===============
Tâm của chư Phật
Như Lai là một niệm không sanh. Nếu như tâm của chúng ta cũng một niệm không
sanh, thế là cùng một cái tâm với chư Phật Như Lai. Bạn nên biết cùng một cái
tâm thì công đức đó thật quá to lớn. Cùng một cái tâm là cùng một trí tuệ, cùng
một đức năng, mọi thứ đều giống rồi. Cái đạo lý sự thật này, bạn thật sự hiểu
rõ ràng rồi, thật sự hiểu minh
bạch rồi, bạn mới biết pháp môn niệm Phật bất khả tư nghì.
Tại sao vậy? Pháp môn niệm Phật là trực tiếp tu tâm
thanh tịnh, nó không có rẽ ngang rẽ dọc, không có bất kỳ chút quanh co lòng
vòng nào cả, thẳng tắt tu tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh chính là Phật tánh,
tâm thanh tịnh là thành Phật rồi. Cho nên vô lượng trí tuệ đức năng của Như Lai
đều là sinh ra từ trong tâm thanh tịnh. Bạn nói cái phương pháp này, thực ra mà
nói là rất vô cùng cao, rất vô cùng kỳ diệu, vả lại cũng không khó, ai ai cũng
có thể tu học được cả, đây là cùng thể. Thứ 3 phải biết vốn tịch. Vốn không
sanh diệt thì làm gì có Niết-bàn.
Thế Tôn vì chúng ta nói đại Bồ-đề, đại Niết-bàn, là
lời nói phương tiện. Bởi vì chúng sanh có phiền não, Phật bèn nói một cái Bồ-đề,
từ phía đối diện phiền não lập nên một cái Bồ-đề. Bởi vì chúng sanh chấp trước
có sanh tử, cho nên Phật bèn nói một cái Niết-bàn. Niết-bàn là bất sanh bất diệt,
không có sanh tử. Nếu như chúng ta giác ngộ rồi, phiền não không còn nữa, xin
thưa với quí vị, Bồ-đề cũng không còn nữa.
Phiền não hết rồi, còn muốn có một cái Bồ-đề hả,
thì Bồ-đề lại biến thành phiền não rồi, là bạn lại có một vật rồi phải không?
Chúng ta sanh tử không còn nữa, bạn còn cho rằng có cái Niết-bàn, thì Niết-bàn
lại biến thành sanh tử rồi. Ngài là tương đối lập nên, bên này phá rồi, thì bên
kia cũng không còn, cái này nhất định phải biết.
st
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét