Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

Các bước tu để vào pháp Như Là/Đang Là

Bước 1: Hạ bản ngã
Thường thì toàn là nhìn thấy người chứ hổng thấy mình. Vì sao? Vì cái ngã của mình lớn đến nỗi nó trở thành trung tâm để quán xét người khác. Cho nên chiếu đến đâu thì thấy người đến đó. Vì vậy, việc tu ở bước này là tìm mọi cách mọi phương tiện để hạ bản ngã xuống. Khi cái ngã được hạ xuống rồi, cái bóng của nó phải nhỏ thì mới có thể thấy được pháp Nhị Nguyên.

Bước 2: Thấu tỏ Nhị Nguyên
Khi thấu tỏ pháp Nhị Nguyên thì hổng thấy người nữa mà chỉ toàn thấy mình thôi. Bất cứ một phản chiếu nào của tâm về người khác đều có gốc từ cái ngã của mình. Những gì mình thấy toàn là những hạt giống đã được gieo sẳn từ trước đó.
Đến đây thì gọi là chỉ thấy lỗi mình không thấy lỗi người.

Bước 3: Vào pháp Vô Ngã
Sau khi thấu tỏ Nhị Nguyên, nghĩa là thấy được nhân quả trong từng suy nghĩ của mình thì bắt đầu vào pháp Vô Ngã. Đến đây thì cả mình lẫn người đều không thấy, chỉ thấy tập khí đang vận hành. Nghĩa là chẳng lỗi ở người, chẳng lỗi ở mình, lỗi ở tập khí.

Bước 4: Vào pháp Như Là
Đến đây thì ngay cả tập khí cũng chẳng thấy luôn. Nghĩa là chẳng lỗi ở người, chẳng lỗi ở mình, chẳng lỗi ở tập khí. Chỉ thấy mọi thứ cứ Như Là (Bước này thì tôi vừa mới vào thôi nên vẫn chưa thấu lắm, phải có thời gian ứng dụng thì mới có thể thấu được.)

Trong các bước thì bước 1 là kinh khủng nhất, mất thời gian nhiều nhất vì cái bản ngã được tích lũy trong vô số vô số kiếp cho nên nó to đến nỗi chẳng gì có thể to hơn. Vậy mà bây giờ buộc phải làm cho nó nhỏ lại. Đó là “nhiệm vụ bất khả thi.” Cho nên bước này là khổ hạnh nhất, trầy da tróc vảy nhất, và cũng là nguy hiểm nhất (vì có thể bị tử nạn. Nói thật đấy, hổng có nói đùa đâu.) Bị nó lừa vô số lần, vì nó dụ cho mình tưởng rằng nó đã nhỏ rồi chứ thật ra không phải, chỉ là ảo tưởng. Cho nên ở bước này là té lên té xuống vô số lần với nó luôn, và bị nó lừa hết tập này đến tập khác. Trong suốt hành trình này có vô số cảm giác, trong đó đáng sợ nhất là cảm giác cô độc, một mình chống mafia. Rất rất rất cô độc. Một sự cô độc bao trùm, không đầu cũng chẳng cuối, cứ thế mà chụp lấy cả thân tâm. Đến đây thì khả năng bỏ cuộc rất rất cao hoặc thậm chí muốn tự tử luôn đấy. Ai từng trải qua sự cô độc này thì mới thật sự hiểu đó là gì.
Hành giả là tráng sĩ.
Cô độc giữa rừng tâm.
Bóng vô minh bao phủ
Trùm kín cả hư không
Lầm lũi trong bóng đêm
Dày đặc và mịt mờ.
Tuy bước 1 là gian nan nhất nhưng cũng là quan trọng nhất để vào các bước kia.

5 nhận xét:

  1. Tời ơi! Có rất nhiều hành giả đã từng đi, nhưng viết ra cụ thể như vậy là rất rất rất dũng khí, rất tự giác giác tha. Tui tu phật, biết đoạn giảm ngũ dục năm 15 tuổi đến nay 60 rồi, tự nhận đã vào được Bước 3 ở trên. Đặc biệt nhất là đứa con trai đầu 32 tuổi của tui. vừa học xong thạc sĩ cntt, thì hốt nhiên tâm linh bộc phát dữ dội. Hiện đang rất vất vả ở Bước 1 như vừa tả ở trên. Khoảng 36 tuổi tui cũng có trải nghiệm Bước 1, nhưng không mãnh liệt như con trai. Trong cuốn:TỪ CHÁNH NIỆM ĐẾN GIÁC NGỘ có đoạn sau:vì rằng đây là sự kiện quan trọng, nên hành giả phải nhớ rõ thời gian và địa điểm nơi sự việc xảy ra!!!

    Trả lờiXóa
  2. Thật đúng là bài pháp chia sẻ rất thiết thực của người đi trước!!!

    Trả lờiXóa
  3. «Lục thập nhi nhĩ thuận.»

    Trả lờiXóa
  4. NGƯỜI ĐÃ "VÀO PHÁP NHƯ LÀ" LÀ BẬC ỨNG CÚNG, ĐÁNG ĐỂ NHÂN THIÊN CÚNG DƯỜNG. Vì vậy mà hay có hiện tượng may mắn kỳ lạ ngoài ý muốn xảy ra chung quanh vị ấy và những người thân cận hữu duyên !!! ( Phải chăng có sự cảm ứng của chư Thiên )

    Trả lờiXóa
  5. Chỉ một cuốn kinh PHÁP BẢO ĐÀN kể lại cuộc đời ngài Huệ Năng mà đã vinh danh lợi tha, độ tha và giác tha rùi. Thật công đức vô lượng !

    Trả lờiXóa