Có. Nhưng đó là cái thiện của Nhị Nguyên. Vì là cái thiện của
Nhị Nguyên nên Nhân chi sơ chẳng những có tính bổn thiện mà Nhân chi sơ còn có tính
bổn ác nữa.
Một đứa trẻ thơ có tham có sân hay không? Có. Hãy quán sát
thật kỹ một đứa bé bú mẹ ta sẽ thấy nó vẫn tham vẫn sân. Khi đói mà không được
bú, nó thể hiện sân bằng cách khóc ré lên, quẫy đạp đủ kiểu. Khi được mẹ đưa vú vào miệng. Có đứa vẫn chưa hết sân đâu
nhé! Nó cào cấu nhai cắn núm vú mẹ khiến mẹ phải đau đớn vô cùng. Và cái tham
của một đứa trẻ thể hiện ở chỗ là khi đói nó ngấu nghiến ngậm lấy vú mẹ mà bú
lấy bú để.
Cho nên một người tu để trở về cảnh giới của một đứa trẻ thơ
thì người ấy vẫn còn kẹt trong Nhị nguyên.
Nhưng vì sao người ta vẫn hay so sánh một người tu đắc đạo
(nghĩa là đã Kiến tánh/ nghĩa là đã Nhập Dòng) với một đứa trẻ?
Đó là vì chưa đủ duyên để hiện ra ngoài cho nên cái tham cái
sân của một đứa trẻ thơ thuộc mức độ vi tế và siêu vi tế. Và một người tu đắc
đạo cũng vậy. Họ qua được cái tham sân thô chứ cái vi tế và siêu vi tế vẫn còn
ẩn nấp bên trong. Đó là lý do vì sao những vị tu thiền định đạt đến mức thiền
cao nhất, vào được cảnh vô sắc giới nhưng họ vẫn không thành Phật được dù họ
cực thiện. Là vì cái tham của họ đi vào mức siêu vi tế rồi. Cho nên cái thiện
của họ vẫn là cái thiện của Nhị Nguyên, không phải cái thiện của thực tánh.
Trước đây tôi từng ảo tưởng về kiểu tu để trở về cảnh giới
của trẻ thơ. Nhưng khi được thiện tri thức khai thị cho pháp Nhị Nguyên mới
biết được rằng cảnh giới ấy chỉ là bước khởi đầu cho con đường tu mà thôi, chưa
phải là đích đến.
Khi hòa làm Một với Mẹ! Con ở trong Mẹ, Mẹ bao bọc Con mới là chi sơ... Chớ làm hài nhi, làm hình ảnh của Mẹ thì cũng bị đóng đinh như thường. Hehehe.
Trả lờiXóaTrở về cảnh giới trẻ thơ, anh nhi hạnh, là hình tượng linh thiêng của nhiều tôn giáo xưa nay. Muốn đạt đến cảnh giới ấy, tam niên nhũ bộ, thì phải trừ được tham sân vi tế. Các bậc tu hành đắc đạo, khi về già thường hiện tướng hài nhi...
Trả lờiXóa