Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

Bát Nhã Tâm Kinh

Nguyên bài Bát Nhã Tâm Kinh dài thòng, không cần phân tích, không cần hiểu, không cần học thuộc làm cái gì đâu, chỉ cần chú trọng và thực hành những chữ đầu thôi. Đó là “Quán Tự Tại Bồ Tát”
Quán là một động từ.

Tự tại là đối tượng của động từ quán.
Bồ tát nghĩa là tất cả các hành giả đang làm hành động “Quán”

Quán Tự tại Bồ tát nghĩa là Ưng Vô Sở Trụ. Ưng Vô Sở Trụ nghĩa là không dừng lại, không dính chấp, không ghim vào tàng thức bất cứ tâm sở nào. Làm được điều này không có dễ. Về mặt thô thì dễ, chứ về mặt vi tế thì cực kỳ khó.
Khi đã Ưng Vô Sở Trụ thì Nhi Sanh Kỳ Tâm là điều tất nhiên. Nhi Sanh Kỳ Tâm nghĩa là Sau khi Quán Tự Tại Bồ Tát rồi thì mới Hành Thâm (vào được) Bát Nhã (trí tuệ) Ba La Mật Đa (tối thượng). Khi vào được trí tuệ tối thượng rồi thì thấy ra (Chiếu Kiến) mọi thứ đều là không (Ngũ Uẩn Giai Không). Nghĩa là thấy ra được sự Vô Ngã của Vạn Pháp. Hay nói cách khác là Kiến Tánh, còn gọi là có Chánh Kiến, cũng có nghĩa là vào được Cửa Không, hoặc thể nhập vào Tánh Không.


1 nhận xét: