Đó là câu:
“Dùng ngón tay để chỉ trăng,
chưa thấy trăng thì chớ bỏ ngón tay.”
Tương tự là câu: “Dùng bè để
qua sông; chưa qua sông thì chớ có bỏ bè.”
(Tuy nhiên chết chìm cũng
tốt; ai bị chết chìm nhiều lần rồi thì khi giác ngộ, thấy người khác bị chìm sẽ
thương, và không bao giờ trách mắng họ.)
Còn ai nếu không muốn tiếp
tục chìm thì xin vui lòng đọc tiếp:
Câu nói trên là như thế này
mới đúng:
“Muốn thấy trăng thì phải bỏ
ngón tay ra thì mới thấy được.” Và “muốn qua sông thì phải bỏ bè thì mới qua
được.”
Vì sao?
Ví dụ như một đứa trẻ chưa
biết đi. Cha mẹ muốn tập đi cho con nên mang đến cho một chiếc xe để đi. Lúc
đầu bé phải dựa vào xe để di chuyển khắp nhà. Nếu bé mãi ngồi trên xe thì không
bao giờ bé đi được. Đến một giai đoạn nào đó bé phải bỏ xe ra, tập đi trên
chính đôi chân của mình. Lúc đầu chưa quen có thể té lên té xuống nhưng bé
cương quyết tự đi mà không dựa dẫm vào xe nữa. Té một vài lần, rồi hết té, rồi
bước lẫm chẫm một thời gian, sau đó thì đi vững. Thử hỏi nếu bé cứ ngồi mãi
trên xe với quan niệm rằng khi nào biết đi thì mới bỏ xe thì đến bao giờ bé mới
đi được đây!
Ví dụ có một người bị đau chân,
và được cấp cho một cái gậy để đi tạm. Nếu cứ bám vào gậy mãi thì người này sẽ
phải đi lò cò suốt. Sử dụng gậy đến một lúc nào đó thì người này phải biết bỏ
gậy ra mà tập đi bằng chân thật của mình. Lúc đầu có thể đau, có thể phải nhọc
nhằn; nhưng tập một thời gian thì đi lại bình thường là chuyện đương nhiên.
Nếu người này quan niệm: Phải
đợi chân lành hẳn thì mới bỏ hẳn gậy ra thì chắc người này sẽ không thể nào đi
được bằng chân thật.
Cũng vậy, giáo pháp hay kinh
điển cũng như cái gậy và cái xe tập đi kia. Nếu chúng ta ỷ lại vào xe và vào
chân giả thì chúng ta không thể biết đi và không thể đi lại bằng chân thật của
mình được.
Vấn đề là làm sao biết khi
nào nên bỏ phương tiện để mà tự lực cánh sinh!!!
Cái này thì mỗi người phải tự
lượng sức mình và tự nhận thấy thời điểm thích hợp cho chính mình mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét