Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018

Muốn giác ngộ thì đừng mong cầu sự sung sướng thoải mái.

Vì sao lại vậy? Vì trên đời này không có ai nhờ sướng quá mà giác ngộ cả. Để giác ngộ thì ai cũng phải trải qua những đoạn đường trầy da tróc vảy. Để chi? Để tăng cường sức mạnh cả ý chí và thể xác. Giác ngộ không xảy ra ở ý chí yếu ớt và cơ thể bạc nhược. Biết sao không? Hổng biết giải thích sao luôn, vì ai trải qua rồi thì tự biết. Ví dụ về trải nghiệm của tôi nha!
Lúc mới đi bụi tôi cũng sợ ma dữ lắm. Túm lại không chỉ là ma mà là sợ cái mình chưa bao giờ gặp, sợ điều mình chưa thể hình dung. Sợ chứ sao lại hổng sợ. Vì mình sống trong vùng an toàn riết nên quen rồi, rồi dù có đi đây đó nhưng toàn ở trong nhà trọ nhà nghỉ, lúc nào cũng có người này người kia, có bao giờ ở một mình đâu. Nhưng khi bắt đầu thực sự đi bụi, bắt đầu đạp xe, cái đa phần thời gian tôi toàn là một mình. Lúc nào cũng phải tự tìm cách xoay xở mọi thứ đặc biệt là xoay xở với nỗi sợ của chính mình.
Chạy ngoài đường lộ thì sợ tai nạn giao thông. Mà tôi cũng thoát chết mấy lần trên đường quốc lộ rồi. Ví dụ, đang chạy trên đường thì một chiếc xe tải chở tôn lợp nhà chạy véo qua mặt rồi từ trên xe một tấm thiếc bay thẳng vào tôi và đáp xuống trước mặt tôi chừng 1 mét. Chỉ cần tôi chạy nhanh hơn tí hay tấm thiếc bay nhanh thêm tí thì tôi bị nó chém vào người rồi. Trùi ui lúc đó sợ chết quá chừng!
Chạy đường nhỏ thì sợ lạc đường, rồi đường vắng quá thì sợ cướp
Lúc lên dốc thì đâu có đạp nổi, phải nhảy xuống đẩy xe cùng đầy nhóc hành lý lên núi. Dốc thì cao, xe thì chất nặng, người thì đói khát do ăn hổng đủ chất, nên phải nói là tôi lê từng centimet một trên đường dốc. Có những đoạn dốc 45 độ nhìn y như thẳng đứng mà trưa nắng nóng vô cùng, mồ hôi mồ kê ròng ròng, đẩy hết nổi, cái tìm nơi nghỉ ngơi rồi tự hỏi: Sao giống hành xác quá vậy ta! Đâu có ai ép mình làm chuyện này đâu ta! Xong rồi đứng dậy cũng qua được con dốc ấy.
Lúc xuống dốc tưởng sướng nhưng còn căng thẳng hơn lên dốc gấp bội vì dốc xuống quá xuống nên xe cứ chạy te te một hơi, bóp thắng hết cỡ mà xe vẫn chạy hổng có dừng. Căng thẳng ghê gớm vì đây là xe đạp bình thường giống xe học sinh đi học chứ không phải xe chuyên dụng leo núi. Căng thẳng vì nếu đứt thắng một cái là rơi tự do luôn đó.
Bởi lên đã mệt mà xuống còn mệt hơn vì đầu óc căng ra hết cỡ, vừa xuống vừa ước lượng xem nếu xe đứt thắng thì nên quăng xe nhảy vào vách núi hay nhảy xuống vực hihi.
Có khi trời tối dần mà vẫn đang loay hoay ở nơi không một bóng người. Đi xe đạp mừ, đâu thể ước lượng được thời gian và địa điểm, đặc biệt là lúc lên núi. Có khi đẩy xe đi trong đêm tối, vừa sợ xe chạy phía sau lên tông vừa sợ ma từ trong lề nhảy ra thọp cổ.
Túm lại là sợ đủ thứ là sợ
Đó là chuyện đi, còn chuyện ngủ. Đã là ngủ thì miễn là nó có vẻ an toàn thì giăng lều ra ngủ thôi, bất chấp đó là đâu. Mà đâu phải lúc nào cũng ở nơi có người, có khi phải trốn họ đấy chứ. Trốn vì không muốn phải bị làm phiền, họ đến hỏi han lung tung đủ chuyện trong khi mình mệt muốn tắt thở rồi, hoặc trốn vì không ai biết sự hiện diện của mình sẽ an toàn hơn. Nếu trốn thì phải chờ cho trời thiệt là tối mới dám giăng lều ra. Có lần trong lúc chờ như vậy thì mưa giông kéo tới, tôi đứng chơi vơi giữa đồng ruộng mênh mông ngập nước nên phải đẩy xe lên chỗ cao cao có cây cổ thụ. Trời sấm sét mà đứng dưới cây cổ thụ thì rất dễ bị đánh. Biết là vậy nhưng hổng có nơi để đi nữa. Lúc ấy trời chập choạng, trời mưa như trút, sét đánh ùn ùn, tự nhiên đứng một mình cùng chiếc xe đạp dưới cây cổ thụ. Xung quanh không có ai cả, không một bóng người bóng vật chỉ có cây cỏ đang oằn mình dưới mưa. Mà cổ thụ lâu năm dĩ nhiên là có quỷ thần trú ngụ rồi. Lúc đó sợ mà cũng đâu biết làm gì đâu. Sợ sét đánh, sợ ma, và sao thấy cô đơn quá, như thể thiên hạ chết cả rồi còn có một mình mình trên cõi đời thôi hà, nhưng lúc ấy cũng đâu làm được gì khác nên kệ, liều luôn, vậy mà không bị sét đánh mới hay chớ. Đúng là cái số chưa chết!
Rồi có khi phải chui vô bụi để giăng lều lên ngủ, vừa làm vừa canh chừng xem có ai ở quanh không, có ai thấy mình không, phải làm rón rén, nhẹ nhẹ để không ai biết.
Cứ bạ đâu là ngủ đó.
Cứ có suối có sông là tắm rửa vì nếu không thì sau đó chưa chắc có nước cho mà tắm.
Nhưng mà lại chẳng thấy mình khổ, người ngoài nhìn sao thấy khổ dữ vậy nhưng người trong cuộc lại không thấy khổ, chỉ thấy thích thôi hà. Có khi mệt quá hay đói bụng quá thì thấy khổ thiệt nhưng sau đó thì thôi.
Vậy mà ý chí vững lắm đó nha mọi người. Ý chí vững trở thành một thói quen luôn, không ý thức được, vì cứ nghĩ đó là điều bình thường. Cho đến khi tôi ở trong vùng an toàn, ở trong bốn bức tường một thời gian, được tường cao cửa kín che chở nên cũng quen luôn. An toàn vậy mà nghe tiếng sét lại sợ, trong khi một mình ngoài đường thường xuyên dầm mưa giữa trời sét ầm ầm thì lại chẳng sợ, bởi lúc ấy đâu còn sự lựa chọn nào khác nên chẳng biết sợ là gì, cứ thế mà tiến về phía trước. Nhưng khi ở trong vùng an toàn thì nghe tiếng sét lại sợ. Mọi người thấy có nghịch lý không?
Đấy, tôi nói rồi mà. Ở trong vùng an toàn quá thì ý chí yếu ớt và dĩ nhiên là mình không bao giờ nhận ra điều ấy nếu không có gì để so sánh. Tôi thì trải qua hai tình huống hai hoàn cảnh khác nhau như vậy nên khi tôi nghe tiếng sét ầm ầm tự nhiên thấy sợ là tôi biết rồi. Đi bụi ngủ lùm vậy mà ý chí mạnh mẽ, còn ở một chỗ an toàn quá thì ý chí yếu nhợt.

Phải trải qua những hoàn cảnh tình huống khác nhau để cho đủ mọi nỗi sợ trỗi dậy thì khi mình thiền mình gặp cái này cái kia thì mình hổng có bị nao núng lúng túng. Cái này chị gặp rồi nè cưng, đừng có hòng nhát chị nữa nha! Còn ý chí yếu ớt thì khi gặp cái này cái nọ do nỗi sợ tạo ra thì mình gục luôn. Hoặc thể xác không được huấn luyện phải vượt qua sức chịu đựng thì cũng chẳng chịu nỗi áp lực của nỗi sợ do bản ngã tạo ra nha mọi người. (Áp lực do nỗi sợ tạo ra thì nó rất là kinh khủng, có thể gây ép tim mà chết luôn đó)

Bởi thời Phật tại thế mấy ông nhà tu hay hành giả phải trải qua hết mấy cái khổ nhọc, phải tự xoay xở mọi thứ để rèn luyện ý chí và thể xác mạnh mẽ lên để khi đến lúc cần thì có thể vượt qua nỗi sợ và sự yếu đuối dễ dàng là vậy.

Cho nên đường đến giác ngộ trải đầy gai chứ hổng có trải đầy hoa đâu nha mọi người. Ai chưa nếm mùi gian khổ thì chẳng thể giác ngộ. Làm sao nếm mùi gian khổ? Tự hoàn cảnh đưa đẩy hoặc tự mình tạo ra, ví dụ tự đẩy mình vào hoàn cảnh ấy.

Mọi người thường ngụy biện rằng: Phật nói dây đàn không căng quá cũng không chùng quá thì mới giác ngộ được. Cái mình gọi là căng thật ra là bình thường so với người tu khổ hạnh rồi. Xưa giờ mình có biết khổ hạnh là gì đâu nên chỉ khổ tí là mình đã thấy mình khổ hạnh rồi. Do mình sống sung sướng giãy đãy quen thói rồi nên cái bình thường được mình cho là khổ hạnh chứ mình có thực sự biết khổ hạnh là cái gì đâu mà bày đặt ngụy biện: Dây đàn không căng quá cũng không chùng quá. Thường mình ở trạng thái quá chùng, thỉnh thoảng kéo hơi thẳng tí là mình đã nhảy nhỏm lên cho rằng khổ quá quá khổ rồi.
Ví dụ, việc mỗi ngày ăn môt bát cháo là việc bình thường chứ có gì đâu mà khổ hạnh. Nhưng mình ăn như heo quen rồi nên đối với mình cái bình thường ấy chính là khổ hạnh.
Ai mà thấy người ăn ngày bát cháo mà cho là khổ hạnh thì chứng tỏ người đó là heo đó nha hahahaha.

Túm lại ai mong cầu giác ngộ mà thấy mình được cho cái này cái kia được cúng dường đủ thứ, muốn gì có nấy thì đừng có tự hào cho rằng mình có phước nên cầu gì được nấy, được ăn sung mặc sướng dễ sợ. Lầm rồi cưng ơi! Cưng rơi vào giãy đãy rồi thì còn lâu cưng mới giác ngộ nổi.

Có câu chuyện do Thích Ca kể như sau:
Vào thời một vị Phật quá khứ, tăng đoàn tu hành tinh tấn nên nhiều vị đắc thánh quả, cái “bọn xấu” (gọi vậy đi nha chứ Quỷ Vương là tôi, Ma Vương là bạn tôi, gọi thẳng tên ra phạm húy sao hihi) hổng thích vậy nên tìm cách cản trở tăng đoàn. Họ đi khắp nơi rêu rao và ép buộc Phật tử không được cúng dường cho tăng đoàn nữa. Ai không chấp hành thì sẽ bị quậy tới bến. Vậy là mọi người hổng ai dám cúng dường. Tăng đoàn thiếu thốn đói kém nên mọi người sợ chết, vậy là ra sức tu hành để đắc đạo trước khi chết. Cái số lượng người đắc quả thánh càng nhiều hơn lúc trước. Cái “bọn xấu” thấy vậy là hổng được nên đổi chiêu, đi khắp nơi ca ngợi tăng đoàn tận mây xanh, khuyến khích mọi người rầm rộ cúng dường cho tăng đoàn, cúng dường càng nhiều càng tốt. Rồi từ đó về sau tăng đoàn hổng ai đắc đạo nữa luôn.

Đấy, tôi nói rồi mừ, không trải qua gian khổ thì làm sao mà ý chí kiên cường để vượt qua nỗi sợ để mà tự thắng chính mình để mà đắc đạo được chớ.

Cho nên ai thấy mình sướng quá hoặc cầu gì được nấy thì xem như là tự chui vào ngõ cụt rồi đó nha. Con đường giác ngộ càng ngày càng bị kéo dài thăm thẳm rồi đó.

3 nhận xét:

  1. Viết mộc mạc, giản dị, chẳng cường điệu, chẳng bay bỗng; như thật như chân cũng đã lung lay lòng người. Trên CON ĐƯỜNG TÂY DU huyền thoại, bao lớp Người đi trước, trải nghiệm từng bước chân, từng niệm tâm rồi truyền lại cho hậu học, cho người đọc hợp duyên...

    Trả lờiXóa
  2. Cái mình gọi là căng thật ra là bình thường ....Hi

    Trả lờiXóa
  3. Ví dụ, việc mỗi ngày ăn môt bát cháo là việc bình thường chứ có gì đâu mà khổ hạnh.

    Uh, thèm thôi, chứ k phải đói thật. Ăn nhiều ị nhiều, xì hơi nhiều, nhịn ăn thì mấy thấy đời khoẻ cả tgian dài chả buồn đi vệ sinh (có xác sơ gì trong đó đâu mà ỵ).

    Nữa, quay lại chuyện ở ấm êm. Tây câu: "life begins at the end of your comfort zone". Ra khỏi chốn chăn ấm nệm êm mới thử đời.
    Tiện kể để thấy tôi cũng đồng ý với bài viết hay này: tháng 4/2020 trong lần ở 8 ngày trong rừng cạnh bờ suối với 1 sư trẻ 4 hạ người Thái, khu biên giới Thái Miến, không có ở lều cứng cáp, chỉ là cái "Kờ lọd" (tiếng Thái vậy, tiếng mình là cái dù hơi bự hơn dù che nắng thôi rồi tròng cái mùng phù lên, lót chiếu gập nằm trên vài ba cái khúc cây gác từ cây này sang cây kia cách đất,lỡ đêm lũ về cũng k sao hay rắn rít rừng nó bò kiếm bạn thì phiền. Cái này tiện, tối bung dù ngủ sáng xả ra, gói lại đeo sau lưng rồi lên đg, k có phẹc mua tuya như lều. Nên ngủ đêm phê lắm, Sư đó thì ở cách khá xa tàm 60 thước, mà rừng nên khuất, nhằm tối mạnh ai nấy thiền k ảnh hưởng nhau. Tôi run.
    Đêm đầu tiên, sau khi cả ngày còn sáng k sao trong rừng 2 huynh đệ, chiều nhanh hơn ngoài làng vì cây cổ thụ lớn che tàn. Tối xuống, muốn ngủ nhưng ve kêu ngay trên đầu .lim dim đc tí, nghe sột sột, lật đật nhổm dậy nhìn quanh, vì mùng mà chống muỗi thôi, k có công dụng bảo vệ. Mèo nhảy cào rách cái vào trong ngay. Rọi đèn thấy con nhím đi bên dưới. Đêm thứ kế, đang 2am, trên đầu nghe lào xào con gì nhảy từ cành này sang cành kia, liên tục một khúc rừng, rọi đen nhưng vẫn cứ lao về hướng mình, quần 1 hồi trên nóc dù cao cây, k rõ nó làm gì vừa nằm im nghe động tĩnh, nghe chí choè...thi ra 2 con chồn cf nó leo cây đi ăn đêm. Mấy hôm sau thì kỳ đà, mà nó thấy đang dưng có ngta trong khu nó, nó bỏ chaỵ thục mạng. Như kiểu đg làng tao, sao có thằng ôn nó ghé, k chạy lỡ nó bắt nhậu sao...kiểu. :dCố hôm sư gặp con hưu, mình chưa gặp, toàn vắt với mấy con kể trên. Rắn do tụng Khandha panati nên không thấy dù cổ thụ 200 năm thì thiếu gì. Nếu đi xa lên nữa gặp đỉnh núi có hồ nước, là nơi ở cỡ hai chục voi rừng, có dịp hy vọng lên. Vì hôm đang đi gặp móng cào khúc cây gãy giữa suối .k biết móng gấu hay beo hay ông ba mươi nên đành đi về.
    Vậy, về làng ngủ trong kuti, một giấc ro tới sáng, trong khi 7 đêm k đêm nào ngủ dc .nên hỏi sao ở ngoài đây ngủ nghê dễ quá. Thỉ nhớ tgian ở rừng.
    K phải bắt vào rừng như vậy, nhưng gặp khó khăn thì hãy nhẫn nại. Bỏ ngang thì mốt cũng phải đối mặtthôii.
    Chỉ là thêm chút mắm muối.
    Bài viết cô QD rất hay. Vì nó là một kinh nghiệm thực tế. Và k phải dễ dàng trải qua. Một model để ta imitate cũng k quá lời.

    Trả lờiXóa