Cái mà Đặng Lê Nguyên Vũ cũng như Einstein tìm kiếm thông qua
câu nói: “Cả cuộc đời ta, ta sẽ chết yên lòng nếu biết được phép mầu nhiệm Chúa
đã tạo ra vũ trụ thế nào?” là cái gì mọi người biết
không? Đó là Chân Lý vận hành Nhân Quả còn gọi là Lý Duyên Khởi. Chỉ có Bất
thối Bồ tát mới đến được bước này thôi mấy ông ơi!
Con người ta ai cũng vậy, khao khát đạt đến Chân Lý tuyệt
đối, đó là Lý Duyên Khởi. Không chỉ Đặng Lê Nguyên Vũ và Einstein mà tất cả
chúng ta đều có sự khao khát vô bờ bến ấy. Nhưng làm sao để đến được chỗ ấy thì
ông Thích Ca ổng đã bỏ ra cả một đời để ra rả thuyết pháp cho mấy cha nghe
rồi đó mấy cha nội. Nghĩa là để đến được Chân Lý tuyệt đối ấy, tất cả, không
ngoại trừ bất cứ ai đều phải thông qua Tam Pháp Ấn Khổ - Vô thường – Vô Ngã,
nghĩa là phải qua được Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo. Đó là lý do mà Thích Ca
nói: Cả đời Ta chỉ nói về Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo mà thôi.
Chỉ ai qua được Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo rồi thì do luật
vận hành của Nhân Quả, không sớm thì muộn, ai cũng đến được chỗ thể nhập Lý
Duyên Khởi và trở thành Bất thối Bồ tát. Đây là con đường cho tất cả không
ngoại trừ người nào đâu nha.
Nhưng mà vấn đề ở chỗ: Đường đi đã được Thích Ca giảng dạy
quá rõ ràng, quá đầy đủ nhưng chỉ ai đủ duyên mới có thể tiếp cận và chấp nhận con đường ấy.
Nếu không đủ duyên thì chả thèm rớ tới dù nó nằm ngay trước mặt, chả thèm
quan tâm dù nó ở ngay bên cạnh. Cho nên cái duyên mới là cái quan trọng.
Do nghiệp lực nặng nề nên mọi người giống như bị che mắt vậy
đó. Đường đi rõ như vậy mà hổng chịu đi, chỉ khoái chạy loanh quanh
tìm cái này kiếm cái nọ hihi. Nhưng mà quá trình tìm kiếm ấy thật ra không phải
là vô ích (trên đời này thì không gì là vô ích cả) mà quá trình tìm kiếm là quá
trình giúp cho nghiệp lực giảm bớt, nói cách khác là mắt nhiều bụi quá
nên chẳng thể thấy, cho nên giảm nghiệp lực là quá trình giảm bớt bụi trong mắt đi.
Khi nào bụi trong mắt giảm bớt thì tự nhiên sẽ vô cùng ngỡ ngàng khi phát hiện
ra ánh nắng mặt trời, dù ánh nắng luôn ở trước mặt mình; nhưng do mắt bụi không
hà nên có thấy gì đâu, phải chờ mắt ít bụi, sáng trở lại thì mới thấy được chớ.
Cha nội Đặng Lê Nguyên Vũ này cũng vậy đó. Loanh quanh ta mãi
loanh quanh, tìm kiếm cái mà tìm kiếm, khi nào nghiệp lực giảm thì tự
nhiên thấy ra con đường, lúc ấy sẽ hết hồn luôn vì nó luôn ở trước mắt mà sao
mình hổng thấy vậy nhỉ!
Đặng Lê Nguyên Vũ là trường hợp điển hình bởi vì nhiều người
đều lâm vào cảnh ấy, trước đây tôi cũng vậy đó. Cho nên buộc phải loanh quanh
miết, quá trình loanh quanh là quá trình giảm nghiệp lực, để thấy cái ở ngay
trước mắt.
Túm lại, Đặng Lê Nguyên Vũ là ai và vì nguyên do gì tôi viết
cái bài này thì mọi người vào đây đọc bài báo này sẽ rõ thôi nha hihi
P.s Quá trình tìm kiếm loanh hoanh là quá trình tìm cách để
cho cỗ máy vào guồng đó nha mọi người. Nếu không có quá trình loanh hoanh này
thì chẳng bao giờ cỗ máy có cơ hội được vào guồng cả. Cho nên bất kì ai cũng
đều phải trải qua giai đoạn này. Quá trình này có thể nói là quá trình đau
thương nhất, gian khổ nhất, trầy da tróc vảy nhất, và có khi kinh khủng nhất, cũng
như mất thời gian nhiều nhất. Để qua được quá trình này thì ai cũng phải lăn lộn
hết lên rồi lại xuống trong Tam giới lục đạo đủ kiểu, chịu đủ tang thương, qua
mọi khổ ải, kéo dài vô tận trong vô số vô số kiếp sống thì mới có thể đưa được
cỗ máy vào guồng. Khi cỗ máy đã vào guồng rồi thì cứ thế mà vận hành. Nói vầy
đi nha mọi người: quá trình tìm cách làm cho cỗ máy vào guồng là quá trình tìm
cách để Nhập Dòng (chứng Sơ Quả/vào được quả Dự Lưu). Khi Nhập Dòng rồi thì cứ
vậy mà trôi về biển. Khi nào đủ nhân đủ duyên thì đến biển mà thôi. Còn khi
chưa Nhập Dòng thì ôi thôi trầy da tróc vảy, muôn bề cay đắng. Cho nên ai đang
trong quá trình này thì cũng đều khuyến khích họ, chịu đủ tang thương đi cưng,
trước sau gì cũng Nhập Dòng thôi hà híc híc.
Để Nhập Dòng thì mọi người phải trải qua vô số trải nghiệm,
vì vậy đừng sợ sai đường, đừng sợ lạc đường, đừng sợ đi hổng đúng lời Phật nói.
Nên nhớ: không đi sai đường thì không bao giờ đi đúng đường. Cứ thấy con đường
nào hợp với mình thì xông thẳng vào như những chiến binh quả cảm xông thẳng vào
trận địa, không sợ chết (sợ gì mà sợ, chết rồi lại tái sanh chứ có chết luôn
đâu mà sợ). Cho nên, xung phong, xông vào cuộc sống đi nha mọi người. Bởi vì
mấy cái chuyện này tôi trải qua hết rồi nên giờ tôi mới ngồi cười haha được đấy
chớ!
Lưu ý: Trên đời này không có con đường nào sai cả. Tất cả mọi
con đường mình đi đều là trải nghiệm cần thiết để cho mắt bớt bụi để cho nghiệp
lực giảm bớt. Chỉ khi nào như vậy thì mới có cơ hội Nhập Dòng. Đó là lý do bắt
buộc phải đi, phải cất bước, nếu cứ e dè sợ sai đường miết mà không đi thì bụi
làm sao mà giảm được chớ. Thường thì lúc mới đi, thấy có vẻ như bụi còn bám
nhiều hơn nữa nhưng càng đi thì càng được gió thổi bay bụi đi mất.
Đi đi nha mọi người. Thấy cái gì phù hợp với mình thì mình
làm. Thấy pháp môn nào, tông phái nào, tôn giáo nào, thầy nào hợp với mình thì
mình theo. Không e dè, không sợ sệt (biết sao hổng sợ không, có tôi bảo kê rồi
nè, khỏi sợ nữa nhe hehehe). Tôi ấn chứng rồi đó. Có đi thì mới có đến. Đến
đâu? Đến chỗ “Không Đến Không Đi.” hihi
Dự lưu là bậc thánh, là "hạt của chúa ",là vị đã vận dụng được dòng khí của Đạo,là người đang sống trong chiều không gian thứ tư ,..nên có thể biết và có thể triển khai "Thiên mệnh Việt" như thế nào !!! Nếu người viết bài này là Giáo sư "Đức Quỳnh", viện sĩ viện Hàn Lâm Hoàng Gia Thụy Điển, thì nghe " đẳng cấp" và dễ thu hút người đọc hơn là Cô QUỲNH DUNG Không Đến Không Đi này nhỉ !!!
Trả lờiXóaMột vị đã nhập lưu hay chưa là rất khó biết (ví dụ ĐLNV )! Rắn hóa rồng không đổi vảy. Không phải ngẫu nhiên mà kinh sử ghi các vị: Ananda, Cấp Cô Độc, Chúa Trời Đế Thích, vua cha của A xà thế,... đều là bậc Dự lưu. Các nhận xét này khá là lạc đề, chị Dung bỏ qua nha!!!
Xóa"Đi đi nha mọi người": miên mật chiếu soi thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp đang vận hành đi nha! Khi nào sáng măt thì biết chỗ KHÔNG ĐẾN KHÔNG ĐI liền hà. Có Bà Chụy bảo chứng rồi đó nha!(Welcom những người có duyên!)
XóaĐi đi nha mọi người.... DUY TUỆ THỊ NGHIỆP.
Xóa