Cả thế giới này đều là trường thiền của mình. Đi đâu cũng là
thiền, làm gì cũng là thiền, chỗ nào cũng là thiền. Do mình lăng xăng quen thói
nên mình không nhận ra điều ấy mà thôi. Chính vì mình không thể nhận ra điều đó
nên buộc phải có những cái được gọi là trường thiền hay rừng thiền ra đời để
cho mình tập quen dần với cuộc sống thiền mọi lúc mọi nơi. Nhưng mà sống trong
trường thiền hay rừng thiền cũng chỉ một giai đoạn nào đó thôi, nếu sống hoài
trong đó thì xem như mình chỉ mới sống được có một lát cắt của cuộc sống hà.
Vậy mình phải tái sanh dài dài để trải qua các lát cắt khác thì mới có thể giác
ngộ được chớ. Còn người giác ngộ từ trường thiền là do họ đã trải qua rồi chứ
đâu phải chưa bao giờ trải qua tự nhiên thiền cái là giác ngộ. Biết sao tôi
biết vậy không? Vì tôi từng sống miên man trong các trường thiền trong vô số
kiếp nên tôi mới biết rõ vậy đó.
Đời là trường thiền lớn nhất. Ai học thiền được từ trường đời
thì có thể học thiền được ở bất kì trường thiền nào. Mà thực ra trường đời luôn
dạy mình các phương pháp thiền nhưng do mình chưa bao giờ bị buộc phải ở trong
những hoàn cảnh mà các phương pháp thiền tự nhiên lộ diện nên mình không thể
hình dung ra đấy thôi. Bởi vậy mới nói: Ai cũng là những kẻ học đạo không thầy.
Bởi vì 84 ngàn pháp môn mình đều có sẳn hết rồi nè, tùy hoàn cảnh tình huống mà
từng pháp môn lộ dần ra cho mình thấy. Làm sao để cho các pháp môn tự lộ diện?
Đó là tự đẩy mình vào các tình huống hoàn cảnh khác nhau, đặc biệt vào những
tình huống hoàn cảnh được xem là khốc liệt, nghĩa là ảnh hưởng đến sự sống còn
của mình, khi ấy hổng cần thầy gì cả, tự nhiên mình biết thiền thôi hà. Có
người hỏi: Vậy chết rồi sao? Thì tái sanh trở lại chứ có chết luôn đâu mà sợ.
Hoặc chết hoặc giác ngộ, chọn đi nha hehehehehe.
Bởi ai bảo tôi lập trường thiền này nọ thì tôi nói rằng: Ủa,
lập chi, có sẳn trường thiền cực lớn rồi nè. Đó là trường đời. Và đó là con
đường đi của tôi mừ, nên tôi chỉ có thể hướng dẫn người khác cái mà tôi đã tự thân
trải qua, tự thân trải nghiệm, chưa trải qua thì biết gì mà hướng dẫn chớ. Và
tôi đã trải nghiệm bằng cách trở thành chiến binh quả cảm, buộc phải lâm vào
các tình huống hoàn cảnh khác nhau cho tất cả các cảm thọ đã tìm ẩn phải trồi
dậy hết mức có thể, bởi ai mà đọc blog Thichdibui của tôi từ những ngày đầu thì
sẽ thấy, tôi bộc lộ hết các cảm xúc đấy chứ, chửi bới tè le, sân si ngút trời,
chỉ toàn là muốn oánh lộn không thôi. Nhưng mà đó là những bài học mà trường
đời muốn tôi trải qua đấy chứ. Tất cả những cảm thọ phải có cơ hội lộ diện,
phải có cơ hội bộc phát, phải có cơ hội phát khởi thì mình mới nhận biết nó,
nhận biết nó rồi thì mới có thể mở được móc xích ấy trong chuỗi Thập Nhị Nhân
Duyên. Nếu không thì mở bằng cách nào? Chẳng lẽ ngồi tưởng tượng, mà ngồi tưởng
tượng thì cũng chẳng ra vì chưa bao giờ trải qua thì làm sao mà tưởng tượng.
Cho nên để phá móc xích Thọ trong Thập Nhị Nhân Duyên thì phải trải qua tất cả
mọi cung bậc cảm xúc, tất cả những cảm thọ khác nhau. Làm sao để trải qua? Bằng
cách đi bụi, chỉ có cách này mới có thể luôn ở trong môi trường mới, luôn ở nơi
xa lạ, cùng người xa lạ, luôn phải đối đầu với cái mới cái lạ, cái mới cái lạ
bên ngoài cũng là cái mới cái lạ ở bên trong, nghĩa là những cái mà nếu mình
chưa bao giờ đi thì chẳng bao giờ nó có cơ hội lộ ra cho mình thấy nên mình
phải đi cho nó lộ. Nó lộ ra rồi thì mình mới biết là nó tồn tại nếu không mình
cứ tưởng là mình xong rồi, là mình diệt được Tham Sân Si rồi. Diệt cái con khỉ
chứ diệt. Cái này tôi bị rồi nên tôi biết rõ lắm nè! Lúc tôi ở trường thiền ở Sri Lanka , tôi
miên mật cao độ, cái tôi cũng trải qua đủ thứ trải nghiệm này nọ, cái tôi tưởng
mình hết sân rồi. Hahaha vui quá, ta hết sân rồi vì mình không thấy bực mình
trước những việc bất như ý, tâm lúc nào cũng ổn định thăng bằng, hổng có dậy
sóng ba đào như trước đây. Vui quá vui quá nhưng mà sao tôi vẫn nghi là tôi bị
cái bản ngã nó lừa quá hà, cái tôi xin sư phụ rời trường thiền thử xem sao. Sư
phụ hỏi: Tại sao? Tôi nói: Tại ở đây hổng ai làm con sân được cả nên con ra
ngoài kiếm thử coi có ai đủ bản lãnh làm con nổi sân không? Sư phụ cười hả hả
hả. Cái tôi đi thiệt nha mọi người! Cái gì tới thì cũng phải tới. Vừa bước chân
ra khỏi trường thiền là tôi gây lộn rồi, khỏi cần đi đâu xa hahahaha. Cái này
gọi là Ước gì được nấy nè! Cái tôi ngạc nhiên ghê luôn! Ủa sao nó đến dễ vậy
ta, vậy sao lúc ở trường thiền làm mọi cách mà nó vẫn không đến được. Bây giờ
thì tôi biết rồi nè: Không khí tĩnh lặng nên trường thiền đè nó xuống hổng cho
nó ngóc đầu dậy nên nó đâu có cơ hội mà trỗi dậy nhưng mà nó tức quá nên nuôi
chí phục thù một cách âm thầm chứ nó không hề tan biến đâu nha mọi người. Vì nó
nuôi chí phục thù một cách âm thầm lặng lẽ nên vừa ra khỏi trường khí lặng lẽ
của trường thiền là nó xung phong oánh tôi tơi bời, cho bỏ tật áp đảo nó bằng
không khí trường thiền. Vậy là tôi biết rồi nha! Ở trong trường thiền, ôi ta hết
sân rồi, vừa bước ra khỏi cổng thì gây lộn chửi lộn tè le hahahaha. Bởi ai chỉ
toàn ở chùa ở trường thiền rừng thiền, cái thấy sao mình từ bi quá hà, hổng có
nổi sân gì dù cũng tiếp xúc người này người nọ từ thế giới bên ngoài, tưởng là
mình giác ngộ rồi nha. Chưa đâu cưng, cưng bị bản ngã nó lừa cưng đó. Chỉ cần
cưng xách đít bước ra khỏi vùng an toàn của chùa, thiền viện, của tăng đoàn thì
chụy đảm bảo là cưng chửi lộn còn giỏi hơn người đời nữa đó hehehe. Kiếp này
không dám làm thì kiếp sau cũng phải trải qua mà thôi, chẳng ai trốn được cả. Bởi
tôi có viết bài nói rằng cư sĩ tại gia dễ giác ngộ hơn tu sĩ là vậy. Tu sĩ bị
cái áo cà sa khoác lên người y như núi Ngũ Hành Sơn đè Tề Thiên Đại Thánh vậy
đó mọi người. Do khoác cà sa nên phải giữ thể diện, hổng dám chửi lộn, hổng dám
bực mình, hổng dám phá giới vì sợ bị oánh giá. Những cái hổng dám này chính là
núi Ngũ Hành sơn đè cái con khỉ Tham Sân Si quậy quọ bên trong mình đấy thôi.
Cho nên khi nào thấy giai đoạn khoác áo đủ rồi, cần có sự thay đổi, thì mạnh
dạn lột áo trả áo lại cho nhà chùa, bước ra mà trải nghiệm cuộc sống. Càng lê la khoác áo thì càng kéo dài tiến trình
giác ngộ của chính mình mà thôi. Giai đoạn này cư sĩ dễ giác ngộ hơn tu sĩ còn
ở việc này nữa nè mọi người! Tui hổng có cạo đầu khoác áo nhưng khi tôi đi bụi
tôi vẫn lê la ăn chực ở nhờ, sống nhờ vào sự bố thí tè le của bà con khắp nơi
khắp chốn và tôi hiểu luôn vì sao mấy ông tu sĩ thời Phật tại thế buộc phải
sống như vậy. Còn bây giờ nhiều quốc gia Phật giáo cấm tu sĩ đi khất thực xin
ăn luôn đó mọi người. Mọi người muốn cúng dường thì đến chùa/thiền viện mà
cúng, tu sĩ bị cấm đi lê la khất thực vì có vô số sư giả xuất hiện. Tu sĩ mà
không được phép đi khất thực thì làm sao mà họ đắc đạo! Tôi không khoác áo cà sa thì tôi lê la hổng sao, người khoác áo cà sa mà lê la vậy là cảnh sát đến
hỏi thăm và có khi bị tống vào ngục nữa đó. Mọi người thấy lạ ghê chưa! Lê la
ăn xin khất thực là truyền thống lâu đời của các hành giả mà giờ bị cấm rộng
rãi ở khắp nơi thì làm sao mà người ta hành pháp khi đến giai đoạn buộc phải lê
la ăn xin được chớ. Đó là lý do ai đến giai đoạn lê la ăn xin mà không làm được
thì lột áo cà sa ra, trở ra làm cư sĩ rồi thì tha hồ mà lê la. Làm sao để lê
la? Nguyên cái blog Thichdibui của tôi có hướng dẫn hết rồi đó hihi. Túm lại,
viết đến đây là để nhằm khuyến khích tầng lớp tăng ni lột áo trả áo, bỏ chùa bỏ
thiền viện để đi bụi khi đến giai đoạn buộc phải làm vậy. Vì mục đích đắc đạo
ngay trong kiếp sống này quan trọng hơn cái sĩ diện của bản thân rất nhiều. Cái
gì đến thì hãy để cho nó đến, sĩ diện làm cái giề! Cái có người hỏi: Tu sĩ hổng
có tiền bạc gì cả làm sao mà dám ra khỏi chùa, lấy gì mà sống? Lê la ăn xin thì
đâu cần tiền đâu, quan trọng là cái bản ngã cái sĩ diện được người ta quỳ lạy
cúng dường quen thói rồi nên đâu có dễ buông nó xuống để mà quỳ lạy ngược lại
người ta để có được cái ăn. Lúc tôi lê la xin ăn toàn ăn chực ở nhờ, cái khi kể
chuyện cho mấy sư cô nghe vì họ tò mò muốn biết làm sao tôi có thể đi xa như
vậy, nghe xong cái họ nói một cách vô cùng hồn nhiên (chứ không phải chê bai hay
khinh bỉ tôi đâu nha): Làm vậy quê thí mồ, sao dám làm chớ! Lê la ăn xin (gọi
cho đẹp là Khất thực) là truyền thống của dòng tu sĩ mà mọi người thấy quê hổng
dám làm là đủ thấy cái chùa cái thiền viện cái sự cúng dường nó hại người tu
đến cỡ nào rồi đó. Bởi tôi nói rồi, thời đại này, chính cái áo cà sa có khi lại
là núi Ngũ Hành đè Tề Thiên Đại Thánh đấy chứ. Người căn cơ chín muồi, bị đè
vậy thì người ta giác ngộ luôn, còn người căn cơ chưa đủ, càng bị đè thì con
khỉ bên trong càng tức tối, bực bội càng nuôi chí phục thù, giống như tôi dùng
không khí trường thiền ở Sri Lanka đè sự sân hận của mình xuống. Hahahaha, ta
hết sân rồi, vừa ra khỏi núi là ta quậy tưng bừng chửi tơi bời cái đứa dám làm
ta bực mình luôn nè! Ta đâu có sân đâu hè, tại nó làm ta bực mình chứ sân hồi nào mà sân, nếu ta sân
thì sao ở trường thiền ta lại hổng chửi ai hết vậy hehehe. Cái không khí trường
thiền thiền viện hay chùa nó giống như cái chảo úp lên đầu mình, giống như sợi
dây trói mình lại, đó là sự trợ duyên cho ai đủ căn cơ thì bùng vỡ và giác ngộ
tỉnh cơn mê, còn ai không đủ căn cơ thì chìm luôn trong ảo tưởng rằng mình đã giác
ngộ.
Đời là trường thiền lớn nhất. Đi thiền hết trường này đến
trường nọ mà chưa trải qua trường đời thì cũng chỉ là bị bản ngã lừa gạt mà
thôi. Đó là lý do mà mọi người bảo tôi mở trường thiền đi. Tôi nói rằng: Trường
thiền thì có vô số rồi, mở chi nữa. Tôi dạy thiền sinh thiền từ trường đời
trước, đó là tôi tìm cách dụ dỗ khuyến khích răn đe bắt nạt mọi người đi bụi.
Xin nghỉ việc, bỏ lại vùng an toàn sau lưng và lên đường thôi nha. Nếu không
trở thành thiền sư thì cũng không thể hối tiếc vì những trải nghiệm mà không ai
có thể dạy mình được cả, chỉ có thể học được từ trường đời mà thôi. Nếu có hối
tiếc là hối tiếc vầy nè: Đi theo phong trào, đi cho vui, chứ không phải thật sự
mình muốn đi, không phải thật sự mình bị buộc phải đi, không phải mình thật sự
cần phải đi. Trường thiền của tôi là nguyên cái blog Thichdibui đó mọi người.
Đây gọi là trường thiền thời đại @ nè hihi! Còn những trường thiền thật sự khi
mình cần bầu không khí tĩnh lặng thật sự thì có vô số khắp nơi trên thế giới
rồi.
Túm lại, khởi đầu con đường phá móc xích Thọ là phải thiền từ
trường đời, phải trải qua mọi hoàn cảnh tình huống sống để cho tất cả các cảm
xúc có cơ hội bộc lộ và trỗi dậy. Trước tiên là vậy đó. Làm được điều này thì
duyên đưa đẩy mình sẽ đến được bước tiếp theo, không cần ai chỉ dạy hướng dẫn
trước đâu nha!
Khi tôi nói đi bụi, nghĩa là đi theo kiểu trường kì kháng
chiến, không biết bao giờ về, không biết có còn sống mà quay về được hay không,
đi năm này qua năm nọ, chứ không phải đi theo kiểu nhảy cóc, đi vài ngày vài
tuần rồi chạy về rồi lại cuồng chân rồi lại đi rồi lại về. Tôi gọi kiểu đi này
là nhảy cóc. Tôi không đi như vậy, tôi mà đi là đi luôn cả năm hoặc vài năm chứ
hổng có nhảy cóc nên tôi chỉ có thể hướng dẫn người ta đi vậy thôi chứ nhảy cóc
thì tôi không biết đâu nha.
Túm của túm lại là chỉ có những chiến binh quả cảm mới có thể
thiền được theo kiểu của tôi thôi nha mọi người hihi!
P.s Có người hỏi: Vậy tôi hổng đi bụi nhưng tôi có thể trải
nghiệm những hoàn cảnh tình huống sống khác nhau thì sao?
Đáp: Thì quá tốt chứ còn sao nữa. Mục đích của đi bụi là để
trải qua mọi hòan cảnh tình huống sống khác nhau để mọi cảm xúc có cơ hội lộ
diện. Nếu các cảm xúc có cơ hội lộ diện mà không cần đi bụi thì quá tốt!
Nhưng tôi vẫn không thể hình dung làm sao ngồi một chỗ, ở một nơi mà mọi cảm
xúc lại bộc lộ được chớ. Coi chừng bị bản ngã lừa đó nha!
Bài tiếp theo: Hướng dẫn tăng/ni cách rời bỏ tăng đoàn
go go go... Chắc phải đi một mình thôi
Trả lờiXóaCó những trải nghiệm từ kiếp trước như Bà Chụy vậy đó !!! Thì làm sao mà hình dung được hè!
Trả lờiXóa