- Sáng suốt Định Tĩnh Trong lành là Tự tánh Giới Định Tuệ.
- Thận trọng Chú tâm Quan sát là Tùy dụng Giới Định Tuệ.
(Tinh tấn Chánh niệm Tỉnh giác là thước đo 2 loại Giới Định Tuệ trên để xem có tròn vẹn sống với cái thực tại đang là hay không, không cần phải thêm bớt gì cả, thêm hay bớt đó là việc làm của Pháp, Pháp tự điều chỉnh)
- Chế định Giới Định Tuệ: bởi có nhiều người còn bản ngã cao, cứ lăng xăng theo bản ngã nên họ phải giữ giới, phải niệm Phật, phải thiền định, tụng kinh hằng ngày, phải niệm chú.... để cho bớt lăng xăng. Cái này vẫn là hữu vi, vẫn còn nằm trong phạm vi của thiện ác, chứ chưa phải là thực sự vô ngã.
VD: đối với mấy đứa con nhỏ, mình phải chế giới cho nó bằng cách nói: con phải làm thế này, con phải làm thế kia, chỉ cho nó nhiều cách để cho nó ổn định hơn. Khi nó lớn lên, khi nó biết tự nhận thức, khi nó thấy mọi chuyện rõ ràng rồi thì lúc đó những cái chế định không còn cần thiết nữa bởi vì lúc đó nó sáng suốt; tất cả mọi cái đều phát huy từ trong tự tánh của nó, chứ không phải vay mượn từ bên ngoài vào.
Nhưng nếu em nhỏ vẫn cứ theo y như vậy, không biết tự ứng ra theo sự sáng suốt của chính mình thì mãi mãi là em bé. Có lớn lên đi nữa thì tâm hồn vẫn là tâm hồn non nớt.
Tuy nhiên nếu chưa vào được Tùy dụng Giới Định Tuệ và Tự tánh Giới Định Tuệ thì phải giữ Chế định Giới Định Tuệ. Ví dụ phải giữ Ngũ giới hay phải tham thiền, niệm Phật.
(TS Viên Minh)
- Thận trọng Chú tâm Quan sát là Tùy dụng Giới Định Tuệ.
(Tinh tấn Chánh niệm Tỉnh giác là thước đo 2 loại Giới Định Tuệ trên để xem có tròn vẹn sống với cái thực tại đang là hay không, không cần phải thêm bớt gì cả, thêm hay bớt đó là việc làm của Pháp, Pháp tự điều chỉnh)
- Chế định Giới Định Tuệ: bởi có nhiều người còn bản ngã cao, cứ lăng xăng theo bản ngã nên họ phải giữ giới, phải niệm Phật, phải thiền định, tụng kinh hằng ngày, phải niệm chú.... để cho bớt lăng xăng. Cái này vẫn là hữu vi, vẫn còn nằm trong phạm vi của thiện ác, chứ chưa phải là thực sự vô ngã.
VD: đối với mấy đứa con nhỏ, mình phải chế giới cho nó bằng cách nói: con phải làm thế này, con phải làm thế kia, chỉ cho nó nhiều cách để cho nó ổn định hơn. Khi nó lớn lên, khi nó biết tự nhận thức, khi nó thấy mọi chuyện rõ ràng rồi thì lúc đó những cái chế định không còn cần thiết nữa bởi vì lúc đó nó sáng suốt; tất cả mọi cái đều phát huy từ trong tự tánh của nó, chứ không phải vay mượn từ bên ngoài vào.
Nhưng nếu em nhỏ vẫn cứ theo y như vậy, không biết tự ứng ra theo sự sáng suốt của chính mình thì mãi mãi là em bé. Có lớn lên đi nữa thì tâm hồn vẫn là tâm hồn non nớt.
Tuy nhiên nếu chưa vào được Tùy dụng Giới Định Tuệ và Tự tánh Giới Định Tuệ thì phải giữ Chế định Giới Định Tuệ. Ví dụ phải giữ Ngũ giới hay phải tham thiền, niệm Phật.
(TS Viên Minh)
Nghe pháp thọai ở đây
Bài này thật là hay***
Trả lờiXóa