Người con trai duy nhất
Của Đức Phật Thích Ca,
Cũng trở thành phật tử,
Tên là La Hầu La.
Cậu ít tuổi, tinh nghịch,
Nhưng được mọi người chiều,
Nên đôi khi nói dối,
Kiểu trẻ con, đáng yêu.
Một hôm Phật bảo cậu:
“Con hãy mang ra đây
Một chậu nước thật sạch
Để ta rửa chân tay.”
Cậu mang chậu nước đến.
Đức Phật rửa chân xong,
Hỏi cậu có muốn uống
Nước trong chậu này không.
Cậu lắc đầu, từ chối,
Nói nước bẩn, và Ngài
Bảo cậu bê đi đổ
Rồi dẫn cậu ra ngoài:
“Giờ thì con đã thấy,
Nước bẩn không ai xin.
Cũng vậy, khi nói dối,
Miệng bẩn, không ai tin!”
La Hầu La chợt hiểu,
Từ đó chẳng bao giờ
Còn nói dối thêm nữa,
Dẫu đáng yêu, ngây thơ.
Một hôm, Ngài ngồi nghỉ
Dưới bóng mát hàng cây
Rồi gọi con trai đến,
Nhẹ nhàng nói thế này:
“Con hãy học ở đất
Sự nhẫn nhục, khiêm nhường.
Đất lặng lẽ chấp nhận
Cái xấu xa, tầm thường.
Bị người ta vứt bẩn,
Hay khạc nhổ, không sao,
Đất thản nhiên chịu dựng,
Không nói một lời nào.
Và khi vụ mùa đến,
Đất trao tặng cho đời
Những bông lúa trĩu nặng,
Những cành hoa xinh tươi.
Hơn thế, con phải học
Để làm sao trong con
Có Từ Bi Hỷ Xả
Để sống có tâm hồn.
Có Từ để đối Giận,
Vì Từ là Tình Thương
Của con với người khác
Ở đời này vô thường.
Có Bi để đối Ác,
Vì Bi là khi con
Làm vợi đau người khác,
Mà không cần đền ơn.
Có Hỷ để đối Ghét,
Vì Hỷ là thật lòng
Mừng người khác hạnh phúc,
Cầu cho họ thành công.
Có Xả để tha thứ
Những lỗi lầm của người.
Xả giúp con thanh bạch,
Sống có ích cho đời.
Vậy Từ Bi Hỷ Xả
Là Tứ Vô Lượng Tâm.
Có được bốn cái ấy,
Con và Phật ngang tầm.
Lại nữa, con phải hiểu
Về cái luật Vô Thường,
Để xua cái Tham Dục,
Để ngự trị Tình Thương.
Vạn vật luôn thay đổi.
Có mà lại như không.
Không mà lại như có.
Hãy ghi nhớ trong lòng” !!!
stCủa Đức Phật Thích Ca,
Cũng trở thành phật tử,
Tên là La Hầu La.
Cậu ít tuổi, tinh nghịch,
Nhưng được mọi người chiều,
Nên đôi khi nói dối,
Kiểu trẻ con, đáng yêu.
Một hôm Phật bảo cậu:
“Con hãy mang ra đây
Một chậu nước thật sạch
Để ta rửa chân tay.”
Cậu mang chậu nước đến.
Đức Phật rửa chân xong,
Hỏi cậu có muốn uống
Nước trong chậu này không.
Cậu lắc đầu, từ chối,
Nói nước bẩn, và Ngài
Bảo cậu bê đi đổ
Rồi dẫn cậu ra ngoài:
“Giờ thì con đã thấy,
Nước bẩn không ai xin.
Cũng vậy, khi nói dối,
Miệng bẩn, không ai tin!”
La Hầu La chợt hiểu,
Từ đó chẳng bao giờ
Còn nói dối thêm nữa,
Dẫu đáng yêu, ngây thơ.
Một hôm, Ngài ngồi nghỉ
Dưới bóng mát hàng cây
Rồi gọi con trai đến,
Nhẹ nhàng nói thế này:
“Con hãy học ở đất
Sự nhẫn nhục, khiêm nhường.
Đất lặng lẽ chấp nhận
Cái xấu xa, tầm thường.
Bị người ta vứt bẩn,
Hay khạc nhổ, không sao,
Đất thản nhiên chịu dựng,
Không nói một lời nào.
Và khi vụ mùa đến,
Đất trao tặng cho đời
Những bông lúa trĩu nặng,
Những cành hoa xinh tươi.
Hơn thế, con phải học
Để làm sao trong con
Có Từ Bi Hỷ Xả
Để sống có tâm hồn.
Có Từ để đối Giận,
Vì Từ là Tình Thương
Của con với người khác
Ở đời này vô thường.
Có Bi để đối Ác,
Vì Bi là khi con
Làm vợi đau người khác,
Mà không cần đền ơn.
Có Hỷ để đối Ghét,
Vì Hỷ là thật lòng
Mừng người khác hạnh phúc,
Cầu cho họ thành công.
Có Xả để tha thứ
Những lỗi lầm của người.
Xả giúp con thanh bạch,
Sống có ích cho đời.
Vậy Từ Bi Hỷ Xả
Là Tứ Vô Lượng Tâm.
Có được bốn cái ấy,
Con và Phật ngang tầm.
Lại nữa, con phải hiểu
Về cái luật Vô Thường,
Để xua cái Tham Dục,
Để ngự trị Tình Thương.
Vạn vật luôn thay đổi.
Có mà lại như không.
Không mà lại như có.
Hãy ghi nhớ trong lòng” !!!
Ngày xưa khi Đức Phật dạy La Hầu La lấy một cái chậu dựng nước để nức Phật rửa chân. La Hầu La vâng theo lời Phật dạy và bưng vào một chậu nước trong sạch. Khi Đức Phật rửa chân xong liền bảo La Hầu La:
Trả lờiXóa- Nước rửa chân này có dùng uống được không?
La Hầu La thưa:
- Kính bạch Đức Thế Tôn, nước rửa chân này không thể dùng để uống được.
Đức Phật dạy:
- Người nói dối cũng như nước rửa chân không thể dùng uống được.
Đức Phật dạy tiếp:
- Này La Hầu La hãy đem chậu nước đổ đi.
La Hầu La làm theo lời Phật dạy và đem chậu vào.
Đức Phật hỏi:
- Cái chậu này có thể dùng đựng cơm ăn được không?
La Hầu La trả lời:
- Bạch Thế Tôn cái chậu này không thể dùng đựng cơm ăn được.
Đức Phật dạy:
- Người nói dối cũng như cái chậu đựng nước rửa chân không thể nào dùng được
Trong kinh có kể chuyện tiền thân đức Phật là một vị Sa Môn, đang ngồi thiền trong rừng. Khi nhà vua và quân lính đi săn, đuổi theo con nai, đến chỗ đức Phật thì mất dấu. Họ đến hỏi vị tỳ kheo: “Ông có thấy con nai chạy về hướng nào không? Vị thầy tu lẳng lặng, không nói. Quân lính nổi giận la hét và lôi thầy tu đến trước mặt nhà vua.
Trả lờiXóaVua lập lại câu hỏi trên thì thầy ấy đáp như sau: "Thưa Đại Vương, tôi là kẻ tu hành, giữ gìn giới luật thì không được nói dối và cũng không được sát sanh. Nếu tôi nói không thấy là tôi nói dối, và phạm tội khi quân. Nếu tôi nói thật để Đại Vương giết con nai thì tôi phạm giới sát sanh.
Xin Đại Vương tha thứ và cho tôi miễn trả lời câu hỏi này. Nếu Đại Vương bắt tội thì tôi sẵn sàng chịu chết chứ không thể nào trả lời cho Đại Vương được”.
Một người đã sống không thật với người khác, và với bản thân mình, thì sẽ không bao giờ tìm tới sự thật, chứ đừng nói chứng ngộ sự thật.
Trả lờiXóaKinh MƯỜI ĐIỀU LÀNH dạy: “Người không nói dối được tám điều lợi ích như sau:
1/. Được thế gian kính phục.
2/. Lời nói nào cũng đúng lý, được người, trời kính yêu.
3/. Miệng thường thơm sạch, nói ra có mùi thơm, như hoa ưu bát la.
4/. Thường dùng lời êm ái, an ủi chúng sanh.
5/. Được hưởng lạc thú như ý nguyện, và ba nghiệp đều trong sạch.
6/. Lời nói không buồn giận, mà còn tỏ ra vui vẻ.
7/. Lời nói tôn trọng, được người trời đều vâng theo.
8/. Trí tuệ thù thắng, không ai hơn.