Người
mê nghe nói “tâm vô phân biệt” liền kết luận rằng không phân biệt thiện ác,
đúng sai, chánh tà, đen trắng gì cả. Hết thảy sự sự vật vật đều bình đẳng kia
mà!
Đức
Phật tâm vô phân biệt sao lại dạy tránh ác làm lành (Sabba pàpassa akaranam
kusalassa upasampadà - Dhammapada)?
Lão
Tử tâm vô phân biệt sao lại nói có Đạo thường, Đạo không thường (Đạo khả đạo
phi thường đạo - Đạo Đức Kinh)?
Ngài
Huệ Năng tâm vô phân biệt sao lại nêu pháp đối trong Phẩm Phú Chúc (Pháp Bảo
Đàn Kinh)?
Đốn
Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn Luận có đi ngược yếu chỉ Thiền Tông không khi định nghĩa
trí tuệ là “Nãi chí thiện ác giai năng phân biệt”.
Pháp
vốn “nhậm trí tự tánh quĩ sanh vật giải” nên “pháp trụ pháp vị” rất phân minh.
Phân
biệt là tánh mầu nhiệm của trí tuệ nên gọi là tánh giác.
Chính
vô minh thiếu khả năng phân biệt nên chỉ biết phán đoán chủ quan theo lý trí
vọng thức và bóp méo sự thật. Ngược lại, trí tuệ phân biệt minh bạch
(Vipassanà) nên mới “thị pháp trụ pháp vị, chư Phật thường hiện tiền”.
Phán
đoán luôn luôn đi đến kết luận, chia phân và rập khuôn công thức, quan niệm.
Còn phân biệt là liễu tri (Pajànàti) bằng trí tuệ lặng lẽ chiếu soi và phản ánh
trung thực vạn pháp đa thù mà vẫn an nhiên tự tại. Đó chính là “tâm vô phân
biệt” vậy.
TS
Viên Minh.
Vì vô phân biệt nên phân biệt, vì phân biệt nên nhận ra chẳng có tự ngã
Trả lờiXóaMột mảnh tự tánh chẳng có được, lấy gì mà phân mà biệt
Thân gởi