_Này các tỳ kheo, một
người không biết khép mình vào nền nếp, kỷ cương của thân, của đạo lý, của tâm,
của trí tuệ, người kém đạo đức, kém giới hạnh, người đó sẽ sống đau khổ. Dù một
hành động tầm thường của người đó cũng đủ tạo quả (nghiệp quả) đưa vào cảnh
khổ. Nhưng một người có nếp sống kỷ cương về phương diện vật chất cũng như về
phương diện tinh thần, đạo đức, trí tuệ, người có đạo đức cao thượng, biết làm
điều thiện, lấy tâm từ vô lượng đối xử với tất cả mọi chúng sinh, người như thế
dù có một hành động lầm lạc tầm thường, hành động ấy không tạo quả (nghiệp quả)
trong hiện tại hay trong kiếp vị lai”.
Ví như có người kia sớt một muỗng muối vào bát nước.
Này hỡi các tỳ kheo, các thầy nghĩ như thế nào? Nước trong bát có trở nên mặn
và khó uống không?
_Bạch Đức Thế Tôn, nước trở nên mặn và khó uống. Vì
nước trong bát ít nên sẽ mặn khi cho muỗng muối vào.
_Đúng vậy. Bây giờ, này các tỳ kheo, ví như người
kia đổ muỗng muối ấy xuống sông Hằng (Ganges), các thầy nghĩ sao? Nước sông Hằng
có vì muối ấy mà trở nên mặn và khó uống không?
_Bạch Đức Thế Tôn, nước sông Hằng không vì muỗng muối
ấy mà mặn, vì sông Hằng rộng lớn, nước nhiều, chỉ bấy nhiêu muối ấy không đủ
làm mặn nước sông Hằng.
_Cũng như thế, có trường hợp người kia vì phạm một
lỗi nhỏ mà chịu cảnh khổ. Người khác cũng tạo một lỗi tương tự nhưng gặt quả
(nghiệp quả) nhẹ hơn, và sau khi chết quả kia (nghiệp quả) không trổ sinh nữa
dù chỉ trổ một cách nhẹ nhàng.
Theo Đức Phật, chính vì mỗi người có thể cải thiện,
xây dựng con người mình (hay nói cách khác là thay đổi số phận, làm nên số phận)
mà kẻ xấu có thể trở thành người tốt, kẻ dở trở thành người hay, kẻ ngu trở
thành người trí, kẻ phàm thành bậc thánh nhân. Trong vô số kiếp, con người đã tạo
biết bao nghiệp lành, dữ, thiện, ác, nếu không thể chuyển nghiệp thì làm sao có
hiện tượng những bậc hiền trí, thánh nhân xuất hiện trên đời.
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét