Nếu muốn kiên định
Tín tâm, đâu phải là việc dễ dàng. Tín tâm kiên định có hai nguyên do:
Thứ nhất: Thiện căn
sâu dày; vô lượng kiếp bồi dưỡng thiện căn sâu dày. Như ngày nay rời khỏi chùa
Bách Quốc Hưng Long, tĩnh Kiết Lâm, Pháp sư Minh Tục nói với chúng ta lão Tỳ
kheo ni của Đạo tràng họ không biết chữ, đó là Thiện căn sâu dày; loại người
này chắc chắn Thượng phẩm Thượng sanh, đó không phải là người thông thường.
Đích thật chư Phật hộ niệm, Long thiên thiện thần ủng hộ, họ đến báo cáo cho
chúng ta những tình huống này. Rất nhiều đồng tu đều nghe qua, tôi đặc biệt để
họ đem những sự việc này nói ra một cách tường tận, chúng ta làm một băng ghi
hình. Mấy ngày chúng ta bận lo buổi dạ tiệc ấm áp, sau khi qua năm mới rồi, những
thứ này chúng ta rất nhanh làm ra để mọi người xem qua: Thật làm.
Tín tâm, nguyên do thứ hai là: Thâm nhập Kinh tạng.
Cho nên, một Đạo tràng, tại vì sao phải ngày ngày giảng kinh; mục đích không
ngoài giúp mọi người xây dựng tín tâm, giúp mọi người kiên định Tín tâm, giúp mọi
người đạt được Bất thoái chuyển. Ba ngày không nghe kinh, chúng ta liền thoái
chuyển. Người xưa nói rất hay: Ba ngày không đọc sách Thánh hiền, mặt mũi hoàn
toàn khác, đó chính là thoái chuyển. Phải rất nỗ lực mà đi đọc, tụng. Cái gì gọi
là nỗ lực? Cái gì gọi là không nỗ lực? Nỗ lực đọc tụng chính là đem tư tưởng kiến
giải ngôn hạnh chính mình, mỗi lần đọc tụng đều phải đối chiếu: Phật nói ra ta
làm đến được hay chưa? Có mấy câu ta làm đến được, có mấy câu ta chưa làm được,
đây gọi là: Nỗ lực đọc tụng.
Giải - Hành tương ưng; Hành giúp cho Giải, khiến
cho bạn Giải càng sâu; Giải giúp cho Hành, khiến bạn Hành càng viên mãn. Giải -
Hành tương ưng, người biết dụng công từ Sơ phát tâm đến Như lai quả địa Tinh tấn
không giãi đãi, loại người này tu hành chứng quả, ngay đời này liền thành tựu,
làm gì cần đến ba Đại A tăng kỳ kiếp, không cần thiết. Chúng ta xem thấy Thiện
Tài đồng tử một đời viên mãn Bồ đề; các vị đọc Hoa Nghiêm, nhất là đọc Hoa
Nghiêm 40, có xem thấy hay không? Thiện Tài vì chúng ta làm tấm gương, chúng ta
phải làm theo, phải học tập, nhất định phải ở ngay trong một đời này viên mãn
thành tựu, đây gọi là người chân thật tu hành, người chân thật giác ngộ. Trong
bổn kinh đã nói: Đệ tử bậc nhất của Như lai.
Trích khai thị của HT. Tịnh Không, Tập 147/279 -
Kinh Vô Lượng Thọ giảng lần 10 (Cư sĩ Vọng Tây dịch).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét