Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Tầm quan trọng của pháp lục hòa nhà Phật

-------------------
Đức Phật chế pháp lục hòa nhằm giúp các đệ tử cư xử với nhau cho hòa hợp từ vật chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.

- Trong cuộc sống nếu mọi người không biết cách hành xử với nhau rất dễ dẫn đến sự bất hòa, chia rẽ. Để tránh điều này, đức Phật đã chế ra pháp lục hòa cho hàng đệ tử theo đó mà tu học.

Đức Phật chế ra pháp Lục hòa nhằm giúp các đệ tử cư xử với nhau cho hòa hợp từ vật chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.
Đức Phật chế ra pháp lục hòa nhằm giúp các đệ tử cư xử với nhau cho hòa hợp từ vật chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.

Tại sao có phép lục hòa?

Trong giáo lý nhà Phật có ghi câu chuyện đức Phật chế pháp Lục hòa: "Một hôm La Hầu La đi khất thực về, gương mặt có vẻ không vui.

Phật bèn kêu lên gạn hỏi thì La Hầu La phàn nàn rằng, trong đoàn khất thực của mình chỉ có Trưởng Lão Xá Lợi Phất và các Tỳ Kheo lớn tuổi mới được tín thí cúng dường các vật thực bổ béo còn hàng Sa Di như La Hầu La thì chỉ được Tăng cho một tý xíu xác mè ép và rau đồng luộc trộn với cơm; ăn uống như thế thì làm sao đủ sức khỏe tu hành".

Phật rầy La Hầu La không nên có niềm đố kỵ ấy, dạy La Hầu La lui rồi cho mời Xá Lợi Phất đến bảo rằng: Hôm nay ông ăn phải thức ăn bất tịnh, ông có biết không?

Xá Lợi Phất giật mình, vì chính hôm ấy sau khi ăn xong ông đã bị ói mửa ra hết. Xá Lợi Phất càng ngạc nhiên hơn, không hiểu vì sao đức Phật lại biết được điều ấy. Riêng Xá Lợi Phất cũng đã tự xét chưa bao giờ làm trái hay thi hành lệch lạc luật khất thực của Phật.

Nhân cơ hội này đức Phật chế ra pháp Lục Hòa.

Người xuất gia ngoài việc hoằng pháp cũng cần chú ý đến vấn đề lục hòa trong tăng đoàn
Người xuất gia ngoài việc hoằng pháp cũng cần chú ý đến vấn đề lục hòa trong tăng đoàn (ảnh minh họa)

Thực hiện phép Lục hòa như thế nào?

Theo cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa, nếu làm được 6 điều dạy trên đây, thực hiện một cách triệt để thì trong gia đình, cha mẹ vợ chồng, anh em, đều được hòa thuận yên vui, gia nghiệp mỗi ngày một thịnh đạt; quốc gia được hùng cường thịnh trị, thế giới được hòa bình an lạc.

Riêng giới Phật tử chúng ta, nếu áp dụng đúng đắn pháp lục hòa, thì sự tu học của chúng ta mau được tiến bộ, con đường giải thoát được gần hơn, và cảnh giới Cực lạc không phải chỉ là một ước vọng.

Sáu pháp lục hòa là: Thân hòa đồng trú, Khẩu hòa vô tránh, Ý hòa đồng duyệt, Giới hòa đồng tu, Lợi hòa đồng quân, Kiến hòa đồng giải.

Trong đó thân hòa đồng trú có nghĩa là hãy chung sống với nhau một cách hòa hợp, hãy chung lưng đấu cật, đùm bọc nhau, chứ không nên dùng võ lực để đàn áp nhau.

Đem pháp lục hòa áp dụng vào cuộc sống sẽ giúp cho mọi người hòa thuận và yên vui
Đem pháp lục hòa áp dụng vào cuộc sống sẽ giúp cho mọi người hòa thuận và yên vui (ảnh minh họa)

Khẩu hòa vô tránh nghĩa là hãy nói năng với nhau một cách dịu dàng, hòa nhã; nếu có điều gì thắc mắc cần bàn cãi, thì cũng phải bàn cãi trong ôn hòa, lễ độ.

Ý hòa đồng duyệt nghĩa là hãy nuôi dưỡng ý tốt đẹp đối với nhau, hãy trau dồi đức hỷ xả; đừng bao giờ thù hiềm, ganh tỵ nhau.

Giới hòa đồng tu nghĩa là hãy giữ đúng giới luật như nhau, hãy lấy kỷ luật làm đầu. Vô kỷ luật thì không một đoàn thể nào có thể tồn tại được.

Lợi hòa đồng quân nghĩa là hãy giải bày những sự hiểu biết, những ý kiến của mình cho người chung quanh. Người thông hiểu nhiều, phải có bổn phận chỉ bày cho người hậu tiến và dắt họ đi kịp mình.

Kiến hòa đồng giải nghĩa là hãy chia đồng đều tài lợi thu thập được cho những người cùng sống chung với mình, để mọi người đều được thỏa mãn, vui vầy.
ST

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét