Vô Tu nghĩa là thuận
theo Nhân Quả, không đối kháng lại Nhân Quả ấy là Vô Tu. Chứ không phải mình hê
lên rằng Tui vô tu đó nha nghĩa là mình vô tu đâu.
Đối kháng lại Nhân Quả
là một tập khí rất dày mà ai cũng có. Vì tập khí này mà chúng ta có mặt ở đây.
Đó là lý do ai cũng phải tu, và chúng ta dù có ý thức rằng mình có tu hay không
tu thì chúng ta vẫn tu hằng ngày mà tại không biết đấy thôi. Cứ thuận theo Mẹ
Nhân Quả thì không sao, mà cứ đối kháng lại Mẹ là có chuyện liền hà. Khi có
chuyện xảy ra, chúng ta học được bài học và học cách không đối kháng lại Mẹ nữa.
Ai cũng phải tu, đó là
nhân. Tu miết tu miết tu miết, được Mẹ Nhân Quả đánh miết đánh miết đánh miết.
Người có sẳn tuệ hay còn gọi là căn cơ thượng thừa thì được đánh một trận dù
nhỏ cũng giật mình mà không đối kháng. Còn người căn cơ thấp thì không hiểu
được Mẹ Nhân Quả. Vì không hiểu nên lỳ. Đã ngu mà còn lỳ nên sẽ được đánh dã
man con ngan đến khi nào hết lỳ hết dám đối kháng thì thôi.
Cho nên vô tu vô chứng
chẳng phải là cảnh giới gì cao siêu đâu. Mỗi một ngày ai cũng vô chứng vô chứng
vô số lần mà tại mình không biết đấy thôi. Cứ lúc nào mình thuận theo ý Mẹ Nhân
Quả thì lúc ấy mình vô tu vô chứng, còn lúc nào mình đối kháng lại Mẹ thì khi
ấy mình phải tu phải chứng.
Hỏi: Thế nào là thuận
Nhân Quả?
Đáp: Thuận Nhân quả là
vầy nè! Cá thì bơi dưới nước, khỉ thì leo cây, cây cam ra quả cam, cây ớt ra
quả ớt. Nghịch nhân quả là vầy nè! Bắt con cá leo cây, bắt cây cam ra quả ớt, …………
Bắt cây cam ra quả ớt
là việc rất vô lý, ai nghe cũng thấy buồn cười. Nhưng chúng ta lại thường xuyên
làm điều này mà chúng ta không biết đấy thôi.
Một đứa trẻ không có
khiếu âm nhạc nhưng chúng ta tìm mọi cách ép cho nó học nhạc cho bằng bạn bằng
bè. Một người làm sai mà không dám nhận lỗi do sĩ diện quá cao, chúng ta làm đủ
mọi cách bắt họ phải nhận lỗi, một người phạm giới và tìm cách chối phăng rằng
mình phạm giới, chúng lao công khổ tứ đi tìm cho ra bằng chứng cho thấy rằng họ
phạm giới, một người không hợp pháp môn này chúng ta bắt họ phải theo cho bằng
được, ……….. Vì không thuận theo Mẹ Nhân Quả mà chúng ta phiền não, đau đầu nhức
óc đủ chuyện.
Cũng vậy có những vị
không thể hiểu những diều nào đó. Ấy là thuận Nhân Quả. Cho nên họ chỉ gieo
duyên thôi. Khi nào đủ duyên thì quả trổ. Khi ấy thì mới có thể hiểu. Ấy là
thuận Nhân Quả. Bây giờ mà ép họ phải hiểu thì đó là nghịch Nhân Quả.
Thực sự thì dân gian đã
lưu truyền vô số câu chuyện về việc thuận Nhân Quả và đó trở thành triết lý
sống của tất cả mọi người, dù có theo đạo hay không theo đạo đi chăng nữa. Ví
dụ: Khổng Tử thừa nhận rằng một năm có ba mùa vì người đưa ra luận thuyết 3 mùa
này vốn là châu chấu chỉ sống 3 mùa, làm gì biết đến mùa thứ tư. Cho nên đối với châu chấu,
chấp nhận 1 năm có 3 mùa, ấy là thuận Nhân Quả.
Ví dụ có những người
từng là độc xà, cho nên lời nói chứa đầy nọc độc. Do đủ nhân đủ duyên mà trở
lại làm người nhưng tập khí của độc xà vẫn không phai. Cho nên nói ra lời nào
là y như phun độc vào người khác. Nếu biết rõ như vậy thì không tranh cãi tranh
luận với họ, ấy là thuận Nhân Quả. Còn việc đi ép độc xà không được phun độc
nữa thì ấy là nghịch Nhân Quả.
…………..
Mọi người cứ tự quán
sát chính mình trong cuộc sống hằng ngày thì thấy chúng ta ngày nào mà chẳng ép
cây cam phải ra quả ớt. Vì vậy mà cứ đau khổ phiền não miết thôi hà.
Đọc đi đọc lại vẫn thấy hay..
Trả lờiXóa