Một nhà sư trụ trì
ngôi chùa nọ thường có những biểu hiện nóng nảy, kẹo bẩn. Nhưng vốn là người từng
lập chí tu hành vững chãi, nên sư luôn luôn tự quán xét biết mình mang đại bệnh
“chấp ngã” rất nặng và quyết tâm trừ bò cho kỳ được.
Hôm nọ, sư gọi chú
tiểu duy nhất trong chùa tới bảo:
- Từ nay thầy nhập thất một thời hạn khoảng 3 năm để
tu tập, cốt để diệt trừ cái bệnh Ngã Chấp của thầy. Con chăm sóc ngày 2 bữa cho
thầy và ráng chăm nom mọi việc để thầy yên tâm ẩn tu nhé?
Người đệ tử cuối đầu lãnh ý.
Sau 3 năm miệt mài tu tập, hôm nọ sư vô cùng hân
hoan mở cánh cửa thất, cười:
- Ta thành công rồi. Sau thời gian tu tập vô cùng
miên mật, bây giờ ta đã dứt trừ được cái Ngã Chấp rồi. Bất cứ điều gì xảy ra
cũng không còn làm ta động tâm! Con hãy mừng cho thầy!
Chú tiểu bỗng dưng trề môi ra dài thượt:
- Thầy mà trừ đặng Ngã Chấp thì cũng như… con chó
mà chê phân người vậy!
Sư đỏ mặt tía tai, vung nắm đấm vào ngay mặt chú tiểu:
- Thằng này hỗn, ta cho mày biết tay!
Chú tiểu hét lớn:
- Con mới thử thách chút thôi, chưa chi mà thây đã
nổi cái Ngã lên rồi!
Ngay khi ấy sư ông cũng vừa tỉnh ngộ, nhưng chẳng
còn kịp nữa!
Một thiền sư bình luận:
- Chúng ta chớ cười chê vị sư ấy. Chỉ tiếc rằng ông
ấy chưa hoàn toàn thành công như ý muốn, thật ra tự biết mình Chấp Ngã, và lập
phương án tu tập để trừ khử, thì sư cũng xứng đáng là một vị chân tu rồi, nhưng
đâu dễ một sáng một chiều mà thanh toán xong cái món Chấp Ngã đã từng đeo theo
con người suốt hàng ức triệu kiếp nay?
Quả thật khi chúng ta thấu đạt bệnh căn của mình tức
là tự hiểu biết mình. Mà trên thế gian này, có điều chi quan trọng hơn việc Tự
Hiểu Mình?
Triết gia Krihnamurti đã nói: “Tự hiểu biết lấy
mình, chính là bước đầu của trí tuệ”.Cho nên câu hỏi : “Tôi là ai?” luôn luôn
là vấn nạn khẩn cấp và trọng yếu nhất cho những người thao thức tâm linh đang
mày mò tìm kiếm một cái gì đó. Cho đến khi họ nhận ra rằng: “Cái Tôi của bạn là
Cái Ấy” (Your Self is That, hay theo Phạn ngữ Tat vam asi) thì con đường thong
dong dường như đã xuất hiện trước mặt.
Hồi còn trẻ tuổi, nghe kể chuyện này chúng tôi bật
cười. Sau này, qua bao nhiêu thăng trầm, bản thân tự xét thấy mình còn kém xa ở
chỗ không dám đặt ra một chương trình tu luyện bản thân để cải tạo chính mình.
Cho nên bậc anh hùng thứ thiệt chính là kẻ tự nhìn
thấy khuyết điểm của mình rồi ra sức tự chuyển hóa, cho đến khi trở thành con
người hoàn thiện hơn.
Namo Buddhaya
st
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét