Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

HỌC CÁCH KHIÊM TỐN

...Người biết khiêm tốn luôn được mọi người yêu mến, quý trọng.
Người khiêm tốn phải bao dung đức lành này từ sự lớn cho đến việc nhỏ, như giọt nước nhỏ từng giọt lâu ngày đầy lu to. Nếu biết thương, mình thương người thì nên tích đức, tránh ác, hành thiện, thực tập thói quen luôn luôn kiểm soát tâm ý mình khi đối người tiếp vật...

“Xin cúi xuống làm đất, cho người bước đi qua. Xin nâng dậy cánh hoa, cho người vui đôi mắt,...”

Chúng ta quan sát thấy ở nơi nào đất trũng xuống thì ở đó nước tràn về. Người sống ở đời biết khiêm tốn mới học hỏi được nhiều điều hay, tu dưỡng phẩm chất thanh cao, vẹn toàn đức hạnh, làm gương cho người học tập theo.

Người ngã mạn, cống cao dù có công danh sự nghiệp cũng chỉ được trong chốc lát. Bởi không đầy đủ phước đức nên không thể nuôi dưỡng được lâu dài! Nếu, trên đã tìm cầu danh vọng, phú quý giàu sang mà không hành hạnh khiêm tốn khó mà thành tựu mong ước! Người hiểu biết nhiều thì càng phải khiêm tốn, dù là đối với người hèn kém hơn mình. Phải lãnh thọ và quý trọng những gì xung quanh ta. Khiêm tốn một phần, tăng thêm một phần công đức.

Cố đại lão Hòa thượng Thiện Hoa có dạy: “Tu là từ mẫn vật, khiêm tốn tự y, thiên ty tọa xứ, thuyết luật pháp ngữ, kiến quá mặc nhiên”. Nghĩa là, người tu phải có lòng yêu thương loài vật, phải khiêm tốn nhún nhường, phải biết bổn phận của mình, phải nên luận bàn đúng theo lời Phật dạy và chỉ tự xét lỗi mình chớ nên tìm lỗi kẻ khác.

Nhà học giả La Bruyere đã nói: “Sự khiêm tốn có giá trị như cái bóng loáng của bức tranh, nó nổi bật lên và hùng dũng”. Cho nên Phật tổ dạy: “Hãy thắng người hơn mình bằng đức tánh khiêm cung.”
st

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét