Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Tuỳ duyên Thuận pháp, Vô ngã vị tha


Tuỳ duyên
Tuỳ duyên là tuỳ hoàn cảnh, tuỳ tình huống, tuỳ điều kiện khách quan hay tự nhiên đang diễn ra.

Thuận pháp
Thuận pháp là dù duyên đó thế nào thì cũng phải sống đúng với nguyên lý của đời sống (thực tánh chân đế), và phù hợp với quy định chung của cộng đồng xã hội mà mọi người đang chấp nhận (quy ước tục đế). 


Vô ngã vị tha

Vô ngã vị tha là sống không hữu ngã vị kỷ mà sống vì mọi người. Ví dụ: Một bác sĩ đang khám bệnh phải tuỳ vào tình trạng của bệnh nhân, tuỳ vào loại bệnh gì... (đó là tuỳ duyên) để cho thuốc đúng bệnh, đúng liều lượng, đúng pháp luật cho phép...(đó là thuận pháp) với tấm lòng lương thiện không chỉ vì tiền cho mình mà vì giúp cho người bệnh được bình phục... (đó là vô ngã vị tha).
Muốn sống được như vậy thì con cần có một tâm hồn sáng suốt định tĩnh trong lành và muốn sống trong sáng suốt định tĩnh trong lành thì con nên thường thận trọng chú tâm quan sát; muốn thận trọng chú tâm quan sát tốt thì con không nên buông lung, thất niệm và mê mờ mà nên thường trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại thân tâm trong mọi hoàn cảnh...

Bốn mùa cảnh sắc đổi tự nhiên
Thỉnh thoảng sai nghịch cũng tự nhiên.
Chỉ biết thiên nhiên là thế đấy
"Ở đời vui Đạo hãy tùy duyên."


"Ở đời vui đạo hãy tùy duyên"
Duyên đến duyên đi cũng vẫn thiền
Tự tại an nhiên như thế đấy
Sáng trong, rỗng lặng, đạo hồn nhiên.
 trungtamhotong.org


Xem nguồn ở đây

 

2 nhận xét:

  1. Trong thời thịnh pháp thì thực tánh chân đế thuận với quy ước tục đế nên dễ tùy duyên thuận pháp. Ngược lại, thời pháp nạn mà muốn lưỡng tiện đôi đường thì thật khó...Nên tui thích câu:Thỉnh thoảng sai nghịch cũng tự nhiên !

    Trả lờiXóa
  2. Không phải mạt pháp đâu ạ. Mạt pháp hay không mạt pháp là do mỗi người mà ra ạ. Xin hãy vô ngã vị tha. Đại từ đại bi làm trọng

    Trả lờiXóa