Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017

Vì sao gần gũi với thiên nhiên mới giúp người ta dễ đắc đạo?

Cuộc đời của Phật Thích Ca toàn gắn liền với………….gốc cây. Từ khi sinh ra cho đến khi đắc chánh quả rồi nhập tịch. Trong lịch sử Phật giáo tất cả các tông phái cho đến lịch sử các tôn giáo khác nhau, những bậc đắc đạo toàn gắn liền với thiên nhiên. Không có thiên nhiên con người ta khó mà đắc đạo. Thiên nhiên cực quan trọng bởi vì thiên nhiên không chỉ giúp con người sinh tồn mà còn giúp người ta thấy ra chân lý. Hủy diệt thiên nhiên cũng chính là hủy diệt đi khả năng đắc đạo của chính mình. Bảo tồn thiên nhiên cũng chính là bảo tồn khả năng đắc đạo của chính mình.

Các trường thiền hay những nơi tôn giáo thường tọa lạc trong rừng hay những nơi có quang cảnh thiên nhiên tươi đẹp, cây cối xanh rì rì. Những bậc thiền giả cũng thường vào rừng sâu núi thẳm mà tọa thiền hòng thấy ra chân lý. Thiên nhiên xinh đẹp trải dài mút mắt khơi gợi cho hành giả những điều mà ngay cả chính họ cũng không thể ngờ tới.

Đạo nằm trong thiên nhiên chứ không nằm trong sách vở. Sự giác ngộ đến từ thiên nhiên chứ không đến từ sách vở. Cho nên khi đọc sách hay nghe thuyết pháp mà mình ngộ ra điều gì đấy, thì có khi đây chỉ là cái ngộ giả hay giả ngộ. Kinh sách hay các bài thuyết pháp có công dụng để mình kiểm tra lại cái ngộ của mình mà thôi. Nghĩa là ngộ trước rồi mới đối chiếu với kinh sách, chứ không phải đọc kinh sách để ngộ. Chính vì đọc kinh sách để ngộ mà thành Sở Tri chướng, một rào cản khốc liệt cho hành giả thời nay, một thời đại công nghệ thông tin lan tràn, kinh sách khắp nơi.

Người ngu sinh sở tri.
Hủy phần sáng của mình.
Tự chẻ đầu chính nó.


Đó là lý do vì sao kinh sách càng nhiều, người tu càng nhiều mà người thực sự Giác thì càng ít là như vậy đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét