Ví như một đám mây lững thững bay
ngang qua bầu trời. Vậy hỏi đám mây có trụ nơi đâu không? Có đấy. Trụ rồi mất,
trụ rồi mất, thể hiện qua việc đám mây in hình trên mặt biển, chỉ in hình lúc
ấy thôi. Khi đám mây trôi qua khỏi nơi ấy thì cái in hình cũng mất theo. Bậc gì
đó……….(hổng biết gọi là bậc gì luôn) sống cũng y như vậy. Không phải là họ hoàn
toàn không trụ vào đâu cả. Có trụ nhưng trụ xong rồi mất, trụ xong rồi mất, hay
còn gọi là sanh xong rồi diệt không in lại dấu vết trong tàng thức. Sanh diệt
sanh diệt sanh diệt, cứ vậy mà trôi ngang qua cuộc đời.
Còn bậc không phải gì đó thì lại in
bóng chỗ nào là in chết luôn chỗ nấy, đám mây của vị ấy cũng trôi qua, như hình
bóng không mất mà được in lại trong tàng thức.
Cái in này dẫn đến thành kiến, tri kiến và trở thành nguyên tắc sống của
vị ấy, để vị ấy bám chặt vào nguyên tắc ấy và hình thành bản ngã. Cứ cái gì hợp
với nguyên tắc của mình thì đó là đúng là tốt là chánh, cái gì không giống
nguyên tắc của mình thì đó là sai là xấu là tà.
Đó là lý do mà mọi người cần quay về với
đám mây bay lững lờ, đi đến đâu thì in bóng một cái, khi rời nơi ấy thì bóng
cũng mất dấu luôn. Pháp sanh diệt trong bài thơ của Tổ Anan là vậy đó. Thấy rõ pháp sanh diệt thì vô sanh, còn thấy vô sanh
thì sanh diệt vì trụ vào cái được cho là vô sanh mất rồi.
Pháp sanh diệt là mây bay đến đâu thì
in bóng ở đó (sanh) rời nơi ấy thì bóng cũng mất dấu (diệt.) Có chỗ nào cho Vô
Sanh đâu nè! Cứ sanh rồi diệt, sanh rồi diệt liên tục đấy chứ!
......................................................................
Có câu nói: Yếu chỉ kinh Pháp Bảo Đàn là lấy vô
trụ làm gốc ,vô niệm làm tông.”
Tôi chưa từng đọc Kinh Pháp Bảo Đàn
nhưng hiểu luôn kinh nè!
Vô trụ không có nghĩa là không trụ gì
cả mà nghĩa là không bám trụ. Không trụ gì và không bám trụ hoàn toàn khác nhau
nha!
Một người không trụ gì cả thì người
ấy không thể sống trong cuộc đời rồi vì người ấy không thể ăn không thể uống
không thể nghỉ ngơi. Còn không bám trụ nghĩa là ăn nhưng không bám chấp vào cái
ăn, uống nhưng không bám chấp vào cái uống, nghỉ nhưng không bám chấp vào cái
nghỉ.
Vô trụ nghĩa là không bám chấp chứ không phải
là không trụ.
Còn vô niệm không có nghĩa là không
có niệm gì cả mà là không bám chấp vào niệm. Vì nếu không có niệm thì lấy gì có
hành vi ăn, nếu không có niệm thì lấy gì có hành vi uống, nếu không có niệm thì
lấy gì có hành vi nghỉ.
Túm cái ý lại thì dù là vô trụ hay vô
niệm gì thì cũng đều có nghĩa là không bám chấp chứ không phải là không trụ hay
không có niệm.
Thiệt là hay và thiết thực!"... ,còn thấy vô sanh thì sanh diệt vì ...." Bài này là một bài nằm trong bộ BẢN GHI NHỚ số mấy nhỉ...Thanks!
Trả lờiXóa