Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

Vì sao Thích Ca nói “Cái Ta nói ra chỉ là nắm lá trong lòng bàn tay?”

Nguyên câu là: Cái Ta biết như rừng, còn cái Ta nói ra chỉ là nắm lá trong lòng bàn tay.
Nguyên cả đời ổng chỉ nói về Tứ Diệu đế và Bát Chánh đạo thôi nha mọi người. Ngoài vấn đề này ra ổng chả thèm nói gì nữa cả. Biết sao không? Nói chi cho mệt. Đứa nào thông được Tứ Điệu Đế và Bát Chánh Đạo thì đứa ấy thành thánh rồi. Đã thành thánh rồi thì theo duyên đưa đẩy, tự nhiên họ sẽ biết làm gì tiếp theo, đâu cần ai chỉ dạy hướng dẫn gì nữa đâu. Lúc ấy họ chỉ có đi theo sự vận hành của Nhân Quả thôi. Còn đứa nào chưa thấu được Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo thì buộc nó phải thấu cho nên nói hoài, nói miết, nói ra rả, còn sống ngày nào là còn nói ngày nấy, nói cho thủng lỗ tai nó luôn, cho bỏ tật nghe hoài mà hổng thủng nè hihi! Cho nên cả đời ổng chỉ nói về Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo, ngoài ra ổng đâu thèm nói gì nữa là như vậy đó nha mọi người.
Công nhận ông Thích Ca ổng thiệt là mắc cười hahahahaha.
Ta nói rồi đó nha bây: “Cái Ta nói ra chỉ là nắm lá trong lòng bàn tay thôi.” Đứa nào thông được nắm lá nầy thì đứa ấy sẽ thấy được cả khu rừng. Cho nên Ta đâu cần nói cả khu rừng chi cho mệt vậy.

Sự giác ngộ là giống nhau nhưng con đường giác ngộ của từng người thì không ai giống ai cả. Do thời đó hổng có lưu truyền bằng chữ viết nên không ai biết các vị tỳ kheo giác ngộ như thế nào nhưng tôi đảm bảo với mọi người rằng có bao nhiêu vị tỳ kheo thì có bấy nhiêu cách giác ngộ chứ hổng phải cứ có một kiểu rồi ai cũng rập khuôn y chang đâu nha. Nhưng dù giác ngộ bằng con đường gì thì khi đến đúng chỗ giác ngộ ấy thì ai cũng thấy như nhau. Cho nên chỉ có người giác ngộ mới biết người giác ngộ nhưng con đường giác ngộ thì chỉ ai đi con đường ấy thì mới biết, còn người đi đường khác thì không bao giờ biết được là vậy đó.

Sau khi giác ngộ rồi thì tất cả các bậc giác ngộ đều làm công việc giống nhau, đó là gieo duyên, nghĩa là nhỏ từng giọt từng giọt vào ly nước, khi nào ly đầy tràn thì đấy là việc của Nhân Quả, không phải việc của họ. Nếu thật sự nắm được điều này (mà người thường thì làm sao mà nắm, chỉ có bậc giác ngộ mới nắm được thôi chớ hihi!) thì sẽ hiểu được sự ra đời của tất cả tôn giáo tông phái pháp môn là thế nào và sự thịnh suy của từng tông phái/pháp môn ấy luôn nha!

Mỗi bậc giác ngộ, do duyên và do hạnh nguyện, mà họ sẽ làm những công việc khác nhau, không ai giống nhau để hoàn thành cái được gọi là nhiệm vụ gieo duyên. Ví dụ: Ông Thích Ca ổng chỉ có nhiệm vụ thuyết pháp thôi chứ hổng có nhiệm vụ lưu truyền kinh sách, nên ổng gieo duyên bằng cách ra rả thuyết Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo suốt. Ông Anan có duyên với việc truyền bá kinh điển nên ổng phải làm cái nhiệm vụ ấy. Đáng lẽ Thích Ca làm điều này thì sẽ chính xác và dễ hơn là Anan đấy chứ. Nhưng Thích Ca ứ thèm làm vì hổng phải là việc của ổng, ổng hổng có gieo duyên bằng con đường này. Còn Anan thì gieo duyên bằng con đường truyền bá kinh sách nên Anan làm. Thế thôi. Tất cả các bậc giác ngộ đều làm những công việc khác nhau để gieo duyên, không ai làm giống ai cả.

Mọi người thử chú ý điều này nha, phải có sự chú ý và quán sát cao thì mới có thể thấy đấy nhá! (Hù phát cho mọi người tập trung hehehe) Đó là tất cả các tông phái và pháp môn khi được thành lập bởi một vị thầy nào đó thì rất thịnh vào thời vị ấy, nhưng khi vị ấy viên tịch hay “từ chức” lui vào hậu trường thì pháp môn ấy dần dần tàn rụi hoặc phải chuyển sang hướng khác. Cái này tôi có giải thích trong bài Tục “Để của cho con” nói về cuộc sống đời thường rồi, còn bài này là nói về sự lưu truyền của tông phái và pháp môn. Đó là:
Một bậc đắc đạo là do họ đi con đường ấy làm những việc ấy, và những điều họ làm thì phù hợp với họ, hợp cả nhân lẫn duyên, đúng thời điểm, giọt nước tràn ly thì Bùm, họ giác ngộ. Khi giác ngộ rồi thì nhiệm vụ của họ là gieo duyên, và họ chỉ có thể gieo duyên thông qua con đường họ đã đi, đã tự thân trải nghiệm. Cho nên họ thành lập tông phái/pháp môn/môn phái để công việc gieo duyên của họ có thể rộng khắp. Tất cả ai chạm được đến pháp môn ấy đều là được bậc giác ngộ ấy gieo duyên. Vì vậy đối với bậc thật sự giác ngộ và với tâm nguyện gieo duyên như vậy thì khi họ nói/thuyết giảng về pháp môn (nghĩa là về con đường họ đã đi) thì họ luôn nói sự thật, vì đúng là họ đã đi như vậy. Vì đó là sự thật nên những gì họ nói họ làm có sức lay động có sức cảm phục người nên pháp môn/tông phái họ thành lập cực kì thịnh vào thời của họ là vậy đó. Hiểu hơm?

Nhưng sau đó thì sao? Sau khi họ viên tịch hoặc chưa cần họ viên tịch, chỉ cần họ chuyển giao việc thuyết pháp hoặc mọi công việc khác cho đệ tử thì tông phái ấy từ từ đi sang hướng khác hoặc lụi tàn theo năm tháng hoặc phải đối đầu với vô vàn tai tiếng. Có người giải thích là do pháp môn mở rộng quá nên khó kiểm soát nên bị tai tiếng. Đúng y như vậy đó nha. Nhưng chỉ cần bậc giác ngộ ấy hay còn gọi là vị sáng lập ấy có thể đứng ra một cái thì mọi thứ có thể chấn chỉnh dễ dàng vì họ toàn nói điều họ đã trải, còn gọi là điều chân thật. Nhưng khi họ không còn đó nữa thì đảm bảo có vô số hướng khác nhau, có ngay sự chia rẽ. Cái này chẳng những trong đạo mà trong lịch sử quốc gia hay trong cuộc sống đời thường hoặc trong công ty công sở hiện tại thì việc chia rẽ vẫn hằng diễn ra đấy chứ. Nhưng ở đây tôi chỉ nhấn mạnh đến việc nói về các tông phái và pháp môn thôi nha mọi người!

Biết sao có sự chia rẽ hay tàn lụi không mọi người?
Bởi sự giác ngộ thì giống nhau nhưng con đường giác ngộ thì không ai giống ai. Bậc đạo sư sáng lập tông phái ấy giác ngộ bằng con đường ấy nhưng những đệ tử chỉ có thể được gieo duyên chứ không ai đi y chang con đường ấy mà có thể giác ngộ được cả. Đệ tử mà muốn giác ngộ như ổng thì buộc phải tự đi con đường riêng của mình, không thể đi theo bóng của ông thầy mà giác ngộ. Con đường của ổng không thể nào giống con đường của mình thì làm sao mình đi theo bóng của ổng mà mình giác ngộ được chớ! Vì không thể giác ngộ bằng cách đi theo bóng thầy, cho nên đệ tử chỉ có thể thọ lãnh duyên do thầy mình gieo rồi phải tự đi con đường của riêng mình, không bao giờ có thể lập lại con đường của thầy mà có thể giác ngộ y như ổng (ngoại trừ những trường hợp vô cùng đặc biệt). Khi một đệ tử thật sự đạt được sự giác ngộ y như ông thầy thì đệ tử phải tách ra và thành lập tăng đoàn riêng của chính mình. Vì sao?
Vì vị giác ngộ mới này chỉ có thể gieo duyên qua con đường do chính mình đã đi chứ có đi được con đường của thầy đâu mà phải đi theo tăng đoàn của ổng nữa. Một bậc giác ngộ nói gì ra cũng là nói điều thật, cũng là nói cái do mình tự thân trải qua nên họ không thể tiếp quản tăng đoàn của thầy vì họ không đi đường ấy thì biết gì mà tiếp quản. Nếu buộc phải tiếp quản thì họ buộc phải thay đổi toàn bộ để phù hợp với con đường họ đã đi, trải nghiệm họ đã nếm. Đó là lý do tăng đoàn sau khi được tiếp quản phải có sự chia rẽ hoặc thay đổi là vậy. Còn nếu không thay đổi được thì vị giác ngộ mới này phải tách riêng ra và tự lập tông phái/môn phái/pháp môn/tăng đoàn riêng cho thích ứng với con đường mình đi.
Con đường giác ngộ không ai giống ai nên một tông phái phải chia rẽ sau khi vị thầy sáng lập viên tịch là vậy. Còn nếu tông phái ấy vẫn y chang vậy không chia rẽ hay thay đổi gì cả, đảm bảo với mọi người rằng vị đệ tử tiếp quản chưa giác ngộ nên mới có thể làm y chang thầy mình được. Do chưa giác ngộ nên dù có làm y chang hay không y chang thì những gì người chưa giác ngộ nói chỉ là do ảo tưởng mà ra nên từ từ tăng đoàn rồi cũng lụi tàn theo năm tháng mà thôi.
Tất cả các tông phái/tôn giáo/pháp môn mà tôi từng hành qua hay từng ở chung họ thì cho đến giờ này khi tôi quán sát lại tôi thấy đều xảy ra y chang như nãy giờ tôi nói. Nghĩa là:
- Khi một đệ tử thật sự giác ngộ thì họ phải lập tông phái riêng cho hợp với con đường họ đi chứ không thể đi rập khuôn con đường của thầy mình.
- Chỉ có đệ tử chưa giác ngộ mới có thể rập khuôn y chang thầy. Tăng đoàn rơi vào tay người chưa giác ngộ thì trước sau gì cũng tàn lụi.

Cho nên có một số vị luyến tiếc những tăng đoàn vang danh một thời. Tôi nói: Có gì đâu mà tiếc? Nếu thấy tăng đoàn chia cắt thì đó là việc đáng mừng, vì điều ấy nghĩa là có đệ tử đắc đạo nên tạo ra tăng đoàn mới cho riêng mình. Nếu thấy đệ tử tiếp quản y khuôn thì có khi tăng đoàn đang đi xuống vì vị đệ tử ấy chưa đắc đạo.

Đảm bảo có người điên cái đầu, vì sao thấy tôi nói cái gì cũng khác với Thích Ca hết vậy hihi. Thích Ca nói ai làm tăng đoàn chia rẽ thì người ấy phạm 1 trong 5 trọng tội không thể tha thứ được. Còn ở đây tôi lại nói tăng đoàn chia rẽ thì ấy là có đệ tử đắc đạo. Đúng thiệt tôi là Quỷ Vương nha mọi người hahahaha!
Lời Thích Ca nói thì đúng với thời đại của Thích Ca, đúng với nhân duyên ấy. Thích Ca còn tại thế, Thích Ca đang trụ trì tăng đoàn nên Thích Ca nói vậy. Sau khi Thích Ca nhập Niết Bàn, mấy ông thánh A La Hán làm trái lời ổng liền đấy chứ. Biết trái sao không? Đó là tụ tập lại để Kết tập Kinh điển hehehe. Ông Thích Ca không cho ghi chép lại kinh điển, nhưng ổng vừa nằm xuống một cái thì mấy ông đệ tử của ổng kết tập kinh điển luôn ngay tích tự hahahahaha. Vui không mọi người! Bởi vậy tôi nói rồi, ai làm nhiệm vụ nấy. Thích Ca làm nhiệm vụ của Thích Ca, còn những vị kia họ làm nhiệm vụ của họ đấy thôi. Kẻ nào bám chặt vào lời Thích Ca thì kẻ ấy không bao giờ giác ngộ. Vì vậy Thích Ca mới không cho chép kinh. Mỗi một bài kinh chỉ tương ưng với một loại người, một loại căn cơ nào thôi. Người hợp căn cơ khi nghe bài kinh ấy thì có thể hành theo, người không hợp căn cơ thì bài kinh ấy trở thành thuốc độc, càng uống thì càng trúng độc. Cho nên ổng cực kì nghiêm khắc không cho ai ghi chép lại lời ổng khi ổng còn tại thế. Nhưng do duyên đưa đẩy nên cái ông Anan với trí nhớ cực tốt mới làm thị giả của ổng mới nhớ hết tất cả các bài pháp của ổng, để khi ổng vừa nằm xuống một cái là Anan chép kinh lại hết hehehehe. Vậy Anan có “phạm thượng” có làm trái ý đạo sư không? Không. Vì đó là nhiệm vụ của Anan, Anan làm nhiệm vụ của mình, còn Thích Ca thì làm nhiệm vụ của Thích Ca.


Cho nên cái câu “Làm tăng đoàn chảy máu là một trọng tội” là đúng đối với người phàm, tham danh tham lợi khoái chỉ huy lãnh đạo, còn đối với bậc giác ngộ thì việc lập tăng đoàn mới không giống tăng đoàn của thầy thì đó là việc gieo duyên chứ chả có phạm tội gì cả. Y như Anan, sau khi Thích Ca viên tịch, thì lập tăng đoàn chuyên chép kinh là vậy đó hihi.

Thật ra để cho bài viết sống động và dễ hình dung hơn tôi có thể lấy ví dụ về những tăng đoàn/ pháp môn đang hiện diện để minh họa cho lời nói của mình, nhưng mà làm vậy chi? Ai đủ căn cơ hiểu bài viết này thì tự thấy ra thôi hà. Còn ai không đủ căn cơ thì sẽ dễ bị ghim rồi sanh ra ác cảm hoặc có ý nghĩ tiêu cực với những tăng đoàn/pháp môn/tôn giáo ấy. Cho nên ai thấy thì thấy, còn không thấy thì thôi hehehe. Điều này không chỉ diễn ra với các tông phái của Phật giáo mà ở tất cả các tôn giáo khác luôn đó nha mọi người.

Cho nên có người than vãn: Trùi ui sao mà có nhiều pháp môn/tông phái quá, biết theo cái nào đây vậy trời!
Đáp: Có nhiêu đó mà nhiều cái gì, còn vô số cái mới sẽ từ từ xuất hiện cho mà xem. Nhưng mà cái mới càng xuất hiện thì chứng tỏ càng có nhiều vị đắc đạo nên mở pháp môn gieo duyên, vậy thì ta càng được gieo nhiều duyên nên ta càng khoái chứ than cái gì mà than hihi
Ai không biết, khi thấy những pháp môn mới xuất hiện thì sợ hãi co cụm rồi chửi bới đả kích từa lưa. Biết sao không? Vì họ sợ họ bị lay chuyển bởi những cái mới. Cho nên sự đả kích xuất phát từ nỗi sợ. Có gì mà phải sợ, cứ cái mới xuất hiện thì ta khoái chứ sợ gì mà sợ, biết đâu cái ấy hợp duyên mình thì sao! Khi mình để nỗi sợ thống lĩnh hay nghe người này người kia nói rồi hăng say đả kích phỉ báng, thì có khi mình đang tự ngăn đường đi của mình đấy thôi.

Túm lại, có một câu sến súa nói hoài luôn cho thủng màng nhỉ nè: Thấy pháp môn nào, tông phái nào, tôn giáo nào, thầy nào hợp với mình thì mình theo. Theo miết theo hoài đến khi nào hết thấy hợp nữa thì kiếm pháp môn khác, tông phái khác, tôn giáo khác, thầy khác mà theo hihi. Sống được vậy, có phải sướng hơm? Ôm chặt có một cái cột rồi nhắm tịch mắt lại chửi bới đả kích chi cho phiền não vậy hihi. Thấy Thích Ca ra rả Tứ Diệu Đế Bát Chánh đạo cái có người lầm tưởng rằng ôm chặt cái này sẽ giác ngộ nên tìm cách học thuộc lòng luôn nha mọi người. Trùi ui, học thuộc đến mức, chạm nhẹ cái thôi là xả ra nguyên bài, nhưng căn cơ chưa đủ nên dù thuộc lòng tất cả kinh điển thì cũng chẳng biết làm sao mà hành. Do không biết hành ra sao nên tưởng tượng rằng mình đang hành. Cái ấy là do tưởng tượng mà ra chứ có hành gì đâu. Chưa đủ căn cơ để hành Tứ Diệu Đế và Bát Chánh đạo mà cứ ôm chặt lấy điều ấy rồi dùng nó để đả phá chỉ trích mà không biết rằng: Chỉ cần mình xả ra một cái, có khi phải ôm lấy một pháp môn khác, tông phái khác hành qua một cái cho cái chỗ kẹt của mình bung ra. Khi chỗ kẹt bung ra rồi thì tự nhiên vào guồng thôi, hành như không hành, khi ấy tự nhiên hành, đâu cần tưởng tượng làm cái gì. Nhưng do mình sợ bị lung lay nên mình ôm chặt cái không phải của mình (cái gì không hợp căn cơ thì cái ấy không phải của mình) rồi mình tự bít kín hết tất cả mọi con đường dẫn đến chỗ hợp với mình hơn. Việc này chỉ làm kéo dài con đường đi đến giác ngộ của mình thôi nha mọi người. Đâu phải muốn hành Tứ Diệu Đế và Bát Chánh đạo là hành được đâu, phải đủ duyên, phải đủ căn cơ mới vào được chớ. Mà duyên thì người ta gieo từa lưa nhưng mình nhắm mắt bịt tai hổng thèm tiếp nhận gì cả hihi. Ôm kinh Phật đọc miết thì không hiểu kinh nói gì đâu, có khi phải đọc kinh điển của các tôn giáo khác, hiểu được những kinh điển ấy rồi thì khi đọc trở lại kinh Phật thì tự nhiên thấy sao giống như ông Thích Ca ổng nói cho mình mình nghe thôi vậy đó, nghĩa là mọi thứ đều trơn tru thấu đáo đến không ngờ, vậy mà sao trước đó cứ phải vắt chân lên trán miết mà vẫn không hiểu.

Bởi, tôi nói rồi, thời Thịnh pháp đang quay trở lại, Bất thối Bồ tát khắp nơi, mình được trợ duyên rất nhiều mà mình hổng biết đấy thôi. Lý do là do ôm chặt pháp môn quá hà, nới ra tí cho pháp môn có chỗ thở thì tự nhiên mọi thứ lại vào guồng một cách không ngờ luôn đấy hihi!

2 nhận xét:

  1. Bạn có quan điểm thật sôt dẽo và thơm lừng !!! Có bạn nào muốn thức thực hông!!!

    Trả lờiXóa
  2. Rất đồng cảm và đồng thời cũng có rất rất nhiều người bất đồng!!! Hehehe. Nhị nguyên mừ!

    Trả lờiXóa