Khi mình ra vườn nhìn cây cối như cây chuối, cây cam, cây dừa, cây mít, cây
ổi,…..Mình mới thấy rằng nếu nói về tính vô ngã vị tha thì mấy cây cối này quả
thật là hơn mình rất nhiều. Cây cối cứ im lặng ra hoa, ra quả phục vụ cho mình
mà không hề kể công gì cả. Còn mình mà giúp ai thì mình ghim trong lòng để mong
họ trả trở lại.
Không khí cũng vậy. Không có không khí thì mình chết là cái chắc. Vậy mà không khí cũng không kể công bao giờ. Vậy không khí cũng vô ngã vị tha.
Xét xa thì phải xét gần. Ví dụ mình thấy được là nhờ mắt, mình nghe được là nhờ tai, mình xúc chạm được là nhờ thân,….vậy mà mắt tai mũi lưỡi thân của mình cũng không kể công gì cả. Chỉ có cái ta là kể công thôi. Ví dụ khi mình cho ai cái gì đó thì thật ra mình phải biết ơn bộ não trước vì nó đã nghĩ ra điều ấy, sau đó mình cám ơn cái tay cầm vật mà đưa cho người. Nhưng thường mình chẳng biết ơn các bộ phận này (mà các bộ phận này cũng đâu cần mình biết ơn chúng) mà chỉ thấy cái TA của mình đang làm việc ơn nghĩa kia thôi.
Do đó mà có câu: “Khi Bồ tát giúp đỡ chúng sanh thì họ không thấy người giúp, không thấy người được giúp và không thấy cả vật được giúp.” Còn mình thì cái gì cũng thấy mà lại thấy rất rõ để ghi nhớ chờ người ta trả ơn lại. Do đâu mà có sự khác biệt? Sự khác biệt là: vô ngã vị tha hay tự ngã vị kỷ mà thôi.
Có người hỏi Ajahn Chah rằng Ngài có phải là một vị Alahán không. Ajahn Chah trả lời: “Tôi như cây cổ thụ đầy lá, hoa và trái. Chim chóc tới ăn và làm tổ trong cây đó. Nhưng cây cổ thụ không hiểu gì về thân phận của nó. Nó cứ sống tự nhiên như vậy thôi. Nó sao nó vậy.”
Không khí cũng vậy. Không có không khí thì mình chết là cái chắc. Vậy mà không khí cũng không kể công bao giờ. Vậy không khí cũng vô ngã vị tha.
Xét xa thì phải xét gần. Ví dụ mình thấy được là nhờ mắt, mình nghe được là nhờ tai, mình xúc chạm được là nhờ thân,….vậy mà mắt tai mũi lưỡi thân của mình cũng không kể công gì cả. Chỉ có cái ta là kể công thôi. Ví dụ khi mình cho ai cái gì đó thì thật ra mình phải biết ơn bộ não trước vì nó đã nghĩ ra điều ấy, sau đó mình cám ơn cái tay cầm vật mà đưa cho người. Nhưng thường mình chẳng biết ơn các bộ phận này (mà các bộ phận này cũng đâu cần mình biết ơn chúng) mà chỉ thấy cái TA của mình đang làm việc ơn nghĩa kia thôi.
Do đó mà có câu: “Khi Bồ tát giúp đỡ chúng sanh thì họ không thấy người giúp, không thấy người được giúp và không thấy cả vật được giúp.” Còn mình thì cái gì cũng thấy mà lại thấy rất rõ để ghi nhớ chờ người ta trả ơn lại. Do đâu mà có sự khác biệt? Sự khác biệt là: vô ngã vị tha hay tự ngã vị kỷ mà thôi.
Có người hỏi Ajahn Chah rằng Ngài có phải là một vị Alahán không. Ajahn Chah trả lời: “Tôi như cây cổ thụ đầy lá, hoa và trái. Chim chóc tới ăn và làm tổ trong cây đó. Nhưng cây cổ thụ không hiểu gì về thân phận của nó. Nó cứ sống tự nhiên như vậy thôi. Nó sao nó vậy.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét