – Vô Ngã, còn mấy cha Bắc tông chỉ độc duy nhất Tánh Không, Tánh Không suốt ngày. Tu số nhiều khó tu lắm, tu số ít cho dễ tu nè mấy con. Tam pháp ấn đến 3 lận nên là số nhiều. Tánh Không có một thôi nên là số ít.

Biết sao tôi viết bài này không? Bởi vì tôi ghét là bao lâu nay mình bị lừa, nên viết ra cho bõ ghét. Ghét. Ghét. Ghét. Chỉ biết lừa người.

Túm cái ý lại. Ý nghĩa của hai từ Đại Thừa nghĩa là Lừa Người. Lừa cho chúng mày thất điên bát đảo chơi, ai biểu chúng mày ngu quá mừ. Đồ ngu, đồ ngu, đồ ngu. Ngu quá nên mới bị lừa, lừa đến khi nào hết ngu thì thôi hihi.

P. s 1 Chân Không Diệu Hữu thật ra là rút gọn lại cái ý này trong Lão tử - Đạo Đức Kinh: vô danh thiên địa chi thỉ hữu Danh vạn vật chi mẫu. Ai hiểu được cái này sẽ hiểu được cái kia và ngược lại.

P.s 2 Hỏi: Chụy, vậy làm sao để chứng ngộ Tánh Không?

Đáp: Không biết luôn. Hay là bắt chước mấy đứa bên Nam tông, đi từ Khổ - Vô Thường trước đi, phải hiểu, phải áp dụng trước cái đã. Rồi đến khi nào ngộ thì nó ngộ chứ ai biết làm sao để ngộ hihi. 

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2020

Trải Nghiệm Kinh Dị ở Sri Lanka

Trong một bài viết nào đó tôi có nói là khi nào siêng thì sẽ viết về cái trải nghiệm này – đây là trải nghiệm kinh dị nhất của tôi tại Sri Lanka.

Như trong bài viết này đã nói đến thì lúc ở trường thiền ở Sri Lanka lúc đầu tôi rất sợ trình pháp bởi vì toàn ăn với ngủ như heo thì biết gì đâu mà trình, nhưng mà tôi bị ép, ép riết, ép riết nên bị buộc phải trình pháp. Ngày nào cũng trình, trình đến nghiện luôn nên tự động đi trình mỗi ngày không cần ai bắt ép nữa. Thói quen của tôi đấy, hễ không làm thì thôi mà làm rồi thì dễ bị nghiện. Ngày nào cũng xếp hàng để đi trình pháp, trình mà không cần người nghe luôn (đang viết đến đây phải dừng lại để đi dọn cái đống ói của con mèo con; đang nằm ngủ tự nhiên nó vùng dậy ọe ọe rồi ói tè le lên mền lên gối, ói đầy giường tôi luôn rồi; nó là mèo con mà sao nó ói nhiều dzạ, ói khắp nơi luôn. Biết rồi nha, cái trải nghiệm này kể về sự ngu xuẩn của tôi khiến trời đất nổi giận, cho nên bây giờ chỉ ngồi viết lại thôi mà cũng có sự cố nữa nè hehehehehe)

Kể tiếp về việc tôi trình pháp đến nghiện, trình mà chả cần người nghe luôn, thao thao bất tuyệt như đang nói chuyện với người cõi trên ấy hihi. Cái ông trời ổng nổi giận nha. Bây nói nhiều quá bây mà cái cơ bản nhất là Ngũ Uẩn bây còn chưa ngộ ra được thì nói tào lao có ích giề. Hiểu là một chuyện mà ngộ lại là một chuyện. Khi đọc sách hay nghe thuyết pháp này nọ thì ai cũng biết Ngũ Uẩn là gì và có thể thao thao bất tuyệt mà nói về nó nhưng để ngộ ra thì lại là một chuyện khác, chả ăn nhập gì với cái hiểu cả.

Cái ông trời ổng chờ, chờ hoài chờ mãi chờ miết mà cái con đần này nó mãi chả ngộ ra được nên ông tức ổng ghim ổng tìm cách trừng phạt cho bỏ cái tật ngu nha mậy hihi. Thật ra tôi mãi chả muốn kể về cái trải nghiệm này một phần do lười biếng một phần là do tôi còn sợ hãi mỗi khi nhớ đến nó nha, nghĩ đến nó là tim đập thình thịch luôn ấy.

Rồi mùa mưa đến với Sri Lanka. Một hôm, trời âm u, mây đen kéo đến đầy trời, gần với giờ phải thiền ở thiền đường nên mọi người kéo nhau vào thiền đường ngồi hết. Mưa ầm ầm rơi xuống. Lúc ấy tôi đang hành thiền ở ngoài sân, cái tôi ngẩn người ra nhìn mưa, tôi cảm thấy đây là cơ duyên của tôi, không thể bỏ lỡ, cơ duyên để làm gì thì không biết nhưng tôi không muốn vào thiền đường, tôi chỉ muốn ở bên ngoài thôi. Lúc ấy mà ni cô trưởng khu bắt ép tôi phải vào thiền đường thì bỏ lỡ qua cơ duyên này rồi nhưng may mắn là mọi người trốn mưa nên vào cả thiền đường. Tôi một mình lang thang ở ngoài hành lang ấy, đi qua đi lại để chờ cơ duyên. Đi tới rồi đi lui, đi qua rồi đi lại, mưa lớn vô cùng, quần áo tôi ướt nhem từ trên xuống dưới, lạnh quá nên da tay da chân nhăn nhúm hết luôn. Lạnh lắm luôn nha, tôi có cảm giác nếu tôi không vào trong thì tôi bị chuột rút luôn đó, nhưng tôi cảm thấy không thể vào trong, tôi nhìn chằm chằm vào cơn mưa chờ đợi một cái gì đó mà tôi cũng chẳng biết đó là cái gì, tôi chỉ biết là tôi đang chờ một cái gì đó trong cơn mưa này, nên tôi vừa đi vừa nhìn chằm chằm vào cơn mưa.

Rồi rồi rồi cái ấy cuối cùng cũng đến.

Đang đi tự nhiên tôi dừng lại, xoay người hướng thẳng ra bên ngoài, trước mặt tôi có hai luồng ánh sáng, bên trái là màu trắng bên phải là màu lam, tôi nhìn thấy rất rõ ràng hai màu, hai màu xuất hiện cùng lúc đến từ trên trời, góc 45 độ, chiếu vào người tôi, lúc ấy tôi trở thành Lê Văn Tám luôn, cả người đột nhiên sáng lòa, y như trên sân khấu vậy đó mọi người, muốn ai trở thành tâm điểm thì đèn sân khấu bao phủ lên người của người đó. Lúc hai luồng ánh sáng chiếu vào người tôi cũng giống như vậy đó, một nỗi sợ hãi dâng trào, tôi phải đi khỏi chỗ ấy ngay lập tức, vậy là tôi xoay người đi thằng vào trong nhà, khoảng 15 bước chân, khi tôi dừng lại ở bên trong nhà thì ý thức nổi lên rằng lần sau có ánh sáng chiếu vào người như thế thì phải rời đi ngay lập tức. Ý nghĩ này nổi lên xong rồi, cái tôi ngẩn người ra ngạc nhiên quá chừng luôn: Sao không đánh. Lạ nha! Nghĩ xong, chờ thêm một chút nữa thì bên ngoài vang lên tiếng ầm ầm rầm rầm kéo dài, tường nhà rung rinh hết luôn. Ài, cuối cùng cũng chịu đánh rồi. Lại tiếp tục ầm ầm rầm rầm.

Từ lúc ánh sáng chiếu vào người (sắc) rồi nỗi sợ hãi dâng lên (thọ) phải đi khỏi ngay lập tức (tưởng) rồi xoay người bước đi (hành) sau này khi ánh sáng chiếu vào người thì phải rời đi ngay lập tức (thức). Cái này diễn ra rất nhanh nhưng mà lúc ấy thời gian đối với tôi là dài vô cùng bởi vì tôi thấy rất rõ mọi thứ diễn ra ngay trước mắt mình từng lớp từng lớp một, cực kì rõ ràng, không hề bị che đậy, không có gì mờ ám, từng lớp từng lớp như cái bánh lột da vậy đó. Lúc ấy thời gian đối với tôi cực kỳ chậm bởi tôi thấy vô cùng rõ, rõ vô cùng, rõ chưa từng thấy bao giờ, từng sự kiện cứ lần lượt lần lượt tiếp diễn ngay trước mắt mình. Chính vì thời gian diễn ra lúc ấy đối với tôi vô cùng chậm nên tôi mới chờ hoài mới nghe được tiếng sét đánh xuống rầm rầm, nghe được tiếng sét đánh thì mới có cảm giác thở phào nhẹ nhõm được. Bởi vì thời gian lúc ấy sao mà lâu vô cùng cho nên chỉ sau khi nghe tiếng sét tôi mới có cảm giác trở về hiện tại. Hôm nào trời mưa mọi người canh thử xem là thời gian giữa lúc tia sét chiếu ánh sáng đến khi nghe được âm thanh là nhanh thế nào mà sao lúc ấy tôi lại thấy nó chậm vô cùng. Sau khi vào nhà tôi còn nhớ tôi phải chờ một lúc mới nghe được tiếng sét nữa cơ.

Chính vì lúc ấy mọi thứ giống như được khuyếch đại, y như mình cầm kính lúp soi cho to cho rõ cho nên nỗi sợ của tôi lúc ấy cũng được khuyếch đại, thành thử từ đó về sau mỗi khi nhớ đến sự kiện này, tôi còn bị nỗi sợ ấy làm cho ám ảnh, tim cứ đập thình thịch.
Nhưng mà giờ hết rồi nên tôi mới ngồi đây mà gõ gõ chữ được chớ, chứ lúc trước tôi ngại đang gõ chữ nửa chừng tim đập mạnh quá đứt bóng luôn ấy hihihi.

Kể tiếp. Sét đánh ầm ầm như thể muốn dồn toàn bộ sức lực lại để đánh chết tôi cho chừa cái tội ngu ấy. Bây ngu quá là ngu, mãi mà vẫn không chịu nhận ra nên đánh cho bây chừa. Lúc ấy mà tôi vẫn không chịu ngộ ra, có khi nào bị sét đánh chết không vậy ta. Tia sáng chiếu vào người sáng lòa như thể bị thiên lôi đánh dấu, vậy mà sao vẫn không bị đánh trúng. Chắc là do nó qua ải rồi nên tha cho nó một mạng hihihi. Tôi thì không sao nhưng mà hai cái bóng đèn treo ở hai đầu hành lang thì đứt bóng theo nghĩa đen luôn ấy. Sau này khi nhân viên đến thay bóng đèn ổng còn ngạc nhiên khi thấy đèn khu này dễ đứt bóng quá dzậy. Tôi nói bóng đèn thì không cần, khỏi thay luôn được hơm. Nhưng mà họ hổng chịu, họ sợ tôi lần mò trong bóng tối sẽ bị rắn cắn. Ở đây có rắn độc lắm, bị cắn rồi thì chỉ có chết, không thể cứu chữa. Hơn nữa khu này nằm sát tường rào với bên ngoài, họ sợ tối quá có người nhảy tường vào quấy rối mà không ai nhìn thấy.

Thực ra biết sao tôi không muốn cho họ thay bóng đèn không, bởi vì có lần mọi người trong tòa nhà đốt đèn cầy thay cho đèn điện còn ngoài hành lang thì vẫn để đèn điện bình thường. Cái tôi nhìn thấy một cái là không muốn sử dụng đèn điện luôn, đặc biệt là đèn tỏa ra ánh sáng trắng. Biết tôi thấy gì không? Tôi thấy rõ ràng từ ánh sáng trắng là từng luồng tia sáng đi theo hình vòng tròn tiến vào cơ thể và thay đổi tế bào trong cơ thể tôi, còn ánh sáng đỏ phát ra từ đèn cầy thì không có hiện tượng đó. Trùi ui, thấy xong là tôi sợ quá không dám mở đèn luôn. Ánh sáng di động theo hình vòng tròn từ từ thấm vào làn da tôi và tác động đến các tế bào. Sợ chưa! Sợ quá đi mất!

Ài, đứa nào thích làm khoa học gia đâu giơ tay lên. Chụy chỉ cho đề tài nghiên cứu nè. Đó là nghiên cứu sự khác nhau trong tế bào của người dùng ánh sáng trắng và người không sử dụng ánh sáng trắng. Đảm bảo khác nhau đấy. Đi nghiên cứu đi bây. Lúc tôi phát hiện ra vấn đề này cái tôi lôi Thomas Edison cùng tổ tiên dòng họ 7 đời của ổng ra tôi chửi một vòng hihihi. Cái này tương tự lúc tôi phát hiện ra tổ tiên của tôi không có nguồn gốc từ vượn thì tôi lôi Darwin ra chửi một vòng. Cha mày thèn Darwin. Mẹ mày thèn Darwin. Cả nhà mài mới là vượn. Tổ tiên mài mới là vượn.

Mấy thèn tự xưng khoa học gia nghiên cứu tầm bậy tầm bạ, truyền đạt ba cái mớ tri thức tào lao bí đao. Cho nên tôi mới nói tụi trẻ khỏi phải đến trường là vậy. Học vậy thì học làm cái quỷ gì, ở nhà chơi cho nó sướng hihi! 

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2020

ĂN CHAY

Ăn chay thực sự chính là ăn lạt hay còn gọi là ăn nhạt.

Để thực sự ngộ ra ăn chay chính là ăn nhạt, tôi phải bỏ ra hơn một năm trời chỉ ăn toàn mì gói. Ăn liên tục toàn là mì gói (thực ra thì do tôi cũng rất hảo mì gói nên tôi mới chọn món này đấy chứ.) Trong đó có mấy tháng liên tục là ăn mì gói theo đúng nghĩa là chỉ có mì và muối trộn lại ăn chứ không có thêm món gì nữa đâu. Sau khi cho 2-3 vắt mì vào tô, tôi đổ nước sôi vào ngâm cho mì nở ra, rồi đổ nước đi, sau đó thêm bột nêm hoặc muối vào rồi trộn lên, sau đó cứ thế mà ăn. Ăn cùng một phong cách như vậy trong mấy tháng liên tục. Sau đó thì tôi thỉnh thoảng nấu thêm một ít rau củ vào ăn chung nhưng phần lớn tôi chỉ ăn mì trộn muối thôi nha.

Này, chụy kể đến đây đừng có đứa nào nhảy dựng lên xyz có hại sức khỏe gì gì nha. Mục đích của việc có thân là để trải nghiệm mấy cái này cho mấy đứa không có thân ghen tị chơi chứ không phải ăn cho ngon mặc cho đẹp rồi sau đó trở thành một đống xác thối. Nên nhớ có thân là để trải qua những cái mà người không có thân không thể trải qua được. Cho nên khi đã có thân thì tranh thủ trải nghiệm cho nhiều vào, cứ lo sợ điều này điều nọ đến khi mất thân rồi lại hối tiếc tùm lum cho mà xem hihi.

Quay trở lại việc tại sao ăn mì gói trộn muối lại ngộ ra được ăn chay thực ra chính là ăn nhạt. Khi nói ăn chay chính là ăn nhạt thực ra vẫn chưa diễn tả hết ý của từ ăn chay đâu nha mọi người.

Như bài Âm Đức có nói đến là do tôi răng đau nên ăn chậm chạp cộng thêm chỉ ăn độc nhất một món mỗi ngày nên ơ rê ka tôi phát hiện ra rằng nước miếng của mình thực sự rất mỹ vị, cho dù bạn cho bất cứ thứ gì vào miệng, thứ ấy được trộn lẫn với nước miếng đều cho ra một mùi vị ngon không thể tả, ngọt lịm như nước cam lồ, cho nên bạn ăn gì không quan trọng, quan trọng là chỉ cho duy nhất một vị vào miệng, rồi chậm chậm mà nhai cho cái ấy trộn lẫn vào nước miếng thì đấy chính là sơn hào mỹ vị ngon nhất trên đời. Cho nên tôi có thể ăn theo cách ấy và chỉ ăn độc nhất món mì gói ngày này qua ngày nọ mà vẫn không thấy chán, càng ăn càng thấy ngon chứ chán gì mà chán, có khi tôi còn không trộn muối vào luôn để khỏi mất mỹ vị của nước miếng nữa kìa.

Dần dần tôi nhận ra rằng cái khái niệm ăn chay thực ra nghĩa là mỗi lần chỉ ăn duy nhất một vị, không được pha trộn mùi vị, bởi vì khi mùi vị có trộn lẫn thì khi hòa cùng nước miếng thì có cảm giác ghê tởm giống như đang ăn phân vậy đó. Ngoài ra khi ăn thức ăn có trộn lẫn mùi vị khác nhau thì khi hòa tan cùng nước miếng chúng ta phải tập trung rất nhiều để cho nước miếng trộn lẫn từng vị, quá mất công sức mà cái thứ đang nhai trong miệng lại quá ghê tởm do mùi vị bị trộn lẫn nên ăn như vậy rất là ghê.

Đó là lý do tôi tự nấu ăn, không thích ăn cái do người khác nấu, bởi vì ai cũng thích trộn lẫn hương vị khi nấu ăn. Nếu cứ miệng to nhắm mắt nhắm mũi ăn đại thì không sao, ăn thức ăn trộn lẫn hương vị không thành vấn đề nhưng nếu tập trung nhai để hòa tan cùng nước miếng thì cảm thấy giống như mình đang ăn phân vậy đó.

Bởi tôi không thích ra ngoài luôn, vì khắp nơi đâu đâu cũng là mùi thức ăn với hương vị hỗn tạp làm tôi toàn mắc ói, chẳng lẽ cứ ọe ọe hoài cho người khác mất hương vị ăn chơi. Chỉ sợ lúc ấy họ lại hỏi: Mấy tháng rồi chụy hihihi?

Nhớ lại mấy năm liên tục tôi không có ăn bánh mì thịt nên tôi cảm thấy thèm thèm nhưng mỗi khi nghĩ đến mùi vị của bánh mì thịt tôi lại mắc ói nha. Mùi bánh mì thì không sao, mùi nem mùi chả mùi rau cũng không sao nhưng chỉ cần hình dung tất cả mùi này được tề tựu lại trên một ổ bánh mì là đã muốn ói rồi. Thấy gớm chết đi được!

Cho nên túm ý lại, cái được gọi là ăn chay thực sự nghĩa là mỗi lần chỉ nhai đúng một hương vị. Có lần tôi thử nhai hương vị này xong rồi đổi sang nhai hương vị kia. Vậy mà cũng không xong, giống cái bát đựng món này xong rồi không chịu rửa lại đem đi dựng món khác vậy đó mọi người, rât khó ăn. Cho nên mỗi lần chỉ ăn một hương vị, rồi phải cách một đoạn thời gian mới lại nhai hương vị khác chứ không thể nhai liên tục.

Tôi nhớ ở Ấn độ có lần tôi ở trong một tổ chức tôn giáo mà thức ăn của họ rất nhạt; so với người Ấn lúc nào ăn hương vị cũng cay cũng đậm thì thức ăn của họ rất nhạt chỉ nêm muối và họ vô cùng tự hào về việc có thể ăn nhạt, vì thầy của họ là người ăn nhạt như vậy. Bây giờ thì sau khi biết thế nào là ăn nhạt theo nghĩa thực sự tôi nghĩ có khi họ bị nhầm rồi, họ ăn nhạt nhưng họ trộn nhiều món lại ăn chung với nhau, có khác gì ăn phân đâu trời.

Bởi vậy tôi cũng hiểu ra ý nghĩa hai từ quý tộc luôn nha! Quý tộc là người chỉ ăn duy nhất một hương vị cho mỗi lần ăn. Ai tự xưng quý tộc mà nhìn bàn ăn của họ, dọn ăn cùng lúc nhiều món, mỗi món thì có nhiều thành phần và vô số hương vị trộn lẫn là biết quý tộc rởm rồi, tự xưng cho có thôi, chứ toàn ăn phân thì quý tộc cái nỗi gì. Theo tôi nghĩ dân tộc duy nhất có thể xưng là quý tộc là người Anh kìa, bởi vì món ăn của họ nổi tiếng là dở vô cùng, cách nấu không hề đa dạng, gần như chỉ toàn là luộc cùng muối. Nhưng mà ăn vậy mới là quý tộc chính gốc đấy.

Nếu không tin mọi người có thể thử ăn cách mà tôi nói đi rồi biết. Nếu ăn cơm thì chỉ ăn cơm trắng, nhai cơm cùng nước miếng, sau khi ăn hết chén cơm thì ăn món khác, ví dụ rau luộc hoặc thịt luộc, cũng là theo cách trộn lẫn cùng nước miếng, nhai kỹ rồi mới nuốt, nếu luộc nhiều loại rau cùng lúc thì mỗi lần chỉ ăn duy nhất một loại rau, ăn hết loại này mới đến loại khác chứ đừng trộn lẫn hai loại rau vào nhai cùng lúc. Ăn thịt cũng vậy, mọi người nhai thịt riêng, nhai mỡ riêng, nhai xương riêng, đừng có trộn lẫn nhai cùng lúc. Ăn được như vậy mới là quý tộc đấy.

Nhờ ăn liên tục mì gói trong một khoảng thời gian mà tôi biết được thế nào là cách ăn quý tộc và ý nghĩa thực sự của từ ăn chay. Ăn chay mà như thế thì mới đáng kính nể, đáng được cung kính  bởi vì kiểu ăn ấy cực kì quý tộc. Cho nên người ăn chay mới là người cao quý, mới có thể vênh vênh mặt tự hào “Tôi là người ăn chay này.” Chứ ăn chay mà trộn lẫn hương vị này nọ thì chỉ là ăn phân, có quỷ gì đáng tự hào chứ.

P.s 1 Bây giờ chụy ăn tùm lum món trộn từa lưa hương vị được rồi, chỉ cần đừng tập trung vào việc nhai, đừng có chú ý cách thức ăn trộn lẫn nước miếng, cứ miệng to mà ăn vừa ăn vừa ngắm mèo thì ăn gì mà chả được. Rồi, chụy ấy chả phải quý tộc gì cả, chỉ là bụi đời thôi hehehe

P.s 2 Trong thời gian ăn toàn mì gói, không có nghĩa là mỗi ngày tôi chỉ ăn duy nhất mì gói thôi nha mọi người. Trong ngày khi không ăn mì gói thì tôi ăn trái cây, ví dụ chuối, đu đủ, dừa khô,.....Biết sao ăn dừa khô không? Bởi vì cơ thể thiếu chất dầu mỡ nên đành nhai dừa khô để có dầu dừa. Dừa khô cứng gần chết, dù nhai rất cẩn thận nhưng qua giai đoạn ấy thì một em răng hy sinh nên bây giờ chụy rất ghét dừa khô. Có lần cơ thể thiếu chất i ốt nha, làm mấy ngày liên tục toàn là nấu rau câu lên ăn thôi. Biết sao thiếu i ốt không? Vì làm biếng lấy muối nêm  nên không có i ốt chứ sao nữa hehehe. Cái gì cũng tự thân trải nghiệm thì cảm giác mới Yomost, còn nếu nghe người khác kể kể tả tả rồi tưởng tượng thì thật uổng phí một thân làm người. Có thân người là để đi từ trải nghiệm này đến trải nghiệm khác chứ không phải ăn ngon mặc đẹp để vẹo trai vẹo gái. Dù cảm giác vẹo trai vẹo gái cũng không tệ nhưng nếu dành cả cuộc đời vào chỉ duy nhất điều ấy thì rất chán chả có gì thú vị cả hihi

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2020

ÂM ĐỨC

Để giác ngộ cái này thì chụy phải hy sinh hàm răng, cho nên bây trả hàm răng lại cho chụy hehehehe.

Âm Đức là gì? Âm Đức giống như một cái cây xum xuê che phủ cả một gia đình, hoặc một dòng tộc. Chính vì cái này cho nên ngày xưa người ta mới vô cùng kính trọng các trưởng lão, những người già cả trong gia đình. Kính trọng họ vì họ có thể tạo ra âm đức cho cả gia đình, dòng tộc. Họ tạo ra âm đức bằng cách nào?

Kể chuyện ngày xưa nha! Người già đến độ tuổi nào đó thì răng rụng, mắt mờ, lỗ tai nghễnh nghãng, tay chân run lẩy bẩy, không thể ăn nhiều nói nhiều, không thể nhìn ngó nhiều, không thể nghe ngóng nhiều, không thể di chuyển nhiều. Họ gần như chỉ ngồi một chỗ, ăn thì rất lâu, vì có răng đâu mà nhai, nên ăn chậm chạp, ăn chậm nên không có thời gian nói tào lao, mắt không nhìn thấy, tai không nghe nên chẳng có thị phi chẳng có bị ngoại cảnh làm xao lãng. Vậy họ có khác gì thiền sư thu thúc lục căn đâu mọi người. Không có tivi, không có radio, không có internet, không có xe lăn đẩy đi chơi nên họ suốt ngày giống như ngồi thiền. Tâm trí họ trở lại những việc đã làm khi xưa, những việc đã xảy ra, không bị ngoại cảnh làm xao lãng nên họ có thể học ra được những bài học từ những chuyện xưa, thành thử họ giống như một quyển sách vậy đó, có thể dạy dỗ truyền đạt lại cho tụi trẻ những cái trải nghiệm và bài học mà họ ngộ ra được. Và để vậy, họ phải thu thúc lục căn trước cái đã. Khi lục căn thu thúc, tâm sáng dù mắt mờ nên họ có thể nhận diện vấn đề rất rõ, thành thử họ như pho sách sống đối với con cháu. Nhờ thu thúc lục căn nên họ trở nên hiền hòa mát mẻ như bóng râm và con cháu có thể núp dưới bóng râm ấy mà hưởng thụ bóng mát, bóng mát này sẽ vẫn còn tồn tại trong một khoảng thời gian nào đó sau khi họ chết, nghĩa là dù họ chết rồi nhưng bóng mát vẫn không mất đi ngay mà phải qua một giai đoạn thì bóng mát mới dần mờ nhạt và mất hẳn, khi ấy gia đình dòng tộc có thêm những bóng cây khác lại tiếp tục tỏa bóng mát. Cho nên mới có câu: con cháu được thụ hưởng âm đức của ông bà tổ tiên là vậy đó. Những người già thu thúc lục căn như thiền sư như vậy họ có thể biết trước luôn ngày giờ mình sẽ chết nên họ có thể thông báo cho con cháu để tụi nó chuẩn bị.

Biết sao tôi nói tôi phải hy sinh hàm răng để ngộ ra vấn đề này không? Là vì phải gìà thì răng mới rụng thì mới có cơ hội giác ngộ ra thế nào là âm đức. Nhưng tôi chưa có già nha, nhưng từ mấy năm trước, tôi không đi nha sĩ, từ bỏ việc chăm sóc răng miệng cẩn thận bởi vì tôi muốn nhìn xem khi không có hàm răng thì con người sẽ như thế nào. Thế là bị nha chu, bị răng đau, răng lung lay y như răng bà già. Cái tôi phải ăn chầm chậm phải ăn thức ăn mềm. Nhờ vậy mà ơ rê ka chụy ấy giác ngộ ra luôn cái được gọi là âm đức của người xưa và làm thế nào họ tạo ra âm đức cho con cháu luôn đó. Cho nên bây trả hàm răng lại cho chụy hehehehehe.

Ở trên là nói về việc người xưa tạo ra âm đức bằng cách nào. Còn ngày nay nha, răng lung lay thì đi nha sĩ nhổ sạch rồi làm răng giả, mắt mờ thì đeo kính cho nó sáng trở lại hoặc mổ mắt luôn, tai nghễng nghãng thì đeo máy trợ thính, tay chân không đi được thì có xe lăn lăn từa lưa khắp nơi. Vậy thu thúc lục căn bằng cách nào? Chẳng những không thu thúc lục căn mà do già, về hưu rồi nên quỡn, thậm chí còn tào lao hơn thời chưa già nữa kìa. Bàn luận chuyện này chuyện kia, cho nên bóng mát đâu chả thấy, chỉ thấy toàn là lò lửa hừng hực như cõi địa ngục. Thay vì tạo bóng mát thì lại thiêu đốt luôn tất cả bóng mát còn sót lại từ ông bà tổ tiên từ thời xưa. Chẳng những vậy mà còn thêm sự trợ giúp của những phương tiện được cho là phục vụ con người như tivi, đài báo, internet, máy móc xe cộ nên mức độ tào lao càng tăng thêm, luôn bị ngoại cảnh làm cho xao lãng, làm sao tâm sáng mà ngẫm nghĩ chuyện xưa mà học hỏi từ trải nghiệm để trở thành pho sách sống cho con cháu. Cho nên khuyên bảo tụi nó còn bị tụi nó chửi vô mặt nữa kìa. Lục căn thì không thu thúc, máu tào lao thì lại dư thừa, bóng râm đâu chả thấy chỉ thấy lò lửa hừng hục tản ra khắp nơi. Vậy âm đức đâu? Làm gì có.

Các nước Phật giáo Nam tông có một phong tục, đó là người già thì thường vào trong các chùa, thiền viện dựng cốc ở lại đó với mấy nhà sư luôn chứ không có ở nhà chung đụng với con cháu. Đây cũng là một cách để tạo âm đức. Thời nay dù các nước ấy vẫn giữ phong tục này nhưng mà nay sao bằng xưa, phải răng rụng mắt mờ tai nghễnh ngãng tay chân run rẩy nên không còn cách nào khác chỉ có thu thúc lục căn thôi. Bây giờ con cháu để tỏ lòng hiếu thuận đối với cha mẹ, nó lôi tuột người già vào bệnh viện tuốt lại từ a tới z nên muốn thu thúc lục căn cũng chẳng có cơ hội đâu mà làm. Cho nên đành ầu ơ cho qua ngày đoạn tháng rồi chờ chết thôi chứ sao nữa. Bởi cái gì hiện đại quá thì hại điện, con cháu hiếu thuận quá thì lại trở thành tai họa là vậy.

Cái có người nói: nếu không thu thúc lục căn lại được thì tôi đi làm từ thiện tôi tham gia các khoá thiền cũng được vậy.
Ờ, được. Nhưng mọi người thử ngẫm nghĩ mà xem, mấy cái ấy làm sao so được với việc thu thúc lục căn do không còn sự lựa chọn nào khác chứ hihihi. Cho nên ngày xưa người già không muốn tu cũng phải tu, bởi làm gì có cơ hội mà lựa chọn. Còn ngày nay nhiều khoa học kỹ thuật hiện đại quá, nhiều lựa chọn quá nên dễ bị xao lãng là vậy.

Nhưng mà mọi người đừng có tức điên lên mà đi tìm mấy nha sĩ, nhãn sĩ, tai sĩ chửi bọn họ đi nha. Vô tình cản trở người khác thu thúc lục căn thì họ bị Mẹ Nhân Quả dệt lưới chờ sẳn rồi, không cần mọi người làm gì nữa đâu. Mấy đứa nha sĩ nhãn sĩ tai sĩ thì cứ theo bài này của chụy Mọi nỗ lực của mình cuối cùng để được gì? mà toàn tâm toàn ý theo đuổi lý tưởng của mình, tạo ra nguồn năng lượng tinh khiết thì dù có bị Mẹ Nhân Quả đánh tơi bời thì cũng có sao đâu, ta có năng lượng tích lũy nên chả sợ. Chẳng những thế mà bác sĩ các chuyên khoa khác đều đang bị dệt lưới chờ sẳn. Không chỉ nghề bác sĩ mà tất cả các nghề khác đều như thế. Ví dụ nhờ mấy năm qua chưa hề gội đầu mà tôi phát hiện ra quả báo của mấy đứa sản xuất dầu gội đầu, rồi quả báo của nghề giáo viên, quả báo của nghề liên quan đến giao thông công cộng. Tất cả các nghề đều có quả báo, đều bị Mẹ Nhân Quả dệt lưới chờ sẳn, nói cách khác thì Mẹ Nhân Quả để lại hậu chiêu cho tất cả các nghề. Cho nên mọi người không có gì phải sợ, ai cũng bị dệt lưới hết cả rồi.

Ài, chỉ khi nào có thể nhìn ra hậu chiêu Mẹ Nhân Quả dành cho tất cả các nghề thì mới có thể thấu hiểu cái được gọi là Vô Vi của ông già Lão Tử nha mọi người. Tôi đảm bảo Lão Tử đã nhìn ra các hậu chiêu của bà mẹ quái dị này rồi hehehehe. 

THẾ NÀO LÀ CHO?

Tựu trung lại thì có hai loại CHO.

Loại 1 là CHO để đề cao bản ngã. Ta là người cho, mi là người nhận. Vì vậy mi phải có thái độ trân trọng tri ân người cho. Nếu không mi chính là kẻ vong ân bội nghĩa, kẻ đáng bị người chửi rủa. Đây là cách cho để đề cao tâm thái của mình, đề cao bản ngã, ta là người cho nha, ta có dư hơn mi ta mới cho mi, cho nên ta là kẻ bề trên, mi là kẻ nhận, mi là kẻ bề dưới. Đây là cách cho mà chúng ta thường xuyên thực hiện và chúng ta gọi đó là làm từ thiện. Chính vì vậy mà chúng ta luôn có thái độ mong chờ người nhận phải tri ân, phải biết điều, phải biết trân trọng cái mà mình cho. Đó là kiểu “bánh ít đi, bánh quy lại.” Thực ra đây là hình thức kinh doanh. Người cho đâu có cho miễn phí mà người nhận cũng đâu có nhận miễn phí. Đây là kiểu trao đổi mua bán nhưng mà không phải lúc nào cũng thuận mua vừa bán bởi có khi chúng ta ép người ta nhận rồi mong chờ người ta mang ơn, trả ơn, biết ơn, tri ơn. Khi được tri ân, cái chúng ta cảm thấy hả hê, hả dạ, sướng lòng, rồi như được bơm máu gà nên lại tiếp tục tìm mọi cách để cho, để được tri ân, để được phước, để được quả báu tốt. Cho nên chúng ta đang kinh doanh là vậy đó. Chúng ta kinh doanh sự tử tế và chúng ta muốn được trả lại bằng sự tri ân.

Chúng ta cho theo kiểu này rất thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày mà có khi mình lại chả thấy đâu nhé!

Ví dụ, cha mẹ đối với con cái. Đó cũng là hình thức kinh doanh, bởi mình nuôi nó với sự mong chờ là nó sẽ nuôi lại mình khi già, nó sẽ chăm sóc, sẽ hiếu thuận mình. Cho nên việc nuôi con của mình cũng là một cách kinh doanh vậy. Bởi vì là kinh doanh nên mới tồn tại câu nói “nước mắt chảy xuôi.”

Ví dụ khác là cách mình cư xử với con vật. Mình ỉ mình là người nên mình chăm sóc nó theo kiểu ban ơn, dù mình coi nó như con mình. Rồi vì coi nó như con mình nên quay lại ví dụ trên đi nha. Khi chăm sóc con vật, mình cũng đang kinh doanh.

Còn nhiều ví dụ nhan nhản trong cuộc sống hằng ngày nữa. Mỗi người tự quan sát sẽ thấy, chúng ta là những bậc thầy về kinh doanh. Kinh doanh từng ngày từng giờ từng phút từng giây hihihihi. Cho nên ai cũng là doanh nhân thành đạt hehehe.

Mục đích tôi viết không phải để chê bai chỉ trích người cho theo cách này bởi mỗi người có cách phù hợp với mình. Cho nên nếu thấy cách cho này là phù hợp với mình thì cứ việc mà làm, cớ chi mà ngại. Bởi quan trọng nhất là PHÙ HỢP HAY KHÔNG PHÙ HỢP chứ không phải là đúng sai, hay dở, tốt xấu. Thuốc độc của người này là thuốc bổ của người kia và ngược lại.

Nhưng nếu chúng ta đã lựa chọn CHO theo cách này thì tôi chỉ cho cách hiệu quả nhất nè!

Quan trọng nhất của kinh doanh là gì? Đó là thuận mua vừa bán. Chỉ cần là thuận mua vừa bán thì cả người mua lẫn người bán đều cười hỉ hả vui vẻ. Ví dụ rõ nhất là giữa cha mẹ với con cái. Khi mình muốn kinh doanh với con cái thì phải xem nó có đồng ý với cọc mua bán này không đã. Thường thì mình ép nó phải nhận sự chăm sóc sự dạy dỗ của mình mà không cần quan tâm nó có muốn như vậy hay không. Chính vì không quan tâm nên có khi nó chả muốn vì con đường nó đi không phù hợp với mình. Vậy là mình ép, mình ép người ta mua cho đã rồi khi ngưởi ta không trả tiền đúng theo mình mong muốn, mình chửi mình rủa mình giận mình hờn, mình ca cẩm “nước mắt chảy xuôi.” Mọi người thử hình dung khi mình ra chợ mua phải hàng thúi hàng hư mà bị buộc phải trả tiền như hàng tươi hàng tốt thì cảm giác thế nào. Cảm giác là vầy nè: Chết mẹ, gặp trúng lưu manh rồi nên nhịn thôi cho nó lành. Nhịn nhưng lại thấy ấm ức vì mình bị ăn hiếp bị hiếp đáp, bị ép mà không dám làm gì. Nên tức sình bụng. Con mình cũng vậy, nó nhịn mình nhưng ân oán đã kết rồi đó. Kiếp này chưa trổ thì kiếp sau quả cũng sẽ tới.

Đã nói rồi, thuận mua vừa bán thì cả hai bên đều hỉ hả, chứ cứ ỉ già, ỉ làm cha làm mẹ, ỉ làm trưởng bối, ỉ con người ăn hiếp con vật thì tri ân đâu không thấy chỉ thấy sự oán hận ngập trời thôi nha!

Đảm bảo có người đọc tới đây sẽ chửi thầm trong bụng: Nói cái gì mà linh tinh, lòng tử tế, tình phụ/mẫu tử, tình thương lòai vật…..gì mà sao lại quy thành hành động kinh doanh như vậy được chớ.

Mình kinh doanh thì mình nhận là mình kinh doanh, vậy mới là thấy đúng biết đúng về mình chớ. Đừng có để cho những ngôn từ lòe loẹt, những khái niệm cao cả che đậy đi. Lúc tôi nhận ra hóa ra bao lâu nay mình toàn là bị lừa, tôi chửi thẳng lên trời: Vừa vừa phải phải thôi nha, lừa gạt người quá đáng. Từ nay về sau đừng hòng mà gạt được chụy nữa nha! Biết tôi chửi ai không vậy? Chửi các Bất thối Bồ tát đấy. Bởi những ngôn từ lòe loẹt những khái niệm cao cả này là do họ tạo ra chứ đâu. Họ rất giỏi đạo diễn cho chúng ta quay cuồng trong các vở diễn. Hừ, đừng hòng gạt chụy, đừng hòng gạt chụy, đừng hòng gạt chụy. Vấn đề quan trọng nên phải nói 3 lần hihihihi.

Kiểu CHO thứ hai là kiểu cho như sau. Đó là người cho biết ơn và tri ân người nhận vì họ đã giúp mình thực hiện hành động bố thí. Nếu không có người nhận thì việc bố thí không thể thực hiện. Khi hiểu điều này mình sẽ có sự tri ân sâu sắc đối với người nhận chứ không phải là sự mong chờ được trả ơn, được trân trọng.

Hành động bố thí không thể được thực hiện nếu không có người nhận. Vậy thì vì sao người ta phải bố thí?
Có thể là do NGHIỆP, nghiệp phải đi bố thí cúng dường phải đi làm từ thiện phải suốt ngày ăn cơm nhà vác tù hàng tổng như đã được nói đến trong bài Mọi nỗ lực của mình cuối cùng để được gì?
Có thể là do việc tu tập đến bước phải bố thí cúng dường thì phải thực hiện thôi.

Lý do tôi viết bài này là sau khi đọc bài:
Chủ quán 0 đồng ứa nước mắt nhìn cả khay thức ăn bị bỏ thừa
-Do quán chay 0 đồng hoàn toàn miễn phí, được chọn đồ thoải mái nên đã có một số người lấy quá nhiều rồi ăn không hết khiến anh Long vô cùng buồn lòng.
Kể từ khi quán cơm 0 đồng #Nhất_Tâm được nhiều người biết đến, anh Long không phải lên mạng xã hội kêu gọi mọi người nữa.
Tuy nhiên gần đây hiện trạng thực khách bỏ thừa cả khay đồ ăn khiến anh Long vô cùng phiền lòng.
Quán cơm chay 0 đồng hay còn gọi là Nhất Tâm do nhóm Nhất Tâm thành lập nằm gần bãi xe buýt tại khu dân cư Trung Sơn, huyện Bình Chánh, TP. HCM.
Nơi đây được nhiều người lao động nghèo, có hoàn cảnh khó khăn lui tới để giảm bớt một phần gánh nặng cuộc sống.
Thời gian đầu quán chưa có khách, anh #Trần_Thanh_Long, trưởng nhóm phải lên mạng livestream kêu gọi.
Kể từ đó, quán ăn ngày càng đông, được mọi người biết đến nhiều hơn. Tuy nhiên, đông khách không đồng nghĩa với việc ai cũng có ý thích. Gần đây tại quán xảy ra một thực trạng khiến anh Long và những người nấu cơm vô cùng buồn lòng.
Do quán chay 0 đồng hoàn toàn miễn phí, được chọn đồ thoải mái nên đã có một số người lấy quá nhiều và bỏ thừa đồ ăn.
Thậm chí còn có khách chỉ ăn vài miếng rồi bỏ lại cả khay cơm.
Nhìn những khay đồ ăn ngon lành bị bỏ lại, anh Long rất buồn bởi đó là công sức của biết bao người, trong đó có cả những cụ bà 70, 80 tuổi.
Tiếc những không dám đổ, anh Long bế tắc không biết phải làm như thế nào:
- "Có những cụ già phải làm quần quật từ sáng sớm để chế biến ra những món ăn ngon lành, đảm bảo, làm sao tôi dám đổ vào thùng rác đây".
Quán ăn chay được mở ra với mục đích giúp đỡ những người khó khăn, vậy mà giờ đây chính những người ấy lại phung phí công sức, tình cảm của cả nhóm.
Anh Long cho biết đã từng hỏi những vị khách ăn vài miếng rồi bỏ cả khay lý do vì sao thì nhận được câu trả lời:
- "Cơm thừa nhiều quá, ăn không thể hết nổi".
Nhìn những khay cơm thừa, anh Long và thành viên trong nhóm chỉ biết ứa nước mắt.
Giờ đây anh không có mong ước gì hơn ngoài việc bà con hạn chế bỏ cơm thừa, lấy đúng lượng thức ăn mình có thể ăn được, không lấy quá nhiều rồi bỏ đi để những người sau còn có để ăn.
Được biết để duy trì quán cơm 0 đồng, anh Long phải mượn nợ rất nhiều nơi trong đó có cả mẹ mình.
Thế nhưng dù khó khăn thế nào, anh cũng cố gắng bảo vệ nhà ăn:
- "Tôi không giàu có gì đâu nên chẳng mong gì hơn là được bà con hiểu và thương. Chứ cứ làm vậy tội nghiệp chúng tôi lắm", anh Long tâm sự.
Trước khi được mọi người biết đến nhiều như hiện nay, quán cơm chay Nhất Tâm từng gặp phải không ít khó khăn. Do quán nằm ở vị trí khá khuất nên không được nhiều người biết đến.
Mỗi ngày nấu 250 phần ăn nhưng chỉ có khoảng 50 người đến dùng bữa.
Thời điểm đó, thành viên trong nhóm phải ra đứng tận ngoài đường mời mọi người vào ăn. Không còn cách nào khác, anh Long đành lên Facebook kêu gọi người dân.
Anh Long cho biết tất cả những thành viên trong nhà ăn Nhất Tâm đều ăn chay trường với quan niệm "Tâm thanh tịnh thì mới gieo được duyên lành".
Quán ăn cũng được duy trì dựa trên sự đóng góp, xây dựng của mọi người.
Người ủng hộ nước rửa chén, người ủng hộ dầu ăn, người góp công,...vậy là hình thành nên nhà ăn.
Được biết, nhà ăn 0 đồng Nhất Tâm hiện có 12 cơ sở ở #TPHCM, #Đà_Lạt, #BàRịa_VũngTàu  #Tiền_Giang
Quán được mở vào buổi trưa từ thứ hai đến thứ sáu.
Không chỉ là nơi giúp người dân no bụng, bớt chút gánh nặng cơm áo gạo tiền mà mọi thành viên trong nhà ăn còn tạo nên một tập thể gần gũi như gia đình, xóa nhòa khoảng cách bằng những lời trò chuyện thân tình, bữa ăn cũng vì thế mà ấm cúng hơn.

Hỏi chụy đi chụy trả lời vấn đề này giùm cho nè!
Nếu mục đích của mình là để lan tỏa hành động ăn chay ra cho cộng đồng thì đó là điều tốt, cảm thấy phù hợp với mình thì cứ bám theo mà làm, như những chiến sĩ kiên trinh kiên quyết bám lô cốt đến hơi thở cuối cùng hihihi.

Ài, nhưng mà đứng ở góc độ người nhận thì có vấn đề là:
-Có khi hành động cho của mình lại kích phát lòng tham của người khác. Ai cũng có lòng tham, khi không bị quản chế thì lòng tham của ai cũng bị kích phát. Thời Phật còn tại thế có giới luật là các vị tỳ kheo không được ở gần nơi có vàng bạc châu báu, khi bước vào một nơi có những vật này thì bước ra ngoài ngay lập tức. Chỉ vài giây chần chừ là lòng tham được kích phát liền. Thời Phật còn tại thế còn như thế chứ đừng nói gì đến thời nay.
Ngạn ngữ Trung Quốc có câu thấm thía: Thăng gạo ân, đấu gạo thù. Cho vừa phải thì là ân, cho nhiều hơn thì lòng tham kích phát, người ta đòi hỏi nhiều hơn, mình không đáp ứng được thì thành kẻ thù liền chứ gì.
Cho sao để không kích phát lòng tham của người nhận là một điều vô cùng khó, không phải ai cũng làm được. Chỉ có các bậc Thánh mới làm dược thôi. Nếu mình không phải Thánh thì mình cố gắng trong mức có thể. Khi bị người ta thù thì mình biết mình chơi thua rồi, thay vì tức giận rồi ỉu xìu như bánh bao chiều thì mình chơi lại thôi.

- Ngoài ra, đâu phải vì người ta nghèo mà mình có quyền được tước đoạt quyền ăn thịt của họ. Đâu phải ai cũng ăn chay được đâu mọi người. Ví dụ kiếp trước tôi là con bò nên kiếp này tôi rất thích ăn cỏ à nhầm ăn rau, ăn hoài không ngán. Nhưng có người kiếp trước là động vật săn mồi toàn ăn thịt, nên kiếp này không có thịt là họ sống không nổi. Cho nên dù kiểu gì thì trong bữa ăn phải có một ít thịt mới được. Có khi mình là bò ăn cỏ quen rồi, mình thấy cỏ thơm ngon ngọt như vậy mà chúng nó không ăn thì đúng là đồ ngốc nên mình làm mọi cách để dụ chúng nó ăn cỏ như mình. Một con cọp sắp chết vì đói mà mình cho nó bó cỏ giúp nó kéo dài hơi tàn thì nó mang ơn mình vô cùng nhưng khi nó hơi có lại sức mà mình lại cứ đút cỏ cho nó ăn thì nó nhào lên thịt mình luôn đó. Cho cọp ăn cỏ thì đúng là hành động của kẻ ngốc hihihi. Nhưng mà mình hay lấy mình làm chuẩn, hễ mình thấy nó ngon thì người khác cũng phải thấy ngon giống vậy, nếu không thì họ đúng là cái đồ nghiệp nặng, cái đồ không biết tu, cái đồ tham ăn, cái đồ thịt mỡ,…..vân vân đủ thứ.
Ai kiếp trước là động vật ăn cỏ thì kiếp này ăn chay dễ dàng vô cùng, còn ai lúc trước là động vật ăn thịt thì họ phải ăn thịt mới sống nổi chớ. Cho nên việc ăn cỏ hay ăn thịt đâu có nghĩa là tu hay tu dở đâu mọi người. Một số chùa Nam tông mà tôi từng ở họ có hai chế độ ăn nha, ăn chay và ăn thịt, ai muốn ăn gì thì ăn, hổng có kiểu ép cọp ăn cỏ đâu nha! Cho nên có khi mình làm từ thiện mình đi bố thí cái mình lấy mình làm chuẩn rồi mình quy người khác cũng phải y như mình mà chả quan tâm đến việc điều ấy có hợp với họ hay không. Bởi có nhiều khi tôi ngạc nhiên hết sức. Vì sao cứ quán cơm từ thiện là phải cơm chay mới được. Vậy có khác gì người nghèo bị tước đoạt mất quyền lựa chọn điều phù hợp với mình!!! 

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2020

BẤT THỐI BỒ TÁT VS. PHẬT TOÀN GIÁC

Mọi người hay nghe tôi nói đến Bất Thối Bồ Tát cái có cảm giác mấy vị này giống ma cà bông, toàn là lông bông rong chơi cõi ta bà, thích thì ghé chỗ này chơi một tí, không thích thì đến chỗ kia quậy một ít. Đúng là lông bông hihihi.

Thật ra Bất Thối Bồ Tát là những CHIẾN BINH THẦM LẶNG. Nói vậy nghe có vẻ êm đềm quá, náo tí cho có không khí là vầy nè! Họ giống như là quân tiên phong, đi trước chết trước vậy đó.

Ủa,ủa, họ tiên phong làm cái gì vậy chụy?
Họ làm lính tiên phong để hỗ trợ cho Phật toàn giác ra đời chứ còn làm cái gì nữa. Họ có vẻ như lông bông nhưng thực ra họ đang làm nhiệm vụ đấy nhé! Nhiệm vụ của họ là hỗ trợ cho Phật toàn giác ra đời.

Vầy đi nha! Trước khi một vị trở thành Phật toàn giác thì vị ấy là một Bất thối Bồ tát trong làng Bồ tát. Nhưng vị ấy bị chỉ định trở thành Phật toàn giác đời tiếp theo, giống như là phải kế vị ngai vàng vậy đó. Thực ra thì ngai vàng này chả ai muốn ngồi đâu vì nó rất chán, cho nên khi một vị bị chỉ định phải nối ngôi thì vị ấy giống như là “Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi” vậy đó. Và những người còn lại phải toàn tâm toàn lực hỗ trợ cho vị ấy kế vị.

Một vị Phật toàn giác giống như Thủ Tướng hoặc giống như Vua, các bậc Thánh A La Hán thì giống như nội các của vị Thủ tướng hay vị vua ấy. Còn các Bất thối Bồ tát thì họ không có liên quan gì đến triều đình của vị Vua ấy. Nhưng trước khi vị vua ấy lên ngai thì họ toàn tâm toàn lực đánh đông dẹp bắc, chinh tây phục nam dọn đường cho vị ấy lên ngai. Sau khi việc lên ngai thành công thì những binh đoàn thầm lặng này lui về hậu trường nhường sân khấu lại cho vị vua ấy cùng triều đình của ông ta biểu diễn. Khi vị vua này hết thời gian tại vị thì những binh đoàn thầm lặng ấy lại tiếp tục chinh đông dẹp bắc dọn đường cho vị vua tiếp theo kế vị. Các Bất thối Bồ tát đóng vai trò như những binh đoàn thầm lặng ấy vậy đó. Hiểu chưa? Hihi

Ủa, chinh đông dẹp bắc là làm cái gì vậy chụy?
Sự ra đời của một vị Phật toàn giác là một sự kiện nghịch thiên, để cho việc nghịch thiên này có thể diễn ra thì cần có những chiến binh thầm lặng xả thân đi tiên phong, bị quy luật xoay vần âm dương đánh chết đi sống lại vô số lần nhằm tranh thủ một khe hẹp trong sự xoay vần âm dương cho Phật toàn giác sinh ra. Nói vầy cho dễ hiểu. Mọi người ra đường cao tốc đứng ngó đi nha. Đường cao tốc, xe hai luồng trái và phải chạy qua lại cực nhanh. Không có đèn xanh đèn đỏ, mọi người nhắm làm sao băng qua giữa hai luồng xe ấy mà vẫn không bị cán chết. (Đừng có làm thiệt, chết rồi đổ thừa tôi đi à.) Băng qua vậy khó hơm? Rất khó. Nhưng mà lính tiên phong Bất thối Bồ tát họ thường xuyên làm vậy đó. Phải băng qua lại hai đầu Âm Dương đang vận hành liên tục để tranh thủ một khe hẹp cho Phật toàn giác ra đời. Cái này giống như là lách luật vậy đó. Các Bất thối Bồ tát đã làm điều đó như thế nào? Họ bị hai luồng xe Âm Dương cán chết vô số lần chứ còn làm sao nữa. Chết rồi thì đứng dậy lại nhào vào luồng xe chơi tiếp. Nghe thấy ghê chưa mọi người? Cho nên đừng có ham mà làm Bất thối Bồ tát nha hehehe.

Viết đến đây tôi nhớ tới một chuyện. Lúc tôi ở Bồ Đề Đạo Tràng có một ni cô người Thái Lan đến chỗ cây bồ đề khóc nhệ nhệ nhệ: “Phật ơi là Phật, sao ông nỡ lòng nào bỏ chúng con mà ra đi sớm như vậy chứ. Mấy ông Phật quá khứ toàn là sống mấy chục ngàn năm rồi mới nhập Niết Bàn. Sao ông chỉ sống có 80 năm lại bỏ chúng con mà đi thế.” Nhệ nhệ nhệ. Lúc ấy tôi đâu có biết gì về ông Phật đâu. Tôi thấy cổ kể lể thương tâm quá cái tôi cũng nhệ nhệ theo mặc dù chả biết vì sao mình phải nhệ nhệ hihihihi.

Nhưng mà giờ tôi biết tại sao ông Thích Ca ổng sống ngắn ngủn như vậy rồi nè! Biết sao không?

Bởi vì thời gian ổng và ông Phật tiếp theo là ông Di Lặc quá ngắn nên ổng phải sống ngắn lại thì ông kia mới ra đời được chứ.

Nói vầy cho dễ hình dung. Tam thiên đại thiên thế giới giống như một mảnh đất màu mỡ, còn Phật toàn giác giống cái cây mọc trên đất ấy. Để cái cây ấy ra đời thì mảnh đất phải tập trung toàn bộ sức lực năng lực năng lượng từ lớn đến nhỏ từ già đến trẻ lại để tẩm bổ cho hạt giống ấy và giúp hạt giống ấy nẩy mầm và lớn lên. Khi hạt giống ấy trở thành cây đại thụ xum xuê che khắp toàn bộ tam thiên đại thiên thế giới thì tất cả mọi người đều được hưởng thụ bóng mát. Có bao nhiêu sức lực thì dồn cả vào cái cây ấy rồi nên để cho cái cây tiếp theo ra đời thì cần thời gian lâu thiệt là lâu lâu ơi là lâu lâu lắm lắm luôn thì mảnh đất ấy mới tích lũy đủ năng lượng cho cây tiếp theo ra đời. Đó là lý do từ ông Phật toàn giác này đến ông Phật toàn giác khác cần thời gian lâu vô cùng vô tận là vậy đó. Tam thiên đại thiên thế giới kiệt sức rồi nên cần thời gian lâu thiệt lâu để khôi phục lại sức thì mới có khả năng tiếp nhận được vị tiếp theo được chớ. Cho nên để ông Phật tiếp theo là ông Di Lặc ra đời đúng kế hoạch thì cái cây Thích Ca phải chết sớm, lúc ấy tam thiên đại thiên thế giới mới có thể dồn sức lực vào bồi dưỡng cái cây tiếp theo. Giống như cha mẹ dồn hết gia tài vào cho đứa con thứ nhất đi học rồi sau đó phải mất thời gian tích lũy của cải trở lại để cho đứa con thứ hai đi học. Chứ vừa nuôi đứa thứ nhất vừa nuôi đứa thứ hai thì cha mẹ không đủ sức.

Bởi vì thời gian giữa hai ông Phật quá ngắn nên Thích Ca phải sống ngắn lại thôi. Sau khi Thích Ca không còn tại vị thì các binh đoàn thầm lặng lại xuất hiện khắp nơi nha mọi người. Họ lại tiếp tục công việc đánh đông dẹp bắc dọn đường cho ông tiếp theo lên ngôi. Cho nên giai đoạn giữa thời gian tại vị của hai vị Phật toàn giác là thời kỳ của các Bất thối Bồ tát.

Đấy, nói vậy cho mọi người lựa chọn. Ai muốn làm tổng thống thì đi theo đường Phật toàn giác, ai muốn làm nội các thì đi theo đường A La Hán, ai muốn làm chiến binh thầm lặng thì đi theo đường Bất thối Bồ tát.

P.s 1 Hỏi: Có vẻ ông Phật không có vai trò gì hết trơn trong việc giác ngộ của ổng quá vậy?
Đáp: Cái này giống như diễn viên chính vậy đó. Để cho một diễn viên lên phim thì cần có công sức và sự cống hiến của nguyên dàn ê kíp ở hậu trường. Nhưng khi lên sóng thì người ta chỉ thấy được diễn viên chính mà thôi. Nhưng nếu bản thân diễn viên không có tài năng thì dù dàn ê kíp phía sau có làm kiểu gì thì cũng chẳng thể tạo ra một vai diễn hoàn mỹ được. Cho nên bản thân ông Phật phải tận lực tu tập, cộng thêm sự trợ sức của nguyên dàn ê kíp ở hậu trường thì... bùm, Phật toàn giác mới xuất hiện được chứ.

P.s 2 Sự xuất hiện như những chiến binh thầm lặng của các Bất Thối Bồ tát giúp chúng ta học được gì trong đời sống và trong công việc?
Đó là sau khi trợ giúp một người lên địa vị cao thì lui ngay vào hậu trường, đừng có chàng ràng ham danh ham lợi mà bon chen vào nội các của họ. Mọi người nhìn lịch sử đi. Ai mà sau khi trợ giúp người ta lên làm vua xong mà còn ra làm quan thì trước sau gì cũng bị tru di nếu không phải cửu tộc thì cũng là tam tộc hihihi.
Điều này có thể lý giải, nhưng lý giải thế nào thì mỗi người tự nghĩ, chứ cái gì cũng nói huỵch toẹt ra hết thì cuộc sống đâu còn gì thú vị! hehehe

P.s 3 Chúng ta, những người sống giữa thời kì tại vị của hai vị Phật toàn giác này là những người may mắn nhất trên đời, cực kì may mắn, vô cùng may mắn, viên mãn may mắn, hay nói cách khác thì chúng ta là con cưng của Chúa Trời, là cục cưng của vũ trụ. Biết sao tôi nói vậy không? Vì thời gian giữa hai vị Phật này ngắn nên từ thời Phật Thích Ca đến thời Phật Di Lạc diễn ra nhanh hơn so với các vị Phật khác trong quá khứ. Chính vì thời gian ngắn như vậy nên để cho ông Di Lặc ra đời đúng kế hoạch thì các Bất thối Bồ tát phải làm việc cực lực. Họ phải tranh thủ làm sao trong khoảng thời gian ngắn có thể dọn đường cho ông tiếp theo kế vị nên họ phải làm việc tận lực và số lượng Bất thối Bồ tát xuất hiện cũng rất nhiều, vô cùng nhiều, rất rất nhiều, từ khắp nơi từ mọi cõi từ mọi không gian thời gian phải dồn lại ra sức làm việc. Cho nên tôi nói chúng ta may mắn là vậy đó. Thời đại của chúng ta Bất thối Bồ tát ở khắp nơi, đủ mọi tầng lớp hình dáng kiểu cách, cho nên đừng có chửi ai cả. Bởi vì xác suất người chúng ta đang chửi là một Bất thối Bồ tát là rất cao. Cho nên hóa ra mình toàn là chửi Bất thối Bồ tát thôi nha! Nghe sợ chưa! Sợ quá, ngậm miệng lại thôi hihihi.

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2020

VÔ LÝ VS. HỢP LÝ

Trên đời này làm gì có chuyện vô lý. Khi chúng ta thấy một điều gì đó vô lý nghĩa là chúng ta không biết đổi góc nhìn. Chỉ cần có góc nhìn thích hợp thì tất cả mọi cái mà ta cho rằng vô lý đều trở thành hợp lý.


Đây là một ví dụ


TỨ THÁNH QUẢ VS. BẤT THỐI BỒ TÁT

Do mấy bài vừa đăng có đề cập đến Đạo Đức Kinh nên tôi lấy ra làm ví dụ cho mọi người dễ hình dung nha!

Đạo Đức Kinh có tên như vậy là vì có hai phần – phần Đạo và phần Đức. À quên ai tự thấy mình trùm về Đạo Đức Kinh rồi thì đừng nên đọc tiếp. Biết sao không? Bởi vì chụy chưa từng đọc Đạo Đức Kinh hihihi, chụy chỉ biết vài câu thôi. Đã chưa từng đọc Đạo Đức Kinh mà bày đặt nói về Đạo Đức Kinh thì đúng là nói phét. Đã nói phét rồi thì đọc chi cho lãng phí thời gian. Chụy đang trình pháp cho hệ thống vũ trụ chứ không phải viết cho mọi người đọc đâu nha hahaha.

Nhắc lại Đạo Đức Kinh gồm hai phần – phần Đạo và phần Đức. Tứ Thánh Quả tương đương phần Đức. Còn Bất thối Bồ tát tương đương phần Đạo. Phần Đức thì thể hiện trên mặt chữ, ai giác ngộ đến đâu thì đọc hiểu đến đó. Cho nên mọi người đọc hoài đọc mãi, mỗi lần đọc là một lần có cảm ngộ khác nhau. Đến khi nào đạp đổ phần Đức thì tự thân qua được Đạo. Nhớ, muốn qua Đạo thì phải đạp đổ Đức trước cái đã. Có phá thì mới có xây. Vì sao? Phần Đạo không nằm trên mặt chữ. Nó giống như không khí vậy đó, không thể cân đo đong đếm sờ mó, không thể hình dung hay tưởng tượng, không thể phân tích hay luận biện nhưng luôn bao trùm. Đạo không hề được thể hiện trên câu chữ nhưng toàn bộ Đạo Đức Kinh đều được Đạo bao trùm.

Túm lại,
Phần Đức tương đương Tứ Thánh Quả.
Phần Đạo tương đương Bất thối Bồ tát.

Cho nên Đạo Đức Kinh là bộ Kinh về Đức và Đạo. Thực ra tại ông Lão Tử ổng gọi trắng trợn ra thế chứ tất cả kinh điển đều là Đạo Đức Kinh vì tất cả đều bao hàm phần Đức và phần Đạo.

Do Tứ Thánh Quả tương đương phần Đức nên dễ hình dung hơn, dễ tu tập, dễ bàn luận, dễ chấp nhận hơn.

Còn Bất thối Bồ tát tương đương phần Đạo nên lại có vẻ quá mênh mông, quá trừu tượng chả thể nói viết hay diễn tả thành lời, thành thử mang tính chất tào lao bí đao, vọng tưởng, mơ hồ, vớ va vớ vẩn………..Cho nên Bất thối Bồ tát chưa bao giờ được Đức Phật nhắc đến trong kinh tạng Pali. Dễ hình dung dễ tu tập mà chúng nó còn làm không xong, nói đến cái mông lung mơ hồ như vậy thì chúng nó có mà đập đầu tự tử hết.

Úy, Đạo mông lung mơ hồ như vậy thì sao chụy biết mà nói chứ?
Chụy biết là nhờ chụy ngửi. Đã bảo tôi là Quỷ Vương mừ. Tôi có thể phân biệt được đâu là Quỷ, đâu là Thánh, đâu là Bồ tát là do mùi vị của họ khác nhau nha. Quỷ có cùng một mùi vị, Thánh có cùng một mùi vị và Bồ tát có cùng một mùi vị. Tôi ngửi được mùi vị của Bồ tát Bất thối trong các bài viết của Thích Nhất Hạnh dù tôi chỉ mới đọc lèo tèo vài ba bài viết của ổng mà thôi. Mùi vị trong các tác phẩm của Thích Nhất Hạnh giống mùi vị trong Đạo Đức Kinh của Lão tử nên tôi mới biết Lão Tử là Bất thối Bồ tát chớ. Còn vài vị Bất thối Bồ tát nữa, tôi chưa kể tên nhưng tôi ngửi được mùi vị của họ. Có khi có những tác phẩm tôi chỉ đọc tựa thôi không cần đọc nội dung, tôi vẫn ngửi ra được mùi vị trên đó là Thánh hay là Bồ tát.

Tôi ngửi được không phải là do tôi có mũi thính như mũi chó, ngửi bằng gì thì tôi cũng chả biết nhưng khi tiếp cận quan diểm tư tưởng hay bài viết của một người, tôi có thể ngửi ra mùi vị trên đó. Ai muốn bắt chước tôi để học hỏi, tôi cũng chả biết như thế nào để hướng dẫn. Bởi vì ngay cả tôi cũng không biết mình làm sao làm được thì lấy gì mà hướng dẫn người khác chứ.

Đã phần Đạo tào lao vớ vẩn mông lung như thế mà mấy cha Bắc tông còn bày đặt viết ra thành kinh sách quyển nào quyển nấy dầy cộm nên dễ bị nhằm thành kinh giả, kinh ngụy, kinh tào lao ……..là vậy đó mọi người. Muốn biết một quyển kinh có giả hay không thì không phải thông qua việc phân tích lý luận này nọ mà phải thông qua, ví dụ giống như tôi là ngửi nè, ngửi xem kinh đó là do Thánh viết hay do Bồ tát viết hay do phàm phu viết.

Vậy đi. Chúc mọi người đều có thể ngửi kinh hehehehehe!

Rồi, chụy ấy lại chuyển cảnh giới, không muốn làm Quỷ Vương nữa mà chuyển sang làm chó hihihihi.

Bài liên quan: BẤT THỐI BỒ TÁT VS. PHẬT TOÀN GIÁC