Thứ Tư, 4 tháng 4, 2018

Vì sao HIẾU đứng đầu vạn hạnh?

Như đã nói trong bài này, Hiếu nghĩa là sự tri ân, và hiếu chính là sự tri ân đến cha mẹ. Chỉ cần lòng tri ân phát khởi thì mọi công đức từ đó mà sanh ra. Tuy nhiên, sau khi nhiều người phát khởi lòng tri ân và dùng ngôn từ để diễn tả nó, vậy là mọi người đua nhau lao vào cuộc chiến Hiếu kính hoặc Tri ân. Tri ân do khởi ý, nghĩa là do mình đọc/nghe thấy người này người kia nói nên mình muốn giống như vậy nên mình khởi ý tri ân hòng được giác ngộ giống họ. Đó là sự tri ân giả tạo, nói cách khác đó là sự tri ân do bản ngã tạo ra chứ không phải là thật tâm tri ân.

Thật tâm tri ân là sự tri ân phát khởi một cách tự nhiên, do đủ duyên mà thành, do Nhân quả vận hành mà có, nằm ngoài mọi suy tính của bản ngã, nằm ngoài sự dự đoán của mình. Khi nào nó đến thì tự nhiên nó đến chứ không phải do mình muốn nó đến thì nó đến. Sự tri ân tự nhiên ấy mới đích thực là tri ân, và từ đó mới nảy sinh mọi công đức.

Sự tri ân giả tạo là do tri thức, kiến thức mang lại, do bản ngã tạo ra, do khởi ý mà đến. Sự tri ân thật sự xuất phát từ bên trong và khi sự tri ân ấy đến thì không chỉ bộ não cảm thấy mà cả trái tim, hơi thở, từng tế bào đều thấm đẫm lòng tri ân ấy. Khi sự tri ân ấy đến thì đồng thời phép mầu sẽ xảy ra, nghĩa là sẽ có điều cực kì mầu nhiệm xảy đến tạo ra bước ngoặc trọng đại trong cuộc sống cũng như trong con đường tìm tòi Chân Lý của mỗi người. Ai chưa thực sự trải qua sự tri ân tự nhiên thì chẳng thể biết đó là gì đâu nha. Cái gì cũng phải đến từ trải nghiệm thì mới thực biết, còn nghe người khác nói rồi nói lại thì nó chỉ thuộc về tri thức chứ không khởi sinh trí tuệ được đâu. Nếu thấy mình tri ân quá trời, hiếu kính dễ sợ mà hổng thấy phép mầu, hổng thấy có sự thay đổi trọng đại nào thì ấy chắc chắn là sự tri ân giả tạo rồi đó.

Làm sao để sự tri ân tự nhiên xảy ra?
Không biết. Khi nào đủ nhân đủ duyên thì nó tự đến. Một duyên quan trọng là tâm chánh niệm, nghĩa là nói biết mình nói gì, nghĩ biết mình nghĩ gì, làm biết mình làm gì. Chỉ cần như vậy, mọi việc còn lại hãy để cho Nhân Quả tự giải quyết.

Lưu ý: Vì tâm tri ân đến cùng với phép mầu, nghĩa là sự thay đổi ngoạn mục, cho nên không có quá trình hành pháp thì đừng hòng nó đến. Hành pháp không có nghĩa là buông xuôi mọi thứ để suốt ngày ngồi thiền tụng kinh hoặc niệm Phật. Ngồi thiền theo thói quen đó là nghiện thiền. Tụng kinh niệm Phật theo quán tính đó là si mê. Nhìn bề ngoài có vẻ hành pháp miên mật nhưng thật ra có hành gì đâu toàn là buông xuôi theo thói quen và si mê mà thôi. Hành pháp là làm biết mình đang làm gì, nghĩ biết mình đang nghĩ gì, nói biết mình đang nói gì. Thường hành như vậy thì dù mình có đang ngồi thiền niệm Phật tụng kinh hay đang làm việc để sinh sống, hoặc đang làm tròn trách nhiệm trong gia đình thì cơ hội giác ngộ đều như nhau. Hành pháp mọi lúc mọi nơi thì giác ngộ thôi. Chứ không phải kẻ ngồi thiền tụng kinh niệm Phật mới có cơ hội giác ngộ còn người sống trong gia đình hay làm việc trong xã hội thì không. Nơi nào có hành pháp nơi ấy có sự giác ngộ.

Nên nhớ: làm biết mình làm gì, nghĩ biết mình nghĩ gì, nói biết mình nói gì. Đó mới là hành pháp.

4 nhận xét:

  1. Trời Phật ơi! Người viết bài này là ai đây! Sao lại có thể trải nghiệm được như vậy!!! Tôi thật cảm xúc đến tận đáy lòng; và tôi rõ biết điều ấy ☆☆☆

    Trả lờiXóa
  2. Tán thán tấm lòng của Lão Bà .... Trải nghiệm và gieo duyên ... Hành pháp... hành pháp... hành pháp...

    Trả lờiXóa
  3. Hàng pháp ở đây chính là Duy Tuệ thị nghiệp. Là dùng tuệ giác nhận biết rõ rang thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp.

    Trả lờiXóa
  4. ..."Nên nhớ: làm biết mình làm gì, nghĩ biết mình nghĩ gì, nói biết mình nói gì. Đó mới là hành pháp."

    - như kiểu là: thân đâu tâm đó, đừng để: "Tâm bất tại yên, thị nhi bất kiến, thính nhi bất văn, thực nhi bất tri kỳ vị.” (Tâm không đặt vào đó thì tuy nhìn nhưng không thấy, tuy nghe nhưng không biết, tuy ăn nhưng không cảm nhận mùi vị của thức ăn). Vd: kiếm má cái nón bảo hiểm coi bây, tao bỏ đâu giờ gấp kiếm không có bực ghê. Má đâng đội trên đầu kia...ủa í trơi...vậy mà tao quên. Hay kiếm tao cái chì khoá xe coi bấy... Mới bỏ đây giờ mất tiêu kiếm nãy giờ không thấy đang cần gấp...má ơi má cầm trên tay mà... Hay kiểu cuỡi trâu đi kiếm trâu 10 con đếm có 9, k biết con còn laị đâu, trong khi mình đang cưỡi.

    Vậy đó có khi hàng ngày ta quên í. Nên gọi là làm hổng biết mình làm gì, ăn hổng biết mình ăn gì.

    Còn, với câu tiêu đề, có câu kế hay đi chung cũng k nên bỏ qua:
    " Hiếu đứng đầu vạn hạnh thì,vạn ác DÂM đứng đầu"

    Trả lờiXóa