Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

GIÁC NGỘ VÀ GIẢI THOÁT

Giác ngộ nghĩa là Kiến Tánh, nghĩa là vào được Cửa Không, nghĩa là Thể Nhập Tánh Không. Nói về mức độ chứng thì đó là Sơ Quả, hay còn gọi là Nhập Dòng/Nhập Lưu. Khi vào dòng rồi thì hổng sợ đi lạc nữa. Trước sau gì cũng đến.

Do vậy ai cũng có thể giác ngộ được, dù là cư sĩ hay tu sĩ, dù là tại gia hay xuất gia, dù là độc thân hay có gia đình. Dù là ai thì khi đủ nhân đủ duyên sẽ giác ngộ, sẽ kiến tánh.

Cho nên thời Phật còn tại thế có vô số cư sĩ chứng Sơ Quả nhưng vẫn lập gia đình, vẫn sống cuộc sống của một người bình thường.

Bởi vì Sơ Quả thì chỉ mới thoát khỏi Giới Cấm Thủ, Thân Kiến, Hoài Nghi. Cho nên vẫn có thể lập gia đình, vẫn hành dâm cùng chồng/vợ.

Nhưng từ quả thánh thứ hai trở lên thì đời sống gia đình không còn phù hợp nữa nên họ phải tách ra. Có thể vẫn sống chung 1 khu đất nhưng lại khác chòi. Mỗi người 1 chòi, chòi ai nấy ở, hổng có ăn chung, ngủ chung, ở chung chồng/vợ nữa rồi. Vì đến quả thứ 2 thì Sân Hận và Ái Dục rất nhẹ nên cuộc sống chung đụng chồng/vợ không còn thích hợp. Đến đây thì xuất gia được rồi.

Đến quả thánh thứ 2 rồi mà xuất gia thì dễ giải thoát hơn là người tại gia. Giải thoát nghĩa là thoát khỏi Luân Hồi Sanh Tử.

Xuất Gia không có nghĩa là cạo đầu, vào chùa, thành tu sĩ. Xuất gia nghĩa là ra khỏi cuộc sống gia đình, sống tách biệt, không chung đụng với người phối ngẫu nữa. Và để đắc quả Vô Sanh thì buộc phải xuất gia, còn tại gia (chung đụng người phối ngẫu) mà muốn đắc quả Vô Sanh thì chỉ có thể là Duy Ma Cật. Mà Duy Ma Cật có thật hay không thì vẫn chưa biết.

Túm lại, để giác ngộ thì không cần xuất gia, còn để giải thoát thì buộc phải xuất gia. 

2 nhận xét:

  1. Người viết thật chính xác, thật nhẹ nhàng như đang vừa trải qua vậy đó.

    Trả lờiXóa
  2. TUI RẤT THÍCH BÀI VIẾT NÀY GHÊ LUÔN !!!

    Trả lờiXóa