1)
Giai đoạn không biết tu nhưng pháp "tôi luyện" cho nên cuối cùng thân tâm
trí cũng được mở mang và bản lĩnh hơn nhưng lại hình thành bản ngã.
2) Giai đoạn bản ngã, tu rất mực tích cực miên mật theo nhiều chiều hướng khác nhau và kẹt vào kinh nghiệm sở tri sở đắc cục bộ.
3) Giai đoạn thấy bản ngã cùng với kinh nghiệm sở tri, sở đắc đều vô dụng, chỉ tạo thêm tà kiến, tham ái, thời gian và đau khổ nên bắt đầu từ bỏ cái ta ảo tưởng.
4) Giai đoạn sống tự tại hồn nhiên, tùy duyên thuận pháp, vô ngã, vô vi (không, vô tướng, vô tác, vô cầu). Lúc đó đúng là "giản dị mới uyên thâm".
Triết
gia Nietzches, ít ra là trên lý, cũng nhận ra được những giai đoạn tiến hóa này
của con người nên ông gọi Giai đoạn 1 và 2 là Lạc Đà - bản ngã chở mang, cố
gắng sở hữu càng nhiều kinh nghiệm sở tri sở đắc càng tốt, nhưng đó lại là giai
đoạn thấp nhất!
Giai đoạn 3 ông gọi là Sư Tử - từ bỏ mọi gánh nặng đã hình thành bản ngã, rống lên tiếng rống con sư tử để an nhiên bước đi trên đôi chân của mình, không lệ thuộc vào bất cứ sở hữu nào.
Giai đoạn 4 ông gọi là Trẻ Thơ - sống hồn nhiên trong sáng tương giao với vạn pháp, không cần thiết lập mối quan hệ nào mà Lão Tử gọi là "vô vi nhi vô bất vi" của một người sống hoàn toàn vô ngã vị tha.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét