Hai câu này thật ra chỉ là một.
Kiến tánh là gì? Kiến tánh không phải
là kiến cái tánh không mà kiến tánh là thấy ra niệm thứ nhất/niệm nguyên thủy
hay còn gọi là niệm trước tưởng thức.
Thế nào là kiến tánh khởi tu? Sau khi
thấy ra niệm nguyên thủy thì mới bắt đầu bước đi trên con đường Phật thừa, con
đường giác ngộ viên mãn. Nói vầy đi cho dễ hình dung. Trước khi kiến tánh thì
chỉ là cầu thủ dự bị, còn sau khi kiến tánh thì mới là cầu thủ chính thức. Khi
nào là cầu thủ chính thức rồi thì mới thực sự tham gia vào trận đá bóng. Kiến
tánh khởi tu là vậy đó.
Thế nào là kiến tánh thành Phật? Để
có thể kiến tánh thì phải có đại nguyện phụng sự chúng sanh. Lấy tái sanh làm
phương tiện. Lấy tam giới làm nhà. Lấy việc làm osin cho tam giới làm sự
nghiệp. Chỉ ai có đại nguyện như vậy thì mới có thể kiến tánh. Người có đại
nguyện như vậy thì chắc chắn sẽ thành Phật. Có đại nguyện làm Phật rồi thì mới
có thể kiến tánh. Cho nên kiến tánh thành Phật là vậy đó.
Để có thể phát đại nguyện và đại
nguyện được chư thiện tri thức ấn chứng thì đầu tiên phải qua được Tam Pháp Ấn,
nghĩa là phải chứng ngộ Khổ Vô Thường Vô Ngã, hay còn gọi là chứng ngộ Tánh
Không. Khi chứng ngộ Tam Pháp Ấn thì tâm mới có thể tương ưng thiện tri thức.
Khi tâm tương ưng thiện thi thức thì khi phát đại nguyện, thiện tri thức mới ấn
chứng. Thiện tri thức ấn chứng xong rồi mới có thể kiến tánh.
Nếu không qua hết những giai đoạn này
thì không thể nào kiến tánh.
Kiến tánh không phải là cái danh hiệu
hay phù hiệu gì hay ho đâu. Kiến tánh xong rồi thì phải trải qua một cuộc hành
trình triền miên và đăng đẳng, đầy gay go và khổ nhọc của công việc osin đúng
nghĩa. Chỉ làm osin cho gia đình mình thôi là đã oải rồi, còn đây là làm osin
cho tam giới một cách triền miên và bền bĩ.
Ghi chú các khái niệm:
Ghi chú các khái niệm:
- Tánh Không trong Đại thừa chính là Pháp Ấn Vô Ngã (một trong Tam Pháp Ấn Khổ- Vô thường- Vô Ngã) của Nguyên Thủy. Từ ngữ có khác nhau nhưng đều để chỉ cùng một việc.
- Chứng ngộ được Tánh Không cũng có nghĩa là chứng ngộ được Tam Pháp Ấn. Một khi chứng ngộ được Tánh Không (Vô Ngã) thì dĩ nhiên sẽ chứng ngộ được hai pháp ấn còn lại.
Nhưng đây vẫn chưa phải là Kiến Tánh.
Tánh trong Kiến Tánh không có nghĩa là Tánh Không mà có nghĩa là Niệm Nguyên
Thủy/ Niệm ban đầu hay còn gọi là Niệm trước Tưởng Thức.
- Thể Nhập Tánh không có nghĩa là Thể Nhập Tánh Không mà có nghĩa là Thể Nhập Chân Lý Nhân Quả. Người thể nhập Chân Lý Nhân Quả thì không còn lầm Nhân Quả nữa. Chính vì không còn lầm Nhân Quả nên họ biết rõ nên gieo nhân gì tạo duyên gì để tái sanh, tái sanh như thế nào, tái sanh ở đâu, tái sanh bằng cách nào,……….. Đó chính là những Đại thừa Bồ tát với những đại nguyện nhằm phục vụ chúng sanh. Và họ tái sanh cũng chỉ để phục vụ chúng sanh mà thôi.
Chị mà cũng rõ làm ôsin cho gia đình là OẢI lắm cơ ạ!?!? Chắc là kinh nghiệm nhiều kiếp trước chị ha. Mà kinh nghiệm gieo duyên để thể nhập bình đẳng tánh là ưu tiên chị nhỉ...
Trả lờiXóa