Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2018

Hướng dẫn tăng ni cách rời bỏ tăng đoàn.

Hehehehe công nhận tôi “vĩ đại” ghê hơm! Thay vì hướng dẫn người ta cạo đầu đi tu thì tôi hướng dẫn người ta cách bỏ tu đi bụi hihi.

Như tôi đã viết trong bài Đời là trường thiền lớn nhất này nè, việc tu trải qua vô số giai đoạn. Mỗi một giai đoạn cần có môi trường và pháp môn thích hợp. Do vậy mà mỗi người tăng/ni tự quán sát bản thân mình để xem mình đến giai đoạn nào rồi. Khi đến giai đoạn cần phải cởi bỏ áo cà sa để trở lại cuộc sống cư sĩ thì cứ mạnh dạn mà làm. Vì việc giác ngộ ngay trong kiếp sống này quan trọng hơn sĩ diện rất nhiều. Khi mình thấy rõ rằng mình buộc phải làm vậy thì cứ việc mà làm, đứa nào nhiều chuyện nói này nói nọ thì cứ việc chửi cha nó cho tôi nha mọi người (hổng dám chửi thẳng thì chửi trong bụng) Mình chửi cha thiên hạ rồi thì mình thấy khoái, mình thấy khoái rồi thì mình hổng bị nó làm ảnh hưởng đến mình nữa.

Nhưng nên nhớ: bất cứ việc gì cũng cần có giai đoạn chuyển tiếp hay còn gọi là chuyển giao hay còn gọi là chuẩn bị. Việc bỏ áo cà sa ra đời cũng phải trải qua giai đoạn chuyển giao, giai đoạn này càng được chuẩn bị kỹ thì mình càng đỡ bị sốc khi phải thay đổi 180 độ như vậy. Cái gì cũng phải từ từ, cái gì cũng phải có sự chuẩn bị về cả tâm lẫn sinh lý nha mọi người. Ví dụ trải nghiệm của tôi về việc này đi nha! Tôi luôn có giai đoạn chuyển giao trước khi chuyển chứ hổng có làm đột ngột đâu nha mọi người!
Thứ nhất, trước khi tôi trở thành 1 chiến binh quả cảm (nói cho sang vậy thôi, chứ nói trần trụi thì thành kẻ du mục, kẻ lê la, kẻ ăn chực ở nhờ,………) thì tôi phải trải qua các giai đoạn sau:
1. Tôi phải quen với việc sống một mình
2. Tôi mỗi năm được nghỉ phép vài tuần hoặc 1 tháng và tôi dùng cái nghỉ phép ấy để đi ngắn hạn (nghĩa là chỉ đi vài tuần hoặc 1 tháng thôi) rồi về làm việc tiếp, và tôi chỉ đi một mình, không đi với ai cả (nếu mọi người không quen đi một mình thì lúc đầu có thể đi theo tour rồi đi cùng nhóm bạn rồi sau đó thì tự đi một mình) 
3. Khi tôi quyết định bỏ việc để đi dài hạn đi trường kỳ kháng chiến thì tôi lúc đầu vẫn ở nhà trọ, vẫn lệ thuộc vào các phương tiện giao thông công cộng,…
4. Khi ở Mông Cổ, tôi học cách trở thành dân du mục từ các du mục người Mông Cổ.
Phải qua 4 bước chuẩn bị như vậy thì tôi mới trở thành chiến binh quả cảm được đấy chứ! Thời đó tôi hổng có biết mà đọc blog cũng chẳng có ai viết blog kỹ và chi tiết cho tôi đọc để mà bắt chước nên tôi toàn là tự mài mò mà làm không đấy chứ. Bây giờ mọi người được trợ duyên quá lớn rồi nên chẳng cần phải qua 4 bước dài lê thê vậy đâu. Nguyên cái blog Thichdibui của tôi hướng dẫn kỹ càng chi tiết lắm rồi.

Thứ hai là tôi chuyển sang cuộc sống tối giản cũng không có đột ngột thình lình mà cũng phải có bước chuyển giao kỹ càng. Ví dụ, đầu tiên tôi tiêu xài như một du khách ………ki bo, rồi từ từ tôi học cách ít lệ thuộc vào tiền bạc (vì nếu chỉ toàn lệ thuộc vào tiền bạc thì tôi không thể đi lâu như vậy, phải quay về khi gần hết tiền nhưng tôi chẳng thích quay về nên tôi không còn cách nào khác mà phải tự mài mò học cách sống ít lệ thuộc vào tiền bạc để không phải chi tiêu tiền bạc để không phải hết tiền mà quay về). Học được cách ít lệ thuộc vào tiền bạc thì tôi xài ít tiền nhưng rồi cũng phải lệ thuộc vào người khác. Xong tôi phải đến giai đoạn không lệ thuộc vào tiền cũng như không lệ thuộc vào người khác mà buộc phải lệ thuộc vào thiên nhiên vào tự nhiên để sinh tồn. Nơi nào có cây xanh nơi ấy có sự sống bởi vì thức ăn đến từ cây chứ đâu phải đến từ siêu thị hay từ tủ lạnh đâu nè! Cái bước chuyển giao tư tưởng từ thức ăn đến từ cây không phải đến từ siêu thị hay tủ lạnh cực kì khó. Thật ra đó là điều tự nhiên nhưng tôi sanh ra và lớn lên ở thành phố quen với việc kiếm tiền xài tiền và tiêu tiền vào những nhu cầu cũng như tham muốn nên cái tư tưởng thức ăn đến từ cây trở nên xa lạ mất rồi. Từ một việc đơn giản và vô cùng tự nhiên mà khi nói ra ai cũng hiểu cũng biết thậm chí còn có thể cười chế giễu người nói cho đến việc thực sự làm được điều ấy không hề dễ đâu nha mọi người, phải trải qua một bước chuyển giao vô cùng đồ sộ ấy chứ. Cho nên nói thì dễ mà làm thì không có dễ là vậy.

Thứ ba, tôi là người sợ độ cao và dễ bị sốc không khí loãng nên tôi lên núi bằng cách đi bộ cùng xe đạp chất đầy hành lý. Tôi thích ứng với sự thay đổi độ cao một cách từ từ, nhích từng chút một chứ hổng có đột ngột như việc lên núi bằng máy bay, cáp treo hay xe buýt, xe máy, nên tôi lên xuống độ cao mấy ngàn mét mà vẫn tỉnh bơ như cây cơ chứ hổng có quặt quẹo nhức đầu chóng mặt ói lên ói xuống vì sự thay đổi quá nhanh quá đột ngột. Tôi lên núi xuống núi bằng cách đi bộ thì khỏe re nhưng tôi mà đi bằng xe thì chỉ cần cao độ vài trăm mét thôi là tôi đủ sốc rồi đó mọi người, chóng mặt khó chịu vô cùng. Cho nên nói gì thì nói tôi vẫn thích tự leo lên rồi tự leo xuống các quả núi và quả đồi. Vì khi tự leo như vậy thì cơ thể có sự chuyển giao từ từ và thích ứng dần với sự thay đổi, mà cái gì cũng vậy, một khi đã thích ứng rồi thì tự nhiên như người bản xứ thôi.

Túm lại, ý tôi muốn nói là trước khi chuyển đổi bất cứ điều gì thì cũng cần có giai đoạn chuyển giao (transition), hổng có làm đột ngột, dễ bị sốc và bị nản lắm nha mọi người! Làm đột ngột thì dễ thôi nhưng quan trọng là chỉ trong thời gian ngắn rồi sau đó cũng quay về lối cũ chứ chẳng thể sống vì điều đó được đâu nha. Tôi trải qua rồi tôi mới biết đấy. Cái gì mà mình làm đột ngột là cái ấy do sự ham muốn nhất thời, do trào lưu, do phong trào chứ không phải là cái thật sự mình cần làm, không phải là cái mình khao khát và quyết tâm làm cho bằng được. Cái mình khao khát quyết tâm làm cho bằng được thì cái ấy cần có sự chuyển giao kỹ càng để khi làm rồi thì không dễ buông nó ra, mà bám lấy nó một cái dai dẳng và trường kì.

Đó là lý do tôi viết bài này. Khi tôi xúi mọi người rời bỏ tăng đoàn khi mình cảm thấy mình cần phải bước ra để trải nghiệm thay vì cứ ru rú trong khuôn viên chùa thiền viện tăng đoàn thì mọi người cần phải qua bước chuyển giao sau đây:
Đầu tiên và quan trọng nhất là cần phải thực sự biết rằng mình đã đến giai đoạn cần có sự thay đổi ấy chưa hay đấy chỉ là ham muốn, chỉ là cảm xúc nhất thời. Ví dụ gây lộn với ai đó rồi ghét hổng thèm ở, muốn ra ngoài cho rồi. Người mà đã có sự chuẩn bị đủ thì cái gây lộn với ai đó chỉ là giọt nước cuối cùng làm cho tràn ly thôi, còn người chỉ do ham muốn nhất thời thì dù ly nước chưa đầy nhưng tức quá nên cũng bỏ đi luôn. Hai trường hợp này là không giống nhau đâu nha mọi người!
Để biết mình thực sự có muốn lột áo ra đời hay không thì cần phải trải qua các cuộc kiểm tra và thử nghiệm để xem đấy là cái ý muốn thật sự hay nhất thời. Kiểm tra bằng cách nào?
Tùy hoàn cảnh và điều kiện của mỗi người. Có thể kiểm tra bằng cách: Tìm mọi cơ hội để tiếp xúc với bên ngoài, có thể là chân trong chân ngoài, có thể là bắt chước các vai trò của cư sĩ thay vì tu sĩ, có thể là xin đi học ở bên ngoài, có thể tìm cách sống thử cuộc sống khất thực ở những nơi mình có thể làm một cách hợp pháp,….. Tìm cách tập cho mình từ bỏ bớt sự lệ thuộc vào chùa vào thiền viện vào tăng đoàn. Thử sống mà không có những cái ấy xem mình chịu nổi hay không. Con người ta có xu hướng dễ duôi, thấy chỗ nào thoải mái sung sướng thì khoái nên bám dính và hổng muốn cái cực khổ khó nhọc. Cho nên sống bám vào chùa thiền viện và tăng đoàn dễ hơn là tự sống bên ngoài. Chính cái sự dễ duôi này làm cho người ta phải sống lây lất mãi trong các môi trường ấy mà không dám bước ra. Ngay cái việc nhỏ như vậy mà còn không đủ ý chí để làm thì làm sao mà đủ ý chí cho sự giác ngộ. Nên nhớ sự giác ngộ chẳng bao giờ đi cùng với sự dễ duôi sung sướng thoải mái cả. Sự giác ngộ đi cùng với kẽm gai và dây thép chứ chẳng đi cùng với hoa đâu nha. Người chưa bao giờ dám bước chân trần trên con đường đầy gai góc thì chẳng bao giờ có thể chạm được vào giác ngộ cả bởi vì giác ngộ nằm trên con đường đầy gai chứ không nằm trên con đường êm ái đầy hoa thơm mật ngọt. Cho nên ngay cả việc nhỏ xíu xìu xiu là buông bỏ sự lệ thuộc vào tăng đoàn mà còn không làm được thì lấy gì mà giác ngộ. Và để có thể buông bỏ như vậy cần có sự chuẩn bị, sự chuyển giao.

Có một cách để chuyển giao hiệu quả. Đó là xin bỏ áo cà sa, trở lại làm cư sĩ nhưng vẫn sống sinh hoạt trong chùa chứ không ra ngoài chùa. Đây là bước học cách từ bỏ sự quỳ lạy cúng dường kính trọng của Phật tử. Có ai thèm lạy cư sĩ đâu nè! Cho nên nếu ngay từ đầu không thể đùng cái bỏ ra đời sống thì nên làm cư sĩ sống ngay tại chùa trong một khoảng thời gian nào đó. Ăn ở làm việc cho chùa với tư cách cư sĩ không phải tu sĩ. Đó là cách rất hay để từ bỏ dần sự lệ thuộc vào chùa. Nếu ngại làm việc ở chùa mình từng tu thì đi vùng khác nơi khác mà tìm chùa rồi ở. Tôi thấy cách này hay và an toàn cho ai đã ở trong chùa trường kì kháng chiến quá rồi, hổng biết làm sao mà ra đời nè! Khi ở chùa với tư cách cư sĩ một thời gian cho đủ lông đủ cánh, thật sự cứng cáp rồi thì rời chùa để mà dấn thân vào cuộc sống thôi. Mọi người thấy tôi xúi cách này hay hơm?

Còn một cách khác, đó là vẫn mặc áo cà sa nhưng xin chuyển qua môi trường khác, môi trường nào mà có đi khất thực. Học cách phải bước chân ra khỏi cổng để lê la xin ăn khất thực. Dần dần đủ cứng cáp rồi thì trả áo và tự sống thôi.
Làm tu sĩ xin ăn dễ hơn là làm cư sĩ đấy nha! Nhưng mà cái gì khó mà vẫn làm được thì mới mau tiến bộ đấy chứ. Cho nên lựa cái khó mà làm thì mới hy vọng giác ngộ ngay trong kiếp sống này, còn không thì cứ mơ đi cưng!
Ngoài ra, cái gì cũng có hai mặt nha mọi người, lợi và bất lợi. Tu sĩ thì dễ xin ăn hơn nhưng không thể hòa mình vào cuộc sống dễ dàng, vì một sự ngăn cách vô hình. Làm cư sĩ thì khó xin ăn hơn nhưng lại có khả năng hòa mình vào cuộc sống nhanh hơn. Có thể thay đổi y phục theo văn hóa bản địa vùng miền, có thể trở thành người địa phương dễ dàng hơn tu sĩ nhiều.

Túm lại, làm gì cũng cần có bước chuyển giao/chuẩn bị kỹ càng thì mới lâu dài và bền bĩ, nếu không chỉ là tham muốn nhất thời theo kiểu ăn xổi ở thì mà thôi.

9 nhận xét:

  1. Theo em chị đi hơi xa, bay hơi cao, hơi hơi vĩ đại đấy chị à ! Chị là chị! Chị không giống đức BỔN SƯ, thầy Nhất Hạnh,...phải có tăng thân, tăng đoàn. Chị cũng chẳng giống ngài Đạt Lai Đạt Ma, ngài S N GOENKA,...phải có bổn phận này, trách nhiệm kia. Tuy nhiên em thấy BÀ CHỤY của em làm Phượng Hoàng hợp duyên hơn là làm Đại Bàng ấy chứ !!!!! Phải hông chị!

    Trả lờiXóa
  2. "Vì việc giác ngộ ngay trong kiếp sống này quan trọng hơn sĩ diện rất nhiều.... "

    Trả lờiXóa
  3. Chim trưởng thành rồi lại thành chim đầu đàn mà. Có gì lạ đâu.

    Trả lờiXóa
  4. Bài viết rất hữu ích! Rất đột phá!

    Trả lờiXóa
  5. xin chào! có ai muốn vào rừng núi ở ẩn không? chúng ta cùng lên đường. hãy liên hệ với tôi: bananaalam@gmail.com

    Trả lờiXóa
  6. Mình cũng vừa cởi bỏ y áo sau 8 năm tu tập trong thiền viện nay lại thích đi bụi nhưng vẫn còn rất nhiều trở ngại. Nên chưa thực hiện dc. Chị quá hay quâ giỏi luôn. Muốn dc học tập theo chị

    Trả lờiXóa
  7. Mặc áo giống tu sĩ (đạo sĩ, bần đạo, người tu…), cạo đầu, sống bằng khất thực, đi 2 người, hành lý chất hết lên xe đạp, người đi sau đẩy xe đạp, người đi trước đi bộ, giống 2 thầy trò, sáng đi khất thực , trưa chiều tối tìm chỗ thanh vắng ngồi thiền, các nơi có thể ở lại chẳng hạn như: nhà hoang, chòi lều am cốc láng trại bỏ hoang, đình miếu, nghĩa trang, công trình bỏ hoang, chỗ rừng núi gần suối, hang núi, chọn những nơi gần nguồn nước tự nhiên(suối, hồ…). Nơi nào thích hợp thì ở lại lâu dài. Còn tiền thì mua lương thực đem theo, hết tiền sống bằng khất thực . Như vậy là linh động, không lệ thuộc (chùa chiền, nơi ở, thức ăn, tiền bạc, ơn nghĩa…), nơi đâu cũng là nhà, nơi đâu cũng tu được, đúng nghĩa “xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình”. Thử đi 1 năm xem sao!
    Hành lý gồm: 2 cái lều cá nhân loại tốt, vài tấm bạt, dụng cụ sinh tồn, nồi để nấu ăn, đèn năng lượng mặt trời có sạc điện thoại…tất cả chất hết lên xe đạp, khỏi phải mang vác.

    Tôi đã sẵn sàng, bạn đồng ý là chúng ta đi liền. email: bananaalam@gmail.com.vn, papayaalam@gmail.com

    Trả lờiXóa
  8. Không phải không lọt tai, nhưng ít ra nó vẫn có cốt lõi tu tập, rời bỏ 2 thái cực (extremely n' hedonism) nếu một nơi làm ta dễ chịu, tâm khoái liền. 3 y một bát, đi bộ (thỉnh thoảng bay) là cách đức Phật đã từng làm trong suốt cuộc đời, đến ngày tắt hơi.

    Trả lờiXóa