Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

Cái việc ngộ pháp nó lạ lắm nha mọi người!

Chỉ ai trải qua cái ngộ ấy mới có thể đồng cảm được với nhau! Khi đã đồng cảm rồi thì có khi chẳng cần nói chỉ cần một cử chỉ nhỏ thì đã có thể thấu hiểu rồi.
Cái này nó giống như người đau đẻ vậy đó. Chỉ có ai đau đẻ rồi thì mới thật sự đồng cảm được với nhau. Vì sao lại như vậy? Vì cho dù các nhà khoa học có dùng các dụng cụ thiết bị kỹ thuật tối tân đến mức nào để cố đo đạc cường độ đau rồi cố hết sức tạo ra những cơn đau y chang như vậy. Nhưng cũng không thể nào giống được. Vì sao? Vì cảm xúc thì không thể giả tạo được. Người đau đẻ thì ngoài cơn đau còn có thêm cảm xúc về đứa con cho nên dù có tạo ra cường độ cơn đau giống y chang nhưng cảm xúc thì không thể giả được. Cho nên chỉ có ai thật sự đau đẻ rồi mới có thể đồng cảm nhau là vậy đó.
Có người bảo còn cảm thọ vui mừng thì vẫn chưa được. Cảm thọ vui mừng là cảm thọ của thân. Phật Thích Ca sau khi giác ngộ trở thành Phật toàn giác, sự vui mừng lớn đến nỗi Phật trải qua 7 ngày đêm ngồi nhìn chăm chăm vào cây bồ đề. Sau đó di chuyển sang những địa điểm gần cây bồ đề và mỗi nơi đều ngồi tĩnh tọa 7 ngày để “tự sướng.”

Cho nên tự sướng là việc bình thường. Nhưng Pháp hỷ khác với Dục hỷ. Không có Dục hỷ nào có thể tối thắng hơn Pháp hỷ. Cho nên chỉ có ai thực sự trải nghiệm Pháp hỷ rồi mới hiểu đó là gì.

2 nhận xét:

  1. Con Lạc cháu Hồng "khôn lớn" mà không đồng cảm được với bài viết này thì buồn lắm ơi non nước văn hiến ngàn năm !!! Nam mô Chữ Đạo Tổ !!! Nam mô Như Lai Phật Tổ !!!

    Trả lờiXóa
  2. Những bậc đắc pháp, đắc quả mới biết rõ pháp lạc, pháp hỷ là như thế nào nhỉ! Trong bốn bậc thánh đệ tử của nhà Phật. Bậc thánh bấc lai thường hiện tướng thường, lạc, tịnh và hội nhập là dễ nhận diện nhất. Các ngài thong dong tự tại, không buồn giận, không thèm muốn mà lại hay hòa đồng với mọi người...(dù vậy rất khó tiếp cận và tạo công đức với các ngài). A di đà phật !

    Trả lờiXóa