Có một cái không phải là tâm cũng
không phải là cảnh, đó là cái ao. Tâm là dòng nước lưu chuyển trong cái ao ấy.
Cảnh là những con cá bơi lội tung tăng trong ao.
Cá bơi kiểu gì đó là việc của cá; cử động
bơi của cá tác động vào nước làm cho nước có những chuyển động theo cá. Còn cái
ao thì vẫn là cái ao, như như bất động. Cá bơi kệ cá, nước chuyển kệ nước, ao
vẫn cứ vậy mà ôm cả cá lẫn nước vào lòng, không phán xét việc bơi của cá, không
chỉ trích việc chuyển động của nước.
Ao, cá và nước là riêng biệt nhưng
lại hòa vào nhau thành một, đó là cái ao cá. Việc ai nấy làm, không pha tạp lẫn
lộn vào nhau.
Bát phong bất động không phải là mô
tả trạng thái đứng im của nước, mà chính là mô tả trạng thái đứng im của cái
ao. Dù gì thì cái ao vẫn im lặng ôm cả cá lẫn nước vào lòng, không phán xét chê
bai chỉ trích gì cả. Đó chính là sự từ bi không ngần mé, từ bi vô thượng của
cái ao đối với nước và cá.
Vì lầm chấp ao là nước nên tìm cách
làm cho nước đứng im bất động trước mọi chuyển động của cá. Đây là phi nhân
quả. Vì phi nhân quả nên chỉ có thể vào được các cảnh giới trời chứ vẫn chưa
xuất ra khỏi tam giới được đâu nha!
Đến khi nào tự thấy biết sự khác biệt
giữa ao, cá và nước thì khi ấy mới là xong việc lớn!
Ai trong chúng ta mỗi ngày
đều hưởng hương vị pháp mà tại không biết đấy thôi. Như vậy là sao?
Là vầy nè: Bậc giác ngộ là cái ao cá,
còn người chưa giác ngộ là cái lu cá hay là cái ca cá. Dù giác ngộ hay chưa
giác ngộ thì cũng vậy hà. Cũng vậy là sao? Nghĩa là cho dù có là cái ao, cái lu
hay cái ca thì khi nào chúng ta không đồng nhất cái ao/cái lu/cái ca với nước
và cá thì khi ấy chúng ta đang ở cảnh giới của Phật toàn giác, cảnh giới giác
ngộ viên mãn. Mà mỗi ngày chúng ta làm việc này nhiều lần lắm rồi, do chúng ta
không nhận ra thôi.
Đó là lý do mà tôi nói: Ai cũng có
nhân chủng Phật toàn giác là vậy đó.
P.S Ai không có ao cá, không có lu cá
thì lấy cái ca nước và cho vài con cá vào đó rồi ngồi ngó miết, ngó miết, ngó
miết có khi giác ngộ ra luôn đó nha!
Chị Dung ơi! Hay thiệt là hay chị à!!!
Trả lờiXóa