Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

MỌI VIỆC NÊN "TÙY DUYÊN" KHÔNG NÊN "PHAN DUYÊN" !

Chúng ta dùng tâm bình đẳng để đối nhân xử thế tiếp vật, không có phân biệt, không có chấp trước, thì chúng ta mỗi ngày niệm Phật hiệu, cầu sanh Tịnh Độ mới thật có phần nắm chắc.

Trong đời sống thường ngày phải tùy duyên, không phan duyên. Tùy duyên là sao cũng tốt, nhất định không được đem những sự việc hỗn tạp lộn xộn để ở trong tâm. Trong tâm việc gì cũng không có, chỉ có một câu “A Di Đà Phật”, vậy là chắc chắn được sanh Tịnh Độ.

Điều kiện để được sanh Tịnh Độ là phải hòa và nhẫn, hai chữ này quan trọng. Đầu tiên phải chung sống hòa mục với tất cả chúng sanh; họ hòa mục với ta, ta hòa mục với họ; họ bất hòa với ta, ta vẫn phải hòa với họ.

Thuận cảnh, nghịch cảnh, người thiện, người ác, thảy đều phải nhẫn. Cách nhẫn như thế nào vậy ? Không để ở trong tâm mới thật sự là nhẫn. Để ở trong tâm thì cái nhẫn ấy rất khổ, còn không để ở trong tâm thì cái nhẫn này rất tự tại.

Tất cả là tùy duyên, không phan duyên. Lợi ích chúng sanh là việc tốt, việc tốt cũng phải có duyên. Nếu như không có duyên mà bạn muốn đi làm, làm không thành công thì bạn sẽ sinh phiền não, sao lại khổ thế ?

Cho nên Phật trụ ở thế gian chỉ dạy chúng ta là “tùy duyên, không phan duyên”. Phan duyên là tự mình muốn làm như thế nào; tùy duyên là hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức.

H.T. TỊNH KHÔNG!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét