Bài trước: Các bước vào pháp Vô Ngã
Khi bị gai đâm vào chân thì khởi lên cảm thọ đau. Khi bị mắng chửi chỉ trích thì khởi lên cảm thọ buồn. Cảm thọ đau cảm thọ buồn là bình thường mà mọi người. Hễ có thân thì có cảm thọ. Có bộ não thì có tư duy, có tưởng. Cho nên thọ và tưởng thì liên quan đến thân. Vậy khi đối cảnh thì khởi niệm là dĩ nhiên rồi. Có xác thân và não bộ thì có thọ có tưởng, có thọ có tưởng thì có niệm. Điều này là tự nhiên. Cố ép cho không khởi niệm mới là việc làm trái tự nhiên.
Khi bị gai đâm vào chân thì khởi lên cảm thọ đau. Khi bị mắng chửi chỉ trích thì khởi lên cảm thọ buồn. Cảm thọ đau cảm thọ buồn là bình thường mà mọi người. Hễ có thân thì có cảm thọ. Có bộ não thì có tư duy, có tưởng. Cho nên thọ và tưởng thì liên quan đến thân. Vậy khi đối cảnh thì khởi niệm là dĩ nhiên rồi. Có xác thân và não bộ thì có thọ có tưởng, có thọ có tưởng thì có niệm. Điều này là tự nhiên. Cố ép cho không khởi niệm mới là việc làm trái tự nhiên.
Khi mắt tôi nhìn thấy một con vật đang nằm ngủ thì tôi khởi
lên niệm muốn vuốt ve con vật ấy. Việc khởi niệm này là bình thường. Khi mắt
tiếp xúc với con vật thì tánh giác báo động cho biết con vật là an toàn, khi ấy
toàn thân rung lên sự thoải mái, sự thoải mái được truyền về não bộ; từ não bộ
khởi lên ý nghĩ muốn vuốt ve con vật. Khi ấy thì dẫn đến hành động là đến gần
và vuốt ve. Niệm được khởi đến đây được gọi là niệm thứ nhất hay niệm ban đầu.
Niệm này khởi từ tự tánh, do tự tánh báo động về độ an toàn thì mới khởi niệm
vuốt ve. Hay còn gọi là niệm khởi từ Vô Ngã.
Khi vuốt ve con vật xong rồi thôi, thì gọi là dừng ở niệm thứ
nhất. Nhưng vuốt ve xong lại khởi lên niệm tiếp theo. Niệm này đến từ những
kinh nghiệm tích lũy trước đó. Trước đó nếu từng vuốt con vật có bộ lông mượt
mà hơn thì so sánh: Lông con này không mượt, không sạch, vuốt nhám tay. Vậy là
sanh ra ý Không Thích. Cái này được ghim vào tàng thức. Lần sau nhìn thấy con
vật thì niệm 1 lại khởi lên nhưng tàng thức sống dậy ngăn không cho tiến đến và
vuốt con vật. Cho nên niệm thứ hai là niệm hữu ngã. Chính niệm này mới dẫn ta
đi luân hồi sanh tử. Còn niệm 1, niệm khởi từ tự tánh là bình thường mà.
Niệm 1 là bình đẳng tánh vì ai ai cũng như nhau, không khác
biệt. Niệm 2 là niệm sai biệt tánh vì kinh nghiệm mỗi người đều khác nhau.
Phải chăng đây là lý do mà:
Thiền sư Linh Quang tịch, Hoà thượng
Tuyết Phong hỏi đồ chúng:"Hồi Linh Quang còn tại thế, dạy bảo người học
thế nào?"
Lúc Đức Phật thành Chính giác (thể tánh ) không có ý "giác tha"! Sau đó chư Thiên thỉnh cầu (bổn nguyện ) là niệm 1, phải o chị QD !!! Tỉnh thức và Niệm1 ...
Trả lờiXóaKinh nghiệm có được kế thừa từ kiếp này qua kiếp khác không chị. Vậy niệm 1 thể có từ kiếp rất xa không chị?
Trả lờiXóaTự bản thân mình đi khám phá. Cái gì cũng hỏi chỉ làm dày thêm Sở Tri Chướng chứ có ích lợi gì.
XóaEm nghĩ là có. Nhưng e không biết mình nghĩ đúng hay sai. Vậy là khi mình khám phá ra cái gì đó. Thì tự mình cũng trải nghiệm luôn để biết đúng sai. Vậy thì những gì mình học được từ sai cũng rất lợi ích.
Trả lờiXóa