Người thế gian
tranh danh, tranh tài, tranh lợi. Nếu như là Phật Bồ-tát, anh cần thì tôi đưa
cho anh toàn bộ. Anh thọ dụng hay tôi thọ dụng, có gì khác nhau đâu ? Đều giống
nhau cả !
Anh cảm thấy cái
này có lợi ích với anh, tôi đều có thể nhường cho anh. Sự biểu hiện của Phật Bồ-tát cho chúng ta thấy,
chính mình nhất định trải qua đời sống vật chất ở mức thấp nhất. Đây là dạy điều
gì vậy ?
Dạy người không tranh, hằng ngày vì xã hội, vì
chúng sanh tu phước, bồi phước, tạo phước, phước báo nhường mọi người hưởng.
Xã hội ổn định hài hòa, phồn vinh hưng vượng, đây
là sự hưởng thụ của chư Phật Bồ-tát, nhìn thấy mọi người đều tốt thì các Ngài
hoan hỷ, đây là sự hưởng thụ của các Ngài.
Cả xã hội động loạn bất an, tất cả chúng sanh chung
sống không hài hòa, thì Phật Bồ-tát nhìn thấy áy náy, lo lắng, giống như cha hiền
lo cho con cháu.
Đối với người ở tuổi 80, tuổi 90, họ hưởng thụ cái
gì là cao nhất vậy? Người một nhà hòa mục, tương thân tương ái, tôn trọng lẫn
nhau, hỗ trợ hợp tác thì trong tâm người già hoan hỷ, họ hưởng thụ việc này. Họ
hoàn toàn không mong cầu được cúng dường vật chất để thọ dụng, họ không cầu những
thứ này, chẳng cần thứ gì cả.
Chư Phật Bồ-tát, người thật sự giác ngộ đều là có
tâm thái như vậy. Chúng ta chưa giác ngộ thì rất khó lý giải, tưởng tượng không
ra, đến sau khi bạn giác ngộ thì bạn liền hiểu rõ.
Giống như người tuổi trẻ, không có cách gì lý giải
quan niệm, cách nghĩ, cách nhìn của người già, đến khi chính họ già rồi, họ mới
hiểu rõ, người già trước đây tại vì sao đối đãi với con cháu đời sau như vậy, họ
sẽ hiểu rõ thôi.
H.T. TỊNH KHÔNG!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét