***************
Theo Phật Giáo:
con người trôi nổi trong vòng sinh tử là do nghiệp ('tài sản'
thiện-ác của mỗi người). Nếu ai đó muốn thoát khỏi vòng sinh tử
bất tận này phải bạt nghiệp để đi đến xóa hết nghiệp của mình.
Nghiệp là gì?
Nghiệp là cái bất cứ ai trên đời này đều có. Nghiệp của mỗi người là do hành vi, suy nghĩ, ý đồ
của bản thân mình trong suốt cả cuộc đời, nghiệp của mỗi người không
bao giờ mất. Nó tích tụ, truyền đi mãi theo dòng chuyển sinh của
chính mình...
Nguyên tắc hình thành nghiệp của mỗi người
là: "Gieo gì "gặt" nấy, ai gieo người đó gặt". Đã
gieo thì phải gặt, gieo một gặt gấp bội. Nếu gieo nghiệp Thiện thì
được quả báo thiện, lành. Gieo nghiệp Ác thì phải quả báo ác hung.
Thời gian tạo nghiệp đến khi chịu quả báo được chia thành ba thời: hiện báo nghiệp, sinh báo nghiệp và hậu báo nghiệp...
1- Hiện báo nghiệp :
Nghiệp tạo ra trong đời sống mỗi người như
hành động thiện ác tâm luôn luôn đòi hỏi và chiếm đoạt những cái
vượt quá mức quyền được hưởng của bản thân, suy nghĩ điều thiện hay
ác, những dự định hiểm độc, hại người khác... Những nghiệp này
chịu quả báo ngay trong kiếp này.
2- Sinh báo nghiệp:
Kết quả sinh ở cảnh giới nào đó, cuộc sống
phúc lạc, hay khổ ra sao, sau khi chết đi (Phật Giáo gọi là vãng sinh
hay chuyển sinh) chuyển sinh thì chịu quả báo như thế.
Theo Phật Giáo có 3 loại cảnh giới đó là :
- Cảnh giới hữu phúc là cảnh giới làm
người
- Cảnh giới làm Chư Tiên ( trời).
- Cảnh giới khổ bao gồm : làm súc sinh, làm
ngạ quỷ, ở nơi địa ngục và làm Atula...
3- Hậu báo nghiệp:
Sau khi một người đã tạo ra nghiệp ở đời
này; song một, hai hoặc cả nhiều đời sau sống tiếp mới chịu quả báo. Như vậy, có người sau khi chết đi vẫn chuyển sinh làm người tử tế.
Tại sao vậy? Có nghiã là nghiệp chưa báo, mà có khi hàng trăm hàng
ngàn đời sau mới chịu quả báo. Do vậy, nếu ai gây nghiệp bất thiện,
nếu biết sám hối, có thời gian và cơ hội hành niệm Tâm tạo Nghiệp
Thiện-Lành, giảm đi những nghiệp bất thiện, cũng có khi có nghiệp
Thiện lớn hiện tại, chưa hẳn đã hưởng phúc lạc của báo nghiệp trong
đời hiện tại (có nghiã là hiện tại ở lành chưa chắc đã gặp
lành). Tuy vậy, sự luân hồi, trôi nổi của nghiệp của mỗi người có
thể rơi vào các trường hợp sau đây :
1/ Sự luân hồi (chuyển sinh): Theo độ lớn và
nặng của nghiệp ác hay nghiệp thiện. Nếu người đó trong cuộc sống
tạo ra nghiệp Thiện-Ác có độ nặng lớn sẽ có sự cảm báo dị
thường. Những người này, lúc hấp hối, sắp lìa cõi trần sẽ thấy :
- Hoặc sẽ xuống đia ngục (nếu sống làm nhiều điều ác hoặc một
việc rất ác). Hoặc thấy cõi trời (trời hoặc người ) phúc lạc hiện
ra, hoặc thấy cõi khổ xuất hiện. Tiếp theo sự nặng của nghiệp (thiện hay ác) sẽ có sinh lực dẫn dắt " người đó " (sau khi
chết) đến quả báo đời sau.
2/ Theo thói quen trong cuộc sống mà tạo
Nghiệp: trường hợp này đối với người có nghiệp ác hoặc thiện ở
mức độ bình thường không nặng, không nhẹ. Tuy vậy, ở họ vẫn có quá
trình tích nghiệp. Trường hợp này đến khi lâm chung, theo thói quen tự
nhiên mà sẽ phát sinh tác dụng quyết định tới quả báo đời sau.
Chính vì vậy các vị tu hành, nhiều người trong dân gian vẫn
dưỡng thành thói quen tạo ra nghiệp thiện để đến lúc lâm chung sẽ nhân
theo nghiệp lực mà lên cảnh giới tốt hơn.
Vì vậy trong mỗi chúng ta, hãy theo thói quen
trong cuộc sống mà tạo Nghiệp Thiện-Lành và thực hành theo giáo lý
của Phật dạy và thường xuyên niệm Phật là phương tiện để ta tĩnh tâm
tạo Nghiệp Thiện-Lành...
Nếu có thời gian các bạn hãy thực hành các
khoá tụng kinh như Pháp Hoa, kinh Địa Mẫu... Để luôn luôn làm tăng
nghiệp Thiện-Lành, tạo thời cơ cải thiện cuộc sống hiện tại và
tạo thời khắc định nghiệp chuyển sinh tới các cõi phúc mai sau.
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét