Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

Dấu hiệu cho thấy mình còn kẹt trong Nhị Nguyên.

Dấu hiệu dễ thấy nhất mà ai cũng có thể tự quán sát được cho dù là người hay chư thiên. Đó là khi nào mình khởi ý hành dâm là khi ấy mình kẹt trong Nhị Nguyên. Vì kẹt trong Nhị Nguyên nên mới có âm có dương. Vì có âm có dương nên mới cần phải cân bằng âm dương. Vì cần phải cân bằng âm dương nên mới có nhu cầu hành dâm bằng tâm ý hay bằng thể xác.
Khi không kẹt trong Nhị Nguyên thì âm dương chỉ là 1. Khi âm dương chỉ là 1 thì không có nhu cầu cân bằng. Khi không có nhu cầu cân bằng thì không khởi ý hành dâm.
Điều này tương tự như trời đất chỉ là một nhưng do mình chia chẻ nên mới có trời có đất.
Mọi thứ từ đúng sai, phải trái, chánh tà, đen trắng, xấu đẹp, hay dở,….đều chỉ là 1. Nhưng do mình chia chẻ nên mới thành 2.

Phải mất đến mấy ngàn năm thì tôi mới thật sự hiểu được câu hỏi của Ngài Xá Lợi Phất, A La Hán đệ nhất trí tuệ, thời Phật Thích Ca, hỏi vị nữ du sĩ: Thế nào là 1?
Vị nữ du sĩ tinh thông tất cả các giáo pháp trên thế gian, đi đến đâu thì đấu pháp đến đó và đã đấu pháp với Ngài Xá Lợi Phất. Vị nữ du sĩ hỏi gì Ngài cũng đáp được, nhưng Ngài chỉ hỏi một câu thôi: “Thế nào là 1?” Vị này quy y Phật Pháp Tăng ngay lập tức và sau đó trở thành A La Hán đệ nhất trí tuệ của Ni đoàn.
Khi biết câu chuyện này, lúc ấy chỉ tin Ngài Xá Lợi Phất, chứ để thật sự thấy và biết Thế nào là một thì phải đến mãi tận hôm nay. Đúng là một chặng đường dài dễ sợ dài!

Cũng vậy, khi khởi ý tri ân thầy thì đó là lúc mình kẹt trong Nhị Nguyên. Vì mình chia chẻ nên thấy thầy và mình là hai, chứ thật ra trí tuệ của thầy và mình chỉ là 1. Cho nên tri ân là một trong những thước đo của người tu. Nhưng khi khởi ý tri ân thì có nghĩa là mình kẹt trong Nhị Nguyên. Sự tri ân tối thắng nhất là hòa vào trí tuệ của thầy.

Khi đến được chỗ này mới thật sự hiểu câu nói: “Tất cả chúng sanh đều là Phật sẽ thành” là như thế nào. Vì tất cả chúng sanh đều hòa trong trí tuệ của Như Lai nên tất cả đều có nhân chủng Phật là vậy đó.

Quả là vi diệu! Quả là vi diệu quá!  

6 nhận xét:

  1. Từ chỗ văn tư cho đến tu chứng là một đoạn đường dài, thật dài và ...dễ sợ dài!...

    Trả lờiXóa
  2. Đúng là một bài pháp rất hữu ích và thiết thực. Xin tri ân tối thắng tới người viết.

    Trả lờiXóa
  3. "..., chứ để thật sự thấy và biết Thế nào là Một thì phải đến mãi tận hôm nay."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tri hành nhé !... THẾ NÀO LÀ MỘT !...Uhm ! Yeah ....

      Xóa
  4. Thầy Thanh Từ lập thiền viện Chơn Không - Thường Chiếu - Trúc Lâm là ý nghĩa tu thiền qua ba bước từ " vào cửa không" cho đến "thõng tay vào chợ". Đó cũng là cách gieo duyên của các TS xưa nay.

    Trả lờiXóa
  5. Ma soeur ơi ! Làm sao để tự tại trong nhị nguyên trong tam giới đây hả trời...

    Trả lờiXóa