Tịnh Nghiệp Tam Phước
là "chánh nhân tịnh nghiệp ba đời chư Phật", cũng chính là pháp môn
vô lượng vô biên, cho dù bạn tu một pháp môn nào, thành tựu Phật quả cứu cánh,
nền tảng của bạn đều là ba điều mười một câu bốn mươi bốn chữ này.
Nếu như bạn không đầy
đủ điều kiện này, không luận tu học pháp môn nào đều không thể thành
tựu. Thiện căn của thế pháp bạn được quả báo trời người, không thể đọa ba đường
ác.
Phước thứ nhất gồm bốn câu mười hai chữ, bạn phải
chân thật làm đến được:
"HIẾU DƯỠNG CHA MẸ,
PHỤNG SỰ SƯ TRƯỞNG,
TỪ TÂM BẤT SÁT,
TU MƯỜI NGHIỆP THIỆN", .
Chúng ta nghĩ lại xem chúng ta có làm được hay
không ?
Đây chính là thiện pháp trong sáu cõi. Cho nên nghĩ
lại rất khó, nếu như trong sáu cõi, ba đường thiện chúng ta cũng chưa nắm được
phần, mà muốn ra khỏi ba cõi, muốn vãng sanh thì không thể nào được, quyết định
không thể nào. Đây là giáo huấn chân thật của Như Lai.
Phật nói được rõ ràng đến như vậy, nói được tường tận
đến như vậy, chúng ta tương lai đọa lạc nhất định không thể trách Phật, chỉ có
thể trách chính mình xem thường, quá sơ ý, đem lời giáo huấn của Phật xem như
gió thoảng qua tai, không có giờ phút nào nghĩ đến nó, không hề nỗ lực đi làm,
cho nên mới đọa lạc.
Hình tướng đọa lạc, xin nói với các vị, ngay hiện
tiền liền thấy được. Chúng ta xem qua gương, xem chính mình có giống một con
người hay không ? Tỉ mỉ xem qua là tướng người hay là tướng quỷ ? Tướng người
là gì vậy ?
Năm giới mười thiện đều làm được là tướng người.
Năm giới mười thiện không làm được, tham danh, tham
sắc, tham lợi, tham là tướng quỷ; sân hận đố kỵ là tướng địa ngục; ngu si, ngay
đến tà chánh, phải quấy, thiện ác, lợi hại đều không làm rõ ràng thì là tướng
súc sanh.
Mỗi ngày bạn soi gương, bạn có phát hiện hay không?
Trong tấm gương rốt cuộc tướng của bạn là tướng gì vậy ? Cho nên sự việc tu
hành này nói khó thì thật khó, nói dễ cũng rất dễ, khó dễ đều ở nơi một niệm của
chính mình, khắc phục được phiền não tập khí của chính mình thì không khó, tùy
thuận phiền não tập khí của chính mình thì quá khó, vô cùng khó.
Nơi chúng ta cúng dường Phật gọi là "Đại Hùng
Bảo Điện". "Đại Hùng" là ý nghĩa gì vậy ? Người bình thường
không làm được, họ có thể làm được, đây là đại anh hùng. Người bình thường
không làm được việc gì vậy ?
Khắc phục phiền não tập khí của chính mình. Phật có
thể làm được, Ngài có thể đem phiền não tập khí khắc phục, cho nên Ngài được gọi
là đại anh hùng.
Do đây có thể biết, nếu như chúng ta có thể đem phiền
não tập khí khắc phục được, chúng ta cũng là đại anh hùng, là anh hùng hào kiệt
chân thật, cho nên nhà Phật gọi anh hùng hào kiệt là từ nơi đoạn phiền não mà
nói, từ nơi đoạn tập khí mà nói.
Cũng đồng một danh từ, nhưng Phật nói được rất sâu,
rất rộng, chúng ta phải có thể thể hội được.
(H.T. TỊNH KHÔNG )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét